Bình đẳng là một trong những điểm tiến bộ của mỗi xã hội dân chủ, là mong ước, khát vọng của nhân loại. Vì vậy, bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc cơ bản, quan trọng không chỉ được ghi nhận ở trong Hiến pháp mà nó còn được thể hiện ngay trong lời mở đầu của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, bình đẳng là quyền cơ bản, quan trọng được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập và quy định trong các bản Hiến pháp, được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Ở đó, bình đẳng trước pháp luật nói chung và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được thể hiện trong các luật tố tụng (hình sự, dân sự, hành chính…). Trong đó, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính là một trong những nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nguyên tắc đó không chỉ là quy định của pháp luật tố tụng hành chính mà nó còn được Nhà nước ngày càng mở rộng, hoàn thiện và bảo đảm trong thực tế của đời sống xã hội.
Tố tụng hành chính
Luật Tố tụng hành chính – Phương tiện kiểm soát hoạt động hành chính nhìn nhận dưới góc độ bảo đảm công bằng và công lý
Luật tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 có thể được nhìn nhận trên phương diện là phương tiện kiểm soát hành chính bởi cơ quan tư pháp (một nhánh quyền lực của nhà nước) nhằm bảo đảm công bằng trong quản lý hành chính nhà nước giữa nhà nước và công dân; giữa nhà nước và doanh nghiệp; giữa nhà nước với cá nhân, tổ chức khác. Bài viết sau đây phân tích quy định pháp luật tố tụng dưới góc độ là phương tiện kiểm soát hành chính bảo đảm công bằng, công lý; chỉ ra những tồn tại của chính quy định pháp luật ảnh hưởng đến công bằng, công lý và đặc bài viết hướng tới tiếp cận công bằng theo mục tiêu công lý vì công lý của nhà nước pháp quyền Việt Nam bằng việc khuyến nghị hoàn thiện các quy định của Luật TTHC cần được xây dựng theo lý thuyết là phương tiện kiểm soát hành chính vì mục tiêu công bằng và công lý.
Kiểm sát việc tòa án trả lại đơn khởi kiện theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 – Một số vướng mắc từ quy định của pháp luật và kiến nghị sửa đổi
Điều 5 Luật tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi được phân công, Thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định trong đó có quyết định trả lại đơn khởi kiện. Việc trả lại đơn khởi kiện không đúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Vì vậy, Viện kiểm sát có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chức năng kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, từ quy định của pháp luật đến thực tiễn thi hành vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, do vậy, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.
Vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hành chính của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Chuyên mục: Hành chính/ Tố tụng hành chính
[CÓ ĐÁP ÁN] Nhận định môn Luật tố tụng hành chính
Chuyên mục: Hành chính/ Tố tụng hành chính
[PDF] Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam – Ebook
Chuyên mục: Hành chính/ Tố tụng hành chính
Cơ chế đánh giá chứng cứ trong trường hợp các kết luận giám định có kết quả khác nhau
Chuyên mục: Dân sự/ Hành chính/ Hình sự/ Tố tụng dân sự/ Tố tụng hành chính/ Tố tụng hình sự
Bàn về người khởi kiện và người bị kiện trong vụ án hành chính
Chuyên mục: Hành chính/ Tố tụng hành chính
Sửa đổi Luật Tố tụng hành chính 2010 thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong Hiến pháp 2013
Bài viết phân tích một vài nhận thức về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng nói chung và trong tố tụng hành chính nói riêng. Riêng trong lĩnh vực tố tụng hành chính, bài viết còn chỉ ra những hệ quả xấu do thiếu các quy định chi tiết về các quyền, nghĩa vụ mang tính tranh tụng của các bên trong tố tụng. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những kiến nghị sửa đổi Luật Tố Tụng Hành Chính và các biện pháp khác nhằm đảm bảo việc thực thi nguyên tắc tranh tụng.
Chuyên mục: Hành chính/ Tố tụng hành chính/ Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Bàn về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính
Bài viết này phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Chuyên mục: Đất đai/ Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam/ Tố tụng hành chính