• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • 1. Nhận thức chung về hợp đồng thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
    • 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại
    • 1.2. Hợp đồng thương mại có một số đặc điểm sau
    • 1.3. Tranh chấp hợp đồng thương mại
    • 1.4. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại
  • 2. Những khó khăn, vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân
    • Thứ nhất, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định của LTM.
    • Thứ hai, khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục xét xử sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
    • Thứ ba, khó khăn, vướng mắc về xác định chi phí xác minh, thu thập chứng cứ.
  • 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án
    • Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại.
    • Thứ hai, hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án.
    • Thứ ba, hoàn thiện quy định quyền, nghĩa vụ của các đương sự.
    • Thứ tư, hoàn thiện quy định nghĩa vụ, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan hữu quan.
  • CHÚ THÍCH

Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Tác giả: Đinh Thị Phương Dung [1]

TÓM TẮT

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận của các thương nhân trong hoạt động thương mại nhằm đạt được lợi ích mà các bên mong muốn khi thiết lập hợp đồng. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các hợp đồng thương mại đang gia tăng với số lượng rất lớn, kéo theo là các tranh chấp về hợp đồng thương mại ngày càng gia tăng về số lượng, cũng như tính chất và mức độ phức tạp của các vụ việc liên quan. Theo đó, khi xảy ra các tranh chấp hợp đồng nói chung, tranh chấp trong hợp đồng thương mại nói riêng rất cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, chính xác góp phần bảo vệ uy tín và lợi ích của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại ở Tòa án nước ta hiện nay cũng còn một số vướng mắc và khó khăn dẫn đến giải quyết chưa đạt hiệu quả cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân, đồng thời đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn.

Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

1. Nhận thức chung về hợp đồng thương mại, tranh chấp hợp đồng thương mại, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Thuật ngữ về hợp đồng được đề cập trong từ điển Tiếng Việt, theo đó “Hợp đồng nghĩa là sự thỏa thuận, giao ước giữa hai hay nhiều bên quy định các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia, thường được viết thành văn bản”2. Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) quy định về hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”3. Từ đó chúng ta có thể đi đến định nghĩa về hợp đồng như sau: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên với mục đích nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. Đồng thời, khi giao kết một hợp đồng nào đó thì đây là một hành vi pháp lý, thể hiện ý chí của các bên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Xác định luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế trong giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA): Những điểm tiến bộ và thách thức khi thực thi
  • Một số ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động tập thể trong doanh nghiệp bằng thủ tục trọng tài
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong khuôn khổ Hiệp định tự do thương mại - đầu tư Việt Nam - EU (EVFTA) - Một số vấn đề cần lưu ý
  • Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường có yếu tố nước ngoài tại Tòa án theo Pháp luật Việt Nam và các nước
  • Bình luận án lệ 12/2017/AL: Xác định trường hợp đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau khi Tòa án đã hoãn phiên tòa
  • Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ - Một số vấn đề về pháp luật và thực tiễn thực hiện
  • Giải quyết các yêu cầu về kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân – Những vấn đề cần sửa đổi của Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
  • Một số vấn đề về chứng cứ trong thủ tục giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế – Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng thương mại

Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng. Trong quá trình này, người bán là người cung cấp hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Luật thương mại (LTM) quy định “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”4.

Trong LTM hiện hành không quy định khái niệm “hợp đồng thương mại”. Tuy nhiên, có thể hiểu “hợp đồng thương mại” được hiểu là hình thức pháp lý của hành vi thương mại. Từ phân tích trên, khẳng định rằng hợp đồng thương mại chính là hợp đồng phát sinh từ hoạt động thương mại và có thể đưa khái niệm về hợp đồng thương mại như sau: Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.

1.2. Hợp đồng thương mại có một số đặc điểm sau

Thứ nhất, hợp đồng thương mại thể hiện rõ nét tính thỏa thuận và thống nhất ý chí trong hợp đồng giữa các bên khi giao kết hợp đồng. Theo đó, hợp đồng thương mại trước hết phải là sự thỏa thuận, có nghĩa là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tự nguyện khi giao kết và phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên. Việc giao kết hợp đồng thương mại phải tuân theo các nguyên tắc bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Thứ hai, hợp đồng thương mại phải có sự tham gia của các thương nhân là chủ thể của hợp đồng thương mại hoặc ít nhất một bên là thương nhân trong trường hợp tổ chức, cá nhân có liên quan lựa chọn áp dụng LTM. Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ thương mại.

Thứ ba, về hình thức hợp đồng: Hình thức của hợp đồng thương mại là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung dưới dạng vật chất hữu hình. Theo đó, những điều khoản mà các bên cam kết thỏa thuận phải được thể hiện dưới dạng một hình thức nhất định hay nói cách khác, hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận nội dung mà các bên xác định. Hợp đồng thương mại cũng giống như hợp đồng đều có thể được giao kết thông qua các hình thức bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Thứ tư, hậu quả pháp lý của sự thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.

1.3. Tranh chấp hợp đồng thương mại

Theo từ điển Tiếng Việt thì tranh chấp được hiểu là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên5. Trong đời sống xã hội luôn luôn có những tranh chấp xảy ra trong mọi lĩnh vực, để xã hội ổn định và phát triển cần giải quyết những tranh chấp ấy. Tranh chấp hợp đồng thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung, hình thức của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và quy định pháp luật có liên quan, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng, cũng như qui định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng… Vi phạm hợp đồng là căn cứ làm phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể.

1.4. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại

Giải quyết tranh chấp chính là việc phân định đúng, sai cho các bên tranh chấp trong hợp đồng thương mại một cách rõ ràng. Khi các bên có tranh chấp xảy ra thì các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Cơ quan có thẩm quyền, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được xác định theo quy định của pháp luật như tòa án, trọng tài, hòa giải viên thương mại… Giải quyết tranh chấp chính là việc người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra phán quyết cho việc tranh chấp giữa các bên, buộc các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải chấp hành phán quyết đó hoặc hỗ trợ các bên tìm ra phương án giải quyết tranh chấp.

Như vậy, giải quyết tranh hợp đồng thương mại là việc người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại.

Có bốn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án. Trong đó, giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu và có hiệu quả.

Có thể hiểu giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân là việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhân danh quyền lực nhà nước thực hiệntheo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ theo qui định của pháp luật.

2. Những khó khăn, vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân

Thứ nhất, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định của LTM.

– Xác định hành vi thương mại quá bó hẹp, dẫn đến khó khăn khi giải quyết các tranh chấp trên thực tiễn.

Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về hành vi thương mại đặt ra những vấn đề sau: Tại Khoản 1 Điều 3 LTM năm 2005 đã xác định phạm vi các hoạt động được coi là hoạt động thương mại và chịu sự điều chỉnh của LTM năm 2005 bao gồm có bốn nhóm hoạt động là: Mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; đầu tư; xúc tiến thương mại. Bốn nhóm hoạt động này lại được cụ thể hóa bằng việc liệt kê một loạt các hoạt động thương mại cụ thể tại các Khoản 8, 9, 10 Điều 3 của luật này. Do đó có thể nói LTM năm 2005 đã bó hẹp phạm vi hoạt động thương mại, cũng như không thể hiện được tính khái quát về hoạt động thương mại để làm cơ sở cho việc xác định tư cách pháp lý của thương nhân. Mặc dù LTM đã có quy định: tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lời là hoạt động thương mại, song cái khó là khi liệt kê thì chi tiết quá, khi đưa ra khái niệm bao trùm thì lại không rõ ràng. Do đó, rất khó khăn trên thực tiễn khi xác định hành vi thương mại để thụ lý và giải quyết.

– Khó khăn trong việc xác định chủ thể của hợp đồng thương mại.

LTM năm 2005 không quy định cụ thể về các loại hợp đồng thương mại có những đặc thù riêng của các hành vi thương mại mà chỉ quy định về hành vi thương mại và quy định hoạt động này phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng (ví dụ như trong các Điều 24, Điều 64, Điều 74, Điều 90 và một số điều khác). Về cơ bản, hợp đồng thương mại có đầy đủ những đặc điểm của hợp đồng nói chung, do đó, nó cũng phải tuân theo các quy định chung về hợp đồng trong BLDS năm 2015. LTM năm 2005 cũng điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Hình thức pháp lý của hoạt động thương mại là các hợp đồng thương mại, nhưng LTM năm 2005 không quy định cụ thể về chủ thể của hợp đồng thương mại mà chỉ quy định về hoạt động thương mại và thương nhân. Mà thương nhân là chủ thể của các hoạt động thương mại, từ đó có thể suy luận rằng thương nhân là chủ thể bắt buộc của hợp đồng thương mại. Với cách quy định không rõ ràng của LTM năm 2005, người ta không thể xác định được là trong hợp đồng thương mại, chỉ bắt buộc ít nhất một bên chủ thể của hợp đồng là thương nhân hay cả hai bên đều phải là thương nhân.

Ngoài ra, Khoản 3 Điều 1 LTM năm 2005 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại: “đối với hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng luật này”. Như vậy có thể hiểu LTM không những được áp dụng cho các hoạt động vì mục đích sinh lợi của các thương nhân mà còn áp dụng cho cả những những hoạt động không sinh lời giữa một bên là thương nhân và một bên không phải là thương nhân. Đây cũng có thể coi là hệ quả từ việc không quy định cụ thể về chủ thể trong các hợp đồng thương mại, điều này dẫn đến nhiều tranh cãi trên thực tiễn khi xác định chủ thể của hợp đồng thương mại, do đó vấn đề này đặt ra cần nghiên cứu và hoàn thiện.

– Việc thi hành pháp luật về hình thức của hợp đồng thương mại.

LTM năm 2005 quy định hình thức của hợp đồng thương mại phải được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý. Song trên thực tế, có nhiều tranh chấp xảy ra đối với các hợp đồng thương mại được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể nhưng lại không được cơ quan tài phán thụ lý để xét xử do thiếu chứng cứ chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó. Do vậy, cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên trong trường hợp này chưa được đảm bảo chặt chẽ. Từ đó cho thấy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này trên thực tiễn để các cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý và giải quyết vụ việc.

Thứ hai, khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục xét xử sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

– Về thời hạn giải quyết vụ án.

Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 quy định: thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, đối với các vụ án về tranh chấp hợp đồng thương mại là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá 01 tháng đối với vụ án tranh chấp hợp đồng thương mại. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Với quy định trên thì thời hạn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quá ngắn. Nếu trong một vụ án, đương sự không hợp tác, không có mặt để tham gia tố tụng khi được triệu tập hoặc dosự phức tạp trong nội dung tranh chấp hợp đồng thương mại cần phải có nhiều thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ. Đặc biệt trong một số trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ cũng cần phải có thời gian. Quy định này cũng cho thấy sự bất cập, khó khăn cho các cơ quan giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại trên thực tiễn, theo đó vấn đề này cũng cần đặt ra nghiên cứu và hoàn thiện.

– Về quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong thực tế áp dụng có vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại mà nguyên đơn khởi kiện rút một phần yêu cầu khởi kiện. Điều 217 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định về trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện mà không có quy định về đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện. Vì vậy, trong trường hợp này thực tiễn tại địa phương cũng gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Có một số Tòa án ở địa phương, thẩm phán đã hướng dẫn nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện theo hướng chỉ đề nghị giải quyết phần còn lại mà không rút một phần yêu cầu khởi kiện. Đây cũng là những bất cập trong quy định của luật dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng và giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại trên thực tiễn, cần đặt ra nghiên cứu và hoàn thiện.

Thứ ba, khó khăn, vướng mắc về xác định chi phí xác minh, thu thập chứng cứ.

Xác minh, thu thập chứng cứ là việc phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ án để nghiên cứu và đánh giá giúp cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 97, Điều 106 BLTTDS năm 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng cấp tài liệu, chứng cứ. Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ để cung cấp cho tòa án và có yêu cầu thì tòa án có thể áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ do pháp luật quy định để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án dân sự được đúng đắn.

Việc thu thập chứng cứ của Tòa án được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 97 BLTTDS năm 2015 và được quy định cụ thể từ Điều 98 đến Điều 106 BLTTDS năm 2015, quy định như vậy nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự được bảo vệ tối đa, giúp đương sự tránh được những bất lợi khi họ không thể cung cấp được chứng cứ bởi có những tài liệu không do đương sự nắm giữ mà do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý mà đương sự khó có thể thu thập được. BLTTDS năm 2015 đã đưa ra căn cứ pháp lý để tòa án yêu cầu đương sự nộp tạm ứng và thanh toán chi phí tố tụng như chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí định giá tài sản… nhằm tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.

Nhưng trên thực tế các tòa án áp dụng chưa thống nhất vấn đề này. Mặc dù, Điều 169 BLTTDS năm 2015 đã quy định nhưng đến nay chỉ có Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí tòa án trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính và một số loại lệ phí khác mà chưa có quy định cụ thể về các chi phí tố tụng khác như chi phí định giá tài sản, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ… cần phải có quy định bổ sung.

3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại.

Hoàn thiện quy định về hành vi thương mại Pháp luật cần phải đưa ra được những tiêu  chí xác định hành vi thương mại. Theo đó, hành vi thương mại phải thoả mãn được hai điều kiện: điều kiện về mục đích của hành vi và điều kiện về chủ thể thực hiện.

Như vậy, một hành vi được coi là hành vi thương mại khi nó được thực hiện bởi các thương nhân và vớí mục đích thu lợi nhuận, hay nói cách khác, bất kỳ một hành vi nào được thực hiện thoả mãn cả hai điều kiện: (i) Hành vi đó phải có mục đích lợi nhuận và (ii) Hành vi đó phải được thực hiện bởi các thương nhân.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án.

BLTTDS năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục trong tiến hành giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại cũng cần phải có những sửa đổi, bổ sung sau:

BLTTDS cần quy định thời hạn giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại dài hơn (03 tháng – 04 tháng) để đảo bảo quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án được đầy đủ nhằm giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả cao.

Cần hướng dẫn cụ thể về chi phí xác minh, thu thập chứng cứ.

Cần có quy định hướng dẫn rõ chi phí tố tụng gồm những loại chi phí nào, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức nộp, chứng từ kèm theo là cần thiết để quy định này có thể được áp dụng một cách khả thi trong thực tiễn. Cần có hướng dẫn về quy định căn cứ ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, theo đó, ngành Tòa án cũng bổ sung thêm biểu mẫu về đình chỉ một phần yêu cầu khởi kiện cho phù hợp.

Thứ ba, hoàn thiện quy định quyền, nghĩa vụ của các đương sự.

Ngoài thủ tục giải quyết tranh chấp quy định trong BLTTDS năm 2015 cần quy định cụ thể hơn về chế tài đối với việc đương sự không cung cấp chứng cứ cho phía đối tụng, gây cản trở cho hoạt động của Tòa án hoặc không chấp hành triệu tập của Tòa án. Đồng thời quy định những vi phạm tố tụng, những sai sót từ nội dung vụ án phát sinh từ lỗi không chấp hành pháp luật của đương sự không phải là căn cứ hủy, sửa bản án mà cần quy định trách nhiệm đối với đương sự không chấp hành pháp luật dẫn đến việc sai sót trong giải quyết vụ án.

Thứ tư, hoàn thiện quy định nghĩa vụ, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan hữu quan.

Trong các văn bản pháp luật hiện hành chỉ quy định các cơ quan hữu quan có trách nhiệm phối hợp với tòa án trong công tác giải quyết các vụ án nói chung và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại nói riêng, đồng thời cũng đã có quy định về chế tài khi không thực hiện yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ cho tòa án. Tuy nhiên, ngoài các quy định chung đó chưa có quy định cụ thể về yêu cầu đối với cơ quan hữu quan khi phối hợp với Tòa án trong việc giải quyết các vụ án, chế tài do vi phạm yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ cho Tòa án cũng chưa quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cơ quan có thẩm quyền chứng minh vi phạm của họ. Bởi vậy, kiến nghị cần ghi rõ trong văn bản luật quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và cả trình tự, thời gian các cơ quan hữu quan thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Tòa án trong việc giải quyết vụ án. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, đánh giá, kiểm tra, điều tra xác định vi phạm, xử phạt hoặc kiến nghị xử phạt đối với việc vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm phối hợp, nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ của các cơ quan hữu quan.

Trên đây là một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng thương mại tại các Tòa án nhân dân, đồng thời chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong quá trình phối hợp giải quyết vụ việc, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn./.

CHÚ THÍCH

  1. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định.
  2. Từ điển Tiếng Việt, trang 489, Nxb Khoa học xã hội, năm 1988.
  3. Điều 385 BLDS năm 2015.
  4. Khoản 4 Điều 3 Luật thương mại năm 2005.
  5. Từ điển Tiếng Việt (1988), Nxb. Khoa học xã hội, tr.1057.
Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật
Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ - Một số vấn đề về pháp luật và thực tiễn thực hiện
Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ – Một số vấn đề về pháp luật và thực tiễn thực hiện
Thực trạng áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở EU
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở EU
Vấn đề kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đầu tư quốc tế
Vấn đề kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đầu tư quốc tế
Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 - Một số vướng mắc từ quy định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi
Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 – Một số vướng mắc từ quy định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại

Chuyên mục: Thương mại Từ khóa: Giải quyết tranh chấp/ Hợp đồng thương mại/ Tòa án

Previous Post: « Vấn đề thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP và EVFTA)
Next Post: Nâng cao hoạt động kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh của Ủy ban cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng