• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Luật Hình sự quốc tế

Luật Hình sự quốc tế

Đánh giá tính tương thích của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội mua bán người, Tội mua bán người dưới 16 tuổi với quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

29/10/2021 29/10/2021 CTV. Đặng Thùy Trang Leave a Comment

Đánh giá tính tương thích của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội mua bán người, Tội mua bán người dưới 16 tuổi với quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em

Buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là một vấn nạn mang tính toàn cầu và đang có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại trên phạm vi toàn thế giới, bất chấp những nỗ lực quốc tế và quốc gia đã và đang được tiến hành. Bài viết này phân tích, đánh giá về tính tương thích giữa quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 về Tội mua bán người và Tội mua bán người dưới 16 tuổi với Nghị định thư về ngăn ngừa, trừng trị và trấn áp việc mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, nêu ra một số điểm chưa tương thích, phù hợp của Bộ luật hình sự với Nghị định thư này cũng như những khó khăn, thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt. Trên cơ sở đó, bài viết nêu một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 về Tội mua bán người và Tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Nguyên tắc chung xác định Hiệu lực về thời gian và không gian của Luật Hình sự

24/05/2021 24/05/2021 GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa Leave a Comment

Nguyên tắc chung xác định Hiệu lực về thời gian và không gian của Luật Hình sự

Nguyên tắc chung xác định Hiệu lực về thời gian và không gian của Luật Hình sự Tác giả: Nguyễn Ngọc Hòa Hiệu lực của luật hình sự là giá trị thi hành của luật hình sự đối với tội phạm nên nó phải gắn với hành vi phạm tội. Nói đến hiệu lực của […]

Minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

21/04/2021 21/04/2021 PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí & ThS. Nguyễn Ngọc Mai Leave a Comment

Minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Tư pháp hình sự

Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn 1984 của Liên hợp quốc

17/05/2020 23/05/2021 TS. Lê Nguyên Thanh Leave a Comment

Phòng ngừa tội phạm dùng nhục hình ở Việt Nam góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc gia khi gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc

Trong Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam 1999, tội dùng nhục hình rất gần và rất điển hình cho các tội phạm có hành vi tra tấn. Do đó, cần nghiên cứu đặc điểm của tội phạm này ở khía cạnh pháp lý và khía cạnh thực tế của nó để tìm kiếm biện pháp phòng ngừa góp phần thực thi nghĩa vụ quốc gia khi chính thức trở thành thành viên của CAT. Tội dùng nhục hình ở Việt Nam bị phát hiện, xử lý không nhiều nhưng để lại những hậu quả nhất định. Tội phạm này có nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân thuộc ý thức, trình độ, nghiệp vụ, đạo đức của chủ thể thực hiện hành vi, nguyên nhân do thiếu sót của hệ thống kiểm tra, giám sát… Vì vậy cần tiến hành đồng bộ các giải pháp để phòng ngừa tội phạm này. Biện pháp phòng ngừa được đề nghị hướng đến loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội dùng nhục hình và trên tinh thần các khuyến nghị nêu ra tại các điều khoản của CAT. Đó là những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, đào tạo đối với những cán bộ có liên quan đến dùng nhục hình và các cá nhân khác. Biện pháp hoàn thiện cơ chế giám sát để ngăn ngừa và phát hiện, xử lý tội dùng nhục hình; biện pháp bổ sung một số quy định của BLTTHS để ngăn ngừa tội dùng nhục hình.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế/ Tội phạm học 
Từ khóa: Phòng ngừa/ Tội phạm/ Nhục hình/ Công ước chống tra tấn 1984

Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự Việt Nam

17/05/2020 23/05/2021 TS. Võ Thị Kim Oanh & ThS. Lê Thị Thùy Dương Leave a Comment

Nội luật hóa các quy định của Công ước quốc tế về chống tra tấn đối với hoạt động hỏi cung bị can trong TTHS Việt Nam

Ngày 7-11-2013, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn Công ước này. Vấn đề nội luật hóa các nội dung của Công ước là một yêu cầu tất yếu hiện nay và phải được tiến hành trên một diện rộng, gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự nói chung và hoạt động hỏi cung bị can nói riêng. Các quy định của pháp luật hiện hành về hỏi cung bị can cơ bản đã đảm bảo được vấn đề “chống tra tấn”. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả quá trình nội luật hóa Công ước cũng như nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người của bị can khi bị hỏi cung, pháp luật tố tụng hình sự nước ta cần hoàn thiện hơn các quy định về hỏi cung cũng như có những cơ chế cần thiết để đảm bảo hiệu quả của hoạt động này. Cụ thể: – Hoàn thiện các quy định tại Điều 131, Điều 306 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về hỏi cung bị can; – Hoàn thiện quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền của người bào chữa; – Ghi nhận quyền im lặng của bị can; – Luật hóa các biện pháp nghiệp vụ khi hỏi cung bị can.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế/ Tố tụng hình sự 
Từ khóa: Nội luật hóa/ Công ước chống tra tấn/ Hỏi cung/ Bị can/

Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự

17/05/2020 23/05/2021 TS. Lương Thị Mỹ Quỳnh Leave a Comment

Nội luật hóa Công ước chống tra tấn về bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong lĩnh vực TTHS

Một trong những mục đích trọng tâm mà Công ước về chống tra tấn (CAT) hướng tới đó là thiết lập hệ thống các nghĩa vụ đối với quốc gia thành viên nhằm chống lại mọi hình thức tra tấn trong quá trình chứng minh và xử lý tội phạm. Trong bối cảnh đó, bài viết này nhằm giới thiệu những quy định của CAT liên quan đến bảo đảm quyền của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự – có nguy cơ (và) là nạn nhân của tra tấn, đồng thời đánh giá mức độ tương thích của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam đối với những điều khoản của CAT có liên quan. Qua đó, bài viết cũng gợi mở một số định hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo những cam kết mà CAT đưa ra đối với các quốc gia thành viên để phục vụ cho tiến trình nội luật hóa.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung/ Luật Hình sự quốc tế 
Từ khóa: Công ước chống tra tấn/ Người bị buộc tội/ Nội luật hóa/

Nội luật hóa quy định của Công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong Bộ luật Hình sự Việt Nam

17/05/2020 23/05/2021 ThS. Vũ Thị Thúy Leave a Comment

Nội luật hóa quy định của công ước về chống tra tấn liên quan đến tài phán trong BLHS Việt Nam

Năm 2013, Việt Nam đã ký kết Công ước Chống tra tấn và hiện nay đang tiến hành các thủ tục cần thiết để phê chuẩn Công ước này. Sau khi phê chuẩn, chúng ta có nghĩa vụ phải nội luật hóa các quy định của Công ước này trong hệ thống pháp luật của mình, trong đó có quy định về quyền tài phán tại Điều 5 Công ước. Vì vậy, chúng ta cần đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành về quyền tài phán, tìm ra những điểm bất cập với Công ước và nghiên cứu các kiến nghị sửa đổi BLHS về vấn đề này phù hợp với nội dung Công ước.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung/ Luật Hình sự quốc tế 
Từ khóa: Nội luật hóa/ Công ước chống tra tấn/ Quyền tài phán/

Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về chống tra tấn

17/05/2020 23/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Leave a Comment

Hoàn thiện một số quy định của BLHS theo Công ước về chống tra tấn

Ngày 7/11/2013, Việt Nam đã ký Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn năm 1984 sau đây gọi tắt là CAT. Điều này đã thể hiện chủ trương cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện những thủ tục pháp lý cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của Công ước này. Khi Công ước được thực thi tại Việt Nam sẽ đặt ra các nghĩa vụ quốc gia, trong đó nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của Công ước, cụ thể là tội phạm hóa hành vi tra tấn vào pháp luật hình sự. Đây là nghĩa vụ quan trọng vì tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ nạn nhân và xây dựng chính sách để ngăn ngừa hành vi tra tấn. Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung phân tích quy định Điều 1 và Điều 4 của Công ước, đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 để đánh giá mức độ tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với quy định công ước và tham khảo quy định của BLHS Liên bang Nga, Đức và Trung Quốc. Từ đó tác giả mạnh dạn đưa ra hai đề xuất cơ bản: một là tội phạm hóa hành vi tra tấn theo quy định của Công ước bằng cách quy định Tội tra tấn người khác trong khi thi hành công vụ quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ; hai là bãi bỏ Tội dùng nhục hình quy định tại Điều 298 BLHS 1999.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế 
Từ khóa: Công ước chống tra tấn 1984/ Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)

Pháp luật hình sự Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn

17/05/2020 21/05/2021 GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa Leave a Comment

PLHS Việt Nam với Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn

Bài viết đánh giá mức độ đáp ứng của pháp luật hình sự Việt Nam đối với yêu cầu tội phạm hóa các hành vi tra tấn của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và khái quát tình hình hành vi tra tấn ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, tác giả khẳng định: các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) chưa bao quát hết các dạng hành vi tra tấn (theo Công ước) đang xảy ra tương đối đa dạng ở Việt Nam cũng như chưa phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm của các hành vi này đối với quyền con người. Từ kết quả này, bài viết đề xuất phương án bổ sung, hoàn thiện các điều luật chống cũng như phòng ngừa hành vi tra tấn để bảo vệ hiệu quả hơn con người và quyền con người.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế 
Từ khóa: Công ước chống tra tấn 1984/ Chống tra tấn

Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn 1984 – hai mặt của một đồng xu?

17/05/2020 23/05/2021 GS. Daniel H. Derby Leave a Comment

Cấm tra tấn và việc thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn - hai mặt của một đồng xu?

Điểm trọng tâm của Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn1 là định nghĩa về “tra tấn” được quy định tại Điều 1. Trong những điều khoản còn lại, các quốc gia thành viên của Công ước cam kết thực hiện nghĩa vụ liên quan đến chống “tra tấn” và “hành vi tra tấn”. Trong đó, có nghĩa vụ “đảm bảo mọi hành vi tra tấn đều cấu thành tội phạm trong Luật Hình sự của quốc gia đó” được quy định trong Điều 4 CAT. Việc thực hiện Điều 4 CAT có thể được tiến hành một cách đơn giản bằng việc các quốc gia thành viên chuyển định nghĩa về “tra tấn”vào trong bộ luật hình sự của mình dưới dạng định nghĩa tội phạm về tra tấn. Nhưng một số quốc gia e ngại phương thức này bất chấp sự thúc giục của cả Ủy ban Chống tra tấn (CAT) và các tổ chức nhân quyền.

Chuyên mục: Hình sự 
Từ khóa: Cấm tra tấn/ Công ước chống tra tấn 1984

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • »

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng