Mẹo: Bấm vào phần “Tìm:” để tìm kiếm nhanh bằng từ khóa.
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
1 | ACC | (Area Control Center): Trung tâm kiểm soát đường dài. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
2 | AD WRNG | (Aerodrome Warning): | 12/2007/QĐ-BGTVT |
3 | ADN (axit deoxyribonucleic) | là vật chất di truyền của sinh vật, có hình dạng một chuỗi xoắn kép, bao gồm rất nhiều gen (đơn vị di truyền). | 212/2005/QĐ-TTg |
4 | ADS | (Automatic Dependent Surveillance): Giám sát phụ thuộc tự động. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
5 | AFS | (Aeronautical fixed service): Dịch vụ cố định hàng không. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
6 | AFTN | (Aeronautical Fixed Telecommunication Network): Mạng thông tin cố định hàng không. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
7 | AGA | (Aerodromes, Air Routes and Ground aids): Sân bay, đường bay và phù trợ mặt đất. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
8 | AIC | (Aeronautical Information Circular): Thông tri hàng không. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
9 | AIDC | (Air Traffic Service Inter-facility Data Communication): Liên lạc dữ liệu giữa các phương tiện thuộc dịch vụ không lưu. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
10 | AIDS | "là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh ""Acquired Immune Deficiency Syndrome"" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong." | 64/2006/QH11 |
11 | AIP | (Aeronautical Information Publication): Tập thông báo tin tức hàng không. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
12 | AIRAC | (Aeronautical Information Regulation and control): Kiểm soát và điều chỉnh tin tức hàng không. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
13 | AIREP | (Air Report): Báo cáo từ tàu bay. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
14 | AIS | (Aeronautical Information Service): Dịch vụ thông báo tin tức hàng không. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
15 | ALERFA | (Alert phase): Giai đoạn báo động | 63/2005/QĐ-BGTVT |
16 | Âm | Là cảm giác chung hoặc sự ảnh hưởng của cường độ, giai điệu, âm lượng. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
17 | Ám chỉ mang tính văn hóa | "Là những hàm ý về một nền văn hóa cụ thể; thông tin ẩn dụ chỉ phổ biến trong một môi trường văn hóa nhất định." | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
18 | Âm hiệu | là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác của phương tiện theo quy định. | 30/2004/QĐ-BGTVT |
19 | Âm mưu | Mưu tính, mưu kế ngầm nhằm làm việc xấu, việc bất hợp pháp, vd. Âm mưu phản cách mạng, âm mưu phạm tội. Về hình sự, khi âm mưu không còn trong tư tưởng, suy nghĩ cá nhân đã có biểu lộ ra ngoài (rỉ tai người khác, ghi ra sổ tay…) thì phải xử lý để ngăn chặn (Sắc lệnh số 133 ngày 29.1.1953). | Từ điển Luật học trang 20 |
20 | Âm vị | "Là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh trong một từ đề phân biệt một từ này với một từ khác; Ví dụ: fat vs. bat [f] and [b] are phonemes." | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
21 | Ambulatoria es voluntae defuneti usque ad vitae supremum exitum | Một nguyên tắc pháp lý pháp luật dân sự cổ La Mã, xác nhận rằng ý muốn của người để lại di chúc thay đổi cho tới lúc trút hơi thở cuối cùng. Nguyên tắc này được ghi nhận trong luật thừa kế rằng cho tới lúc chết, người lập chúc thư vẫn có thể sửa đổi chúc thư của mình đã lập. Nguyên tắc này cũng được thừa nhận và thể hiện trong luật thừa kế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Xt. Thừa kế). | Từ điển Luật học trang 11 |
22 | AMHS | (Air Traffic Service Message Handling System): Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
23 | AMSL | (Above mean sea level: So với mực nước biển trung bình. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
24 | AMSS | (Automatic Message Switching System): Hệ thống chuyển điện văn tự động. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
25 | Án | "1. Vụ, việc mà toà án đối chiếu với pháp luật để xét xử, kèm theo tên luật phải áp dụng: án hình sự, án dân sự, án kinh tế, án lao động, án hành chính. 2. Vụ, việc phạm tội khi còn ở giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố: khởi tố vụ án giết người, vụ án tham nhũng. (Xt. Tranh chấp dân sự; Tranh chấp lao động,…)" | Từ điển Luật học trang 12 |
26 | Ấn chỉ kiểm định | là phôi của các loại giấy chứng nhận, tem kiểm định, sổ chứng nhận kiểm định, giấy tạm nghỉ lưu hành do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành và quản lý. | 45/2005/QĐ-BGTVT |
27 | Ấn định tần số | là việc cơ quan quản lý cho phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hoặc một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể. | 39/2005/QĐ-BGTVT |
28 | Ân giảm | Ân huệ mà người bị kết án tử hình có thể xin Chủ tịch nước cho được hình phạt tử hình xuống tù chung thân. Trong thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Nếu được ân giảm thì hình phạt tử hình được giảm xuống tù chung thân. Nếu đơn xin ân giảm bị bác thì bản án tử hình được thi hành (Điều 228 - Bộ luật tố tụng hình sự). | Từ điển Luật học trang 20 |
29 | Án khổ sai | Hình phạt đại hình thời thuộc Pháp có tính chất đày đoạ, nhục hình xâm phạm thể chất và danh dự của người phạm tội, gồm có khổ sai hữu hạn 5 - 20 năm và khổ sai chung thân, bắt người bị án phải chịu các điều kiện giam cầm và lao động khắc nghiệt nhất. Án khổ sai là do Tòa đại hình tuyên xử theo thủ tục độc nhất cấp thẩm, nghĩa là sơ thẩm đồng thời chung thẩm, hoặc do Toà đệ tam cấp Bắc Kỳ, tức là Toà nhì Toà thượng thẩm Pháp ở Hà Nội xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm về đại hình của các toà Nam án đệ nhị cấp của các tỉnh ở Bắc Kỳ. | Từ điển Luật học trang 12 |
30 | Án lệ | "Thực tiễn xét xử một loại các vụ việc cụ thể, thể hiện trong các bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cao cấp nhất xử, được tập hợp thành các tập án lệ. Thực chất án lệ là sự vận dụng, áp dụng pháp luật thực định vào các trường hợp cụ thể, có tác dụng giúp việc tìm hiểu pháp luật, rèn luyện tư duy pháp lý. Trường hợp mà điều luật quy định không rõ, không đầy đủ thì án lệ là sự giải thích, bổ sung. Về nguyên tắc, án lệ không được coi là pháp luật. Nhưng do uy tín của toà án cao cấp, hoặc ở trường hợp có thiếu sót của luật như nói trên, án lệ trở thành căn cứ cho hoạt động xét xử của các tòa án đối với các vụ án tương tự. Dưới thời Pháp thuộc, án lệ của các tòa tư pháp hoặc tòa án hành chính (tòa án tư pháp cao cấp nhất là Toà thượng thẩm Hà Nội và Toà thượng thẩm Sài Gòn; tòa án hành chính cao cấp nhất là Tòa án hành chính Đông Dương và Tham chính viện nước Pháp) có vai trò là biện pháp giải thích, bổ sung luật pháp hiện hành bằng những bản án nguyên tắc (arrêts de principe). Như vậy án lệ được coi là một nguồn pháp luật. (Xt. Tiền lệ pháp)." | Từ điển Luật học trang 12 |
31 | An ninh | (an ninh quốc gia), trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội,… trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ, … Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất (Chương I - Bộ luật hình sự năm 1986) | Từ điển Luật học trang 11 |
32 | An ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân | là việc thực hiện các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, đối phó với các hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao hoặc sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và nguy cơ thất lạc nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân. | 18/2008/QH12 |
33 | An ninh quốc gia | là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc | 32/2004/QH11 |
34 | Ấn phẩm tem kỷ niệm | là ấn phẩm tem bưu chính có nội dung gắn với một sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội hoặc một nhân vật được phát hành nhân ngày kỷ niệm hoặc nhân dịp sự kiện có liên quan. Ấn phẩm tem kỷ niệm được quy định trong văn bản này gồm: thư nhẹ máy bay (Aerogramme), phong bì in sẵn tem, bưu ảnh in sẵn tem. | 90/2003/QĐ-BBCVT |
35 | Án phí | "Là số tiền mà đương sự phải nộp cho tòa án khi Tòa án giải quyết vụ án. Bao gồm: a) Án phí hình sự; b) Án phí dân sự, gồm có các loại án phí giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; c) Án phí hành chính." | 10/2009/UBTVQH12 |
36 | Án phí dân sự | "Số tiền mà nhà nước trong mỗi vụ án dân sự được thu nhằm bù đắp chi phí của nhà nước và giáo dục công dân tự nguyện chấp hành pháp luật, hòa giải với nhau để tránh những việc phải đưa ra tòa án xét xử. Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997 của Chính phủ quy định mức án phí đối với án sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, như sau: a) Án không có giá ngạch: 50 nghìn đồng. Vd, li hôn không có tranh chấp về tài sản; yêu cầu xác định cha, mẹ cho con; xác định người mất tích, người đã chết,… b) Án có giá ngạch: theo giá trị tài sản tranh chấp. 1 triệu đồng trở xuống: 50 nghìn đồng. Trên 1 - 100 triệu đồng: 5% của giá trị tài sản đó. Trên 100 - 200 triệu đồng: 5 triệu đồng cộng thêm 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 100 triệu đồng. Trên 200 - 500 triệu đồng: 9 triệu đồng cộng thêm 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 200 triệu đồng. Trên 500 triệu đồng - 1 tỉ đồng: 18 triệu đồng cộng thêm 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 500 triệu đồng. Trên 1 tỉ đồng: 20 triệu đồng cộng thêm 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 1 tỉ đồng. Đối với án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng, ngoài mức 50 nghìn đồng phải chịu án phí đối với tài sản có tranh chấp theo mức đối với giá tài sản như trên, đương sự chịu án phí theo phần tài sản mà mình được hưởng. Trước khi tòa án xét xử, chưa biết ai phải chịu án phí nên bị đơn có yêu cầu ngược lại với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan có yêu cầu độc lập trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ 1 triệu đồng trở xuống phải nộp tiền tạm ứng án phí là 50 nghìn đồng; nếu giá ngạch vụ án trên 1 triệu đồng thì phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm là 50% mức án phí sơ thẩm mà toà dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp. Những người được miễn án phí: a) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành viên ngoài giá thú. b) Người đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. c) Người khiếu nại về danh sách cử tri. Viện kiểm sát khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, không phải chịu án phí. Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức xã hội chứng nhận thì có thể được toà án cho miễn nộp một phần hoặc toàn bộ số tiền tạm ứng án phí và có thể được tòa án cho miễn một phần hoặc toàn bộ án phí. Khi xét xử sơ thẩm, tòa án quyết định người phải chịu án phí theo nguyên tắc “các đương sự đều phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được chấp nhận”. Vd. nếu yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận thì bị đơn phải chịu án phí nhưng nếu yêu cầu của nguyên đơn bị bác thì nguyên đơn phải chịu án phí. Nếu yêu cầu của nguyên đơn chỉ được chấp nhận một nửa thì nguyên đơn và bị đơn mỗi người chịu một nửa án phí. Riêng đối với vụ án li hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí, không phụ thuộc vào tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ hay không. Đương sự kháng cáo án sơ thẩm phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm là 50 nghìn đồng. Họ phải chịu án phí phúc thẩm nếu tòa án phúc thẩm y án sơ thẩm nhưng sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc hủy án sơ thẩm." | Từ điển Luật học trang 13 |
37 | Án phí hành chính | "Số tiền mà tòa án quyết định thu trong mỗi vụ án hành chính xét xử sơ thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm, phúc thẩm với mức chung là 50 nghìn đồng để nộp vào ngân sách nhà nước (Điều 27 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997). Người phải chịu án phí hành chính gồm: bên có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện nếu tòa án tuyên quyết định hành chính, hành vi hành chính ấy là trái pháp luật; bên khởi kiện nếu tòa án giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính; bên kháng cáo nếu tòa án phúc thẩm giữ nguyên bản án quyết định sơ thẩm, nếu tòa phúc thẩm sửa, huỷ một phần hay toàn bộ án quyết định sơ thẩm thì không phải chịu án phí. Những đối tượng được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí hành chính gồm: a) Thương binh, bố mẹ liệt sĩ, người có công với cách mạng về tất cả khiếu kiện hành chính. b) Các đương sự khác khiếu kiện về quyết định buộc thôi việc trừ các quyết định về buộc thôi việc trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quyết định sa thải theo quy định của Bộ luật lao động. c) Người có khó khăn về kinh tế có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (được miễn nộp tạm ứng, miễn nộp một phần hoặc toàn bộ án phí). Người khởi kiện, người kháng cáo, nếu rút đơn trước khi phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm được mở thì được trả lại 50% tiền tạm ứng (Điều 28 - 31 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997)" | Từ điển Luật học trang 14 |
38 | Án phí hình sự | Án phí mà người bị xử phạt về hình sự phải nộp vào ngân sách nhà nước với mức là 50 nghìn đồng cho án sơ thẩm, án sơ thẩm đồng thời chung thẩm và án phúc thẩm (Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997) Cùng với việc xét xử về tội phạm, nếu còn xét xử về bồi thường thiệt hại, thì tòa án quyết định án phí theo số tiền bồi thường thiệt hại dựa vào mức quy định đối với những việc tranh chấp tài sản có giá trị trong án phí về dân sự. Nếu vụ án được kháng cáo mà toà phúc thẩm y án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí kháng cáo là 50 nghìn đồng. Nếu tòa án phúc thẩm sửa hoặc huỷ án sơ thẩm thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. | Từ điển Luật học trang 15 |
39 | Án phí kinh tế | Số tiền mà tòa án quyết định thu mỗi vụ án kinh tế xử sơ thẩm, phúc thẩm để nộp vào ngân sách nhà nước. Mức án phí sơ thẩm đối với án kinh tế không có giá ngạch có giá trị 10 triệu đồng trở xuống là 500 nghìn đồng. Trên 10 - 100 triệu đồng là 5% giá trị tranh chấp. Trên 100 - 200 triệu đồng là 5 triệu và 4% của phần giá trị vượt qua 100 triệu. Trên 200 - 500 triệu đồng là 9 triệu và 3% của phần giá trị vượt quá 200 triệu. Trên 500 - 1.000 triệu đồng là 18 triệu đồng và 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 500 triệu. Trên 1.000 triệu đồng là 28 triệu và 0,1% của phần giá trị vượt quá 1.000 triệu. Mức án phí phúc thẩm đối với tất cả các vụ án là 200 nghìn đồng. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu độc lập với nguyên đơn, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tạm ứng 50% án phí theo thông báo của toà án. Người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí. Người rút đơn trước khi mở phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm được trả lại 50% tiền tạm ứng án phí đã nộp. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau khi toà án hòa giải thì chỉ phải chịu 50% mức án phí. Đương sự nào bị thua kiện tức là không được toà án chấp nhận yêu cầu thì phải chịu án phí, người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu toà án giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (Điều 14 - 19 - Nghị định số 70/CP ngày 12.6.1997). | Từ điển Luật học trang 15 |
40 | Án phí lao động | "Số tiền mà đương sự trong vụ án lao động phải nộp vào ngân sách nhà nước nếu yêu cầu của họ không được toà án chấp nhận ở cấp sơ thẩm, hoặc tòa án cấp phúc thẩm y án hay quyết định sơ thẩm; nếu án quyết định sơ thẩm bị sửa, bị hủy một phần hay toàn bộ thì người kháng cáo không phải chịu án phí. Mức án phí ở sơ thẩm, phúc thẩm đều 50 nghìn đồng. Những người được miễn không phải nộp tạm ứng án phí lao động gồm: a) Người lao động đòi tiền bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. b) Người lao động đòi bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. c) Công đoàn cơ sở khởi kiện hoặc kháng cáo vì lợi ích của tập thể lao động. d) Công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành khởi kiện hoặc kháng cáo. đ) Viện kiểm sát khởi tố, kháng nghị (Nghị định 70/CP ngày 12.6.1997). (Xt. Lệ phí toà án)." | Từ điển Luật học trang 16 |
41 | Án sát | Chức quan dưới triều Nguyễn, phụ trách việc xử án, chủ yếu là về hình sự ở cấp tỉnh. | Từ điển Luật học trang 16 |
42 | Án tại hồ sơ | Một trong những nguyên tắc của xét xử đòi hỏi mọi chứng cứ của vụ án phải được thu nhập đầy đủ chính xác đúng quy định của luật tố tụng và đưa vào hồ sơ của vụ án. Việc truy tố, xét xử chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được thu nhập đúng thủ tục và đã được đưa vào hồ sơ vụ án. Chứng cứ được thu thập trái với quy định của luật tố tụng hoặc thu nhập đúng với trình tự thủ tục tố tụng nhưng chưa được đưa vào hồ sơ vụ án, thì không có giá trị pháp lý. | Từ điển Luật học trang 16 |
43 | Án tích | "Dấu vết về án hình sự của người đã bị xử và chưa xoá án được ghi vào một quyển sổ gọi là lý lịch tư pháp để sau này, trong một số trường hợp, cần xem xét để đánh giá đạo đức hạnh kiểm, thái độ đối với pháp luật. Vd. Trong lý lịch của bị can, bị cáo phải ghi rõ án tích (hiện nay dùng phổ biến từ tiền án). Người có án tích sau một thời gian, nếu chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, không phạm tội mới sẽ được xoá án tức là coi như chưa bị kết cán (Điều 52 - Bộ luật hình sự). Khi quyết định hình phạt, toà án có thể coi việc một người sau khi đã kết án lại phạm tội mới là một tình tiết tăng nặng. Một trong những tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 39 - Bộ luật hình sự là ""phạm tội nhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm"". Trong một số trường hợp được quy định cụ thể trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, án tích là cơ sở để áp dụng luật về tội nặng hơn đối với người phạm tội. Trong một số trường hợp, án tích về tội này hay tội khác sẽ dẫn đến việc hạn chế người mang án quyền lựa chọn nơi cư trú; còn án tích về tội vụ lợi có thể sẽ là một trở ngại đối với việc được nhận vào làm những việc có liên quan đến trách nhiệm vật chất." | Từ điển Luật học trang 16 |
44 | An toàn bức xạ | là việc bảo đảm an toàn cho con người và môi trường khỏi những tác hại do bức xạ gây ra bằng việc kiểm soát bức xạ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ cần thiết. | 50-L/CTN |
45 | An toàn hạt nhân | là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả sự cố do thiết bị hạt nhân, vật liệu hạt nhân gây ra cho con người, môi trường. | 18/2008/QH12 |
46 | An toàn lao động | Toàn bộ quy định về các điều kiện, biện pháp, phương tiện… đề phòng, tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động. Trước khi nhận việc, người lao động kể cả người học nghề, thực tập nghề phải được huấn luyện về an toàn lao động. Người lao động có quyền từ chối việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, từ chối trở lại nếu nguy cơ chưa được khắc phục (Chương IX - Bộ Luật lao động, Chương II - Nghị định ngày 20.1.1995) | Từ điển Luật học trang 11 |
47 | An toàn sinh học | "là các biện pháp quản lý an toàn trong các hoạt động: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và khảo nghiệm; sản xuất, kinh doanh và sử dụng; nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen." | 212/2005/QĐ-TTg |
48 | An toàn sinh học trong xét nghiệm | là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu hoặc loại trừ nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong cơ sở xét nghiệm, từ cơ sở xét nghiệm ra môi trường và cộng đồng | 03/2007/QH12 |
49 | An toàn thông tin | bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn, thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng. | 64/2007/NĐ-CP |
50 | Án treo | Biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù nếu bị phạt không quá 3 năm với điều kiện phải qua một thời gian thử thách. Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm. Toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục. Người được hưởng án treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định. Nếu người được hưởng án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi giáo dục, tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. Nếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo phạm tội mới do vô ý, hoặc phạm tội mới do cố ý thì toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới (Điều 44 - Bộ luật hình sự). | Từ điển Luật học trang 17 |
51 | An trí | Một biện pháp cưỡng chế hành chính của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám 1945 áp dụng đối với những người hoạt động cách mạng đã hết hạn phạt tù hay những người bị nghi là có hoạt động cách mạng, buộc đến một trại tập trung, thường gọi là căng (Ph. Camp), cách li với xã hội, có sự canh gác nghiêm ngặt để không thể hoạt động cách mạng được. Các nơi an trí thường đặt ở các địa điểm miền núi, xa các khu dân cư, vd. Căng Nghĩa Lộ, Bá Vân… | Từ điển Luật học trang 11 |
52 | Ẩn tỳ | là những khuyết tật của hàng hoá, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hoá một cách thông thường thì không thể phát hiện được. | 125/2003/NĐ-CP |
53 | Án văn | Văn bản phản ánh kết quả xét xử của tòa án về một vụ án cụ thể (án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính), trong đó nêu rõ: ngày tháng mở phiên toà, thành phần Hội đồng xét xử, các bên tham gia tố tụng, nội dung sự việc nhận định của tòa án và quyết định của tòa án. | Từ điển Luật học trang 17 |
54 | Ân xá | Xét tha cho người phạm tội theo nguyên tắc, chính sách khoan hồng và nhân đạo của pháp luật. Việc ân xá cho người bị phạm tội được thực hiện theo hai hình thức là đại xá và đặc xá. | Từ điển Luật học trang 20 |
55 | Ánh sáng chớp | là ánh sáng trong đó tổng thời gian sáng trong một chu kỳ ngắn hơn tổng thời gian tối và thời gian các chớp sáng bằng nhau. | 53/2005/QĐ-BGTVT |
56 | Antracit | bao gồm siêu antracit, antracit và bán antracit, là loại than biến chất cao, có màu đen, đen xám, ánh kim loại phớt vàng. | 25/2007/QĐ-BTNMT |
57 | Ao nuôi tôm | là diện tích mặt nước được dùng để nuôi tôm, có bờ ngăn cách với khu vực xung quanh. | 06/2006/QĐ-BTS |
58 | AOAC | Là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Association of Official Analytical Chemists có nghĩa là Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống. | 04/2009/TT-BYT |
59 | Áp dụng pháp luật | Hành vi của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền hay một tổ chức được giao quyền, căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết một trường hợp cụ thể. Vd. Xử một việc phạm tội, giải quyết một vụ tranh chấp về dân sự, kinh tế… xác định quyền hoặc nghĩa vụ của một công dân, vv. Áp dụng pháp luật phải tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. | Từ điển Luật học trang 18 |
60 | Áp dụng tập quán | "(Tập quán: thói quen hình thành lâu đời trong xã hội được mọi người thừa nhận và làm theo), giải quyết một vụ việc cụ thể được dự liệu trong một quy phạm pháp luật nào đó bằng việc dựa vào tập quán có liên quan, thỏa thuận với nhau về việc dựa vào tập quán và ghi vào hợp đồng. Tập quán được áp dụng phải là tập quán không trái với những nguyên tắc chung của pháp luật, của văn bản pháp luật hữu quan và phải có quy định cho phép. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật, nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật dân sự (Điều 14 - Bộ luật dân sự năm 1995). ""Các bên trong hợp đồng được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại quốc tế nếu tập quán thương mại quốc tế đó không trái với pháp luật Việt Nam"" (Điều 4 - Luật thương mại năm 1997)." | Từ điển Luật học trang 18 |
61 | áp dụng tiêu chuẩn | là sử dụng tiêu chuẩn trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác. | 21/2007/TT-BKHCN |
62 | Áp dụng tương tự về luật | "(cg. Áp dụng tương tự về quy phạm pháp luật), giải quyết một vụ việc cụ thể không được dự liệu trong luật bằng việc áp dụng một điều luật, một quy phạm pháp luật có nội dung tình tiết gần giống. Việc cho áp dụng tương tự về luật được quy định trong Luật hình sự khi cơ quan lập pháp thấy cần thiết để bảo đảm việc đấu tranh chống tội phạm, vd. Điều 18 - Sắc lệnh 133 ngày 20.1.1953: ""Kẻ nào phạm tội quản quốc khác mà chưa quy định trong luật này, sẽ chiếu theo tội tương tự mà xét xử"". Về hình sự, việc áp dụng tương tự về luật phải chặt chẽ, thận trọng, theo nguyên tắc chung đã được thừa nhận: ""không có luật, không có tội"" (Nulla ponea sine lege)." | Từ điển Luật học trang 18 |
63 | Áp giải | Biện pháp dẫn giải người bị bắt, có người mang vũ khí đi kèm đưa đến địa điểm đã được chỉ định. Áp giải thường được áp dụng đối với những người có lệnh gọi của nhà chức trách nhưng họ không tự nguyện đến hoặc có cơ sở để nghi ngờ họ trốn chạy. Người áp giải phải có lệnh viết của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp người bị áp giải chống đối bằng vũ lực thì người áp giải có quyền sử dụng vũ khí sau khi đã áp dụng các biện pháp cảnh cáo đúng theo luật định. | Từ điển Luật học trang 18 |
64 | Áp thấp nhiệt đới | là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật. | 08/2006/NĐ-CP |
65 | APLAC | (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) là Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á - Thái Bình Dương. | 08/2006/TT-BCN |
66 | APP | (Approach Control Unit): CSCCDV kiểm soát tiếp cận. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
67 | ARP (Antenna Reference Point) | Là một điểm xác định trên ăng ten dùng để quy chiếu các thông số của ăng ten như: khoảng cách tới tâm pha L1/L2, độ lệch tâm pha L1/L2, bán kính ăng ten… | 06/2009/TT-BTNMT |
68 | ASEAN | "(A. Association of South East Asean. Viết tắt ASEAN), tên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, một tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khu vực, được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băngkôc ngày 8.8.1967 của Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước: Thái Lan, Malaixia, Singapo, Philipin và Inđônêxia họp tại Băngkôc (Thái Lan). Đến 1999 đã kết nạp thêm Brunây (1984), Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Mianma (1997), Vương quốc Cămpuchia (1999). Cơ cấu tổ chức của ASEAN: a. Các cơ quan hoạch định chính sách gồm: - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): 3 năm họp một lần chính thức để đề ra phương hướng, chính sách chung cho hoạt động của ASEAN và quyết định các vấn đề lớn của ASEAN. Vd. năm 1992 quyết định thành lập ""Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)"" mà cơ chế thực hiện là ""Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung"" (CEPT). - Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting): Hàng năm, đề ra chính sách của ASEAN tiếp sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. - Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers): hàng năm họp chính thức, hoặc không chính thức khi cần, để báo cáo công tác lên Hội nghị thượng đỉnh. - Hội nghị bộ trưởng các ngành khi cần thì họp để thảo luận chính sách hợp tác ngành. - Hội nghị liên bộ trưởng (JMM) được nhóm họp theo yêu cầu của bộ trưởng ngoại giao hoặc bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN để thúc đẩy hợp tác liên ngành. Tổng thư ký ASEAN: nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại. Các cuộc họp của quan chức cao cấp (SOM, SEOM), các cuộc họp tư vấn chung (JCM). b. Các ủy ban của ASEAN: - Ủy ban thường trực ASEAN (ASC): họp hai tháng một lần, thực hiện các công việc của Hội nghị bộ trưởng ASEAN giữa hai kỳ họp và xem xét các vấn đề cụ thể khác. - Các ủy ban hợp tác chuyên ngành: 3 ủy ban (khoa học - kĩ thuật, văn hóa thông tin, phát triển xã hội) và hai cơ quan hợp tác bảo vệ môi trường và chống ma tuý. c. Các ban thư ký ASEAN: - Ban thư kí quốc tế ASEAN, trụ sở tại Giacacta. - Ban thư kí quốc gia ASEAN. d. Các cơ chế hợp tác với các nước thứ ba: - Hội nghị sau Hội nghị bộ trưởng (PMC). - Các cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại. - Ủy ban ASEAN với nước thứ ba." | Từ điển Luật học trang 19 |
69 | ASHTAM | (special format of NOTAM providing information on the status activities of volcano): NOTAM đặc biệt có mẫu phát hành riêng biệt để thông báo về sự thay đổi hoạt động của núi lửa, sự phun của núi lửa, mây tro bụi núi lửa có ảnh hưởng đến hoạt động bay. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
70 | Asian Development Bank (ADB) | Ngân hàng phát triển châu Á | 44/2002/TTLT-BTC-BYT |
71 | ATIS | (Automatic Terminal Information Service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực sân bay (phát thanh bằng lời). | 12/2007/QĐ-BGTVT |
72 | ATN | (Aeronautical Telecommunication Network): Mạng viễn thông hàng không. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
73 | ATS | (Air traffic services): Dịch vụ không lưu. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
74 | ATS/DS | (Air Traffic Service/Direct Speech): Liên lạc trực thoại không lưu. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
75 | Âu tàu | là công trình chuyên dùng dâng nước, hạ nước để đưa phương tiện qua nơi có mực nước chênh lệch trên đường thuỷ nội địa | 23/2004/QH11 |
76 | AUTO | (Automatic): Chế độ tự động. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
77 | Bậc | là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số tiền lương. | 117/2003/NĐ-CP |
78 | Bãi bỏ | "Quyết định của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tuyên bố một văn bản không có hiệu lực thi hành vì trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cấp trên. ""Quốc hội bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội"" (Điều 84 - Hiến pháp năm 1992). Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng ... (Điều 114 - Hiến pháp năm 1992). Hội đồng nhân dân có quyền bãi bỏ những quyết định sai trái của ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp (Điều 2, 18 - Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 1994)." | Từ điển Luật học trang 21 |
79 | Bãi bỏ điều ước quốc tế | là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết. | 07/1998/PL-UBTVQH10 |
80 | Bãi chôn lấp chất thải rắn | là một diện tích hoặc một khu đất đã được quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của BCL tới môi trường. | 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD |
81 | Bãi công | Một hình thức đấu tranh tập thể của công nhân, viên chức trong công sở, xí nghiệp, nhà máy, cùng nhau bỏ việc nhằm đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu liên quan đến nghề nghiệp như đòi tăng lương, giảm giờ làm việc hay cải thiện điều kiện lao động. (X. Đình công). | Từ điển Luật học trang 21 |
82 | Bãi khóa | Một hình thức đấu tranh tập thể của học sinh, sinh viên cùng nhau nghỉ học nhằm đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu liên quan đến quyền lợi của học sinh, sinh viên như giảm học phí, mở rộng dân chủ,… | Từ điển Luật học trang 21 |
83 | Bãi miễn | Thuật ngữ cũ nay không dùng, thay bằng thuật ngữ bãi nhiệm và miễn nhiệm. | Từ điển Luật học trang 21 |
84 | Bãi nhiệm | là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ. | 22/2008/QH12 |
85 | Bãi nổi, cù lao | là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông | 79/2006/QH11 |
86 | Bãi sông | là vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông | 79/2006/QH11 |
87 | Bãi thị | Hình thức đấu tranh tập thể của những người buôn bán tại các chợ bằng cách cùng nhau bỏ họp chợ, ngừng buôn bán nhằm đòi hỏi thỏa mãn một yêu cầu liên quan đến quyền lợi của người buôn bán như giảm thuế, sắp xếp tại chỗ bán, sửa chợ, … | Từ điển Luật học trang 22 |
88 | Bài thuốc gia truyền | là bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận. | 39/2007/QĐ-BYT |
89 | Bản án | X. Án văn | Từ điển Luật học trang 24 |
90 | Bản án chưa có hiệu lực pháp luật | Bản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành. | Từ điển Luật học trang 24 |
91 | Bản án đã có hiệu lực pháp luật | "Bản án nhất định bắt buộc phải tôn trọng, phải thi hành gồm: án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị; án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm. ""Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành"" (Điều 136 - Hiến pháp năm 1992). Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm." | Từ điển Luật học trang 24 |
92 | Bản án hình sự | "Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Theo Điều 198 - Bộ luật tố tụng hình sự, tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự làm án từ khi nghị án cho đến khi tuyên án. Trong nội dung bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên hội đồng xét xử và thư kí phiên tòa, họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị giam giữ, tạm giam; họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo, họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Trong bản án có ghi rõ căn cứ buộc tội hoặc gỡ tội của ủy viên công tố, những luận cứ của người bào chữa cho bị cáo hoặc người bị thiệt hại và những ý kiến của hội đồng xét xử về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận ý kiến của ủy viên công tố và người bào chữa. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án. Chậm nhất là 15 ngày sau khi tuyên án, toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án." | Từ điển Luật học trang 25 |
93 | Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài | là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự. | 24/2004/QH11 |
94 | Bản bậc vát | Là bản bậc có mũi bậc không song song với mũi bậc hoặc cạnh chiếu tới, chiếu nghỉ phía trên nó. | 09/2008/QĐ-BXD |
95 | Bán buôn | "là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng." | 23/2007/NĐ-CP |
96 | Bán buôn điện | là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực này cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba | 28/2004/QH11 |
97 | Bản cáo bạch | là tài liệu hoặc dữ liệu điện tử công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành. | 70/2006/QH11 |
98 | Bản cáo trạng | "Quyết định của viện kiểm sát truy tố bị can trước tòa án. Bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra để nêu rõ: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội, thủ đoạn, mục đích, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can." | Từ điển Luật học trang 26 |
99 | Bản chính | là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu và chứng thực bản sao. | 79/2007/NĐ-CP |
100 | Bản chính văn bản | là bản hoàn chỉnh về nội dung và thể thức văn bản được cơ quan, tổ chức ban hành. Bản chính có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau. | 110/2004/NĐ-CP |
101 | Bán dâm | là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. | 10/2003/PL-UBTVQH11 |
102 | Bản danh mục NOTAM còn hiệu lực | (Checklist of valid NOTAM) là danh mục các NOTAM còn hiệu lực được phát hành hàng tháng thông qua mạng viễn thông hàng không. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
103 | Bán đấu giá | "Bán công khai theo hình thức công bố một giá khởi điểm để người muốn mua lần lượt trả giá, người nào trả giá cao nhất thì được mua. Chủ sở hữu có quyền bán tài sản của mình theo phương thức bán đấu giá nhưng nói chung, bán đấu giá được thực hiện trong những trường hợp như: tài sản thừa kế mà không chia được bằng hiện vật; tài sản của doanh nghiệp bị phá sản; tài sản bị nhà nước tịch thu mà cần bán đấu giá... Việc bán đấu giá được giao cho cơ quan, tổ chức được pháp luật giao cho quyền bán đấu giá. Ngày và tài sản đấu giá phải được thông báo công khai trước ít nhất 7 ngày đối với bán đấu giá động sản và 30 ngày đối với bán đấu giá bất động sản. Nếu không có ai trả giá cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người trả giá khởi điểm. Những thể thức về bán đấu giá do pháp luật quy định (Điều 452 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 26 |
104 | Bán đấu giá cổ phần | là việc bán cổ phần của doanh nghiệp … (tên Tổ chức phát hành) công khai cho các nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá | 521/QĐ-UBCK |
105 | Bán đấu giá tài sản | là hình thức bán tài sản công khai, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và thủ tục được quy định tại Nghị định này. | 05/2005/NĐ-CP |
106 | Bản đồ | là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu và mầu sắc theo các quy tắc toán học nhất định. Các thể loại bản đồ bao gồm: bản đồ địa hình, bản đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính, bản đồ biển, bản đồ chuyên ngành và các loại bản đồ chuyên đề khác. | 12/2002/NĐ-CP |
107 | Bản đồ cao không - Bản đồ mặt đẳng áp | "(AT): Bản đồ thời tiết tại các mặt đẳng áp tiêu chuẩn có ghi các số liệu khí tượng quan trắc được tại mặt đẳng áp đó;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
108 | Bản đồ cao không-Bản đồ mặt đẳng áp (AT) | Bản đồ thời tiết tại các mặt đẳng áp tiêu chuẩn có ghi các số liệu khí tượng quan trắc được tại mặt đẳng áp đó. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
109 | Bản đồ chuyên đề đường biên giới quốc gia | là sơ đồ được phóng vẽ từ bản đồ địa hình thể hiện kết quả giải quyết đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng. | 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP |
110 | Bản đồ địa chính | là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận | 13/2003/QH11 |
111 | Bản đồ địa giới hành chính | là bản đồ thể hiện các mốc địa giới hành chính và các yếu tố địa vật, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính | 13/2003/QH11 |
112 | Bản đồ dự báo thời tiết | "(Prognostic weather chart): Bản đồ ghi các yếu tố khí tượng mà nhân viên dự báo khí tượng dự báo sẽ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
113 | Bản đồ dự báo thời tiết (Prognostic weather chart | Bản đồ ghi các yếu tố khí tượng mà nhân viên dự báo khí tượng dự báo sẽ xảy ra trong khoảng thời gian nhất định. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
114 | Bản đồ hành chính | là loại bản đồ có nội dung chính thể hiện biên giới quốc gia, địa giới hành chính, tên các đơn vị hành chính và vị trí trung tâm của các đơn vị hành chính. | 03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT |
115 | Bản đồ hiện trạng sử dụng đất | là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính | 13/2003/QH11 |
116 | Bản đồ mặt đất | "(Surface Wx chart): Bản đồ thời tiết có ghi những số liệu khí tượng quan trắc được từ mặt đất;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
117 | Bản đồ mặt đất (Surface Wx chart) | Bản đồ thời tiết có ghi những số liệu khí tượng quan trắc được từ mặt đất. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
118 | Bản đồ nền | là bản đồ chỉ bao gồm yếu tố nền cơ sở địa lý. | 03/2006/TTLT-BTNMT-BVHTT |
119 | Bản đồ quy hoạch sử dụng đất | là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy hoạch, thể hiện sự phân bổ các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch | 13/2003/QH11 |
120 | Bản đồ, sơ đồ hàng không | (Aeronautical maps and charts) là các bản đồ, sơ đồ chứa đựng các tin tức hàng không cần thiết để người lái, các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động bay sử dụng. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
121 | Bán doanh nghiệp | là việc chuyển sở hữu có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác. | 109/2008/NĐ-CP |
122 | Bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp | là phương thức đàm phán, thỏa thuận và ký hợp đồng trực tiếp giữa người bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp với người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp trong trường hợp chỉ có một tổ chức hoặc tập thể người lao động trong doanh nghiệp hoặc một nhóm người hoặc một cá nhân đăng ký mua (sau đây gọi tắt là người đăng ký mua). | 109/2008/NĐ-CP |
123 | Ban Đổi mới tại doanh nghiệp | là tổ chức được thành lập tại doanh nghiệp thực hiện bán, giao doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ quyết định thành lập. | 109/2008/NĐ-CP |
124 | Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp | là tổ chức thuộc Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế hoặc tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định này khi bán doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp hoặc giao doanh nghiệp. | 109/2008/NĐ-CP |
125 | Bàn đổi ngoại tệ | "là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động thu đổi ngoại tệ tiền mặt, bao gồm: a. Bàn trực tiếp: Bàn đổi ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trực tiếp làm dịch vụ đổi ngoại tệ; Bàn trực tiếp được đặt tại Hội sở chính, trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng và các địa điểm khác đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh (thành phố). b. Bàn đại lý: Bàn đổi ngoại tệ của các tổ chức khác làm đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và được Ngân hàng nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh (thành phố) trên địa bàn cấp giấy phép làm đại lý đổi ngoại tệ. Bàn đại lý chỉ được đặt tại các địa điểm ghi trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh (thành phố) cấp." | 1216/2003/QĐ-NHNN |
126 | Bản ghi âm, ghi hình | là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác. | 100/2006/NĐ-CP |
127 | Bản gốc tác phẩm | là bản được tồn tại dưới dạng vật chất mà trên đó việc sáng tạo tác phẩm được định hình lần đầu tiên. | 100/2006/NĐ-CP |
128 | Bản gốc văn bản | là bản thảo cuối cùng được người có thẩm quyền duyệt. | 110/2004/NĐ-CP |
129 | Bán hàng đa cấp | "là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau; hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia và người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận" | 27/2004/QH11 |
130 | Ban hành văn bản pháp luật | "Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự đã được quy định để ra các văn bản pháp luật. Trình tự các bước, các công việc phải làm gồm có: - Trình tự lập hiến để ban hành hiến pháp gồm các bước: xây dựng dự thảo, lấy ý kiến của dự thảo; thẩm tra dự thảo của Ủy ban pháp luật của Quốc hội; thảo luận ở Quốc hội biểu quyết, phải có hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành; công bố do lệnh của chủ tịch nước. - Trình tự lập pháp để ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội gồm các bước: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa kiến nghị, trình dự án, lấy ý kiến. Ủy ban pháp luật thẩm tra dự án; Ủy ban hữu quan của Quốc hội phát biểu; thảo luận ở Quốc hội (đối với luật, nghị quyết của Quốc hội), ở Ủy ban thường vụ Quốc hội (đối với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội); biểu quyết, phải được quá nửa tổng số đại biểu quốc hội, quá nửa tổng số ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành; chủ tịch nước công bố, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được thông qua. Riêng đối với nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của chính phủ, về tuyên bố tình trạng chiến tranh (Điểm 8,9 Điều 91 - Hiến pháp 1992) thì chủ tịch nước có quyền đề nghị ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại (Điều 103 - Hiến pháp năm 1992), nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn giữ ý kiến mà chủ tịch nước không nhất trí thì sẽ trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất." | Từ điển Luật học trang 22 |
131 | Ban kiểm soát công ty cổ phần | Tập thể do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của Hội đồng quản trị nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cổ đông là những chủ sở hữu tài sản của công ty. | Từ điển Luật học trang 23 |
132 | Bán lẻ | là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. | 23/2007/NĐ-CP |
133 | Bán lẻ điện | là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực cho khách hàng sử dụng điện | 28/2004/QH11 |
134 | Bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước | là việc các đơn vị Kho bạc Nhà nước bán trái phiếu trực tiếp cho người mua. | 01/2000/NĐ-CP |
135 | Bán lẻ trái phiếu | là hành vi trực tiếp giao trái phiếu và thu tiền của tổ chức phát hành đối với từng đối tượng mua. | 141/2003/NĐ-CP |
136 | Ban liên hợp quân sự | Tổ chức quân sự do các bên xung đột thoả thuận lập ra nhằm mục đích duy trì các mối liên lạc trực tiếp và phối hợp hành động nhanh chóng trong việc kiểm tra tuân thủ hiệp định đình chỉ xung đột đã được kí kết. Vd. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của Việt Nam đã có 4 lần tổ chức ban liên hợp quân sự: 1. Ban liên kiểm Việt - Pháp, tổ chức ngày 10.9.1946 để thực thi Hiệp định sơ bộ 6.3.1946. 2. Ban liên hợp quân sự Việt - Pháp để thực thi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. 3. Ban liên hợp quân sự 4 bên gồm Việt Nam dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Việt Nam, Mĩ để thực thi Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam. 4. Ban liên hợp quân sự hai bên gồm Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Việt Nam để thực thi Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 23 |
137 | Bản lưu văn thư | "là bản chính văn bản có chữ ký trực tiếp (chữ ký tươi) của người có thẩm quyền;" | 2345/QĐ-BTNMT |
138 | Bản mô tả chi tiết của giống cây trồng | là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả chi tiết được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác. | 104/2006/NĐ-CP |
139 | Bán nợ có truy đòi | là việc mua, bán nợ mà bên bán nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán khoản nợ của bên nợ và thỏa thuận với bên mua nợ trong trường hợp bên nợ không trả nợ khi đến hạn thanh toán, thì bên mua nợ có quyền truy đòi thanh toán khoản nợ đối với bên bán nợ, bên bán nợ phải chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó cho bên mua nợ. | 59/2006/QĐ-NHNN |
140 | Bán phá giá | là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước. | 40/2002/PL-UBTVQH10 |
141 | Bẩn phóng xạ | là chất phóng xạ bám trên bề mặt một vật. | 14/2003/TT-BKHCN |
142 | Bẩn phóng xạ bám chắc | là bẩn phóng xạ không thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển. | 14/2003/TT-BKHCN |
143 | Bẩn phóng xạ không bám chắc | là bẩn phóng xạ có thể rời ra khỏi bề mặt trong quá trình vận chuyển. | 14/2003/TT-BKHCN |
144 | Ban quản lý rừng cộng đồng | là tổ chức do cộng đồng dân cư thôn thành lập để điều phối các hoạt động có liên quan đến quản lý rừng của thôn. | 106/2006/QĐ-BNN |
145 | Bản quy hoạch phát triển công nghiệp | là sản phẩm của quá trình lập quy hoạch, thể hiện thực trạng, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và phân bố công nghiệp theo ngành, theo vùng lãnh thổ, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện. | 40/2005/QĐ-BCN |
146 | Bán rong (buôn bán dạo) | Là các hoạt động bán rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả việc mua nhận sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong. | 46/2009/QĐ-UBND |
147 | Bản sao | Bản chép nguyên văn một bản chính do cơ quan nhà nước cấp cho người hữu quan, hoặc do cá nhân chép từ bản chính. Bản sao do cá nhân làm chỉ có giá trị trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có chứng thực của công chứng viên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền (ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn). Vd. bản sao giấy khai sinh, giấy kết hôn, văn bằng ... nộp theo hồ sơ. Bản sao, chép, chụp, sang băng từ, ... đúng y nguyên bản chính, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học phải theo các quy định của Bộ luật dân sự về quyền tác giả (Điều 761 - Bộ luật dân sự). Không được sao để sử dụng, lưu hành các tác phẩm không được nhà nước bảo hộ (Điều 749 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 26 |
148 | Bản sao bản ghi âm, ghi hình | là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ bản ghi âm, ghi hình. | 100/2006/NĐ-CP |
149 | Bản sao hợp lệ | là bản sao được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực. | 27/2007/QĐ-BTC |
150 | Bản sao lục | là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định. | 110/2004/NĐ-CP |
151 | Bản sao tác phẩm | là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm. | 100/2006/NĐ-CP |
152 | Bản sao tác phẩm kiến trúc | là bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc. | 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD |
153 | Bản sao y bản chính | "là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính;" | 110/2004/NĐ-CP |
154 | Bán tài sản nhà nước | là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản nhà nước cho tổ chức, cá nhân để nhận khoản tiền tương ứng. | 09/2008/QH12 |
155 | Ban thanh tra bảo hộ lao động | Tổ chức được thành lập trong ngành lao động để giúp các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động theo dõi, kiểm tra các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và kiến nghị, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền. Bộ luật lao động quy định thanh tra nhà nước về lao động gồm thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động và thanh tra vệ sinh lao động. Bộ lao động - thương binh và xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động. Bộ y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động. Thanh tra về lao động có các nhiệm vụ chính sau: - Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động. - Điều tra tai nạn lao động và các tiêu chuẩn vệ sinh lao động. - Xem xét, chấp nhận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế, đăng kí và cho phép đưa vào sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ lao động - thương binh và xã hội quy định. - Tham gia xem xét, chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động, xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ Y tế quy định. - Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao động. - Quyết định xử lý các vi phạm luật lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan đó. | Từ điển Luật học trang 23 |
156 | Ban thanh tra công nhân | Tổ chức được thành lập trong các đơn vị sản xuất, với sự tham gia của đại diện công nhân, những người trực tiếp sản xuất. Ban thanh tra của đại diện công nhân giúp kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng lao động, bảo đảm quyền lợi chính đáng của công nhân. | Từ điển Luật học trang 24 |
157 | Bản thảo văn bản | là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan, tổ chức. | 110/2004/NĐ-CP |
158 | Bán theo phương thức đấu giá | là phương thức lựa chọn người mua doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp khi có từ hai người đăng ký mua trở lên thông qua trả giá cạnh tranh công khai tại phiên đấu giá. | 109/2008/NĐ-CP |
159 | Bản thông báo tin tức trước chuyến bay | (Pre-flight information bulletin) là bản thông báo gồm các NOTAM còn hiệu lực có tính chất khai thác quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động bay, được chuẩn bị để cung cấp cho tổ lái trước chuyến bay. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
160 | Ban thư kí Liên hợp quốc | Cơ quan hành chính của Liên hợp quốc, đứng đầu là tổng thư kí Liên hợp quốc do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng bảo an, có sự nhất trí của 5 uỷ viên thường trực, với nhiệm kỳ là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lần thứ 2. Tổng thư kí có quyền đề xuất với Hội đồng bảo an về bất kì vấn đề gì có thể đe doạ hòa bình và an ninh quốc tế, đọc báo cáo hàng năm trước Đại hội đồng. Nhân viên Ban thư kí do tổng thư kí bổ nhiệm, hiện có trên 10 nghìn người trong biên chế. Dưới sức ép của gánh nặng chi phí ngân sách, hiện đang có khuynh hướng cải tổ nhằm thu gọn, giảm bớt biên chế. | Từ điển Luật học trang 24 |
161 | Bản tin khí tượng | "(Met.Report): Bản thông báo về điều kiện khí tượng quan trắc được vào một thời gian và ở một địa điểm xác định;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
162 | Bản tin khí tượng (Met. Report) | Bản thông báo về điều kiện khí tượng quan trắc tại một thời điểm và vị trí xác định. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
163 | Bản tin thời sự | là ấn phẩm định kỳ đăng tin thời sự trong nước và thế giới của cơ quan thông tấn nhà nước. | 51/2002/NĐ-CP |
164 | Bản tin thông tấn | là ấn phẩm định kỳ đăng tin có tính chuyên đề của cơ quan thông tấn nhà nước như văn hóa, thể thao, kinh tế. | 51/2002/NĐ-CP |
165 | Bản tóm tắt nội dung NOTAM còn hiệu lực | (List of valid NOTAM) là bản tóm tắt nội dung của các NOTAM còn hiệu lực được phát hành hàng tháng bằng ngôn ngữ phổ thông. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
166 | Bản trích sao | là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính. | 110/2004/NĐ-CP |
167 | Bán và cam kết mua lại | Là việc bên bán (Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng) bán và chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho bên mua (tổ chức tín dụng hoặc Ngân hàng Nhà nước) đồng thời cam kết mua lại và nhận lại quyền sở hữu giấy tờ có giá đó sau một thời hạn nhất định. | 85/2000/QĐ-NHNN14 |
168 | Bản vẽ hoàn công | là bản vẽ phản ảnh kết quả thực hiện thi công xây lắp do doanh nghiệp xây dựng lập trên cơ sở thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt và kết quả đo kiểm các sản phẩm xây lắp đã thực hiện tại hiện trường được chủ đầu tư xác nhận. | 18/2003/QĐ-BXD |
169 | Bảng cân đối tiền tệ của khu vực thể chế tài chính | là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản có và tài sản nợ tài chính và phi tài chính giữa khu vực thể chế tài chính với các khu vực khác của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. | 82/2007/NĐ-CP |
170 | Bằng chứng kiểm toán | là tài liệu, thông tin do Kiểm toán viên nhà nước thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán, làm cơ sở cho việc đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán. | 37/2005/QH11 |
171 | Bảng dữ liệu giấy chứng nhận loại | "Là bộ phận của giấy chứng nhận loại ghi rõ các điều kiện và giới hạn cần thiết để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đủ điều kiện bay được áp dụng cho loại tàu bay đó; cung cấp định nghĩa chính xác về cấu hình của sản phẩm tàu bay đã được giấy chứng nhận loại đó phê chuẩn; bao gồm các thông tin cần thiết sau: loại động cơ (tên nhà chế tạo, số giấy chứng nhận loại của động cơ, số lượng động cơ lắp trên tàu bay); các loại nhiên liệu có thể sử dụng; cánh quạt và các giới hạn của cánh quạt; tốc độ vòng quay (đối với trực thăng); giới hạn mô-men truyền động (đối với trực thăng); giới hạn tốc độ bay; dải giới hạn trọng tâm tàu bay; dải giới hạn trọng tâm tàu bay với tải trọng rỗng; các điểm tham chiếu, phương tiện dùng để kiểm tra và cân bằng tàu bay; tải trọng tối đa; tổ bay tối thiểu; số lượng ghế; tải trọng hàng hóa tối đa; lượng nhiên liệu tối đa; lượng dầu nhờn tối đa; độ cao hoạt động tối đa; chuyển động của các bánh lái điều khiển; số xuất xưởng; các căn cứ phê chuẩn và chế tạo sản phẩm tàu bay." | 10/2008/QĐ-BGTVT |
172 | Bàng hệ | X. Thứ tự họ hàng | Từ điển Luật học trang 27 |
173 | Bảng lương | X. Thang lương, bảng lương | Từ điển Luật học trang 27 |
174 | Bằng sáng chế | Theo Công ước Pari 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp và một số điều ước quốc tế khác liên quan, bằng sáng chế là bằng độc quyền sáng chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Bằng sáng chế xác nhận: giải pháp kĩ thuật sáng chế, chủ bằng độc quyền sáng chế và quyền sở hữu sáng chế của chủ bằng, tác giả sáng chế và quyền của tác giả đó. Thời hạn có hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế do pháp luật của mỗi nước quy định và được tính từ ngày đầu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Theo pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ sáng chế dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế, bằng sáng chế do Cục sáng chế cấp và có thời hạn là 15 năm tính từ ngày đầu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế. Trong thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, chủ bằng được độc quyền sử dụng sáng chế, chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Đồng thời, chủ bằng sáng chế có nghĩa vụ sử dụng hoặc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước, nộp lệ phí duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế và trả thù lao cho tác giả theo quy định của pháp luật. Tác giả sáng chế có quyền được ghi tên trong bằng độc quyền sáng chế và các tài liệu khoa học kĩ thuật có liên quan được công bố, nhận thù lao do chủ bằng độc quyền sáng chế trả theo quy định nêu trên. Trong thời gian hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, bất cứ tổ chức, cá nhân nào đó những hành động sử dụng sáng chế mà không được phép của chủ bằng thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu của chủ bằng độc quyền sáng chế. Các tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình để được cấp bằng sáng chế ở nước ngoài sau khi được Cục sáng chế chấp nhận đơn ở Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể yêu cầu bảo hộ sáng chế ở Việt Nam để được Cục sáng chế cấp bằng sáng chế và được hưởng các quyền của chủ bằng sáng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi lại. | Từ điển Luật học trang 35 |
175 | Bang tá | 1. Thời thuộc Pháp, bang là một vùng nằm trong một châu, sau là một đơn vị hành chính dưới châu. 2. Chức quan giúp việc cho tri châu, rồi sau được coi là quan đứng đầu địa phương khi bang được coi là một đơn vị hành chính nhỏ hơn châu ở miền núi Bắc và Trung bộ thời thuộc Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, đơn vị hành chính có tên là bang, châu, phủ đều được gọi thống nhất là huyện. | Từ điển Luật học trang 27 |
176 | Bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng | là giấy chứng nhận đủ khả năng đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng trên phương tiện thủy nội địa. | 19/2008/QĐ-BGTVT |
177 | Bão | "Là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh." | 29/2009/TT-BXD |
178 | Bao bì thương phẩm của hàng hoá | "là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá. Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá; b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp." | 89/2006/NĐ-CP |
179 | Báo cáo đầu tư xây dựng công trình | là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư | 16/2003/QH11 |
180 | Báo cáo hiện trạng môi trường | Bao gồm Báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh và Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực. | 09/2009/TT-BTNMT |
181 | Báo cáo khoa học | là báo cáo đánh giá toàn bộ hoặc một phần nội dung nghiên cứu đã kết thúc đối với các các đề tài, dự án, căn cứ theo thời gian tiến hành đã đăng ký hoặc được giao. | 2696/2005/QĐ-UBND |
182 | Báo cáo kiểm toán | là báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán lập và công bố thể hiện ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán. | 105/2004/NĐ-CP |
183 | Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước | là văn bản do Kiểm toán Nhà nước lập và công bố để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. | 37/2005/QH11 |
184 | Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình | là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định | 16/2003/QH11 |
185 | Báo cáo tài chính của Ngân hàng Nhà nước | Là Báo cáo kế toán, tổng hợp và thuyết minh các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước, được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước. | 1511/2001/QĐ-NHNN |
186 | Báo cáo tài chính NHNN | là các báo cáo tổng hợp và thuyết minh các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ chủ yếu của toàn hệ thống Ngân hành nhà nước, được lập theo chế độ kế toán hiện hành trên cơ sở tổng hợp và hợp nhất báo cáo từ các đơn vị thuộc hệ thống NHNN. | 23/2008/QĐ-NHNN |
187 | Báo cáo thống kê | là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành | 04/2003/QH11 |
188 | Báo cáo từ tàu bay (Airep) | Bản báo cáo từ một tàu bay đang bay tuân theo các yêu cầu về báo cáo vị trí, tình trạng hoạt động hoặc điều kiện khí tượng. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
189 | Báo cáo từ tầu bay (Airep) | "Bản báo cáo từ một tầu bay đang bay tuân theo các yêu cầu về báo cáo vị trí, tình trạng hoạt động hoặc điều kiện khí tượng;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
190 | Báo chí | là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. | 51/2002/NĐ-CP |
191 | Bảo chi séc | là việc người thực hiện thanh toán bảo đảm thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. | 159/2003/NĐ-CP |
192 | Bào chữa | (cg. Biện hộ), quyền của bị can, bị cáo được đưa ra các chứng cứ, lí lẽ, được đặt câu hỏi, được tranh luận trong giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ người bào chữa, hay nhờ luật sư bào chữa cho mình. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ (Điều 12 - Bộ luật tố tụng hình sự). | Từ điển Luật học trang 27 |
193 | Bảo đảm | "Trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường. Bảo đảm được tiến hành bằng những biện pháp gọi là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, phạt vi phạm. Đối với một số quan hệ khác, còn quy định những biện pháp: bảo đảm phù hợp, bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua; bảo đảm quyền sử dụng của người thuê bảo hành. - Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp. Trong trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sỡ hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán, thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. - Trong trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua, thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vd. bên bán bán một cái nhà mà họ đang thuê của nhà nước; bên mua biết mà vẫn mua thì tiền mua nhà đó sẽ bị tịch thu và họ không được đòi bồi thường thiệt hại. Trong việc cho thuê tài sản thì nghĩa vụ bảo đảm của bên cho thuê là: - Bảo đảm tài sản cho thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sữa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản cho thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sữa chữa (Điều 482 - Bộ luật dân sự). - Bảo đảm quyền sử dụng ổn định tài sản cho thuê. Nếu có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản cố định, thì bên thuê có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại." | Từ điển Luật học trang 27 |
194 | Bảo đảm an ninh thông tin | Là các hoạt động quản lý, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống hành vi sử dụng, lợi dụng cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin để xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của công dân. | 06/2008/TTLT-BTTTT-BCA |
195 | Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng | "Là sự toàn vẹn của hệ thống thiết bị, mạng lưới, công trình bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; sự toàn vẹn, bí mật của thư, bưu phẩm, bưu kiện, gói, kiện hàng hóa, thông tin được chuyển qua mạng lưới bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; sự an toàn của các bên tham gia vào quá trình thiết lập, cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin." | 06/2008/TTLT-BTTTT-BCA |
196 | Bảo đảm dự thầu | là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. | 61/2005/QH11 |
197 | Bảo đảm pháp luật | Một trong những quyền cơ bản của công dân. Mọi quyền, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công dân như quyền nhân thân, quyền dân sự, quyền chính trị xã hội, quyền sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc … đều được nhà nước bảo hộ bằng những điều luật cụ thể được ghi trong các đạo luật cụ thể. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho các quyền công dân đã được ghi trong các đạo luật phải được thực thi, phải tạo điều kiện cho công dân được hưởng các quyền đó. Trong trường hợp có sự vi phạm đến các quyền của công dân thì phải áp dụng các biện pháp để loại trừ. Cán bộ, công chức nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền và quyền lợi của công dân. | Từ điển Luật học trang 28 |
198 | Bảo đảm thực hiện hợp đồng | là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. | 123/QĐ-BTC |
199 | Bảo đảm tiền vay | là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. | 178/1999/NĐ-CP |
200 | Báo điện tử | là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính (Internet, Intranet). | 51/2002/NĐ-CP |
201 | Bão đổ bộ | là khi tâm bão đã vào đất liền. | 307/2005/QĐ-TTG |
202 | Bảo dưỡng | là việc kiểm tra đánh giá, vệ sinh công nghiệp, hiệu chỉnh hoặc sửa chữa thay thế bộ phận không đủ tiêu chuẩn khai thác. | 39/2005/QĐ-BGTVT |
203 | Bảo dưỡng tầu bay | là các hoạt động kiểm tra, sửa chữa, thay thế, đại tu, cải tiến hoặc sửa chữa hỏng hóc của tầu bay hoặc thiết bị tầu bay, được thực hiện từng dạng đơn lẻ hoặc kết hợp các dạng hoạt động khác nhau. | 16/2006/QĐ-BGTVT |
204 | Bao gửi | là hàng hoá được gửi theo bất kỳ chuyến tàu khách nào mà người gửi không đi cùng chuyến tàu đó. | 35/2005/QH11 |
205 | Bảo hành | "Trách nhiệm của người bán đối với vật bán, trong một thời hạn gọi là thời hạn bảo hành do hai bên thỏa thuận, hoặc pháp luật quy định, trong thời gian ấy mà người mua phát hiện những khuyết tật làm cho vật mua không sử dụng được đúng mục đích sử dụng hoặc không sử dụng được một cách bình thường thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền (Điều 438, 439 - Bộ luật dân sự; Điều 66 - Luật thương mại). Khuyết tật được bảo hành phải là: a) Khuyết tật mà nếu người mua được biết thì sẽ không mua hoặc chỉ mua với giá thấp hơn. b) Khuyết tật không bộc lộ khi mua, vì nếu khuyết tật đã bộc lộ mà người mua vẫn mua thì người bán không phải chịu trách nhiệm. c) Người mua không thể biết được khuyết tật đó khi mua. d) Khuyết tật đó tồn tại trước khi mua bán vì nếu đã bán rồi mà người mua có lỗi trong khi sử dụng thì người mua phải chịu trách nhiệm. Bên bán có nghĩa vụ: a) Sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết. b) Chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua. c) Hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do hai bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lí; nếu bên bán không sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó, thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật lấy lại tiền. Bên mua còn có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kĩ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Tuy nhiên, bên bán không phải bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại, nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại." | Từ điển Luật học trang 28 |
206 | Bảo hành công trình | là công việc sửa chữa các hư hỏng công trình xảy ra trong thời hạn bảo hành của doanh nghiệp xây dựng thi công công trình | 18/2003/QĐ-BXD |
207 | Bảo hành sản phẩm | Chế định của ngành thương mại với nội dung quy định nhà sản xuất, trong một thời gian nhất định kể từ ngày bán sản phẩm của mình cho người tiêu thụ, phải sửa chữa những khuyết tật, hư hỏng do lỗi của sản xuất gây ra cho khách hàng. Trong thời gian bảo hành sản phẩm, người tiêu thụ có quyền yêu cầu nhà sản xuất đổi sản phẩm khác hoặc sửa chữa những khuyết tật, hư hỏng do lỗi của sản xuất gây ra không phải trả tiền. Thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm là biện pháp đấu tranh nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thể hiện văn minh thương nghiệp cao. | Từ điển Luật học trang 29 |
208 | Bảo hành xây lắp công trình | là sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp đối với nhà thầu xây lắp về chất lượng trong thời gian nhất định của sản phẩm đã hoàn chỉnh đưa vào sử dụng. Nhà thầu xây dựng có nghĩa vụ thực hiện sửa chữa các hư hỏng do mình gây nên trong thời hạn bảo hành. | 35/1999/QĐ-BXD |
209 | Bảo hiểm | Việc đảm bảo bồi thường một số tiền cho người, tổ chức mua bảo hiểm hoặc người, tổ chức được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm (sức khoẻ, tính mạng, tài sản…) bị thiệt hại. Vd. Người mua bảo hiểm nhân thọ bị ốm phải chi phí thuốc men, ... | Từ điển Luật học trang 29 |
210 | Bảo hiểm có tổn thất riêng | (A. With Average. Viết tắt WA), hình thức bảo hiểm được ghi trong quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), trong đó, ngoài những rủi ro, tổn thất được nêu trong bảo hiểm miễn tổn thất riêng, bên nhận bảo hiểm còn phải bồi thường thêm tổn thất bộ phận, vì thiên tai như ở các trường hợp: bão làm ướt hàng, sét đánh vỡ hàng mà tàu không bị mắc cạn, đâm, va nhau. | Từ điển Luật học trang 30 |
211 | Bảo hiểm đầu | là khu vực kéo dài của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh. | 20/2009/NĐ-CP |
212 | Bảo hiểm hỗn hợp | là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ | 24/2000/QH10 |
213 | Bảo hiểm miễn tổn thất riêng | (A. Free from Particular Average. Viết tắt FPA), hình thức bảo hiểm được ghi trong quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam, trong đó bên nhận bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường những rủi ro, tổn thất của hàng hóa trong những trường hợp như sau: - Tổn thất toàn bộ do thiên tai và tai nạn bất ngờ ngoài biển. - Tổn thất bộ phận bất ngờ ngoài biển. - Tổn thất bộ phận vì thiên tai, nhưng chỉ giới hạn trong các trường hợp tàu hay phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, bị đâm phải đá ngầm, bị đắm hay bị tiêu huỷ trên đường vận chuyển. - Mất nguyên kiện hoặc nhiều kiện hàng trong khi bốc dỡ hoặc chuyển tải. - Tổn thất toàn bộ hoặc bộ phận trong khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn. | Từ điển Luật học trang 30 |
214 | Bảo hiểm mọi rủi ro | (A. All Rish. Viết tắt AR), hình thức bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển theo quy tắc năm 1965 của Công ty bảo hiểm Việt Nam, trong đó bên bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất, hư hỏng hàng hóa do thiên tai, tai nạn bất ngờ ngoài biển, tai nạn bất ngờ khác và những nguyên nhân khách quan khác gây nên như hàng hóa bị đỗ vỡ, mất mát, hư hỏng thiếu hụt, mất trộm ... Những rủi ro có tính chất đương nhiên xảy ra, chắc chắn xảy ra do bản chất của hàng hoá hoặc do lỗi của người được bảo hiểm đều không được bên nhận bảo hiểm bồi thường. Rủi ro chiến tranh, đình công, bạo động, nổi loạn ... Cũng không được bên nhận bảo hiểm bồi thường vì đã có điều kiện bảo hiểm riêng. | Từ điển Luật học trang 30 |
215 | Bảo hiểm nhân thọ | Bảo hiểm về tuổi thọ, hình thức bảo hiểm tự nguyện trong đó người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho bên nhận bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ ra đời từ năm 1583 ở Anh. Ở Việt Nam, Công ty bảo hiểm nhân thọ (gọi tắt Bảo Việt nhân thọ) ra đời từ năm 1996 với thời hạn bảo hiểm 5 năm, 10 năm và bảo hiểm trẻ em đến tuổi trưởng thành. | Từ điển Luật học trang 31 |
216 | Bảo hiểm phi nhân thọ | là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ | 24/2000/QH10 |
217 | Bảo hiểm sinh kỳ | là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm | 24/2000/QH10 |
218 | Bảo hiểm sườn | là phần của dải bay nằm dọc hai bên sườn của đường cất, hạ cánh nhằm giảm nguy cơ mất an toàn cho tàu bay khi cất cánh, hạ cánh. | 20/2009/NĐ-CP |
219 | Bảo hiểm trả tiền định kỳ | "là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm" | 24/2000/QH10 |
220 | Bảo hiểm trọn đời | là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong | |
221 | Bảo hiểm tử kỳ | là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm | 24/2000/QH10 |
222 | Bảo hiểm xã hội | "Những quy định của luật lao động nhằm ""bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác"" (Điều 140 - Bộ luật lao động; Điều 1 - Nghị định số 12/CP ngày 26.1.1995). Bảo hiểm xã hội gồm có: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các đối tượng sau đây gọi chung là người lao động; người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng là 10 lao động trở lên; lao động là người Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí hoặc tham gia có quy định khác; lao động trong các tổ chức dịch vụ thuộc các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; lao động trong các doanh nghiệp tổ chức của lực lượng vũ trang; người giữ chức vụ dân cử, bầu cử trong các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể; cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn: nguồn người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ tiền lương; người lao động đóng bằng 5% tiền lương; nhà nước đóng và hỗ trợ; các nguồn khác Bảo hiểm xã hội Việt Nam do nhà nước thống nhất quản lý quỹ bảo hiểm xã hội theo pháp luật và trực tiếp quản lý thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội." | Từ điển Luật học trang 31 |
223 | Bảo hiểm xã hội bắt buộc | là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. | 71/2006/QH11 |
224 | Bảo hiểm xã hội tự nguyện | là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. | 71/2006/QH11 |
225 | Bảo hiểm y tế | là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này. | 25/2008/QH12 |
226 | Bảo hiểm y tế toàn dân | là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia bảo hiểm y tế. | 25/2008/QH12 |
227 | Báo hiệu hàng hải | là thiết bị hoặc công trình được thiết lập để chỉ dẫn cho người đi biển định hướng và xác định vị trí của tầu thuyền. | 53/2005/QĐ-BGTVT |
228 | Báo hiệu hàng hải AIS | là trạm AIS được lắp đặt để truyền phát thông tin về một báo hiệu hàng hải. AIS là hệ thống nhận dạng tự động truyền phát thông tin giữa các trạm AIS với nhau, hoạt động trên các dải tần số VHF. | 53/2005/QĐ-BGTVT |
229 | Báo hình | là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện khác nhau). | 51/2002/NĐ-CP |
230 | Bảo hộ lao động | "Toàn bộ các quy định mà nhà nước ban hành để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động trong quá trình lao động nhằm phóng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm các quy định về an toàn lao động và các quy định về vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động, người lao động, mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động đều phải nghiêm chỉnh tuân theo các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động (Chương IX - Bộ luật lao động; Nghị định 06/CP ngày 20.1.1995 của chính phủ)." | Từ điển Luật học trang 31 |
231 | Bảo hộ ngoại giao | 1. Hành động của một quốc gia trong quan hệ đối ngoại đòi nước ngoài tôn trọng những quy định của luật quốc tế đối với những viên chức ngoại giao, lãnh sự của mình, nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của những viên chức này (như những quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự). 2. Sự bảo hộ của quốc gia đối với kiều dân của mình cư trú ở nước ngoài đòi thực hiện những quyền lợi hợp pháp của kiều dân, khi những quyền lợi của họ bị nước sở tại vi phạm mà họ không thể sử dụng pháp luật của nước sở tại đó để tự bảo vệ. | Từ điển Luật học trang 32 |
232 | Bảo hộ quốc tế quyền tác giả | "Giữ gìn, bảo vệ chống lại các vi phạm quyền tác giả theo điều ước quốc tế hai bên, theo Công ước quốc tế Becnơ năm 1886 về ""Bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật"", Công ước Giơnevơ năm 1952 về ""Bản quyền (quyền tác giả) thế giới"". Cả hai công ước này đã được bổ sung, hoàn chỉnh nhiều lần. Các quốc gia thành viên của công ước căn cứ vào công ước để quy định việc bảo hộ quyền tác giả trong luật quốc gia và có thể bảo lưu một số điểm. Việt Nam đã có Nghị định về quyền tác giả (14.11.1986), đã thành lập Hãng bảo hộ quyền tác giả (Vinaauteur) từ năm 1987. Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở phần thứ 6, với 3 chương phần thứ 7 từ Điều 745 - 838. Để điều hành công ước, đã hình thành tổ chức quốc tế có tên là ""Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới"" (World Intellectual Property Organization) gọi tắt là WIPO. Từ 1974, WIPO trở thành một tổ chức chính thức của Liên hợp quốc. Việt Nam được WIPO công nhận là thành viên thường trực của Ủy ban về hợp tác và phát triển quyền tác giả của các nước đang phát triển từ năm 1988. (Xt. Quyền tác giả; Quyền sở hữu trí tuệ)." | Từ điển Luật học trang 33 |
233 | Bảo hộ quốc tế tính mạng người trên biển | "Quy định trong một số điều ước quốc tế về các biện pháp phòng ngừa, tai nạn đối với tính mạng, sức khoẻ của người trên biển, về cứu sinh trên biển, cứu hộ trên biển, vd. Công ước quốc tế bảo hộ tính mạng của người trên biển năm 1974; Nghị định thư liên quan đến công ước bảo hộ tính mạng của người trên biển năm 1978; Công ước quốc tế bảo đảm an toàn các tàu đánh cá năm 1977; Công ước quốc tế về công tác đào tạo, cấp bằng đi biển của thủy thủ năm 1978; các quy chế hướng dẫn thực hiện các công ước liên quan đến các yêu cầu thiết kế, vận hành, phương tiện liên lạc, chống cháy của tàu, Công ước về luật biển năm 1982,..." | Từ điển Luật học trang 32 |
234 | Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp | Chế định của Bộ luật dân sự về việc nhà nước công nhận quyền sở hữu của tác giả các sáng tác trong lĩnh vực công nghiệp bằng việc cấp văn bằng bảo hộ về các quyền, lợi ích, nghĩa vụ đối với sáng tác của mình trong thời gian bảo hộ (Điều 780 - Bộ luật dân sự) (Xt. Quyền sở hữu công nghiệp). Các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ gồm: a) Sáng chế: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. b) Giải pháp hữu ích: giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. c) Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài của sản phẩm với đường nét hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố ấy, có tính cách mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. d) Nhãn hiệu hàng hoá: những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. đ) Tên gọi xuất xứ hàng hóa: tên địa phương, nơi sản xuất ra một mặt hàng được lấy để đặt tên cho mặt hàng. Thông thường, một số mặt hàng được gọi theo tên nơi sản xuất, vd. đồ sứ Bát Tràng, đồ sứ Hải Dương, the La Cả, lụa Hà Đông (Điều 781 - 786 - Bộ luật dân sự). Các đối tượng sáng tác trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và các đối tượng khác mà pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định không được bảo hộ (Điều 787 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 32 |
235 | Báo in | là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn). | 51/2002/NĐ-CP |
236 | Bảo kê mại dâm | là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm. | 10/2003/PL-UBTVQH11 |
237 | Bảo lãnh | là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. | 33/2005/QH11 |
238 | Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba | là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. | 178/1999/NĐ-CP |
239 | Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm | là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh , tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. | 283/2000/QĐ-NHNN14 |
240 | Bảo lãnh bị can, bị cáo | Biện pháp ngăn chặn mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng bằng cách giao bị can, bị cáo cho cá nhân (ít nhất phải có 2 người) hoặc tổ chức nhận bảo lãnh với cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và phải có mặt khi có giấy triệu tập (Điều 75 - Bộ luật tố tụng hình sự). Ở một số nước, cá nhân hay tổ chức nhận bảo lãnh phải đặt một số tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đã cam đoan. | Từ điển Luật học trang 33 |
241 | Bảo lãnh chính phủ | Là cam kết của Chính phủ với người cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. | 29/2009/QH12 |
242 | Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài | là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. | 72/2006/QH11 |
243 | Bảo lãnh dân sự | Việc một người hay một tổ chức (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận chỉ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Vd. Ông A vay một món nợ của ông B. Ông C bảo lãnh cho món nợ đó. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm tiền nợ gốc, tiền lãi, tiền phạt vi phạm và tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Vd. Ông C bảo lãnh cho ông A vay một món nợ của quỹ tín dụng thì việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước. Khi người bảo lãnh đã phải trả nợ thay thì họ có quyền đòi người được bảo lãnh hoàn lại số tiền đã trả (Điều 336 - 376 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 34 |
244 | Bảo lãnh đối ứng | là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng (Bên phát hành bảo lãnh đối ứng) phát hành cho một tổ chức tín dụng khác (bên bảo lãnh) về việc đề nghị bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho các nghĩa vụ của khách hàng của bên phát hành bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp, khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên phát hành bảo lãnh đối ứng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh. | 283/2000/QĐ-NHNN14 |
245 | Bảo lãnh dự thầu | là cam kết của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của nhà xuất khẩu. Trường hợp nhà xuất khẩu phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ thực hiện thay. | 151/2006/NĐ-CP |
246 | Bảo lãnh hoàn thanh toán | là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh. | 283/2000/QĐ-NHNN14 |
247 | Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ | là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. | 49/2005/QH11 |
248 | Bảo lãnh ngân hàng | "là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay" | 20/2004/QH11 |
249 | Bảo lãnh phát hành chứng khoán | là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. | 70/2006/QH11 |
250 | Bảo lãnh phát hành trái phiếu | là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành về việc thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết. | 52/2006/NĐ-CP |
251 | Bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ | là việc tổ chức bảo lãnh giúp Bộ Tài chính thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường, nhận mua trái phiếu Chính phủ để bán lại hoặc mua số trái phiếu Chính phủ còn lại chưa được phân phối hết. | 01/2000/NĐ-CP |
252 | Bảo lãnh thanh toán | là một bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn. | 283/2000/QĐ-NHNN14 |
253 | Bảo lãnh thực hiện hợp đồng | là cam kết của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của nhà xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ thực hiện thay. | 151/2006/NĐ-CP |
254 | Bảo lãnh tín dụng | là cam kết bằng văn bản của Quỹ Bảo lãnh tín dụng (bên bảo lãnh) với tổ chức tín dụng cho vay vốn (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng/người vay vốn (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc và hoàn trả cho bên bảo lãnh số tiền đã được trả thay. | 53/2007/QĐ-UBND |
255 | Bảo lãnh tín dụng đầu tư | là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ trả nợ thay cho bên đi vay. | 106/2004/NĐ-CP |
256 | Bảo lãnh vay vốn | là cam kết của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với tổ chức cho vay vốn về việc sẽ trả nợ thay cho chủ đầu tư, nhà xuất khẩu trong trường hợp chủ đầu tư, nhà xuất khẩu không trả hoặc trả nợ không đủ cho bên nhận bảo lãnh. | 151/2006/NĐ-CP |
257 | Bảo lãnh vay vốn nước ngoài | là cam kết của cơ quan bảo lãnh với người cho vay nước ngoài về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của người vay (người được bảo lãnh). Trường hợp người vay (người được bảo lãnh) không trả được nợ khi đến hạn, cơ quan bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho người vay (người được bảo lãnh). | 134/2005/NĐ-CP |
258 | Bảo lãnh vay vốn nước ngoài của Chính phủ | là việc Chính phủ, thông qua Bộ Tài chính, cam kết bảo lãnh vay vốn nước ngoài cho người vay. | 134/2005/NĐ-CP |
259 | Bảo lưu | 1. Giữ lại ý kiến riêng của mình khác với ý kiến của đa số nghị quyết để tiếp tục làm sáng tỏ sự đúng, sai trong những lần sau. Bảo lưu là cách tránh sự áp đặt ý kiến đa số về vấn đề được nêu. Người bảo lưu ý kiến vẫn phải phục tùng tuyệt đối và hành động theo quyết định của tập thể và không được chống lại. 2. Pháp nhân khi tham gia hoặc kí kết một điều ước tổ chức tuyên bố không chấp nhận một số điều khoản nhất định, không chịu ràng buộc về mặt pháp lí bởi nội dung một số điều khoản của điều ước ấy. | Từ điển Luật học trang 34 |
260 | Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | là tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | 41/2005/QH11 |
261 | Bảo mật dữ liệu | là việc thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm các dữ liệu này không bị sử dụng vào các mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng. | 30/2006/QĐ-BYT |
262 | Báo nói | là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương trình phát thanh). | 51/2002/NĐ-CP |
263 | Bảo quản di tích | là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những tác nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích. | 05/2003/QĐ-BVHTT |
264 | Bảo quản giếng | là việc gia cố các nút ngăn và lắp đặt các thiết bị trong giếng nhằm đảm bảo cho giếng khoan được an toàn trong một thời gian nhất định sau đó vẫn có thể tiếp tục các công việc thăm dò, thử vỉa, khai thác một cách thuận lợi. | 37/2005/QĐ-BCN |
265 | Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp | Là hoạt động cất giữ vật liệu nổ công nghiệp trong kho, trong quá trình vận chuyển đến nơi sử dụng hoặc tại nơi sử dụng. | 39/2009/NĐ-CP |
266 | Bão tan | là bão đã suy yếu thành vùng áp thấp, sức gió mạnh nhất dưới cấp 6. | 307/2005/QĐ-TTG |
267 | Bao thanh toán | là hình thức chiết khấu chứng từ nhằm tài trợ tín dụng đối với doanh nghiệp, trên cơ sở mua lại các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp phát sinh từ việc bán hàng trả chậm, thực hiện việc quản lý hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp. | 79/2002/NĐ-CP |
268 | Bao thanh toán trong nước | là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. | 1096/2004/QĐ-NHNN |
269 | Bao thanh toán xuất-nhập khẩu | là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất- nhập khẩu. | 1096/2004/QĐ-NHNN |
270 | Bao tiền | Là bao tiền giấy đóng gói theo quy định | 60/2006/QĐ-NHNN |
271 | Bảo toàn vốn nhà nước tại công ty nhà nước | là việc giữ nguyên, không để thâm hụt số vốn nhà nước tại công ty nhà nước trong suốt quá trình kinh doanh. | 199/2004/NĐ-CP |
272 | Bảo tồn chuyển chỗ | "là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền." | 20/2008/QH12 |
273 | Bảo tồn đa dạng sinh học | "là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền." | 20/2008/QH12 |
274 | Bảo tồn di tích | là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng và phát huy giá trị của di tích đó. | 05/2003/QĐ-BVHTT |
275 | Bảo tồn tại chỗ | "là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng." | 20/2008/QH12 |
276 | Bảo trì công trình | là sự đảm bảo bắt buộc theo luật pháp về chất lượng nhằm duy trì khả năng chịu lực, mỹ quan, duy trì sự sử dụng hoặc vận hành của bộ phận, hạng mục, công trình đã hoạt động theo một chu kỳ thời gian do đơn vị thiết kế và nhà chế tạo quy định cần phải sửa chữa, thay thế, phục hồi chức năng, bảo đảm tuổi thọ và an toàn vận hành. Chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo trì công trình theo quy định của đơn vị thiết kế ghi trong thuyết minh thiết kế kỹ thuật và quy trình bảo trì của nhà chế tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. | 35/1999/QĐ-BXD |
277 | Bảo trì đường bộ | là thực hiện các công việc bảo dưỡng và sửa chữa nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác | 26/2001/QH10 |
278 | Bảo vệ an ninh quốc gia | là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. | 54/2005/QH11 |
279 | Bảo vệ quyền sở hữu | Biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người nhằm bảo đảm chủ sở hữu thực thi quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Bằng quy định của pháp luật, nhà nước xác định phạm vi thực hiện quyền sở hữu và bảo vệ các quyền đã được xác định đó. Khi quyền sở hữu bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu phải chịu những hậu quả pháp lí nhất định. Nhà nước Việt Nam sử dụng nhiều ngành luật khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu (như hiến pháp, luật hình sự, luật dân sự, luật đầu tư...). Mỗi ngành luật bảo vệ quyền sở hữu theo phương pháp điều chỉnh riêng của nó. | Từ điển Luật học trang 34 |
280 | Bảo vệ tài nguyên nước | là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước | 08/1998/QH10 |
281 | Bắt | "Một trong những biện pháp ngăn chặn mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc toà án áp dụng khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi thấy cần để bảo đảm việc thi thành án (Điều 61 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988). Không được bắt người vào ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang. (Xt. Bắt để tạm giam; Bắt khẩn cấp; Bắt người phạm tội quả tang; Bắt người đang bị truy nã)." | Từ điển Luật học trang 36 |
282 | Bắt buộc chữa bệnh | "Biện pháp cưỡng chế có tính chất y tế, được áp dụng đối với các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Khi phạm tội, hay khi bị đưa ra xét xử bị mắc bệnh hoặc mất khả năng như trên, hoặc đối với người đang chấp hành hình phạt bị bệnh hoặc mất khả năng như trên (Điều 12, 35 - Bộ luật hình sự). Việc quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh phải căn cứ vào kết luận của hội đồng giám định pháp y và do viện kiểm sát hay tòa án, tuỳ theo giai đoạn tố tụng, bằng cách đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Nếu thấy không cần thiết đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người bảo lãnh trông nom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu là người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh, toà án có thể quyết định đưa họ vào cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt. Về thời gian bắt buộc chữa bệnh, căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bắt buộc chữa bệnh đã khỏi hoặc bệnh trạng đã giảm thì viện kiểm sát, toà án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù." | Từ điển Luật học trang 36 |
283 | Bắt cóc | Bắt đem giấu đi để làm con tin nhằm buộc gia đình, người thân phải nộp tiền chuộc (Điều 152 - Bộ luật hình sự). Tội phạm hoàn thành khi đã có hành vi bắt cóc và đòi tiền chuộc, không kể là có lấy được tiền chuộc hay không. Nếu vì không đạt được mục đích đòi tiền chuộc mà kẻ phạm tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của con tin thì tuỳ hành vi thực hiện mà xử thêm tội giết người hoặc cố ý gây thương tích cùng với tội bắt cóc theo nguyên tắc phạm nhiều tội. Do tính chất rất nguy hiểm, bắt cóc được coi là tội nghiêm trọng bị phạt tù 2 - 10 năm hoặc 7 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp. b. Dùng vũ khí hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác. c. Gây hậu quả nghiêm trọng. d. Tái phạm nguy hiểm. | Từ điển Luật học trang 37 |
284 | Bắt để tạm giam | "Biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo theo lệnh của viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, viện kiểm sát quân sự; chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân, tòa án quân sự các cấp, thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh hoặc tòa án quân sự cấp quân khu trở lên, chủ toạ phiên tòa. Lệnh bắt để tạm giam của trưởng, phó công an cấp huyện; thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên và thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân phải được viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành (Điều 62 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988). (Xt. Tạm giam)." | Từ điển Luật học trang 37 |
285 | Bất động sản | Các tài sản không tự di chuyển được, bao gồm: a. Đất đai. b. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó (như: ống dẫn nước, cột điện, cột chống sét, phù điêu gắn ở tường, … mà nếu tháo rời ra sẽ làm cho nhà ở hoặc công trình xây dựng không sử dụng được hoặc mất giá trị). c. Các tài sản gắn liền với đất đai như cây cối đang trồng trên đất, khoáng sản trong lòng đất,... d. Các tài sản khác do pháp luật quy định. Các tài sản khác được nhà nước quy định (Điều 181 - Bộ luật dân sự) do yêu cầu quản lý chặt chẽ. Bất động sản phải được đăng kí. Mua bán, thế chấp bất động sản phải lập thành văn bản có chứng thực, chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền,... | Từ điển Luật học trang 39 |
286 | Bắt giữ | Bắt và tạm giữ người bị tình nghi phạm tội có thể bị phạt tù mà không cần lệnh của cơ quan điều tra, viện kiểm sát. Bắt giữ là việc làm cấp bách nhằm xác định và củng cố các chứng cứ của tội phạm. Bắt giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn mà Điều 61 - Bộ luật tố tụng hình sự cho phép cơ quan điều tra, viện kiểm sát áp dụng để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể về các điều kiện và thủ tục bắt giữ cần phải tuân thủ để việc bắt giữ là hợp pháp, nếu không thì có thể bị truy cứu trách nhiệm về hành vi bắt giữ người trái phép. Điều 172 - Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người vi phạm trật tự phiên toà thì tùy trường hợp, có thể bị chủ toạ phiên toà cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ. | Từ điển Luật học trang 38 |
287 | Bất hồi tố | "Nguyên tắc của luật hình sự chỉ có hiệu lực từ sau ngày được công bố. Nguyên tắc trên được quy định ở Điều 7 - Bộ luật hình sự như sau: 1. Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện. 2. Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác. Vì yêu cầu đấu tranh chống tội phạm, cơ quan lập pháp có thể quy định một văn bản pháp luật hình sự, một điều luật về hình sự có thể có hiệu lực hồi tố. Vd. Điều 2 - Sắc lệnh 64 ngày 23.11.1945 ""... Ban thanh tra có thể truy tố cả các việc đã xảy ra trước ngày ban bố sắc lệnh này...""; Sắc lệnh thành lập Ban thanh tra đặc biệt, toà án đặc biệt để truy tố và xét xử các nhân viên của uỷ ban nhân dân, của chính phủ. 3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành." | Từ điển Luật học trang 39 |
288 | Bất khả xâm phạm | "(Không được động chạm đến, không được xâm phạm vào), quyền của một thực thể, một chủ thể không bị xâm phạm đến một số đối tượng của mình được luật quốc tế công nhận, luật quốc gia quy định. 1. Quyền tuyệt đối của quốc gia, bao gồm bất khả xâm phạm về độc lập, lãnh thổ, biên giới trên bộ, trên biển, trên không; chủ quyền, an ninh của dân tộc; ""Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,... đều bị nghiêm trị theo pháp luật"" (Điều 13 - Hiến pháp năm 1992). 2. Quyền cơ bản của công dân bao gồm bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, chỗ ở, thư tín (Điều 71 - Hiến pháp năm 1992) ""Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm..."". Điều 73 ""Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở..."" Mọi việc bắt, giữ, giam người, khám chỗ ở, kiểm soát thư tín,... phải do các cơ quan có thẩm quyền và phải theo đúng pháp luật. 3. Quyền bất khả xâm phạm của đại biểu quốc hội, nghị sĩ (x. Miễn trừ nghị viên). 4. Quyền bất khả xâm phạm của cơ quan ngoại giao, nhân viên ngoại giao (x. Miễn trừ ngoại giao)." | Từ điển Luật học trang 40 |
289 | Bắt khẩn cấp | "Bắt không cần có lệnh phê chuẩn trước của viện kiểm sát để ngăn chặn ngay, đề phòng việc trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ khi có căn cứ người đó đang chuẩn bị phạm tội, khi người bị hại hoặc người có mặt ở nơi xảy ra phạm tội xác nhận đúng người đã phạm tội, khi có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chỗ ở của người bị nghi là phạm tội. Trưởng, phó công an cấp huyện; thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên và cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân, chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới; người chỉ huy máy bay, tàu biển khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn (Điều 63 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988)." | Từ điển Luật học trang 38 |
290 | Bát nghị | "8 loại người được chiếu cố, nghị xét giảm tội theo Điều 3 - Chương danh lệ - Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê) gồm: 1. Nghị thân: những người thuộc họ Tôn Thất từ hàng đản miếu (họ hàng nhà vua trong 5 thế hệ) trở lên; họ hoàng thái hậu từ hàng phải để tang ti ma (họ hàng để tang 3 tháng); họ hoàng hậu từ tiểu công (họ hàng phải để tang 5 tháng) trở lên. 2. Nghị cố: những người cũ (người đã theo giúp vua lâu ngày hoặc những người giúp việc từ triều trước). 3. Nghị hiền: những người có đức hạnh lớn. 4. Nghị năng: những người có tài năng lớn. 5. Nghị công: những người có công lớn. 6. Nghị quý: những quan lại hàm tam phẩm trở lên, những quan tản chức nhị phẩm trở lên. 7. Nghị cần: những người cần mẫn trong chức vụ đảm đương. 8. Nghị tân: những con cháu các triều vua trước hoặc khách quý của vua." | Từ điển Luật học trang 35 |
291 | Bắt người đang bị truy nã | Truy tìm, lùng bắt bị cáo bỏ trốn mà có lệnh của cơ quan có thẩm quyền cho lùng tìm để bắt (lệnh truy nã). Bất kì người nào cũng có quyền bắt, tước vũ khí và giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. (Điều 64 - Bộ luật tố tụng hình sự). | Từ điển Luật học trang 38 |
292 | Bắt người phạm tội quả tang | Bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bất kì người nào cũng có quyền bắt và tước vũ khí rồi giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát, hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất (Điều 64 - Bộ luật tố tụng hình sự). | Từ điển Luật học trang 39 |
293 | Bắt quân hay ăn quân | Quân của một bên thay thế vào vị trí của một quân đối phương và nhấc quân đó của đối phương bỏ ra ngoài một cách hợp lệ. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
294 | Bầu | "Biểu thị ý chí của cá nhân hay tập thể trong việc lựa chọn người đại diện cho mình vào cơ quan lãnh đạo các cấp của nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, … Bầu được thể hiện bằng các hình thức: biểu quyết trực tiếp: giơ tay hay ấn nút điện tử (x. Biểu quyết), bỏ phiếu bầu hoặc bằng cách khác biểu thị sự đồng ý hay không đồng ý việc lựa chọn người đại diện cho mình. Vd. cử tri trực tiếp tham gia bầu đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; đảng viên, thành viên các đảng phái, đoàn thể, tổ chức trực tiếp bầu ra thành viên của cơ quan lãnh đạo của đảng, đoàn thể, tổ chức của mình,... Trình tự, thủ tục bầu người đại diện vào cơ quan đại diện nhà nước do luật định, vào cơ quan lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội do điều lệ, quy chế của đoàn thể, tổ chức đó quy định." | Từ điển Luật học trang 40 |
295 | Bầu cử | "Cử tri bỏ phiếu lựa chọn người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) chế định quan trọng của luật nhà nước, thể hiện quyền cơ bản của công dân tham gia xây dựng chính quyền nhân dân. Luật bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân quy định bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quy định quyền bầu cử, ứng cử của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc tòa án nhân dân tước các quyền đó. Quy định tiêu chuẩn, số lượng đại biểu; nguyên tắc tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử; cách thức tổ chức bầu cử; giám sát việc bầu cử, bảo đảm cho cuộc bầu cử tiến hành dân chủ, đúng pháp luật; các biện pháp xử lí những hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử." | Từ điển Luật học trang 40 |
296 | Bauxit | là khoáng sản rắn, được cấu tạo chủ yếu bởi hydroxyt nhôm (gipxit, bơmit, diaspor), ít hơn là các oxyt, hydroxyt sắt và các khoáng vật sét mà ở đó tỷ lệ giữa oxyt nhôm và oxyt silic gọi là modun silic (ký hiệu là µsi) không được nhỏ hơn 2. Căn cứ vào thành phần khoáng vật, bauxit được chia ra làm hai loại: hydrat đơn (bơmit, diaspor) và hydrat 3 (gipxit). | 27/2007/QĐ-BTNMT |
297 | Bay chuyên nghiệp | "(General aviation): Là các chuyến bay phục vụ cho những mục đích kinh tế nhất định không phải là vận chuyển thương mại hàng không như bay huấn luyện, bay chụp ảnh, khảo sát địa hình, tài nguyên, bay phục vụ khai thác dầu khí, bay phục vụ nông nghiệp, bay biểu diễn thể thao, bay tắc xi du lịch, bay thám sát bão và một số hoạt động bay khác;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
298 | Bè | là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thuỷ nội địa | 23/2004/QH11 |
299 | Bè cứu sinh nhẹ | Là loại bè chế tạo bằng thép, nhựa có các ngăn kín nước hoặc được chế tạo bằng các vật liệu có tính nổi, có dây bám và sàn, dùng để giữ được một số người nổi trên mặt nước và một số trẻ em/ người quá yếu trên sàn (sau đây viết tắt là bè nhẹ). | 59/2009/TT-BTC |
300 | Bể than | là diện tích phân bố các trầm tích chứa than có các điều kiện thành tạo và phát triển địa chất chung trong một thời kỳ địa chất nhất định. Trong phạm vi bể than dựa vào đặc điểm địa chất - kinh tế mà chia ra các vùng than, mỏ than, phân khu mỏ than. | 25/2007/QĐ-BTNMT |
301 | Bên bán nợ | là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức có nhiệm vụ thực hiện việc mua, bán nợ trực thuộc tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài sở hữu khoản nợ. | 59/2006/QĐ-NHNN |
302 | Bên bảo đảm | là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp. | 163/2006/NĐ-CP |
303 | Bên bảo lãnh | là Ngân hàng Phát triển Việt Nam. | 151/2006/NĐ-CP |
304 | Bến cảng | bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. | 71/2006/NĐ-CP |
305 | Bên cho thuê hợp vốn | Là nhóm công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (từ 2 công ty cho thuê tài chính trở lên) phối hợp với nhau để thực hiện việc cho thuê hợp vốn đối với bên thuê theo quy định tại Thông tư này. | 08/2006/TT-NHNN |
306 | Bên được bảo lãnh | là chủ đầu tư, nhà xuất khẩu được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh. | 151/2006/NĐ-CP |
307 | Bên ký kết nước ngoài | là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế. | 41/2005/QH11 |
308 | Bên mời thầu | là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. | 61/2005/QH11 |
309 | Bên mua bảo hiểm | là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng | 24/2000/QH10 |
310 | Bên mua hàng | là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng. | 1096/2004/QĐ-NHNN |
311 | Bên mua nợ | là các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu mua khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mới của khoản nợ. | 59/2006/QĐ-NHNN |
312 | Bên mua và cho thuê lại | là các công ty cho thuê tài chính được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. | 07/2006/TT-NHNN |
313 | Bên nhận bảo đảm | là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ. | 163/2006/NĐ-CP |
314 | Bên nhận bảo đảm ngay tình | là bên nhận bảo đảm trong trường hợp không biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. | 163/2006/NĐ-CP |
315 | Bên nhận bảo lãnh | là các tổ chức cho chủ đầu tư, nhà xuất khẩu vay vốn hoặc bên mời thầu các hợp đồng xuất khẩu. | 151/2006/NĐ-CP |
316 | Bên nhận quyền thương mại | là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp. | 35/2006/NĐ-CP |
317 | Bên nhận quyền thương mại sơ cấp | là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của khoản 3 Điều này trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp. | 35/2006/NĐ-CP |
318 | Bên nhận quyền thướng mại thứ cấp | là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp. | 35/2006/NĐ-CP |
319 | Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá | là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác. | 36/2005/QH11 |
320 | Bên nhượng quyền thương mại | là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp. | 35/2006/NĐ-CP |
321 | Bên nhượng quyền thướng mại thứ cấp | là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp. | 35/2006/NĐ-CP |
322 | Bên nước ngoài | là người nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài. | 144/2003/NĐ-CP |
323 | Bên uỷ thác mua bán hàng hoá | là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác. | 36/2005/QH11 |
324 | Bệnh dại | Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh ở động vật và người, gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc. Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã. Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá huỷ mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tuỳ thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Thời gian ủ bệnh ở con vật có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10-15 ngày phát bệnh thường thải vi rút qua nước bọt gây nhiễm cho người, gia súc khác qua vết cào, cắn, liếm. | 48/2009/TT-BNNPTNT |
325 | Bệnh nghề nghiệp | "Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động theo danh mục các bệnh nghề nghiệp do Bộ y tế và Bộ lao động thương binh và xã hội quy định (Điều 106 - Bộ luật lao động). (Xt. An toàn lao động; Bảo hiểm xã hội; Vệ sinh lao động)." | Từ điển Luật học trang 41 |
326 | Bệnh truyền nhiễm | là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm | 03/2007/QH12 |
327 | Bệnh viện công lập | là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập | 44/2007/QĐ-BYT |
328 | Bị can | "Người bị khởi tố về hình sự theo quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra (Điều 34 - Bộ Luật tố tụng hình sự). Bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì, đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Bị can được giao nhận bản sao quyết định khởi tố, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, được giao nhận bản kết luận điều tra sau khi kết thúc điều tra, bảo cáo trạng sau khi viện kiểm sát quyết định truy tố, có quyền khiếu nại các quyết định của cơ quan điều tra và viện kiểm sát. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải, nếu trốn tránh sẽ bị truy nã. (Xt. Người tham gia tố tụng)." | Từ điển Luật học trang 45 |
329 | Bị cáo | "Người bị tòa án quyết định đưa ra xét xử (Điều 34 - Bộ luật tố tụng hình sự). Bị cáo được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; được tham gia phiên toà; được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; đưa ra chứng cứ và những yêu cầu; nói lời sau cùng trước khi nghị án; được kháng cáo bản án và quyết định của toà án. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải. (Xt. Người tham gia tố tụng)." | Từ điển Luật học trang 45 |
330 | Bị đơn | Người bị nguyên đơn kiện hoặc bị viện kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung trong những vụ án dân sự, kinh tế, lao động. Bị đơn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Ngoài những quyền và nghĩa vụ chung của các đương sự, bị đơn còn có quyền phản tố tức là đưa ra yêu cầu của mình đối với nguyên đơn. Ở những trường hợp sau đây: a. Bị đơn đưa ra một số tiền mà nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn để cho hai bên trừ nợ cho nhau. b. Bị đơn đưa ra yêu cầu ngược lại với nguyên đơn và việc thực hiện yêu cầu này sẽ làm cho yêu cầu của nguyên đơn không còn có căn cứ nữa (vd. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường do vi phạm hợp đồng nhưng bị đơn lại yêu cầu toà án huỷ hợp đồng đó vì bị đơn đã bị nguyên đơn cưỡng ép hoặc lừa dối nên mới kí hợp đồng). c. Bị đơn không phủ nhận yêu cầu của nguyên đơn nhưng đưa ra yêu cầu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu của nguyên đơn (vd. nguyên đơn đòi bị đơn phải trả tiền thuê nhà, nhưng bị đơn lại cho rằng nguyên đơn đã để mặc cho nhà hư hỏng, họ đã báo cho nguyên đơn biết trước là họ phải chi ra một số tiền để chữa nhà, cho nên nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn số tiền đó). Nếu đã triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng thì thẩm phán có quyền ra quyết định phạt tiền người đó từ 15 - 50 nghìn đồng (Điều 20 - Pháp lệnh ngày 29.11.1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự). | Từ điển Luật học trang 46 |
331 | Bị đơn trong vụ án dân sự | là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. | 24/2004/QH11 |
332 | Bí mật an ninh, quốc phòng | "Những điều liên quan đến an ninh, quốc phòng cần phải giữ kín không được tiết lộ, phải bảo quản theo những quy định của Nhà nước, chỉ những người có thẩm quyền mới được biết về bí mật an ninh, quốc phòng (Pháp lệnh ngày 28.10.1991). Bí mật an ninh quốc phòng gồm: a. Kế hoạch chiến lược phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước. b. Tổ chức, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang; phương án vận chuyển và cất giấu vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo. c. Tài liệu về đường biên giới chưa công bố; bản đồ quân sự, toạ độ điểm hạng I, hạng II nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo; vị trí và trị số các mốc chính của các trạm khí tượng thủy văn, hải văn; số liệu, độ cao số không tuyệt đối các mốc hải văn. d. Các khu vực cấm mà Hội đồng bộ trưởng đã xác định. đ. Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh quốc gia, chưa công bố. e. Mật mã quốc gia g. Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián. h. Những cuộc đàm phán với nước ngoài về quốc phòng, an ninh quốc gia,... chưa công bố (X. Bí mật nhà nước)." | Từ điển Luật học trang 41 |
333 | Bí mật chính trị | Lĩnh vực rất quan trọng của bí mật nhà nước, bao gồm: a. Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại chưa công bố hoặc không công bố b. Các cuộc đàm phán về chính trị giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa được công bố. c. Những tin tức của nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam chưa được công bố. (Pháp lệnh ngày 28.10.1991). (Xt. Bí mật nhà nước). | Từ điển Luật học trang 42 |
334 | Bí mật công nghệ | "Phương pháp, cách thức, quy trình chế tạo một sản phẩm được nhiều hơn, tốt hơn hoặc rẻ hơn mà nhà sản xuất giữ bí mật đối với đối thủ cạnh tranh, khi chưa xin văn bằng bảo hộ. Trường hợp chuyển giao công nghệ, các bên thỏa thuận về phạm vi, mức độ bảo mật đối với công nghệ được chuyển giao; nếu không có thoả thuận thì bên được chuyển giao công nghệ phải giữ bí mật về tất cả các thông tin là nội dung hoặc có liên quan đến công nghệ được chuyển giao trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực như bảo vệ các thông tin bí mật của chính mình. Bên được chuyển giao công nghệ vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật thì phải bồi thường thiệt hại cho bên chuyển giao công nghệ (Điều 820 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 42 |
335 | Bí mật đời tư | Những thông tin, tư liệu sự kiện, hoàn cảnh về đời tư của cá nhân mà người khác không được loan truyền nếu không được người đó đồng ý hoặc pháp luật cho phép. Bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ (Điều 34 - Bộ luật dân sự năm 1995). Quyền đối với bí mật đời tư gồm cả quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền tự do thư tín của công dân. Do đó, không ai được khám xét chỗ ở, bóc, mở, kiểm soát thư, điện tín, điện thoại, bưu kiện của người khác nếu mình không phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (xt. Bất khả xâm phạm). Người bị vi phạm bí mật đời tư có quyền yêu cầu người vi phạm phải: a. Chấm dứt hành vi vi phạm. b. Xin lỗi, cải chính công khai. c. Bồi thường thiệt hại. Trường hợp hành vi vi phạm cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị xét xử về tội xâm phạm chỗ ở của công dân, tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện báo của người khác (Điều 120, 121 - Bộ luật hình sự năm 1986). | Từ điển Luật học trang 42 |
336 | Bí mật kinh doanh | là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. | 50/2005/QH11 |
337 | Bí mật kinh doanhz | là thông tin không phải là hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó và được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được | 27/2004/QH11 |
338 | Bí mật kinh tế | "Những vấn đề về kinh tế, tài chính của nhà nước phải giữ kín, chưa được công bố hoặc không được công bố, bí mật đời tư bao gồm các vấn đề về: a. Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố hoặc không công bố; kế hoạch phát triển tiền tệ, khóa an toàn của từng mẫu tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố. b. Số liệu tuyệt đối về thu chi ngân sách nhà nước chưa công bố; số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố. c. Phương án giá mà nhà nước chưa công bố. d. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của nhà nước, địa điểm, trữ lượng của các mỏ kim loại quý hiếm, chất phóng xạ chưa công bố. đ. Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, khoa học, công nghệ chưa công bố. e. Kế hoạch xuất nhập khẩu các mặt hàng giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển tiềm năng kinh tế xã hội của đất nước. g. Các cuộc đàm phán về kinh tế, khoa học, công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa công bố (Pháp lệnh ngày 28.10.1991). (Xt. Bí mật nhà nước)." | Từ điển Luật học trang 43 |
339 | Bí mật nhà nước | "(cg. Bí mật quốc gia), những tin tức về vụ việc, tài liệu, số liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bí mật nhà nước có loại tuyệt mật và loại mật theo danh sách do những người đứng đầu các cơ quan nhà nước cấp trung ương, các chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương quy định. Người làm lộ bí mật nhà nước hoặc vi phạm những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc bị xử lý về hình sự (tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước). (Điều 92, 93 - Bộ luật hình sự năm 1986)." | Từ điển Luật học trang 43 |
340 | Bí mật thư tín, điện tín, điện thoại | "Nội dung thư tín, điện tín, điện thoại thuộc về bí mật đời tư, không ai được loan truyền, đặc biệt là những nhân viên bưu điện phải giữ bí mật, phải chuyển giao đúng địa chỉ, không được làm thất lạc… Hiến pháp năm 1992 quy định: ""Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật"". Điều 7 - Bộ luật tố tụng hình sự quy định: ""Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và kỉ luật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của bộ luật này"". Điều 121 - Bộ luật hình sự quy định: ""Người nào chiếm đoạt thư, điện báo hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn, thư tín, điện báo của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm""." | Từ điển Luật học trang 44 |
341 | Bí mật thương mại | "Những điều mà các thương nhân giữ kín trong khi thực hiện các hành vi thương mại. Vd. Bí quyết về công nghệ (Điều 554 - Bộ luật dân sự về nghĩa vụ của người nhận gia công đối với các thông tin về quy trình gia công… vận dụng và gia công thương mại theo Điều 131 - Luật thương mại). Bí mật về tài khoản ở ngân hàng. Bí mật về hồ sơ đấu thầu ""Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan trong suốt quá trình đấu thầu"" (Điều 149 - Luật thương mại). Bí mật về những thông tin trong những quan hệ về môi giới, đại diện thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa (Điều 86, 93, 107 - Luật thương mại về nghĩa vụ giữ bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của người đại diện cho thương nhân, của người môi giới thương mại, của người được uỷ thác). Nội dung bí mật thương mại do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho bên kia." | Từ điển Luật học trang 44 |
342 | Bí quyết | là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. | 11/2005/NĐ-CP |
343 | Bí quyết kỹ thuật | là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ | 80/2006/QH11 |
344 | Bí thư ngoại giao | "Viên chức ngoại giao có hàm ngoại giao sau đại sứ, công sứ, tham tán, trước tuỳ viên ngoại giao. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàm bí thư thứ nhất, hàm bí thư thứ hai thuộc cấp ngoại giao trung cấp; hàm bí thư thứ ba thuộc cấp ngoại giao sơ cấp. Khi thực hiện chức vụ ngoại giao ở nước ngoài, bí thư thứ nhất, thứ hai, thứ ba được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước tiếp nhận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế." | Từ điển Luật học trang 45 |
345 | Bị vong lục | Văn kiện ngoại giao giải trình, lí giải và phân tích vấn đề đưa ra cơ sở, luận cứ và kiến giải theo lập trường của quốc gia. Có hai loại bị vong lục: một loại là phụ lục đính kèm thư riêng hoặc công hàm với mục đích làm gọn văn bản chính. Loại thứ hai là tài liệu độc lập được trình bày chi tiết hơn loại thứ nhất. Cả hai loại đều được chuyển hoặc gửi theo con đường văn thư. | Từ điển Luật học trang 46 |
346 | Biên bản | "Văn bản do cơ quan, cán bộ có thẩm quyền lập để ghi lại một cách đầy đủ một việc đã tiến hành, một sự việc đã xảy ra (ngày, tháng, năm, địa điểm, nội dung của sự việc …) và đặc biệt là quá trình, kết quả của các hoạt động tố tụng để lưu làm chứng cứ như: biên bản khám nghiệm hiện trường (biên bản ghi lại các dấu vết, tang vật ... tìm thấy ở nơi xảy ra việc phạm tội như trộm cắp, án mạng ...); biên bản lấy lời khai của bị can, người làm chứng; biên bản hoà giải một việc tranh chấp... Biên bải phải có chữ kí của người hữu quan, của những người làm chứng, người có mặt ở hiện trường... sau khi được nghe đọc lại (Điều 59, 78 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988)." | Từ điển Luật học trang 46 |
347 | Biển cả | (biển quốc tế, biển công, biển mở hoặc biển tự do), tất cả những phần biển nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền của quốc gia như vùng đặc quyền kinh tế, vùng lãnh hải, vùng nội thuỷ của một quốc gia đồng thời cũng không thuộc vùng biển giữa các đảo của một quốc gia quần đảo (Điều 86 - Công ước năm 1982 về luật biển). Biển cả được để ngỏ, tất cả các quốc gia dù có biển hay không đều có quyền tự do trên biển cả bao gồm: a. Tự do hàng hải. b. Tự do hàng không. c. Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm theo quy định của Công ước năm 1982 về luật biển. d. Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác theo quy định của pháp luật quốc tế. đ. Tự do đánh bắt hải sản. e. Tự do nghiên cứu khoa học (Điều 87 - Công ước năm 1982). Biển cả phải được sử dụng vào các mục đích hòa bình. Mọi quốc gia đều có quyền cho các tàu thuyền treo cờ của mình đi trên biển cả. | Từ điển Luật học trang 47 |
348 | Biên chế | là số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. | 116/2003/NĐ-CP |
349 | Biển đảo | là khái niệm bao hàm các yếu tố liên quan đến đường biên giới, ranh giới trên biển và các đảo, các quần đảo thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. | 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP |
350 | Biến điện áp (VT) | Là thiết bị biến đổi điện áp, mở rộng phạm vi đo điện áp và điện năng cho hệ thống đo đếm. | 27/2009/TT-BCT |
351 | Biên độ bán phá giá | là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam. | 20/2004/PL-UBTVQH11 |
352 | Biên độ bán phá giá không đáng kể | là biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam. | 20/2004/PL-UBTVQH11 |
353 | Biên độ dao động giá | là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu. | 25/QĐ-TTGDHCM |
354 | Biên độ giá thị trường | là tập hợp các giá trị về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm được xác định từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh, tùy theo quy định về các phương pháp xác định giá thị trường. | 117/2005/TT-BTC |
355 | Biên độ lũ | Là trị số chênh lệch mực nước giữa mực nước đỉnh lũ và mực nước ngay trước lúc lũ lên. | 18/2008/QĐ-BTNMT |
356 | Biến động bất thường | "Là biến động về giá cả hoặc về lượng cung - cầu đối với các mặt hàng thiết yếu xảy ra không bình thường, làm giá bán lẻ trên thị trường tăng hoặc giảm bình quân 15% trở lên so với mức giá trên thị trường trước khi có biến động trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục; do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế; các tổ chức, cá nhân lạm dụng vị thế độc quyền, liên kết độc quyền để quy định giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác; do đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; do tác động bởi tin đồn thất thiệt, thông tin không chính xác; hoặc do các điều kiện bất thường khác gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố." | 24/2009/QĐ-UBND |
357 | Biến dòng điện (CT) | Là thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm vi đo dòng điện và điện năng cho hệ thống đo đếm. | 27/2009/TT-BCT |
358 | Biến động về tài sản phải kê khai | là sự tăng, giảm tài sản, thu nhập phải kê khai so với lần kê khai gần nhất. | 37/2007/NĐ-CP |
359 | Biên giới quốc gia | Ranh giới phân định lãnh thổ của một quốc gia giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất, vùng biển với các quốc gia khác. Biên giới quốc gia là bất khả xâm phạm. Việc vi phạm biên giới quốc gia bị pháp luật quốc tế coi là xâm phạm chủ quyền quốc gia và làm phát sinh trách nhiệm quốc tế. Biên giới quốc gia trên bộ và trên biển của các quốc gia kề cận nhau được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan. Trong trường hợp lãnh thổ quốc gia trên biển tiếp giáp với biển cả, thì quốc gia tự xác định đường quốc giới trên biển phù hợp với pháp luật quốc tế, đặc biệt là phù hợp với Công ước năm 1982 về luật biển. | Từ điển Luật học trang 47 |
360 | Biển kín hay nửa kín | "Một vịnh, một vũng hay một vùng biển do nhiều quốc gia bao bọc xung quanh và thông với một biển khác hay với đại dương qua một cửa hẹp, hoặc là hoàn toàn hay chủ yếu do các lãnh hải và các vùng đặc quyền về kinh tế của nhiều quốc gia tạo thành. Các quốc gia ở ven bờ một biển kín hay nửa kín phải hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ của họ theo Công ước, thông qua một tổ chức khu vực hoặc trực tiếp phối hợp với nhau trong quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên sinh vật của biển đó; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; phối hợp chính sách nghiên cứu khoa học trong vùng được xem xét; phối hợp với các quốc gia khác thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học chung (Điều 122, 123 - Công ước năm 1982)." | Từ điển Luật học trang 47 |
361 | Biện pháp cưỡng chế của Liên hợp quốc | Chế tài được áp dụng theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm loại trừ mối đe doạ đối với hoà bình, an ninh quốc tế, loại trừ sự vi phạm hòa bình và hành vi xâm lược. Để chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang có nguy hại đến nền hoà bình thế giới hoặc có hành vi xâm lược. Biện pháp cưỡng chế có thể là các biện pháp phi vũ lực theo quy định tại Điều 41 - Hiến chương Liên hợp quốc (vd. cắt đứt toàn bộ hoặc một phần quan hệ kinh tế, cắt đứt các phương tiện thông tin liên lạc, giao lưu hàng hải, hàng không, đường sắt ...), hoặc các biện pháp dùng lực lượng vũ trang liên quân của các thành viên Liên hợp quốc. Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên hợp quốc có toàn quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh Liên hợp quốc, trên cơ sở quyết định phù hợp với nguyên tắc nhất trí của các uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an. Hội đồng bảo an cũng vận dụng các thoả hiệp khu vực hoặc các cơ quan khu vực để thực hiện việc cưỡng chế dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bảo an, hoặc uỷ quyền cho các cơ quan đó thực hiện biện pháp cưỡng chế, trừ trường hợp quy định tại Điều 53, 107 - Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là các biện pháp chế tài áp dụng đối với những nước thù địch trong Chiến tranh thế giới II và những nước tái diễn hành vi xâm lược chống các nước thành viên khác. Các biện pháp cưỡng chế kém phần hiệu quả do chính sách dung túng của các thế lực phản động quốc tế. | Từ điển Luật học trang 48 |
362 | Biện pháp giáo dục | Các cách tiếp cận để thuyết phục dưới các hình thức trò chuyện, giảng dạy, đưa đi tham quan, cung cấp tài liệu nghiên cứu… để tác động vào tư duy, tình cảm, nhận thức, ý thức, tri thức nhằm tạo cho đối tượng có được lối suy nghĩ, hành động phù hợp với yêu cầu đặt ra. Biện pháp giáo dục được xem là biện pháp quan trọng của công tác quản lý hành chính. Làm tốt biện pháp giáo dục nhà quản lý sẽ tạo ra được sự đồng lòng, đồng sức, sự nhất trí cao, tinh thần hăng say lao động, tinh thần tự giác tuân thủ kỉ cương, kỉ luật, pháp luật của mọi thành viên trong tổ chức. Hiệu quả, chất lượng hoạt động của tổ chức do đó mà được nâng cao không ngừng. | Từ điển Luật học trang 48 |
363 | Biện pháp hành chính | Cách thức được quy định để xử lý một việc vi phạm pháp luật do các cơ quan hành chính (cơ quan quản lý nhà nước) hay cán bộ, công chức có thẩm quyền áp dụng đối với cơ quan, tổ chức hay cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật: vd. Rút giấy phép kinh doanh, thu bằng lái xe, phạt tiền. Các biện pháp hành chính gồm: - Hình thức xử phạt hành chính: cảnh cáo, phạt tiền. - Hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép (thu hồi có thời hạn hoặc không thời hạn bằng lái các phương tiện giao thông, các loại giấy phép), tịch thu tang vật phương tiện vi phạm. - Các biện pháp hành chính khác: buộc khôi phục lại tình trạng cũ hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, không phép. Buộc bồi thường thiệt hại trực tiếp do vi phạm gây ra tới mức được quy định trong văn bản về xử phạt hành chính. Buộc tiêu huỷ các văn hóa phẩm đồi truỵ, vật phẩm có thể gây hại cho sức khoẻ con người, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động. Toà án nhân dân các cấp có thể áp dụng các biện pháp hành chính đối với các hành vi cản trở hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức tội phạm. | Từ điển Luật học trang 49 |
364 | Biện pháp kỉ luật | Các thức được quy định để xử lý việc vi phạm pháp luật về nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức và chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự do cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng bằng các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc… | Từ điển Luật học trang 49 |
365 | Biện pháp ngăn chặn | "Biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng hình sự do điều tra viên, kiểm sát viên và tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo nếu có đủ căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, cản trở việc xác minh sự thật về vụ án hoặc sẽ tiếp tục hoạt động phạm tội, cũng như để bảo vệ việc thi hành án (Điều 61 - Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988). (Xt. Bắt; Tạm giữ; Tạm giam; Bảo lãnh)." | Từ điển Luật học trang 49 |
366 | Biện pháp nghiệp vụ | là các biện pháp công tác của Công an nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. | 54/2005/QH11 |
367 | Biện pháp nghiệp vụ trong bảo vệ an ninh quốc gia | là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật | 32/2004/QH11 |
368 | Biện pháp quản lý chất lượng | Là các biện pháp kỹ thuật hoặc biện pháp khác ngoài kỹ thuật nhằm kiểm soát sản phẩm, hàng hoá về chất lượng, an toàn, điều kiện sản xuất, điều kiện môi trường, điều kiện lưu hành và các nội dung khác như ghi nhãn, xuất xứ. | 19/2009/TT-BKHCN |
369 | Biện pháp SPS | "là bất kỳ biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật nào được áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật và thực vật trong lãnh thổ Việt Nam khỏi nguy cơ xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu, bệnh, vật mang bệnh hay vật gây bệnh, nguy cơ từ các chất phụ gia thực phẩm, tạp chất, độc chất hoặc vật gây bệnh trong thực phẩm, đồ uống hoặc thức ăn chăn nuôi, nguy cơ từ các bệnh do động vật, thực vật hay sản phẩm của chúng đem lại hoặc từ việc xâm nhập, xuất hiện và lan truyền của sâu hại hay bệnh dịch và ngăn chặn hay hạn chế tác hại khác do sự xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền của sâu hại và dịch bệnh, bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật; các quy định, yêu cầu và thủ tục, tiêu chuẩn cuối cùng của sản phẩm; các quá trình và phương pháp sản xuất, thử nghiệm, thanh tra, chứng nhận và thủ tục chấp thuận; xử lý kiểm dịch kể cả các yêu cầu gắn với việc vận chuyển động vật hay thực vật, các nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển; các điều khoản về phương pháp thống kê có liên quan, thủ tục lấy mẫu và phương pháp đánh giá nguy cơ; các yêu cầu đóng gói và dán nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm." | 04/2008/QĐ-BNN |
370 | Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới | là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được. | 73/2006/QH11 |
371 | Biện pháp tư pháp | "Biện pháp do tòa án áp dụng đối với người phạm tội, ngoài các hình phạt (Điều 33, 34, 35 - Bộ luật hình sự). Các biện pháp tư pháp gồm có: tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, hoặc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh. Biện pháp thứ nhất: Tòa án có thể quyết định tịch thu sung công quỹ nhà nước: a) những vật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm; b) những vật, tiền bạc của người khác nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm; c) những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; d) những vật, tiền bạc thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành. Biện pháp thứ hai: Người phạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt do người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra, trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, toà án có thể bắt buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại. (Xt. Bắt buộc chữa bệnh)." | Từ điển Luật học trang 49 |
372 | Biện pháp về thuế để tự vệ | là biện pháp được áp dụng đối với một loại hàng hóa nhất định được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. | 45/2005/QH11 |
373 | Biến tố/Chuyển điệu | "Là thay đổi trong âm điệu hoặc độ cao của giọng nói; thay đổi trong dạng thức của một từ thể hiện các đặc điểm ngữ pháp như số, ngôi hay thời." | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
374 | Biệt dược | là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với tên gốc hoặc tên chung quốc tế. | 34/2005/QH11 |
375 | Biệt ngữ | Ngôn ngữ chuyên ngành của một lĩnh vực cụ thể. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
376 | Biệt phái | là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ. | 22/2008/QH12 |
377 | Biệt thự | Là nhà ở riêng biệt có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, mặt nước), có tường rào và lối ra vào riêng biệt. Trong biệt thự có đầy đủ và hoàn chỉnh các phòng để ở (ngủ, sinh hoạt chung, ăn...), phòng phụ (vệ sinh, bếp, kho, nhà để xe...). Mỗi tầng ít nhất có 02 phòng ở quay mặt ra sân hay vườn. Trang thiết bị kỹ thuật, vệ sinh có chất lượng cao hoặc tương đối cao. Giải pháp kiến trúc, mỹ thuật, trang trí, hoàn thiện bên trong, bên ngoài nhà chất lượng cao hoặc tương đối cao. | 15/2008/QĐ-UBND |
378 | Biệt trữ | Tình trạng nguyên liệu ban đầu hoặc nguyên liệu bao gói, sản phẩm trung gian, bán thành phẩm hoặc thành phẩm được tách riêng biệt một cách cơ học, hoặc bằng các biện pháp hiệu quả khác, trong khi chờ đợi quyết định cho phép xuất xưởng, loại bỏ hoặc tái chế. | 15/2008/QĐ-BYT |
379 | Biểu đồ chạy tàu | là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hàng năm, hàng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu phải thể hiện được số lượng đôi tàu, việc vận dụng đầu máy, toa xe, ga tác nghiệp và thời gian chạy tàu trên các khu gian trong một ngày đêm trên một đoạn tuyến, một khu đoạn, một tuyến đường sắt. | 69/2005/QĐ-BGTVT |
380 | Biểu đồ chạy xe | là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia trên cùng một tuyến xe buýt. | 18/2006/QĐ-UBND-TG |
381 | Biểu giá chi phí tránh được | là biểu giá được tính theo các chi phí tránh được của hệ thống điện quốc gia khi có một (01) kWh công suất phát từ nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo được phát lên lưới điện phân phối. | 18/2008/QĐ-BCT |
382 | Biểu giá điện | là bảng kê các mức giá và khung giá điện cụ thể áp dụng cho các đối tượng mua bán điện theo các điều kiện khác nhau | 28/2004/QH11 |
383 | Biểu hiện khoáng hóa | là tập hợp tự nhiên các khoáng chất có ích trong lòng đất nhưng chưa đạt yêu cầu tối thiểu về chất lượng hoặc chưa làm rõ được chất lượng của chúng. | 13/2008/QĐ-BTNMT |
384 | Biểu hiện khoáng sản | là tập hợp tự nhiên các khoáng chất có ích trong lòng đất, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này, nhưng chưa rõ về tài nguyên và khả năng khai thác, sử dụng, hoặc có tài nguyên nhỏ chưa có yêu cầu khai thác trong điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại. | 13/2008/QĐ-BTNMT |
385 | Biểu quyết | "Biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình của cá nhân hay tập thể khi quyết định một vấn đề nào đó bằng cách dơ tay hoặc bỏ phiếu kín, hoặc ấn nút phương tiện điện tử. Biểu quyết là cách chấm dứt việc thảo luận để đi đến kết luận cuối cùng (theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số) về một chủ trương, biện pháp nào đó hay để lựa chọn người đại diện vào cơ quan lãnh đạo của nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội. Biểu quyết được sử dụng rộng rãi ở nhiều tập thể, cơ quan, tổ chức thể hiện tính dân chủ, bình đẳng của tập thể, cơ quan, tổ chức đó. Thông thường vấn đề được quyết định theo ý kiến của đa số (trên 50% số thành viên biểu quyết tán thành). Cũng có những trường hợp đặc biệt phải được tỉ lệ đa số tuyệt đối (trên 2/3 số thành viên biểu quyết tán thành) thì quyết định mới có giá trị. vd. thông qua hiến pháp và sửa đổi hiến pháp; bãi nhiệm đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân. Trong những cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng thì thủ trưởng cơ quan đó quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các quyết định đó mà không sử dụng biện pháp biểu quyết." | Từ điển Luật học trang 50 |
386 | Biểu tượng của hợp tác xã | là ký hiệu riêng của mỗi hợp tác xã để phản ánh đặc trưng riêng biệt của hợp tác xã và phân biệt hợp tác xã đó với các hợp tác xã và doanh nghiệp khác | 18/2003/QH11 |
387 | Bình đẳng | "Quyền cơ bản của con người không bị phân biệt theo chủng tộc, nòi giống, giai cấp, tôn giáo, giới tính, tài sản được pháp luật của quốc gia bảo đảm. Quyền bình đẳng là thành quả đấu tranh của nhân loại chống chế độ phân chia đẳng cấp của nhà nước phong kiến, được ghi vào Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ ""Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng"" và Tuyên ngôn nhân quyền (quyền con người) và dân quyền (quyền công dân) của Cách mạng Pháp năm 1789 ""Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"". Tuy nhiên không phải ở các nước phương Tây đều có bình đẳng, có nước tình trạng bất bình đẳng còn được ghi vào pháp luật. Năm 1948, Liên hợp quốc ra tuyên ngôn toàn thế giới về ""nhân quyền"", khẳng định ở Điều 1 ""Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm chất và các quyền""... Hai công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 mà Việt Nam tham gia, lại một lần nữa đề cập đến quyền bình đẳng. Nhân dân tiến bộ trên thế giới vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng vì quyền này gắn liền với chế độ kinh tế, chính trị và xã hội. Quyền bình đẳng phải được cụ thể hóa thành quyền: bình đẳng của công dân trước pháp luật; bình đẳng dân tộc; bình đẳng của phụ nữ với nam giới; bình đẳng trước tòa án." | Từ điển Luật học trang 50 |
388 | Bình đẳng dân tộc | "1. Quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số … đều có quyền và nghĩa vụ như nhau. Quyền bình đẳng dân tộc ở Việt Nam được ghi trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Điều 8 - Hiến pháp năm 1946 quy định: ""ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung"". Điều 5 - Hiến pháp năm 1992 quy định: ""Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc ..."". 2. Quyền của các dân tộc đã hợp thành quốc gia (quyền của quốc gia) không phân biệt lớn, nhỏ, trình độ phát triển, chế độ chính trị, kinh tế... có địa vị quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác, được tôn trọng độc lập, lãnh thổ toàn vẹn, chủ quyền... Chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã chà đạp lên quyền bình đẳng của các dân tộc, áp bức các quốc gia nhỏ, kém phát triển, thi hành chính sách thực dân cũ và mới để bóc lột, chia rẽ các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác của chúng và nêu rõ trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 ""Tất cả các dân tộc đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"". (Xt. Quyền dân tộc cơ bản)." | Từ điển Luật học trang 51 |
389 | Bình đẳng giới | là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. | 73/2006/QH11 |
390 | Bình đẳng trước pháp luật | "Một nguyên tắc pháp lí cơ bản đã được khẳng định tại Điều 51, 52 - Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ""Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật"". Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật có vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho xã hội công bằng, phát luật được tôn trọng, chống đặc quyền đặc lợi, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền. Tên cơ sở nguyên tắc pháp lí cơ bản này, đã được khẳng định trong Hiến pháp. Điều 4 - Bộ luật tố tụng hình sự đã đề ra nguyên tắc phải ""bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật"", cụ thể là tố tụng hình sự phải được tiến hành theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lí theo pháp luật." | Từ điển Luật học trang 52 |
391 | Bình đẳng trước tòa án | "(cg. Quyền bình đẳng trước toà án), quyền đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận trước toà án của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, luật sư, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hay người đại diện hợp pháp của những người này (Điều 20 - Bộ luật tố tụng hình sự). Chủ tọa phiên toà phải bảo đảm cho các chủ thể nói trên sử dụng quyền của họ. (Xt. Cơ quan tiến hành tố tụng; Người tiến hành tố tụng; Người tham gia tố tụng)." | Từ điển Luật học trang 52 |
392 | BKN | (Broken): Năm đến bảy phần mây (chỉ lượng mây). | 12/2007/QĐ-BGTVT |
393 | Blốc | là tờ tem được in một hoặc nhiều con tem, phần xung quanh có in chữ, hình vẽ trang trí hoặc để trống. | 16/2005/QĐ-BBCVT |
394 | BM-CLTLG | Ký hiệu các biểu mẫu của Quy trình Chỉnh lý tài liệu giấy. | 128/QĐ-VTLTNN |
395 | BMP | Better Management Practices - Thực hành quản lý tốt hơn | 70/2008/QĐ-BNN |
396 | Bộ bản đồ chuẩn về biên giới, biển đảo | "là bộ bản đồ thể hiện đầy đủ kết quả giải quyết đường biên giới trên đất liền, ranh giới trên biển và các yếu tố liên quan đến biển đảo giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng hoặc thể hiện theo chủ trương của Nhà nước Việt Nam; bộ bản đồ này dùng để hướng dẫn và thẩm định việc thể hiện đường biên giới quốc gia, biển đảo trên bản đồ." | 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP |
397 | Bộ chỉ thị môi trường | Là tập hợp các chỉ thị môi trường. | 09/2009/TT-BTNMT |
398 | Bộ chỉ thị môi trường cơ bản | Là tập hợp các chỉ thị môi trường cơ bản được chọn lọc từ bộ chỉ thị môi trường đầy đủ. | 09/2009/TT-BTNMT |
399 | Bộ chỉ thị môi trường đầy đủ | Là toàn bộ các chỉ thị môi trường, được sử dụng khi có đầy đủ, toàn diện các cơ sở dữ liệu về môi trường để xây dựng bộ chỉ thị này. | 09/2009/TT-BTNMT |
400 | Bộ chuyển mạch điện áp | Là khóa chuyển mạch, mạch logic hoặc rơ le trung gian có chức năng lựa chọn điện áp. | 27/2009/TT-BCT |
401 | Bộ dữ liệu | Là tập hợp các thông tin mô tả đặc tính của đối tượng xem xét. | 162/2003/NĐ-CP |
402 | Bộ luật | Văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội thông qua có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp). Tổng hợp có hệ thống theo chương, mục những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội quan trọng của từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Vd. Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hàng hải của Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 53 |
403 | Bộ luật Gia long | "(cg. Quốc triều điều luật; Hoàng triều luật lệ), tên thường gọi của bộ ""Hoàng Việt luật lệ"", ban hành năm 1812 đời Gia Long. Bộ Luật gồm 22 tập: Tập I: Những chỉ dẫn tổng quát. Tập II và III: từ Điều 1 đến 45 là những quy định ban đầu. Tiếp theo là các tập có đầu đề mang tên các bộ, với các điều khoản về chức năng quản lí của bộ ấy: Tập IV và V: Bộ Lại. Điều 46 - 72. Tập VI, VII, VIII: Bộ Hộ. Điều 73 - 138. Tập IX: Bộ Lễ. Điều 139 - 164. Tập X đến XI: Bộ Binh. Điều 165 - 222. Tập XII đến XX: Bộ Hình. Điều 223 - 388. Tập XXI: Bộ Công. Điều 389 - 398. Tập XXII: Phụ lục - quyển cuối cùng nhan đề ""Sách dẫn điều luật"" (viện dẫn điều luật bằng cách so sánh), tức là nếu trong luật không có điều chỉnh thì căn cứ vào điều luật khác tương tự mà nghị xử. Bộ luật này chỉ là sự sao chép gần như nguyên vẹn Bộ luật của triền Mãn Thanh (Trung Hoa). ""Bộ luật Gia Long mất hết cá tính đặc thù của nền pháp chế Việt Nam. Bao nhiêu sự tân kì mới lạ trong Bộ luật triều Lê không còn lưu lại một chút dấu tích nào trong Bộ luật Nhà Nguyễn"" (Vũ Văn Mẫu - Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử diễn giảng - Sài Gòn 1975 - tập I - tr 257)." | Từ điển Luật học trang 53 |
404 | Bộ luật Giuytiniêng | (Latinh: Justinien Corpus juris Civilis), bộ luật được biên soạn dưới triều đại của Hoàng đế Giuyxtiniêng đệ nhất (527 - 565) của đế quốc Đông La Mã, gồm ba phần: Luật Justinien, luật Digesto (luật về các quyền cũng gọi là Pandecta) luật Justinien (luật về các chế định thể chế) và chiếu chỉ (les nouvelles) mới của nhà vua bổ sung vào luật cũ. Bộ luật có các nội dung sau đây: 1. Các thể chế, bao gồm những điều cơ bản của luật La Mã, dùng những khái niệm chính của các luật gia Upiamis, Florentin và Macacianus. 2. Tuyển tập của các luật gia La Mã vào khoảng thế kỉ 4 - 1 trước Công nguyên. 3. Những đạo dụ của Hoàng đế Giuyxtiniêng. Đây là bộ luật tập hợp những quan điểm, nguyên tắc, chế định quan trọng của các luật La Mã, được viết bằng tiếng Latinh, ngôn ngữ bác học thời ấy và có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp chế của Châu Âu và thế giới. Bộ luật Giuyxtiniêng là cơ sở thuận lợi cho việc chuyển hóa luật La Mã vào hệ thống pháp luật của các nước Châu Âu lục địa và của nhiều nước khác trên thế giới trong những giai đoạn sau. | Từ điển Luật học trang 54 |
405 | Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990 | "Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, văn hóa, thể thao, xã hội và công cụ nhà nước. Bộ luật hàng hải Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 1.1.1991, bao gồm 18 chương, 244 điều: Chương 1: những quy định chung; Chương 2: tàu biển; Chương 3: thuyền bộ; Chương 4: cảng biển và cảng vụ; Chương 5: hợp đồng vận chuyển hàng hóa; Chương 6: hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lí; Chương 7: hợp đồng cho thuê tàu; Chương 8: đại lí tàu biển và môi giới hàng hải; Chương 9: hoa tiêu hàng hải; Chương 10: lai dắt trên biển; Chương 11: cứu hộ hàng hải; Chương 12: trục vớt tài sản chìm đắm; Chương 13: tai nạn đâm va; Chương 14: tổn thất chung; Chương 15: trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Chương 16: hợp đồng bảo hiểm hàng hải; Chương 17: giải quyết tranh chấp hàng hải; Chương 18: điều khoản cuối cùng." | Từ điển Luật học trang 54 |
406 | Bộ luật hình sự Việt Nam 1986 | Văn bản pháp luật định cơ sở, điều kiện về nguyên tắc trách nhiệm hình sự, những dấu hiệu của các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, chính sách hình sự, các loại hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người phạm tội. Bộ luật hình sự gồm có phần chung và phần các tội phạm, được Quốc hội thông qua ngày 27.6.1985 và có hiệu lực từ ngày 1.1.1986, đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung bởi các luật ngày 28.12.1989, luật ngày 12.8.1991 và luật ngày 22.12.1992. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. | Từ điển Luật học trang 55 |
407 | Bộ luật Hồng Đức | "Tên thường gọi của bộ ""Quốc triều hình luật"" (luật hình nhà Lê) theo niên hiệu Hồng Đức là năm ban hành dưới triều Lê Thánh Tông. (X. Quốc triều nhà Lê)." | Từ điển Luật học trang 55 |
408 | Bộ luật lao động Việt Nam 1995 | "Văn bản điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương (gọi tắt là người lao động) với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động; người lao động gồm cả người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác được quy định trong bộ luật lao động; người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, trên lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. Một số quy định của bộ luật lao động cũng được áp dụng cho cán bộ công chức nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng vũ trang, người thuộc các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị xã hội khác và xã viên hợp tác xã. Người sử dụng lao động là mọi cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ luật có hiệu lực kể từ ngày 1.1.1995, bao gồm 17 chương, 198 điều với cơ cấu như sau: Lời nói đầu; chương 1: những quy định chung; chương 2: việc làm; chương 3: học nghề; chương 4: hợp đồng lao động; chương 5: thỏa ước lao động tập thể; chương 6: tiền lương; chương 7: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chương 8: kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất; chương 9: an toàn lao động, vệ sinh lao động; chương 10: những quy định riêng đối với lao động nữ; chương 11: những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; chương 12: bảo hiểm xã hội; chương 13: công đoàn; chương 14: giải quyết tranh chấp lao động; chương 15: quản lí nhà nước về lao động, chương 16: thanh tra nhà nước về lao động; chương 17: điều khoản thi hành." | Từ điển Luật học trang 55 |
409 | Bộ luật Napôlêông | "(Ph. Napoléon), tên thường gọi của Bộ luật dân sự nước Pháp, bộ luật nổi tiếng nhất của Pháp ở thế kỉ XIX, bắt đầu được xây dựng từ năm 1980 theo yêu cầu của Hoàng đế Napôlêông; do một ban soạn thảo gồm nhiều luật gia hàng đầu của nước Pháp, trong đó có 4 người chủ chốt là Pooctalit (Portalis), Natêvin (Nateville), Prêamơcô (Préamorcau) và Tơrôngsê (Tronchet) có hiệu lực từ 21.3.1804, nên cũng được gọi là bộ luật dân sự 1804 và được gọi là Bộ luật Napôlêông 1807. Bộ luật Napôlêông được soạn thảo trên cơ sở hệ thống hóa các văn bản pháp luật dân sự thời cách mạng và có tham khảo bộ luật Giuyxtimiêng gồm 2283 điều, với một thiên mở đầu và 3 quyển. Quyển I: các quyền dân sự, hộ tịch, kết hôn, li hôn, quan hệ cha con, con nuôi, người chưa thành niên, giám hộ, người thành niên, thoát quyền,... Quyển II: tài sản, bất động sản, động sản, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, dịch quyền,... Quyển III: quy định về thừa kế, hợp đồng các loại,... Bộ luật còn có một phần phụ lục gồm các đạo luật riêng biệt có quan hệ đến nhiều quy định tại các quyển I, II và III nói trên. Tinh thần chung của Bộ luật Napôlêông được thể hiện qua các nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật dân sự, quyền tự do kí kết hợp đồng, tự do kinh doanh, khẳng định tính bền vững của hợp đồng, tính bắt buộc đối với các bên kí kết hợp đồng ... và quán triệt tư tưởng quyền tư hữu là tuyệt đối, thiêng liêng, bất khả xâm phạm." | Từ điển Luật học trang 56 |
410 | Bộ luật STCW | là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 1995. | 66/2005/QĐ-BGTVT |
411 | Bộ luật tố tụng dân sự | Văn bản luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, các việc tranh chấp kể cả về hôn nhân gia đình, thương mại … quy định thẩm quyền của tòa án, quyền và nghĩa vụ của các đương sự, trình tự, thủ tục và thi hành các bản án dân sự. Trước Cách mạng tháng Tám, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam bị chia thành ba kì cho nên ở Bắc Kỳ có Bộ luật tố tụng dân dự Bắc Kỳ, ở Trung Kỳ có Bộ luật tố tụng dân sự Trung Kỳ, còn ở Nam Kỳ thì theo Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, Sắc lệnh ngày 10.10.1945 của chính phủ lâm thời cho phép tạm thời áp dụng những luật lệ của chế độ cũ, trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Sắc lệnh số 85 ngày 22.5.1950 đã sửa đổi một số quy định về luật dân sự và tố tụng dân sự. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Việt Nam còn bị chia cắt thành hai miền, cho nên ở Miền Bắc, Toà án nhân dân tối cao đã ra chỉ thị số 772/TATC 16.7.1959 về đình chỉ áp dụng luật lệ của chế độ cũ. Từ đó, tố tụng dân sự được thực hiện theo những thông tư hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao. Ở miền Nam, chính quyền Sài Gòn đã ban hành Bộ luật tố tụng dân sự ngày 20.12.1972. Bộ luật này không được áp dụng sau khi cả nước đã thống nhất. Sau khi đất nước thống nhất, pháp luật tố tụng dân sự gồm có: a. Pháp lệnh ngày 29.11.1989 về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. b. Pháp lệnh ngày 20.8.1989 về thi hành án dân sự đã được thay thế bởi pháp lệnh ngày 21.4.1993 về thi hành án dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự đang được nghiên cứu soạn thảo để trình Quốc hội thông qua. | Từ điển Luật học trang 56 |
412 | Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 1988 | Văn bản luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong một vụ án hình sự, xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, của những người tham gia tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 28.6.1988, đã được sửa đổi, bổ sung theo luật ngày 30.6.1990 và luật ngày 22.12.1992, gồm 7 phần, chia thành 22 chương, 286 điều. Bộ luật góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi tội phạm, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người ngay. | Từ điển Luật học trang 57 |
413 | Bổ nhiệm | là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. | 22/2008/QH12 |
414 | Bổ nhiệm ngạch | là việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một ngạch viên chức nhất định. | 116/2003/NĐ-CP |
415 | Bổ nhiệm vào ngạch | là việc quyết định bổ nhiệm người có đủ tiêu chuẩn vào một ngạch công chức nhất định. | 117/2003/NĐ-CP |
416 | Bộ phận cơ thể không tái sinh | là bộ phận sau khi lấy ra khỏi cơ thể người thì cơ thể không thể sản sinh hoặc phát triển thêm bộ phận khác thay thế bộ phận đã lấy. | 75/2006/QH11 |
417 | Bộ phận cơ thể người | là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định. | 75/2006/QH11 |
418 | Bộ phận kiểm toán nội bộ | là đơn vị chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng. | 37/2006/QĐ-NHNN |
419 | Bộ phận quỹ | "là bộ phận ngân quỹ của tổ chức tín dụng có trách nhiệm tổ chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đối với các giao dịch viên và với khách hàng (đối với các giao dịch tiền mặt vượt hạn mức của giao dịch viên)." | 1498/2005/QĐ-NHNN |
420 | Bó tiền | Là bó tiền giấy đóng gói theo quy định. | 60/2006/QĐ-NHNN |
421 | Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc | Là tập hợp các tiêu chuẩn quốc gia về thuốc do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố. | 11/2008/TTLT-BYT-BKHCN |
422 | Bồi hoàn | Việc cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc hành vi gây thiệt hại phải trả số tiền theo quy định của pháp luật để nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại. Vd. Các chủ sở hữu doanh nghiệp (cá nhân, pháp nhân) phải chịu trách nhiệm dân sự về những quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt giám đốc, người quản lí hay người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp đối với những vi phạm pháp luật lao động (Điều 194 - Bộ luật lao động). Cơ quan nhà nước phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ và có quyền yêu cầu công chức, viên chức hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường nếu công chức, viên chức có lỗi khi thi hành công vụ (Điều 623 - Bộ luật dân sự). Người học nghề, người làm công có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả cho người sử dụng lao động (cá nhân, pháp nhân) khoản tiền mà những người này đã bồi thường thiệt hại (Điều 626 - Bộ luật dân sự). Những quy định như trên nhằm đề cao trách nhiệm của người chủ sở hữu, cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động. | Từ điển Luật học trang 58 |
423 | Bồi thẩm | "Những công dân nam, nữ đủ điều kiện quy định được lựa chọn để tham gia xét xử các tội đại hình ở một số nước phương Tây (vd. Pháp). Việc tham gia xét xử của bồi thẩm là một nhiệm vụ bắt buộc và không được trả lương. Ở Việt Nam, công dân được lựa chọn để tham gia các phiên toà hình sự cùng với thẩm phán gọi là phụ thẩm nhân dân (từ năm 1946 - 1950) và là hội thẩm nhân dân (từ năm 1950) tham gia xét xử cả hình sự và dân sự; quân nhân tham gia xét xử ở các toà án quân sự là hội thẩm quân nhân." | Từ điển Luật học trang 58 |
424 | Bồi thẩm đoàn | Nhóm các bồi thẩm tham gia cùng với các thẩm phán chuyên môn trong các toà xử tội phạm đại hình, cũng gọi là bồi thẩm đoàn hình sự. Ở Pháp, bồi thẩm đoàn xét xử gồm 9 bồi thẩm, bốc thăm trong danh sách các bồi thẩm thực thụ để tham gia cùng với 3 thẩm phán chuyên môn xử tội đại hình. | Từ điển Luật học trang 58 |
425 | Bồi thường | Bù đắp những thiệt hại về vật chất, tinh thần do mình gây ra cho người khác. Do không thực hiện, thực hiện chậm, thực hiện không đầy đủ một nghĩa vụ dân sự hay do vi phạm pháp luật. (Xt. Bồi hoàn) | Từ điển Luật học trang 58 |
426 | Bồi thường chiến tranh | "Khoản tiền, vàng bạc, các dạng vật chất, của cải khác mà nước bại trận phải nộp cho nước thắng trận khi kết thúc chiến tranh. Mức độ bồi thường do nước thắng trận áp đặt cho nước bại trận. Dưới chế độ nô lệ, phong kiến, bồi thường chiến tranh là khoản thu nhập béo bở nhất, một hình thức cướp bóc trắng trợn của nước lớn đối với nước nhỏ, của nước mạnh đối với nước yếu. Dưới chế độ tư bản, bồi thường chiến tranh - khoản siêu lợi nhuận mà giai cấp tư sản cầm quyền dùng vào việc đổi mới công nghệ, tăng tích luỹ tư bản để tăng lợi nhuận. Bồi thường chiến tranh là gánh nặng đè lên vai nhân dân lao động của nước thua trận. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ I, trong quan hệ quốc tế, khái niệm bồi thường chiến tranh thay bằng khái niệm ""đền bù thiệt hại chiến tranh""." | Từ điển Luật học trang 59 |
427 | Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất | là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất | 13/2003/QH11 |
428 | Bồi thường thiệt hại | là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. | 36/2005/QH11 |
429 | Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm | Số tiền mà người xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường gồm: a. Chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. b.Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. c. Một số tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tòa án quyết định. Đồng thời người có hành vi xâm phạm bắt buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm, phải xin lỗi, cải chính công khai (Điều 33, 615 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 59 |
430 | Bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra | "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra được quy định như sau: a. Người dưới 15 tuổi mà còn cha, mẹ, thì cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ mà con có tài sản riêng, thì lấy tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp, ở điểm dưới đây: b. Người đủ 15 tuổi nhưng chưa đến 18 tuổi phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường, thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của cha mẹ. c. Người chưa thành niên được giám hộ thì người giám hộ dùng tài sản của người chưa thành niên để bồi thường; nếu người chưa thành niên không có hoặc không có đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ (Điều 611 - Bộ luật dân sự). d. Trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lí người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi mà người gây thiệt hại cho người khác thì thường học, bệnh viện và các tổ chức ấy phải liên đới cùng với cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên bồi thường thiệt hại. Nếu trường học, bệnh viện tổ chức ấy không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường (Điều 625 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 60 |
431 | Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra | Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 626 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 61 |
432 | Bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây | "1. Người giám hộ được dùng tài sản của người mất năng lực hành vi để bồi thường; nếu người mất năng lực hành vi không có hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu người giám hộ chứng minh được là mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ không phải bồi thường bằng tài sản của mình (Điều 611 - Bộ luật dân sự). 2. Trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lí người mất năng lực hành vi mà người này gây thiệt hại cho người khác thì trường học, bệnh viện, các tổ chức ấy phải liên đới cùng với người giám hộ của người mất năng lực hành vi bồi thường. Trong trường hợp trường học bệnh viện tổ chức ấy không có lỗi thì người giám hộ phải bồi thường (Điều 625 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 61 |
433 | Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra | "1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. 2. Để đề cao trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc bảo quản, trông giữ vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường cả trong trường hợp họ không có lỗi như: chủ xe ôtô giao cho người làm công mà người này gây tai nạn; người công nhân được giao vận hành nồi hơi mà người này gây tai nạn,... Tuy nhiên, chủ sở hữu không phải bồi thường trong những trường hợp sau đây: a. Người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi (vd. người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong một tai nạn ôtô,...). b. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Trong trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thì người đang chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vd. Người thuê một nguồn nguy hiểm cao độ mà tự nhận trách nhiệm sử dụng, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ đó. 4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại (vd. kẻ trộm ăn cắp một ô tô và sử dụng xe đó, gây tai nạn). Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật, thì phải liên đới bồi thường thiệt hại cùng với người gây thiệt hại (vd. không khoá xe ôtô, bị ăn cắp hoặc không bảo quản súng nên súng bị người khác lấy đi, gây tai nạn thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phải cùng người gây tai nạn bồi thường) (Điều 627 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 59 |
434 | Bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm | "Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm (Điều 613 - Bộ luật dân sự): a. Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại (vd. Bị mù, bị cụt chân, bị cụt tay…). b. Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại nếu bị mất hoặc bị giảm sút; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. c. Chí phí hợp lí là phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu có. d. Một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do tòa án quyết định tuỳ trường hợp. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết (Điều 616 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 61 |
435 | Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm | Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được bồi thường gồm: a. Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi thường, chăm sóc người bị thiệt hại cho đến khi chết. b. Chi phí hợp lí cho việc mai táng. c. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng d. Một số tiền tuỳ trường hợp để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân (Điều 614 - Bộ luật dân sự). Trường hợp người bị thiệt hại chết, những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây: a. Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng bồi thường cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân. b. Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết (Điều 616 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 62 |
436 | Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng | Thiệt hại ngoài hợp đồng là những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa vụ có thoả thuận trong hợp đồng mà là do vi phạm pháp luật, do tội phạm. Vd. Do xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, do gây tai nạn gây ra, … Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là thực hiện trách nhiệm dân sự. Bồi hoàn thiệt hại ngoài hợp đồng theo nguyên tắc (Điều 610 - Bộ luật dân sự): a. Toàn bộ và kịp thời: Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. b. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. c. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Vd khi vết thương tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, thì người bị thiệt hại có thể yêu cầu bồi thường thêm. Ngược lại, nếu phải bồi thường vì người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động nhưng sau đó người này lại lao động được thì người gây hại có thể yêu cầu toà án có thể thay đổi mức bồi thường. | Từ điển Luật học trang 62 |
437 | Bồi thường ứng trước không hoàn lại | là việc bồi thường bằng tiền, dịch vụ hoặc lợi ích vật chất khác mà người vận chuyển phải trả cho hành khách trong các trường hợp theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào việc xác định mức thiệt hại thực tế của hành khách và không phải hoàn lại trong mọi trường hợp. | 10/2007/QĐ-BGTVT |
438 | Bóng T | Là bóng đèn điện có dạng hình trụ | 13/2008/QĐ-BCT |
439 | BOT | "Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao: là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam." | 78/2007/NĐ-CP |
440 | BT | "Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao: là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo Điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho Nhà đầu tư theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT." | 78/2007/NĐ-CP |
441 | BTO | "Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh: là Hợp đồng được ký giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho Nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận." | 78/2007/NĐ-CP |
442 | Bù trừ đa phương | là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp trong cùng ngày giữa nhiều bên tham gia giao dịch đối với một loại chứng khoán, từ đó đưa ra kết quả ròng bằng tiền và chứng khoán phải thanh toán của mỗi bên. | 60/2004/QĐ-BTC |
443 | Bù trừ song phương | là phương thức bù trừ các giao dịch chứng khoán được khớp trong cùng ngày theo từng cặp đối tác giao dịch và theo từng loại chứng khoán để xác định nghĩa vụ thanh toán ròng đối với tiền và chứng khoán của mỗi bên thanh toán. | 87/2007/QĐ-BTC |
444 | Búa lâm nghiệp | Dụng cụ bằng sắt có chữ và hình nổi của ngành lâm nghiệp dùng trong hoạt động quản lý của mình để đánh dấu lên cây hoặc gỗ. | Từ điển Luật học trang 63 |
445 | Bức tường lửa | là tập hợp các thành phần hoặc một hệ thống các trang thiết bị, phần mềm được đặt giữa hai mạng, nhằm kiểm soát tất cả các kết nối từ bên trong ra bên ngoài mạng hoặc ngược lại. | 04/2006/QĐ-NHNN |
446 | Bức xạ | được hiểu là bức xạ ion hoá, gồm các chùm hạt vi mô và sóng điện từ có khả năng ion hoá khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài hơn 100 nanomet (nm). Bức xạ chỉ nhận biết và đo được bằng các thiết bị đo lường chuyên dùng. | 50-L/CTN |
447 | Buộc công khai xin lỗi | Biện pháp tư pháp do tòa án quyết định buộc người vi phạm pháp luật phải công khai xin lỗi người bị vi phạm. Người bị buộc công khai xin lỗi người bị hại trước sự chứng kiến của tòa án. Buộc công khai xin lỗi chỉ được áp dụng đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, có gây thiệt hại về tinh thần. | Từ điển Luật học trang 63 |
448 | Bước giá | là mức chênh lệch giữa giá khởi điểm của vòng đấu tiếp theo với giá đã trả cao nhất của vòng đấu liền kề trước đó. | 103/2008/QĐ-BTC |
449 | Buộc thôi việc | "Chế tài kỉ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật lao động do cố ý hay thiếu tinh thần trách nhiệm, xét không thể để tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước. Người có quyền quyết định chế tài kỉ luật là thủ trưởng cơ quan trên một cấp. Người bị thôi việc có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra Toà án hành chính (Xt. Kỉ luật lao động; Sa thải)." | Từ điển Luật học trang 63 |
450 | Buộc thực hiện đúng hợp đồng | là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. | 36/2005/QH11 |
451 | Buộc tội | Từ cũ, nay dùng luận tội. | Từ điển Luật học trang 63 |
452 | BUOY | là bản tin số liệu quan trắc khí tượng từ trạm phao. | 17/2008/QĐ-BTNMT |
453 | Bưu chính Việt Nam | Là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam). | 50/2008/QĐ-BTTTT |
454 | Bưu cục ngoại dịch | Là địa điểm làm thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu và là nơi trao đổi các túi, gói bưu phẩm, bưu kiện quốc tế. | 50/2008/QĐ-BTTTT |
455 | Bưu kiện | là vật phẩm, hàng hoá được nhận gửi, chuyển, phát theo quy định pháp luật về bưu điện. | 11/2000/NĐ-CP |
456 | Bưu phẩm | bao gồm thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm cho người mù và gói nhỏ được nhận gửi, chuyển, phát theo quy định pháp luật về bưu điện. | 11/2000/NĐ-CP |
457 | Cá nhân | là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có phản ánh, kiến nghị. | 20/2008/NĐ-CP |
458 | Cá nhân hoạt động thương mại | "là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác." | 39/2007/NĐ-CP |
459 | Cá nhân trong hoạt động thủy sản | là người trực tiếp hoạt động thuỷ sản hoặc người đại diện của hộ gia đình đăng ký kinh doanh hoạt động thuỷ sản | 17/2003/QH11 |
460 | Cá nhân tư vấn giám sát | là người thuộc tổ chức tư vấn giám sát hoặc người hành nghề độc lập về tư vấn giám sát. | 22/2008/QĐ-BGTVT |
461 | Cá thể hóa hình phạt | "Nguyên tắc của việc lượng hình trong xét xử hình sự, đòi hỏi phải quyết định hình phạt riêng biệt đối với từng tội phạm cụ thể của từng bị cáo đích danh; hay một vụ phạm tội có nhiều bị cáo thì mỗi bị cáo bị hình phạt theo hành vi phạm tội mà người ấy tham gia; bị cáo phạm nhiều tội bị xét xử cùng một lần thì mỗi tội bị xử theo một hình phạt, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội mà người ấy phải chịu. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt bảo đảm việc xét xử công bằng, đúng người, đúng tội. Trái với nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, áp dụng hình phạt có tính đồng loạt, không phân biệt giữa người phạm tội chuyên nghiệp với người nhất thời bị lầm lỗi, giữa người phạm tội cố ý với người phạm tội vì khinh xuất,... và cũng trái với nguyên tắc cá thể hóa hình phạt áp dụng hình phạt đối với cả một tập thể người, một cộng đồng người dưới các triều đại phong kiến xa xưa, hoặc dưới chế độ thực dân, phát xít trước đây (Xt. Định tội danh; Lượng hình)." | Từ điển Luật học trang 64 |
462 | Cá thể hóa trách nhiệm hình sự | "Nguyên tắc pháp lí đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải xem trách nhiệm hình sự của từng người đích danh đối với từng tội phạm nhất định; một người phạm nhiều tội, phải xem xét trách nhiệm hình sự về từng tội, nhiều người cùng phạm một tội phải xem xét trách nhiệm hình sự của từng người và về hành vi của người ấy khi tham gia vào tội phạm. Cá thể hoá trách nhiệm hình sự phải được thực hiện ở các giai đoạn của tố tụng hình sự: ở giai đoạn điều tra phải có quyết định khởi tố sự việc và khởi tố từng bị can để tiến hành điều tra đối với từng người và từng hành vi có dấu hiệu phạm tội; giai đoạn kiểm soát: cáo trạng truy tố từng bị can về từng tội phạm đối chiếu với điều luật liên quan. Giai đoạn xét xử định tội, lượng hình đối với từng bị cáo, về từng tội căn cứ vào Bộ luật hình sự. Pháp luật hình sự của nhà nước phong kiến có chế độ trách nhiệm hình sự tập thể đối với những xâm phạm đến vua với hình phạt tru di tam tộc (giết ba họ), có khi là tru di cửu tộc (giết chín họ)." | Từ điển Luật học trang 64 |
463 | Cá thể thế hệ F1 | là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên. | 82/2006/NĐ-CP |
464 | Các chức năng ngôn ngữ | Là cách thức ngôn ngữ được sử dụng, ví dụ như chào hỏi, mô tả, đưa ra chỉ dẫn, thể hiện cảm xúc, giải thích, kiểm tra, xin lỗi. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
465 | Các dấu hiệu của âm vị | Dựa vào mẫu hình phát âm cũng như trọng âm và ngữ hình âm điệu của các từ và câu. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
466 | Các điều kiện kinh tế hiện tại | là các chỉ tiêu kinh tế bao gồm các định mức, đơn giá, giá thành và các chỉ tiêu khác được áp dụng vào thời điểm tính trữ lượng. | 38/2005/QĐ-BCN |
467 | Các giai đoạn thực hiện tội phạm | Các bước của quá trình thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt. Quá trình thực hiện tội phạm có ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn tội phạm đã hoàn thành. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự (Khoản 1 - Điều 15 - Bộ luật hình sự). Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. Đối với tội vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Tội phạm đã hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tức là không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội ấy (Điều 16 - Bộ luật hình sự). | Từ điển Luật học trang 64 |
468 | Các hoạt động trung gian thương mại | là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. | 36/2005/QH11 |
469 | Các khoản nợ | là tiền cước vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đó mà người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng chưa thanh toán hết hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết để thanh toán. | 46/2006/NĐ-CP |
470 | Các loại hình tác phẩm được nhà nước bảo hộ | "Các sáng tác được hưởng quyền tác giả có bản gốc, không phân biệt hình thức thể hiện, ngôn ngữ và chất lượng sau đây: 1. Các tác phẩm viết. 2. Các bài giảng, bài phát biểu. 3. Tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác. 4. Tác phẩm điện ảnh, video. 5. Tác phẩm phát thanh, truyền hình. 6. Tác phẩm báo chí. 7. Tác phẩm âm nhạc. 8. Tác phẩm kiến trúc. 9. Tác phẩm tạo hình, mĩ thuật ứng dụng. 10. Tác phẩm nhiếp ảnh. 11. Công trình khoa học; sách giáo khoa, giáo trình. 12. Các bức hoạ đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ có liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học. 13. Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển. 14. Phần mềm máy tính. 15. Tác phẩm khác do pháp luật quy định. (Điều 747 - Bộ luật dân sự). (Xt. Các loại hình tác phẩm không được nhà nước bảo hộ)" | Từ điển Luật học trang 65 |
471 | Các loại hình tác phẩm không được nhà nước bảo hộ | Các tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu không được quyền tác giả. Mọi việc giao dịch về lưu hành, sử dụng, hưởng lợi đối với những tác phẩm không được nhà nước bảo hộ là bất hợp pháp và vô hiệu, người vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các loại hình tác phẩm không được nhà nước bảo hộ là những tác phẩm có nội dung sau đây: 1. Chống lại nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân. 2. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hằn thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô, đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mĩ tục. 3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự an ninh, kinh tế đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và các bí mật khác mà pháp luật quy định. 4. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (Điều 749 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 66 |
472 | Các mặt hàng thiết yếu | là các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định của Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong từng thời kỳ. | 24/2009/QĐ-UBND |
473 | Các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự | Tổng thể các quyền ưu đãi, ưu tiên đặc biệt mà nước sở tại dành cho cơ quan lãnh sự và thành viên cơ quan lãnh sự để thực hiện hoạt động lãnh sự tại nước sở tại. Các chi tiết về các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự được quy định tại Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự và Pháp lệnh năm 1993 về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện, ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 66 |
474 | Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao | Quyền ưu đãi ngoại giao là những quyền ưu tiên pháp lí đặc biệt dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, đặc biệt là quyền được tăng cường bảo vệ an toàn, quyền được sử dụng các dấu hiệu chuyên biệt trong một số trường hợp cụ thể, quyền được ưu tiên sử dụng một số phương tiện liên lạc ra ngoài nước sở tại,... Quyền miễn trừ ngoại giao là những quyền dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan đại diện đó được miễn trừ khỏi các hành vi cưỡng chế của cơ quan tư pháp, tài chính và cơ quan điều tra, an ninh của nước sở tại, được miễn trừ khỏi việc bắt giữ, khám xét, hỏi cung, trưng thu, tịch thu tài sản, ... tại nước sở tại. Mọi chi tiết về các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được quy định tại Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Pháp lệnh năm 1993 về quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 66 |
475 | Các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao | Theo quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế thì thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao là viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện đó. Viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan đại diện có cương vị ngoại giao, kể cả người đứng đầu cơ quan đại diện. Nhân viên hành chính kĩ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan đại diện làm công việc hành chính hoặc kĩ thuật trong cơ quan đại diện. Nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan đại diện làm công việc phục vụ trong cơ quan đại diện. Những người này có các quyền ưu đãi và miễn trừ nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. | Từ điển Luật học trang 67 |
476 | Các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan | là các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế mà cơ quan hải quan có trách nhiệm thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật, và quản lý phục vụ cho việc kiểm tra xác định trị giá tính thuế, có sẵn ở đơn vị hải quan tại thời điểm xác định trị giá tính thuế, bao gồm : - Thông tin từ các tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan tại đơn vị hải quan làm thủ tục nhập khẩu. - Thông tin được cung cấp từ hệ thống dữ liệu giá trong ngành Hải quan. - Các thông tin cập nhật từ các nguồn do Tổng cục Hải quan quy định. | 118/2003/TT-BTC |
477 | Các trầm tích Đệ tứ | là các tích tụ bở rời có nguồn gốc được xác định bởi đặc điểm thạch học, tổ hợp cổ sinh đặc trưng, chỉ tiêu hóa lý môi trường, có tuổi và vị trí phân bố xác định. | 13/2008/QĐ-BTNMT |
478 | Cách chức | là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. | 22/2008/QH12 |
479 | Cách ly y tế | là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh | 03/2007/QH12 |
480 | Cải lương hương chính | "Những thay đổi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã do thực dân Pháp và Nam Triều tiến hành trước Cách mạng tháng Tám. Cải lương hương chính được tiến hành nhiều lần ở cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ với ít nhiều chi tiết nhưng tựu trung đều nhằm nắm chắc hơn chính quyền cấp xã. Ở Bắc kỳ: năm 1921, thay thế Hội đồng kì mục (cũng gọi là kì dịch) truyền thống có tính chất tự trị của làng xã bằng Hội đồng tộc biểu do các họ (tộc) hoặc giáp cử ra chọn trong các người ""có tài sản"" (Điều 2 - Nghị định của thống sứ Bắc kỳ) và do chánh, phó hương hội đứng đầu. Năm 1927 lập lại Hội đồng kì mục. Bên cạnh Hội đồng tộc biểu, đặt thêm chức hộ lại (giữ sổ sách hộ tịch), chưởng bạ (giữ sổ sách địa bạ). Năm 1941 củng cố Hội đồng kì mục đứng đầu là tiên chỉ, thứ chỉ với hội viên là những người nho học, tây học, quan lại, công chức,... Ở Trung kỳ: năm 1942 (theo Dụ của Bảo Đại) lập Hội đồng hào mục mà những hội viên cũng giống như ở Bắc Kỳ, cũng do tiên chỉ làm trưởng ban thường trực, có lí trưởng là chức dịch, và các người thừa hành khác (hương bộ, hộ lại). Hương bản (thủ quỹ), hương kiểm (trương tuần), hương mục (trông coi cầu cống, đường xá). Ở Nam Kỳ: các năm 1927 và 1944, Hội đồng kì mục do hương cả, hương sư, hương chủ đứng đầu, và ba người chức dịch là: hương thân giữ mối liên hệ với chính quyền cấp trên, xã trưởng giữ triện, thu thuế ..., hương hào coi việc tuần phòng. Hội đồng kì mục (kì hào) đều giống nhau về thành phần (phải là những người có tài sản, đã làm viên chức, làm chức dịch ở xã,...), về quyền hạn (bàn và quyết định một số công việc chung của xã). Việc hành chính ở xã nằm trong tay các chức dịch (lí trưởng, ...) mà trên văn bản được gọi là ""trung gian giữa cấp trên và xã""." | Từ điển Luật học trang 68 |
481 | Cải táng | là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác. | 35/2008/NĐ-CP |
482 | Cải tạo không giam giữ | Hình phạt chính được quy định tại Điều 24 - Bộ luật hình sự. Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo. Hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 2 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng. Nếu người bị kết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, một ngày bị tạm giam được trừ ba ngày cải tạo không giam giữ. Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% - 20% để sung công quỹ nhà nước. Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỉ luật của quân đội quy định ở Điều 70 - Bộ luật hình sự. Cũng với các điều kiện như trên về thời gian áp dụng, về trừ thời gian đã bị tạm giam. | Từ điển Luật học trang 69 |
483 | Cải tiến | là sự thay đổi của trang thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không hoặc bộ phận của trang thiết bị đó phù hợp với tiêu chuẩn đã phê chuẩn. | 39/2005/QĐ-BGTVT |
484 | Cải tiến công nghệ | là thay đổi (thêm, bớt) một công đoạn, một bộ phận, một chi tiết, một phương pháp của thiết bị công nghệ so với hiện trạng ban đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. | 1810/2007/QĐ-UBND |
485 | Cải tiến tầu bay | là sự thay đổi kết cấu tầu bay hoặc thiết bị tầu bay phù hợp với tiêu chuẩn được phê chuẩn. | 16/2006/QĐ-BGTVT |
486 | Cai trị | "Cai trị theo nghĩa rộng của luật hành chính là một chức trách của nhà nước do Chính phủ thực hiện nhằm bảo đảm việc chấp hành pháp luật và hoạt động bình thường, liên tục của các công sở. Ở Việt Nam, trước Cách mạng tháng Tám, cai trị là dùng quyền hành và các biện pháp cưỡng chế để buộc người dân phải phục tùng chính quyền. Vd. Thực dân Pháp đã cai trị Việt Nam bằng những chính sách rất dã man, tàn bạo; Công sứ người Pháp là chức quan cai trị ở các tỉnh. Ngày nay, thường dùng từ quản lí." | Từ điển Luật học trang 68 |
487 | Cầm cố giấy tờ có giá | là việc Ngân hàng Nhà nước nhận và thực hiện phong toả giấy tờ có giá của khách hàng đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước theo đề nghị của khách hàng lưu ký để tham gia một số nghiệp vụ của thị trường tiền tệ. | 1022/2004/QĐ-NHNN |
488 | Cầm cố tài sản | "1. Cầm cố tài sản là một bên dùng động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (Điều 329 đến 345 Bộ luật dân sự). 2. Việc cầm cố tài sản phải lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (như trường hợp vay nợ) và phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có sự thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Nếu tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì việc cầm cố phải đăng kí. 3. Tài sản cầm cố được giao cho bên cầm cố, nhưng nếu là tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận giao cho bên cầm cố giữ hoặc giao cho bên thứ ba giữ (như tài sản đang cho người khác thuê). 4. Bên cầm cố có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a. Giao giấy tờ sở hữu tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố; đăng kí việc cầm cố nếu tài sản cầm cố phải đăng kí quyền sở hữu. b. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố, trừ khi hai bên có sự thỏa thuận khác; nếu bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố thì phải bảo quản, giữ gìn và không được sử dụng tài sản đó nêu không được bên nhận cầm cố đồng ý. c. Được trả lại tài sản cầm cố sau khi đã thực hiện nghĩa vụ và có quyền đòi bồi thường nếu bên nhận cầm cố làm mất hoặc làm giảm giá trị tài sản cầm cố. 5. Bên nhận cầm cố có quyền và nghĩa vụ: a. Bảo quản, giữ gìn tài sản được giao và không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ phi hai bên có sự thoả thuận khác. b. Trả lại giấy tờ và tài sản cầm cố khi người cầm cố đã hoàn thành nghĩa vụ. 6. Khi đã hết hạn hoàn thành nghĩa vụ mà bên cầm cố không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản cầm cố được xử lí theo phương thức hai bên đã thỏa thuận như gia hạn trả nợ và trả lãi hoặc bên cầm cố bán tài sản cho bên nhận cầm cố, hoặc bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ." | Từ điển Luật học trang 72 |
489 | Cầm cố trái phiếu | là việc chủ sở hữu trái phiếu giao trái phiếu của mình cho tổ chức, cá nhân khác nắm giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. | 52/2006/NĐ-CP |
490 | Cầm cố trái phiếu Chính phủ | là việc chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ giao trái phiếu của mình cho một cá nhân hoặc tổ chức để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. | 01/2000/NĐ-CP |
491 | Cầm cố Trái phiếu đặc biệt | là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ Bản chính Giấy chứng nhận sở hữu Trái phiếu đặc biệt của ngân hàng có nợ tại Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước với tổng các khoản vay này không vượt quá mức cho vay tối đa đối với giá trị gốc của Trái phiếu đặc biệt được chấp nhận cầm cố. | 1035/2003/QĐ-NHNN |
492 | Cấm cư trú | Bộ luật hình sự quy định cấm cư trú là một hình phạt bổ sung có tính chất cưỡng chế nghiêm khắc vì có hạn chế quyền tự do cư trú của người bị kết án. Theo Điều 29 - Bộ luật hình sự cấm cư trú là buộc người bị kết án không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là 1 - 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Đây là một biện pháp phòng ngừa, vì nếu để cho người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt tù đến sinh sống, làm việc ở một số địa phương nhất định nào đó thì họ lại có thể lợi dụng địa bàn đó để phạm tội gây nguy hại cho xã hội. Hình phạt bổ sung cấm cư trú chỉ được áp dụng kèm theo hình phạt tù, và bắt buộc phải áp dụng theo quy định của Bộ luật hình sự đối với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, cũng như một số tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa. | Từ điển Luật học trang 73 |
493 | Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định | Hình phạt bổ sung mà toà án có thể áp dụng kèm theo một hình phạt chính đối với người phạm tội. Hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là 2 - 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính khác hoặc trong trường hợp bị kết án được hưởng án treo. Trong bản án phải chỉ rõ chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc gì mà người bị kết án bị cấm đảm nhiệm hoặc cấm làm. Bản án này cần phải được thông báo cho các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có trách nhiệm quản lí người bị kết án về các mặt chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc biết. | Từ điển Luật học trang 73 |
494 | Cầm đồ | Hình thức giao tài sản hoặc giấy tờ có giá trị tiền tệ thuộc sỡ hữu của người đi vay cho người cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng vay nợ trong một thời gian và giá cả do hai bên thoả thuận. Trong thời gian cầm đồ, tài sản vẫn thuộc sở hữu của người cầm đồ. Người cho vay không được chuyển dịch và sử dụng tài sản đó. Hết thời hạn, người cầm đồ có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi theo hợp đồng cho người cho vay để chuộc lại tài sản. Nếu người cầm đồ không trả được tiền thì tài sản đã cầm được đem bán. Tiền bán được, trước hết được dùng để trả cho người cho vay. Nếu còn thừa thì trả lại cho người cầm đồ. | Từ điển Luật học trang 73 |
495 | Cam kết hỗ trợ | Là việc thành viên cam kết và thực hiện cam kết với công ty đại chúng trong việc thay mặt công ty đại chúng thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán vào hệ thống đăng ký giao dịch của TTGDCK và cam kết hỗ trợ tổ chức đăng ký giao dịch trong việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định của pháp luật | 108/2008/QĐ-BTC |
496 | Cấm kết hôn với những người có họ hàng gần | "1. Điều 7 - Luật hôn nhân và gia đình ngày 18.12.1986 quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ hàng trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ với con nuôi. 2. Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 20.1.1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xác định những trường hợp nói trên bao gồm: - Những người cùng dòng máu trực hệ là cha, mẹ với con và ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. - Những người có họ trong phạm vi ba đời tính như sau: đối với người cùng một gốc sinh ra thì cha, mẹ là đời thứ nhất; anh chị em ruột là đời thứ hai; con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì, con già là đời thứ ba. - Cha, mẹ nuôi với con nuôi. 3. Đối với những trường hợp nói trên, toà án sẽ huỷ hôn nhân trái pháp luật theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con của người đã kết hôn trái pháp luật, hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc của Công đoàn Việt Nam. Khi hôn nhân bị huỷ thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy, tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ li hôn." | Từ điển Luật học trang 74 |
497 | Cam kết kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên | là những ràng buộc về kinh tế giữa hợp tác xã và xã viên | 18/2003/QH11 |
498 | Cam kết nghĩa vụ đào tạo | là khoản tiền cam kết của nhà thầu được quy định trong Hợp đồng dầu khí nhằm mục đích đào tạo cán bộ, công nhân viên dầu khí. | 142/2007/NĐ-CP |
499 | Cấm vận | Hình thức ngăn cấm đầu tư, cho vay, trao đổi buôn bán, … nhằm làm cho nước bị cấm vận gặp khó khăn về phát triển kinh tế để buộc phải có những nhượng bộ về chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự đối với nước tiến hành cấm vận. Cấm vận có thể xảy ra giữa hai nước, giữa hai khối liên minh các nước, giữa tổ chức Liên hợp quốc với một nước. Hàng hóa bị cấm vận là những hàng hóa nhất định hoặc là cấm vận kinh tế nói chung. Cấm vận là hình thức phổ biến của các nước tư bản phát triển thường áp dụng đối với các nước xã hội chủ nghĩa. Hoa Kì đã tiến hành cấm vận chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa Cuba đã trên 30 năm và nay vẫn đang tiếp tục. Liên hợp quốc đã áp dụng cấm vận chống Nam Phi và Prêtôria nhằm buộc 2 nước này thủ tiêu chế độ Apacthai - chế độ kì thị phân biệt chủng tộc chống lại người da đen. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã áp dụng cấm vận chống Irăc nhằm buộc nước này từ bỏ việc nghiên cứu, sản xuất vũ khí giết người hàng loạt và đặt việc vũ trang nước này dưới sự kiểm soát của Liên hợp quốc. Cấm vận là con dao hai lưỡi, không những nước bị cấm vận gặp khó khăn mà nước tiến hành cấm vận cũng bị thiệt hại và bị các nhà sản xuất, kinh doanh nước họ phản đối. | Từ điển Luật học trang 74 |
500 | Cán bộ | là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. | 22/2008/QH12 |
501 | Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia | là sĩ quan, hạ sĩ quan của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia | 32/2004/QH11 |
502 | Cán cân thanh toán quốc tế | là bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn bộ các giao dịch kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong một thời kỳ nhất định. | 28/2005/PL-UBTVQH11 |
503 | Căn cứ chiến đấu trong khu vực phòng thủ | là khu vực địa hình có lợi thế về quân sự, có thiết bị công trình quân sự bảo đảm cho lực lượng tác chiến làm bàn đạp chiến đấu lâu dài, bao gồm các trận địa, vật cản, công trình chiến đấu bảo vệ căn cứ, hầm ẩn nấp, hào giao thông, công trình hậu cần, kỹ thuật. | 152/2007/NĐ-CP |
504 | Căn cứ hậu cần, kỹ thuật trong khu vực phòng thủ | là khu vực bố trí lực lượng hậu cần, kỹ thuật bảo đảm cho các lực lượng vũ trang của khu vực phòng thủ khi chiến tranh xảy ra, gồm: cơ quan chỉ huy căn cứ và các đơn vị phục vụ chỉ huy, các đơn vị quân y, đơn vị vận tải, các đơn vị kho, trạm hậu cần, kỹ thuật. | 152/2007/NĐ-CP |
505 | Căn cứ hậu phương trong khu vực phòng thủ | "là khu vực địa hình có thể xây dựng ngay trong thời bình một số hạ tầng kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động của các cơ sở sản xuất trong thời chiến; một số kho tàng dự trữ hậu cần, kỹ thuật bảo đảm cho cấp tỉnh, cấp huyện tiến hành chiến đấu và phục vụ chiến đấu lâu dài trên địa bàn khi có chiến tranh." | 152/2007/NĐ-CP |
506 | Căn giả | Nếu quân bảo về của mình không ăn lại được quân đối phương thì đó là “căn giả”. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
507 | Cản quân | Đi quân làm cản trở đường di chuyển của quân đối phương. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
508 | Căn thật | Khi bị quân đối phương bắt mà quân bảo vệ của mình có thể bắt lại ngay quân của đối phương thì đó là “căn thật”. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
509 | Can thiệp vũ trang | Việc nước ngoài đe doạ sử dụng vũ trang hoặc trực tiếp đưa quân vào, hoặc cung cấp chuyên viên quân sự, vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh, hoặc chứa chấp, nuôi dưỡng, huấn luyện các lực lượng chống đối hoạt động phá hoại, lật đổ nhằm gây mất ổn định và can thiệp vào công việc nội bộ các nước có chủ quyền. Can thiệp vũ trang là hành vi vi phạm thô bạo các quyền cơ bản của dân tộc, làm tổn hại nghiêm trọng đến sự nghiệp đấu tranh giữ gìn hoà bình, hữu nghị giữa các nước, là hành vi bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. | Từ điển Luật học trang 69 |
510 | Cảng biển | là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. | 71/2006/NĐ-CP |
511 | Cảng cá | là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản | 17/2003/QH11 |
512 | Cảng dầu thô ngoài khơi | là cảng biển gồm khu vực tàu chứa dầu thô neo đậu làm kho nổi và các vùng nước có liên quan mà tàu thuyền được phép ra, vào hoạt động. | 160/2003/NĐ-CP |
513 | Cảng hàng không | là khu vực được xác định bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không. | 06/2006/QĐ-BGTVT |
514 | Cảng hàng không, sân bay dự bị | (Alternate aerodrome): Cảng hàng không, sân bay mà tầu bay có thể hạ cánh khi không thể hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay dự định hạ cánh. | 29/2005/QĐ-BGTVT |
515 | Cảng hàng không, sân bay dự bị (Alternate aerodrome | Nơi tàu bay có thể hạ cánh khi không thể thực hiện được tại cảng hàng không, sân bay dự định hạ cánh. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
516 | Cảng lánh nạn | Cảng mà tàu phải ghé vào để tránh tai nạn hoặc để khắc phục hậu quả các tai nạn xảy ra. Hư hỏng, tổn thất của hàng hóa trong khi dỡ hàng tại cảng lánh nạn do bên bảo hiểm bồi thường. | Từ điển Luật học trang 70 |
517 | Cạnh 0 (cạnh có chiều dài bằng 0) | Là một khái niệm thường được sử dụng trong kiểm tra các máy thu tín hiệu vệ tinh bằng cách kết nối một ăng ten thu tín hiệu vệ tinh với hai máy thu tín hiệu vệ tinh thông qua bộ cáp chia tín hiệu. | 06/2009/TT-BTNMT |
518 | Cảnh báo chướng ngại vật hàng không | là việc sơn, kẻ dấu hiệu và lắp đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đặt mốc, cắm cờ trên chướng ngại vật để người lái tàu bay trong khi bay có thể nhìn thấu cảnh báo từ cự ly an toàn ở mọi hướng. | 20/2009/NĐ-CP |
519 | Cảnh báo lũ | Là thông tin về tình hình lũ nguy hiểm có khả năng xảy ra. | 18/2008/QĐ-BTNMT |
520 | Cảnh cáo | 1. Hình phạt chính trong hệ thống hình phạt được quy định tại Điều 22 - Bộ luật hình sự, áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt. 2. Chế tài kỉ luật, nặng hơn khiển trách, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với công chức vi phạm về nghĩa vụ đã bị khiển trách mà lại tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng hơn trường hợp phải khiển trách. Cảnh cáo có ý nghĩa là báo trước nếu không sửa chữa mà còn vi phạm sẽ bị xử lý theo hình thức nặng hơn. | Từ điển Luật học trang 70 |
521 | Cành chiết | là cành giống được chiết từ trên cây mẹ. | 05/2000/QĐ-BNN-KHCN |
522 | Cạnh độc lập (Independent Baseline) | Trong cùng một ca đo có n máy thu tín hiệu vệ tinh tham gia, tổng số cạnh (Baselines) có thể tính được là n(n-1)/2 nhưng chỉ có n-1 các cạnh này là độc lập, các cạnh còn lại được gọi là các cạnh thường được tạo ra từ các tổ hợp của dữ liệu pha được dùng để tính các cạnh độc lập. Một cạnh được đo trong 2 ca đo khác nhau là độc lập. | 06/2009/TT-BTNMT |
523 | Cảnh quan đô thị | "là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như: không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, vỉa hè, lối đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa; đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch qua đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị." | 29/2007/NĐ-CP |
524 | Cành thứ cấp | là cành được sinh ra từ cành chính. | 05/2000/QĐ-BNN-KHCN |
525 | Cạnh tranh | "1. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trong cơ chế thị trường nhằm giành khách hàng về phía mình bằng những lợi ích về giá cả hạ hơn, phẩm chất hàng hóa tốt hơn, bền hơn, đẹp hơn,… Cạnh tranh phải lành mạnh, cho nên pháp luật nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp. 2. Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh bằng những biện pháp như: quảng cáo trung thực cho cơ sở kinh doanh và sản phẩm của mình; đưa ra thị trường những mẫu mã tốt hơn, đẹp hơn; áp dụng công nghệ mới hoặc hợp lí hóa sản xuất để làm cho sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn, rẻ hơn; cải tiến việc phục vụ khách hàng tốt hơn, thuận tiện hơn,... 3. Cạnh tranh bất hợp pháp là dùng những thủ đoạn cạnh tranh như: quảng cáo dối trá để đánh lừa khách hàng; quảng cáo dèm pha hàng hóa hoặc dịch vụ của nhà kinh doanh khác; sử dụng nhãn hiệu kinh doanh của một nhà kinh doanh khác gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm; sử dụng trái phép bí quyết công nghệ hoặc bí quyết kinh doanh của nhà kinh doanh khác; trốn thuế để có thể bán sản phẩm rẻ hơn; lợi dụng ưu thế về kinh tế, tài chính để mua vào với giá cao giả tạo hoặc bán phá giá để loại bỏ đối phương; làm rối loạn doanh nghiệp đối phương bằng việc mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp đó,... 4. Nhà doanh nghiệp cạnh tranh trái phép có thể bị kiện và phải bồi thường thiệt hại. Nếu hành vi đó mang tính chất một tội phạm thì bị truy tố và xét xử về các tội: làm hàng giả, trốn thuế,..." | Từ điển Luật học trang 70 |
526 | Cảnh vệ | là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ được quy định tại Pháp lệnh này. | 25/2005/PL-UBTVQH11 |
527 | Cáo tị | "Quyền của những người nhất định theo luật quy định, vd. Bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn … được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền không thể cho một viên chức hoặc người có nhiệm vụ như thẩm phán, hội thẩm … tiền hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự, dân sự vì những lí do mà luật quy định để bảo đảm trung thực, khách quan. Cáo tị là từ cũ đã bỏ, thay bằng cụm từ: đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng (Xt. Hồi tị)." | Từ điển Luật học trang 71 |
528 | Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn | "(UNHCR), cơ quan thuộc tổ chức Liên hợp quốc do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu với nhiệm kì 5 năm. Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn được thành lập theo Nghị quyết số 319 năm 1949 và bắt đầu hoạt động từ năm 1951. Nhiệm vụ của Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn là thúc đẩy các quốc gia ghi nhận và phê chuẩn các công ước quốc tế về bảo vệ người tị nạn; theo dõi việc thực hiện các công ước đó; thúc đẩy các chính phủ thực hiện các biện pháp giúp đỡ, cải thiện tình cảnh của những người tị nạn, cho cư trú hoặc di cư sang các nước khác, tổ chức và tạo điều kiện cho các chính phủ thúc đẩy, tiếp nhận và không phân biệt đối xử đối với những người hồi hương tự nguyện. Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ban chấp hành Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn gồm có đại diện 31 nước, là cơ quan điều hành của tổ chức này. Trụ sở của Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn đặt tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ). Việt Nam đã tham gia và có đại diện tại Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn." | Từ điển Luật học trang 71 |
529 | Cấp bản sao từ sổ gốc | là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung ghi trong sổ gốc. | 79/2007/NĐ-CP |
530 | Cấp bảo lãnh tín dụng | là việc Quỹ Bảo lãnh tín dụng cam kết bảo lãnh tín dụng cho khách hàng/người vay vốn thuộc phạm vi đối tượng được bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng. | 53/2007/QĐ-UBND |
531 | Cấp cảnh báo | là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu. | 44/2006/NĐ-CP |
532 | Cấp cứu | Là các thủ pháp ban đầu, dùng trong trường hợp khẩn cấp để cứu chữa cho một bệnh nhân bị chấn thương hoặc bị bệnh. | 44/2005/QĐ-UBTDTT |
533 | Cấp độ rủi ro | là kết hợp giữa tần suất và hậu quả nếu xảy ra rủi ro. | 1700/QĐ-TCHQ |
534 | Cấp động đất | là đại lượng biểu thị cường độ chấn động mà nó gây ra trên mặt đất và được đánh giá theo các thang phân bậc mức độ tác động của động đất đối với các kiểu nhà cửa, công trình, đồ vật, súc vật, con người và biến dạng mặt đất. Cấp động đất được đánh giá bằng thang MSK-64 (Medvedev-Sponheuer-Karnik), chia cường độ chấn động thành 12 cấp và được ghi tóm tắt tại Phụ lục I kèm theo Quy chế này. | 264/2006/QĐ-TTg |
535 | Cấp dưỡng | là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình | 22/2000/QH10 |
536 | Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất | là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. | 41/2008/QĐ-UBND |
537 | Cập nhật dự toán vào Tabmis | Là việc cơ quan tài chính cập nhật dữ liệu dự toán vào Tabmis trên cơ sở các file dữ liệu dự toán của các đơn vị dự toán cấp I gửi đến. | 107/2008/TT-BTC |
538 | Cáp nội hạt | là phần cáp từ giá đấu cáp (MDF) của tổng đài nội hạt đến hộp đầu cáp cuối cùng. | 953/2000/QĐ-TCBĐ |
539 | Cấp quyền | là sự cấp phép được gán cho một cá nhân tuân theo quy cách tổ chức đã được hình thành trước để truy nhập, sử dụng một chương trình hoặc một tiến trình của hệ thống công nghệ thông tin. | 04/2006/QĐ-NHNN |
540 | Cấp sân bay theo thiết bị dẫn đường (Category | Phân cấp sân bay theo thiết bị dẫn đường. Cấp I (CAT I) tương ứng sân bay được trang bị hệ thống hạ cánh chính xác đảm bảo khai thác với độ cao quyết định 60m, tầm nhìn đường cất hạ cánh 550m (hoặc tầm nhìn ngang 800m). Cấp II (CAT II) tương ứng độ cao quyết định 30m và tầm nhìn đường cất hạ cánh 350m (hoặc tầm nhìn ngang 400m). Cấp III (CAT III) tương ứng độ cao quyết định dưới 30m và tầm nhìn đường cất hạ cánh dưới 200m. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
541 | Cấp tín dụng | là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác | 20/2004/QH11 |
542 | Cáp, đường dây nội bộ | là phần cáp, đường dây thuộc sở hữu của chủ thuê bao, do chủ thuê bao tự lắp đặt hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác lắp đặt trong phạm vi nhà thuê bao cho tới điểm kết cuối của mạng điện thoại công cộng. | 953/2000/QĐ-TCBĐ |
543 | CAT | (category): Cấp sân bay theo thiết bị dẫn đường cất hạ cánh. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
544 | Cắt đứt quan hệ ngoại giao | "Việc cắt đứt các mối liên hệ chính trị chính thức giữa các quốc gia hữu quan. Cắt đứt quan hệ ngoại giao có thể đình chỉ mọi biện pháp hỗ trợ thực tế để duy trì quan hệ ngoại giao mà không tuyên bố đình chỉ quan hệ ngoại giao chính thức; đình chỉ quan hệ ngoại giao chính thức (rút cơ quan đại diện ngoại giao); phát sinh chiến tranh giữa các quốc gia hữu quan; quốc gia hữu quan không còn tồn tại trong quan hệ quốc tế với tư cách là một quốc gia độc lập, chủ quyền (vd. sáp nhập vào quốc gia khác, phân rã thành các quốc gia khác nhau,...). Cắt đứt quan hệ ngoại giao cũng có thể xảy ra do kết quả của một cuộc cách mạng xã hội được tiến hành ở quốc gia hữu quan. Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt thì nước tiếp nhận vẫn phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở, tài sản và hồ sơ của cơ quan đại diện nước hữu quan." | Từ điển Luật học trang 71 |
545 | Cắt hớt | là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển. | 44/2006/NĐ-CP |
546 | Cát táng | là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng. | 35/2008/NĐ-CP |
547 | Cầu cảng | là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. | 71/2006/NĐ-CP |
548 | Cầu chung | là cầu có mặt cầu dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ. | 35/2005/QH11 |
549 | Câu điều kiện | Câu diễn đạt nguyên nhân và hậu quả của một sự kiện hoặc hành động, diễn đạt một sự việc xảy ra sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể nào đó. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
550 | Câu ghép | Câu bao gồm 2 câu đơn được nối với nhau bằng một liên từ, ví dụ như Either you will it now or you will learn in a year from now (Hoặc là anh học nó ngay bây giờ hoặc là anh học nó trong năm sau). | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
551 | Cấu hình | là một tập hợp những chương trình, tài liệu và dữ liệu được điều chỉnh theo một yêu cầu kỹ thuật nhất định. | 1630/2003/QĐ-NHNN |
552 | Câu hỏi đuôi | Là từ để hỏi được đặt ở cuối câu, nhằm xác nhận lại thông tin đưa ra là đúng hay không (Ví dụ “He is from Mexico, isn’t he?”) | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
553 | Câu phức | Câu bao gồm hơn một mệnh đề, trong đó có một mệnh đề độc lập, ví dụ như “The man who is walking down the street is my father”. (Người đàn ông đang đi dưới phố là bố tôi). | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
554 | Cấu tạo từ bất quy tắc | Các dạng cấu tạo từ không tuân theo các quy tắc chung. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
555 | Cầu thang bộ | Là bộ phận có các bậc, chiếu tới và có thể có chiếu nghỉ để người di chuyển giữa các cao độ. | 09/2008/QĐ-BXD |
556 | Cầu thang xoắn | Là cầu thang bộ xây xung quanh một cột hoặc khoảng trống ở giữa | 09/2008/QĐ-BXD |
557 | Cấu thành tội phạm | x. Yếu tố cấu thành tội phạm | Từ điển Luật học trang 75 |
558 | Cấu trúc chiến lược phát triển đô thị | Là cấu trúc tổ chức không gian đô thị nhằm thực hiện chiến lược phát triển đô thị. Cấu trúc không gian là dạng vật thể hóa của các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong đô thị. | 04/2008/QĐ-BXD |
559 | Cấu trúc chứa nước | là một cấu trúc địa chất hoặc một phần của một cấu trúc địa chất, trong đó nước dưới đất được hình thành, lưu thông và tồn tại. Cấu trúc chứa nước được giới hạn bởi các biên cách nước hoặc các biên cấp khác, thoát nước. | 13/2007/QĐ-BTNMT |
560 | Cấu trúc cơ bản của một văn bản | Những phần khác nhau trong một quyển sách, bao gồm: tiêu đề, nội dung, giải thích từ vựng, phụ lục. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
561 | Cây có múi S0 | là cây được nhân giống vô tính từ cây đầu dòng cây có múi, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S0 được sử dụng khai thác vật liệu nhân giống sản xuất cây S1. | 64/2008/QĐ-BNN |
562 | Cây có múi S1 | là cây được nhân giống vô tính từ cây S0, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S1 được sử dụng khai thác vật liệu nhân giống sản xuất cây S2. | 64/2008/QĐ-BNN |
563 | Cây có múi S2 | là cây được nhân giống vô tính từ cây S1, được kiểm tra và xác nhận không mang mầm bệnh vàng lá Greening và bệnh Tristeza. Cây S2 được trồng lấy quả, không sử dụng khai thác vật liệu nhân giống. | 64/2008/QĐ-BNN |
564 | Cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm | là những loài cây công nghiệp, cây ăn quả có thời gian kiến thiết cơ bản và thời gian kinh doanh trong nhiều năm. | 64/2008/QĐ-BNN |
565 | Cây đầu dòng | là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng hoặc từ giống gốc nhập nội, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và công nhận để làm nguồn vật liệu nhân giống. | 64/2008/QĐ-BNN |
566 | Cây mẹ | là cây lâm nghiệp tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống. | 15/2004/PL-UBTVQH11 |
567 | Cây phi mục đích | "cây không đáp ứng mục đích kinh doanh rừng đối với rừng sản xuất; là cây không đáp ứng mục đích phòng hộ bảo vệ môi trường đối với rừng phòng hộ." | 186/2006/QĐ-TTg |
568 | Cây phù trợ | Là cây trồng xen, hỗ trợ cây trồng chính theo mật độ nhất định, gồm các loài cây mọc nhanh, cây có tác dụng vừa cải tạo đất vừa có hiệu quả kinh tế | 80/2003/TTLT-BNN-BTC |
569 | CE (Cefiticate Euro) | là chứng chỉ Châu Âu. | 01/2006/TT-DSGĐTE |
570 | CFR | (A.Cost and Freight), kí hiệu quốc tế dùng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tiếng Việt là tiền hàng + cước phí. Theo điều kiện này thì bên bán phải: - Kí hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước phí để chở hàng đến cảng đích. - Giao hàng lên tàu. - Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có). - Cung cấp cho bên mua hóa đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo. - Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu. - Trả tiền chi phí dỡ hàng, nếu chi phí này đã được tính vào tiền cước. Bên mua phải: - Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn đã được giao cho mình. - Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước. - Chịu mọi rủi ro và tổn thất hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. | Từ điển Luật học trang 75 |
571 | CGMP | từ tiếng Anh “Good Manufacturing Practices for Cosmetic”, được dịch là “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”. | 24/2006/QĐ-BYT |
572 | Chai chứa LPG | là chai chứa bằng thép dùng để chứa khí dầu mỏ hoá lỏng nạp lại được và có dung tích chứa nước nhỏ hơn 150 lít. | 36/2006/QĐ-BCN |
573 | Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế | là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. | 41/2005/QH11 |
574 | Chậm lũ | là việc tạm chứa một phần nước lũ của một con sông vào khu vực đã định. | 171/2003/NĐ-CP |
575 | Chậm thực hiện bồi thường | là hành vi của tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng thời hạn bồi thường cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định khi Nhà nước thu hồi đất. | 182/2004/NĐ-CP |
576 | Chân đê đối với đê đất | là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái cơ đê với mặt đất tự nhiên được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê | 79/2006/QH11 |
577 | Chấn tâm | là hình chiếu theo chiều thẳng đứng của chấn tiêu trên mặt đất. | 264/2006/QĐ-TTg |
578 | Chấn tiêu | là nơi phát sinh động đất, nơi năng lượng động đất được giải phóng và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi, gây rung động mặt đất. | 264/2006/QĐ-TTg |
579 | Chánh án | Một chức vụ tư pháp để chỉ người thẩm phán đứng đầu và quản lý điều hành một cấp tòa án. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của chủ tịch nước. Nhiệm kì của chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội. Chánh án tòa án quân sự và chánh án tòa án nhân dân địa phương các cấp do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của Luật tổ chức tòa án và Pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm tòa án nhân dân. Nhiệm kì của chánh án tòa án quân sự và chánh án toà án nhân dân địa phương là 5 năm. | Từ điển Luật học trang 75 |
580 | Chánh án toà án nhân dân tối cao | "Người đứng đầu ngành toà án toàn quốc do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (Khoản 7 - Điều 84 - Hiến pháp năm 1992). Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Về xét xử, chánh án Tòa án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ quyền hạn, quy định trong pháp luật tố tụng. Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo trước Uỷ ban thường trụ Quốc hội và chủ tịch nước (Điều 135 - Hiến pháp năm 1992)." | Từ điển Luật học trang 75 |
581 | Chánh toà | Một chức vụ tư pháp để chỉ người thẩm phán đứng đầu một tòa chuyên trách (tòa hình sự, toà dân sự, toà lao động, toà kinh tế, toà hành chính, …) của Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương. Chánh toà chuyên trách do chánh án nhân dân nơi tòa chuyên trách đó trực thuộc bổ nhiệm và miễn nhiệm. | Từ điển Luật học trang 76 |
582 | Chào bán chứng khoán ra công chúng | "là việc chào bán chứng khoán theo một trong các phương thức sau đây: a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet; b) Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định." | 70/2006/QH11 |
583 | Chào bán trái phiếu ra công chúng | là việc chào bán trái phiếu theo một trong các phương thức sau: a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet b) Chào bán trái phiếu cho từ một năm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán. c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định. | 07/2008/QĐ-NHNN |
584 | Chào mua công khai cổ phiếu | Là thủ tục đăng ký, thông báo công khai ý định mua, thực hiện mua và các thủ tục khác liên quan đến việc mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng theo quy định tại Điều 32 Luật Chứng khoán. | 194/2009/TT-BTC |
585 | Chấp hành viên | Người được nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên có quyền quyết định các biện pháp thi hành án trong phạm vi quy định của pháp luật như: quyết định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 1 tháng để thi hành án, quyền quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. | Từ điển Luật học trang 76 |
586 | Chập tiêu | là báo hiệu hàng hải gồm tối thiểu 2 đăng tiêu biệt lập, tạo thành một hướng ngắm cố định. | 53/2005/QĐ-BGTVT |
587 | Chất | là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi | 06/2007/QH12 |
588 | Chặt bài thải | là chặt những cây cong queo, sâu bệnh, cây phẩm chất x?u, cây không phù hợp với mục đích kinh doanh. | 40/2005/QĐ-BNN |
589 | Chất chống bạo loạn | là hoá chất không phải hoá chất bảng nhưng có thể gây ra kích ứng nhanh có hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nào đó của con người. Các tác động trên sẽ biến mất sau một thời gian ngắn ngừng tiếp xúc với hoá chất nêu trên. | 100/2005/NĐ-CP |
590 | Chất độc hại | Là chất gây sự suy giảm sức khỏe trước mắt hoặc lâu dài cho người sử dụng. | 09/2008/QĐ-BXD |
591 | Chất gây nghiện | là chất kích thích, ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. | 48/2006/QĐ-BGDĐT |
592 | Chất gây ô nhiễm | là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. | 52/2005/QH11 |
593 | Chất hướng thần | là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. | 48/2006/QĐ-BGDĐT |
594 | Chất liệu sát thực | Dạng chất liệu (âm thanh, nói, viết, hình ảnh) được sử dụng trong một tình huống thực tế, thường giống với chất liệu người bản xứ sử dụng (đơn từ, mẩu báo, bài báo, chương trình đài phát thanh, các bản tin truyền hình). | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
595 | Chất lượng chương trình giáo dục | "là sự đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục của trường; đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật Giáo dục; phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong từng lĩnh vực chuyên môn nhất định để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước." | 29/2008/QĐ-BGDĐT |
596 | Chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông | là sự đáp ứng của cơ sở giáo dục phổ thông đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục phổ thông được quy định tại Luật Giáo dục. | 83/2008/QĐ-BGDĐT |
597 | Chất lượng dân số | là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
598 | Chất lượng sản phẩm | là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm. | 42/2005/QĐ-BYT |
599 | Chất lượng sản phẩm, hàng hoá | là tổng thể những thuộc tính (những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng) của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có, thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm, hàng hoá. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng. | 179/2004/NĐ-CP |
600 | Chất lượng sản phẩm, hàng hóa | là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng | 05/2007/QH12 |
601 | Chất lượng thực phẩm | "là tổng thể các thuộc tính của một sản phẩm thực phẩm có thể xác định được và cần thiết cho sự kiểm soát của nhà nước, bao gồm: các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh về hoá, lý, vi sinh vật; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; quy cách bao gói và chất liệu bao bì; nội dung ghi nhãn." | 42/2005/QĐ-BYT |
602 | Chất ma tuý | Là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. | 31/2009/TT-BGDĐT |
603 | Chất nguy hiểm về cháy, nổ | là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ | 27/2001/QH10 |
604 | Chất phóng xạ | là chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt độ phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilogam (70 kBq/kg). | 50-L/CTN |
605 | Chất phóng xạ phân tán thấp | là chất phóng xạ ở trạng thái rắn và không ở dạng bột hoặc là chất phóng xạ dạng rắn được bọc trong vỏ kín để hạn chế sự phân tán. | 14/2003/TT-BKHCN |
606 | Chất thải | là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác | 52/2005/QH11 |
607 | Chất thải công nghiệp | "là các chất thải ở dạng rắn, bùn hoặc lỏng phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại và sử dụng các sản phẩm và phế liệu công nghiệp; hoặc có tính tương tự. Quy định này không áp dụng cho Chất thải công nghiệp dạng khí." | 152/2004/QĐ-UB |
608 | Chất thải công nghiệp không nguy hại | là Chất thải công nghiệp không chứa một trong những yếu tốt gây nguy hại của chất thải công nghiệp nguy hại nêu ở mục 3 của điều này. Danh mục các Chất thải công nghiệp không nguy hại được phân loại, xác định theo Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6705:2000 – Chất thải không nguy hại – Phân loại tại Phụ lục 1B kèm theo Quy định này. Danh mục này được áp dụng từ Phụ lục 1 – Danh mục B – Danh mục các chất thải không phải là chất thải nguy hại của Quy chế 155/1999/QĐ-TTg. | 152/2004/QĐ-UB |
609 | Chất thải công nghiệp nguy hại | là Chất thải công nghiệp có chứa một trong các yếu tốt gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Danh mục các chất thải nguy hại được phân loại, xác định theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2000 – Chất thải nguy hại – Phân loại tại Phụ lục 1A kèm theo Quy định này. Danh mục này được áp dụng từ Phụ lục 1 – Danh mục A – Danh mục các chất thải nguy hại của Quy chế quản lý chất thải nguy hại, ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế 155/1999/QĐ-TTg). | 152/2004/QĐ-UB |
610 | Chất thải nguy hại | là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. | 52/2005/QH11 |
611 | Chất thải phóng xạ | là chất thải có hoạt độ phóng xạ riêng như chất phóng xạ. | 50-L/CTN |
612 | Chất thải rắn | là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. | 59/2007/NĐ-CP |
613 | Chất thải rắn nguy hại | là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. | 59/2007/NĐ-CP |
614 | Chất thải sản xuất | là các chất rắn, lỏng và khí được thải ra hoặc thoát ra trong quá trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản. | 19/2002/QĐ-BTS |
615 | Chất thải sinh hoạt | là các chất thải rắn, lỏng thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người. | 19/2002/QĐ-BTS |
616 | Chất vấn | là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và yêu cầu những người này trả lời | 05/2003/QH11 |
617 | Cháy | là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường | 27/2001/QH10 |
618 | Chế biến các vị thuốc theo phương pháp cổ truyền | là quá trình làm thay đổi về chất và lượng của dược liệu thô (raw materials) thành vị thuốc đã được chế biến (processed herbal materials) theo các nguyên lý của y học cổ truyền. | 39/2008/QĐ-BYT |
619 | Chế biến khoáng sản | "Là quá trình loại bớt tạp chất và nâng cao hàm lượng thành phần (hoặc các thành phần) khoáng vật, khoáng chất có ích trong khoáng sản nguyên khai để thu được sản phẩm khoáng sản đạt quy cách, tiêu chuẩn, hàm lượng đáp ứng yêu cầu của quá trình chế biến sâu tiếp theo (được gọi là tinh quặng); hoặc quá trình gia công, xử lý khoáng sản nguyên khai, tinh quặng để đạt quy cách, yêu cầu sử dụng (nhưng chưa ra đến sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc hợp chất hoá học), thông qua việc áp dụng một hoặc kết hợp một số phương pháp sau: - Chọn tay. - Rửa; nghiền-sàng phân loại theo cỡ hạt. - Tuyển trọng lực; tuyển từ; tuyển điện; hoá tuyển. - Các phương pháp xử lý cơ học, nhiệt học khác (như bóc tách đá bìa, cưa cắt, đập-nghiền, sấy khô, thiêu kết, đóng bánh…)." | 08/2008/TT-BCT |
620 | Chế định pháp luật | "(cg. Định chế), tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội giống nhau trong phạm vi một ngành luật. Vd. Chế định kết hôn, chế định li hôn trong Luật hôn nhân và gia đình. Chế định hay định chế (A. Institution) được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Nghĩa chung và rộng là: các yếu tố cấu thành cơ cấu pháp lí của thực tại xã hội. Vd. các chế định của nền Cộng hòa thứ V của Pháp. Nghĩa hẹp là tổng thể các quy phạm, quy tắc của một vấn đề pháp lí. Vd. các chế định giám hộ; hôn nhân - gia đình. Thông lệ mới đây người ta còn hiểu chế định như một ngành pháp luật, hoặc hệ thống pháp luật." | Từ điển Luật học trang 76 |
621 | Chế độ bảo hộ | (luật quốc tế), chế độ thống trị của thực dân do các nước đế quốc áp dụng đối với những nước lệ thuộc, theo đó chủ quyền quốc gia của nước bị bảo hộ bị hạn chế hoặc chỉ tồn tại trên hình thức. Thực chất mọi quyền hành nằm trong tay chính phủ nước bảo hộ, đặc biệt là quyền quân sự, ngoại giao. Khác với chế độ thuộc địa do chính phủ thực dân trực tiếp cai trị, chế độ bảo hộ là do chính phủ thực dân cai trị thông qua một chính phủ bù nhìn. vd. các chế độ do Pháp thiết lập ở Tuynidi (1881), ở Marôc (1912), ở Lào (1893), ở Campuchia (1863), ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ Việt Nam (1883 và 1884). | Từ điển Luật học trang 76 |
622 | Chế độ công điền, công thổ | "Chế độ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến, nhà vua dùng một phần ruộng đất này để ban cho những người được phong tước và cấp cho quan lại làm lương bổng, một phần giao cho các làng xã làm của công của làng xã, định kì làng xã quân cấp (cấp bình quân) ruộng đất này do dân đinh từ 18 tuổi trở lên cày cấy và nộp thuế. Chế độ công điền, công thổ, tồn tại đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và bị xoá bỏ trong Cải cách ruộng đất. Hiện nay, ở Việt Nam ""đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí"", cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng (Điều 690 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 77 |
623 | Chế độ công tác phí | là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có). | 78/2007/QĐ-UBND |
624 | Chế độ đa thê | Chế độ người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ tức là đồng thời có quan hệ hôn nhân với nhiều đàn bà. Chế độ đa thê được coi là hợp pháp dưới chế độ phong kiến ở các nước phương Đông, hiện nay còn duy trì ở một số nước theo đạo Hồi, ở một số dân tộc miền núi của nhiều nước theo tập quán. Ở Việt Nam, chế độ đa thê đã bị hủy bỏ từ Cách mạng tháng Tám. Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam chỉ công nhận chế độ một vợ một chồng. | Từ điển Luật học trang 78 |
625 | Chế độ đại nghị | "1. Chế độ đại nghị theo nghĩa rộng là một chế độ trong đó quyền hành pháp hoặc một bộ phận của quyền hành pháp thuộc nội các hoặc Chính phủ chịu trách nhiệm về chính trị trước một viện hoặc nhiều viện và có thể bị viện này yêu cầu từ chức. 2. Chế độ đại nghị theo nghĩa hẹp và thông thường là một chế độ trong đó quyền hành pháp là do 2 yếu tố tạo thành; một nguyên thủ quốc gia không chịu trách nhiệm, còn nội các thì chịu trách nhiệm trước một viện và viện này có thể bị nội các hoặc nguyên thủ quốc gia giải tán. Chế độ đại nghị được gọi là trực thuộc hai bên (régime parlementaire dualiste) nếu nội các vừa có thể bị nguyên thủ quốc gia bãi nhiệm và vừa có thể bị một viện bãi nhiệm. Chế đội đại nghị được gọi là trực thuộc một bên nếu nội các chí phải chịu trách nhiệm trước các viện hoặc trước một trong các viện, vd. ở Vương quốc Anh hiện nay." | Từ điển Luật học trang 78 |
626 | Chế độ dân chủ đại diện | "Chế độ chính trị trong đó công dân bầu ra cơ quan hay người thay mặt cho mình thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ dân chủ đại diện có các dạng tổ chức khác nhau (x. Chế độ đại nghị; Chế độ tổng thống)." | Từ điển Luật học trang 77 |
627 | Chế độ dân chủ nhân dân | Chế độ chính trị của các nước theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đặc trưng cơ bản là: - Đảng Cộng sản giữ vai trò lãnh đạo. - Nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa. - Quốc hội (một viện) do bầu cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng, nắm tất cả quyền lực nhà nước, trực tiếp sử dụng quyền lập hiến, lập pháp, phân công cho chính phủ thực hiện quyền hành pháp, cho tòa án tối cao, viện kiểm sát tối cao thực hiện quyền tư pháp. - Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước ở trung ương: chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ... - Tất cả các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. - Công dân có các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội ghi trong hiến pháp. | Từ điển Luật học trang 77 |
628 | Chế độ dân chủ tư sản | Chế độ chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa có đặc trưng là: - Có nhiều đảng chính trị của giai cấp tư sản mà các đảng lớn (hoặc liên minh một đảng lớn với một hay một số đảng khác) thay thế nhau nắm quyền lực nhà nước thông qua bầu cử. - Nhà nước có chính thể quân chủ lập hiến hay cộng hòa và hình thức kết cấu đơn nhất hay liên bang. - Cơ quan đại diện có một hay hai viện. - Các nghị sĩ của các đảng không nắm chính quyền (không phải đảng nắm chức vụ tổng thống ở cộng hòa tổng thống hay thủ tướng ở cộng hòa đại nghị) hợp thành phe đối lập. Đảng cộng sản hoặc liên minh có đảng cộng sản là phe tả. Các phe đấu tranh ở quốc hội, nếu không thỏa hiệp được với nhau thì có thể dẫn đến khủng hoảng phải bầu lại tổng thống hoặc lập chính phủ khác, giải tán nghị viện để bầu lại. - Có hệ thống pháp luật khá phát triển. Chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến so với chế độ phong kiến, nhưng còn rất nhiều hạn chế (bất bình đẳng xã hội, nạn thất nghiệp, bóc lột giai cấp, phân biệt chủng tộc,...) | Từ điển Luật học trang 78 |
629 | Chế độ hai viện | Được áp dụng ở một số nước như Anh, Pháp, Mĩ… Nước Anh có hai viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, Mĩ có 2 viện là Viện nguyên lão và Viện dân biểu. Thuyết bênh vực chế độ hai viện cho rằng: 1. Có hai viện thì viện nọ có thể bị chế ngự bởi ảnh hưởng của viện kia, tránh sự lộng hành của một viện. 2. Có hai viện thì một đạo luật soạn ra được xét dưới mọi khía cạnh kĩ càng hơn, ôn hòa hơn. 3. Có hai viện thì quốc gia được đại diện đầy đủ hơn, có già, có trẻ, sự liên tục giữa các thế hệ hiện tại và đã qua được thực hiện bền vững. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiền thân là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ có chế độ một viện là Quốc hội mà tất cả 3 yêu cầu nói trên đối với chế độ hai viện vẫn được đáp ứng một cách đầy đủ và hoàn hảo vì về bản chất, nó là cơ quan quyền lực cao nhất của một nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi chủ trương, hoạt động của Quốc hội đều cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. | Từ điển Luật học trang 79 |
630 | Chế độ hô đáp | là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được. | 44/2006/NĐ-CP |
631 | Chế độ hôn nhân và gia đình | là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn, nghĩa vụ và quyền giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, cấp dưỡng, xác định cha, mẹ, con, con nuôi, giám hộ, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình | 22/2000/QH10 |
632 | Chế độ hưu trí | (cg. Chế độ nghỉ hưu), chế độ đối với công chức khi đã làm việc đủ thời hạn quy định được nghỉ và được hưởng trợ cấp nghỉ hưu. Người lao động cũng được hưởng chế độ hưu trí theo các điều kiện quy định ở Điều 145 - Bộ luật lao động năm 1994. | Từ điển Luật học trang 79 |
633 | Chế độ kế toán | là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành | 03/2003/QH11 |
634 | Chế độ Lộc điền | Chế độ của nhà nước phong kiến dùng ruộng đất công để trả lương cho quan lại, để ban cho những người trong họ hàng nhà vua (cả nam, nữ) hoặc cho các vị quan có công được phong tước theo năm bậc: công, hầu, bá, tử, nam. Lộc điền có nhiều loại: ruộng, đất thế nghiệp được để lại cho con cháu thừa hưởng, ruộng tế tự (thờ cúng) cũng thuộc loại thế nghiệp, các loại khác, khi chết phải trả lại nhà nước. | Từ điển Luật học trang 79 |
635 | Chế độ một viện | Chế độ chính trị trong đó cơ quan lập pháp chỉ có một viện thường được gọi là nghị viện hay quốc hội bao gồm các đại biểu được bầu từng nhiệm kỳ, theo chế độ bầu cử thống nhất, vd. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Từ điển Luật học trang 79 |
636 | Chế độ một vợ một chồng. | "Luật hôn nhân và gia đình ngày 29.12.1959 và Luật hôn nhân và gia đình ngày 18.12.1986 thay thế cho Luật nói trên đều quy định chế độ sống một vợ một chồng, tức là ""cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác"" (Điều 4 - Luật hôn nhân và gia đình năm 1986). Toà án sẽ xử hủy hôn nhân vi phạm chế độ một vợ hoặc chồng, theo yêu cầu của một bên hoặc hai bên, của con người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc theo yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hoặc của Công đoàn Việt Nam. Khi hôn nhân bị hủy thì tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy, tài sản chung được chia theo công sức đóng góp của mỗi bên. Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ li hôn. Người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác còn có thể bị truy tố về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 144 - Bộ luật hình sự. Tình hình rất cá biệt là trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trước đây, một số cán bộ Miền Nam đã có vợ, được tập kết ra Miền Bắc, lấy vợ ở Miền Bắc. Đối với những trường hợp này, Thông tư số 60 ngày 22.2.1978 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn là: người chồng và hai người vợ có thể thoả thuận chung sống ổn thỏa, tức là toà án không phải huỷ hôn nhân lần thứ hai. Sẽ tiến hành huỷ hôn nhân trong trường hợp có yêu cầu của một hoặc cả hai người vợ (giải quyết theo yêu cầu của vợ)." | Từ điển Luật học trang 79 |
637 | Chế độ phân quyền | (Cg. Phi tập trung hóa, Ph. Décentralisation administrative), trái với chế độ tập quyền, là giảm quyền của trung ương giao cho nhà chức trách địa phương tự quyết định dưới sự kiểm tra của trung ương về mặt pháp chế. Nhà chức trách địa phương này là do dân chúng bầu lên, họ được độc lập quyết định phần nào đối với cơ quan trung ương. | Từ điển Luật học trang 80 |
638 | Chế độ quân chủ | "Chế độ chính trị mà ở đó tất cả quyền lực nhà nước tập trung trong tay một người lên ngôi theo thừa kế gọi là vua, hoàng đế hay quốc vương. - Quân chủ tuyệt đối, quân chủ chuyên chế: quyền lực của vua không bị bất kì một hạn chế nào. Bên cạnh vua, có các quan là tư vấn, là người thừa hành; vua quyết định tất cả và không chịu trách nhiệm về bất kì việc gì và với ai (như ở các nước phương Đông và các nước phương Tây thời kì phong kiến trung ương tập quyền). - Quân chủ đại diện đẳng cấp: bên cạnh vua có một cơ quan bao gồm đại diện các đẳng cấp (ở Pháp là quí tộc, tăng lữ, thị dân) có một số quyền hạn nhất định như ở một số nước Châu Âu (Pháp, Nga, Anh,...). Chế độ quân chủ đại diện đẳng cấp ra đời trong bước quá độ, từ phong kiến cát cứ lên phong kiến tập quyền. Cơ quan đại diện đẳng cấp vừa ủng hộ nhà vua chống lãnh chúa địa phương, vừa đấu tranh hạn chế quyền hành của vua để bảo vệ quyền lợi của họ (vd. ấn định thuế). Chế độ này chỉ tồn tại một thời gian ở một số nước Châu Âu. - Quân chủ lập hiến (quân chủ hạn chế): quyền lực của vua bị hạn chế theo hiến pháp; nhà nước có nghị viện, nội các... như chế độ đại nghị, vua giữ vai trò là nguyên thủ quốc gia như tổng thống với quyền hạn khác nhau ở mỗi nước." | Từ điển Luật học trang 80 |
639 | Chế độ tập quyền | Chế độ tập trung ở trung ương, ở các cơ quan đầu não ở trung ương tất cả các quyền quyết định và nhiệm vụ. Tất cả mọi quyết định đều được ban hành nhân danh một pháp nhân duy nhất là quốc gia. Trong chế độ này, tất cả các nhân viên nhà nước đều thuộc vào một hệ thống cấp trên cấp dưới (Ph. organisation hiérarchique). Tản quyền (Ph. déconcentration administrative) cũng là một hình thức của chế độ tập quyền của trung ương san sẻ cho nhân viên đại diện trung ương ở các địa phương. | Từ điển Luật học trang 81 |
640 | Chế độ thục kim | Chế độ cho người phạm tội dùng tiền để chuộc tội, số tiền chuộc tội được coi như hình phạt nên cũng gọi là chế độ thục hình. Luật Hồng Đức quy định tiền chuộc đối với một số tội, tiền chuộc ít nhiều tuỳ theo bậc quan (phẩm cấp) cao thấp hay thường dân (Điều 21 - 24). Bộ Luật hình sự của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định phạt tiền là hình phạt chính hay phạt bổ sung đối với một số tội. | Từ điển Luật học trang 81 |
641 | Chế độ tổng thống | "Chế độ chính trị có hình thức chỉnh thể của nhà nước cộng hòa trong đó tổng thống được cử tri bầu trực tiếp hoặc do đại cử tri bầu, vừa là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) vừa là người đứng đầu chính phủ, trực tiếp nắm quyền hành pháp và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. vd. Chế độ tổng thống của Mĩ được coi là điển hình, tổng thống do đại cử tri bầu (người thay mặt cử tri đi bỏ phiếu, số cử tri ngang với số thượng nghị viện và hạ nghị viện của mỗi bang). Tổng thống chọn và bổ nhiệm các bộ trưởng, có quyền phủ quyết các đạo luật nhưng không có quyền giải tán quốc hội, quốc hội nằm quyền lập pháp và biểu quyết ngân sách. Chế độ tổng thống của Pháp có một số điểm khác với Mĩ. Tổng thống do một hội đồng đại cử tri bầu (số lượng cử tri rộng hơn ở Mĩ, ngoài các nghị sĩ, các đại biểu hội đồng hàng tỉnh, còn có đại biểu do các hội đồng thành phố bầu ra). Tổng thống chủ toạ hội đồng bộ trưởng, nhưng chính phủ có thủ tướng do tổng thống cử và các bộ trưởng do thủ tướng giới thiệu và tổng thống cử. Tổng thống có quyền yêu cầu nghị viện thảo luận lại một đạo luật hoặc một số điều của đạo luật và việc ""thảo luận này không thể bị từ chối"". Thủ tướng phải cam kết trước hạ nghị viện về chương trình hoặc chính sách chung. Hạ nghị viện với tỉ lệ 1/10 số thành viên có thể đưa ra kiến nghị kiểm tra chính phủ khi hạ nghị viện thông qua kiến nghị kiểm tra hay thông qua một chương trình hoặc một tuyên bố về chính sách chung, thủ tướng phải trình tổng thống việc chính phủ xin từ chức - tổng thống có quyền giải tán quốc hội, sau khi tham khảo ý kiến của thủ tướng và chủ tịch hai viện (Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958). Ở một vài nước khác, tổng thống lại do cử tri bầu trực tiếp, vd. Mêhicô,..." | Từ điển Luật học trang 81 |
642 | Chế độ trách nhiệm | "đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Nhà nước giao cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này." | 157/2007/NĐ-CP |
643 | Chế độ tư nhân phục cừu | (phục thù), việc tư nhân tự trả thù người đã gây thiệt hại cho mình bằng cách lấy tài sản của người ấy hoặc bắt người ấy hay thân nhân người ấy về làm nô tì, nô lệ trong thời cổ đại. Ở châu Âu, quyết đấu là một hình thức phục thù bằng cách buộc đối phương phải nhận đấu gươm, đấu súng,... để sửa chữa mối thù đã gây nên. | Từ điển Luật học trang 82 |
644 | Chế độ tử tuất | Một nội dung của chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành áp dụng trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị chết. Chế độ tử tuất bao gồm: - Tiền mai táng tính bằng 8 tháng lương tối thiểu áp dụng cho đối tượng nêu tại Điều 31 - Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26.01.1995 của Chính phủ. - Tiền tuất trả cho thân nhân mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải nuôi dưỡng. Người được hưởng tiền tuất nêu tại Điều 32 - Điều lệ bảo hiểm xã hội. Mức tiền tuất hàng tháng bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. Số người hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người. - Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình người đó được nhận tiền tuất một lần. Mức tiền tuất một lần căn cứ vào số năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định cụ thể trong Điều - 35 Điều lệ bảo hiểm xã hội. | Từ điển Luật học trang 82 |
645 | Chế phẩm máu | là các sản phẩm có chứa một hoặc nhiều thành phần máu. | 06/2007/QĐ-BYT |
646 | Chế tài | "Biện pháp áp dụng đối với chủ thể nào không xử sự đúng pháp luật, cụ thể là không đúng như quy định của quy phạm pháp luật để bảo đảm việc tôn trọng, tuân theo pháp luật. Có nhiều loại chế tài với các mức nặng nhẹ khác nhau để áp dụng tuỳ tính chất, mức độ của các xử sự trái pháp luật: chế tài hình sự (xt. Hình phạt); chế tài kỉ luật; chế tài hành chính; chế tài dân sự (xt. Chế tài hành chính; Chế tài dân sự; Chế tài kỉ luật)." | Từ điển Luật học trang 83 |
647 | Chế tài dân sự | "Một trong 3 bộ phận của quy phạm pháp luật dân sự. Chế tài dân sự là bộ phận quy định các hình thức xử lí, các hậu quả pháp lí khi có hành vi vi phạm những quy tắc xử sự, những hướng dẫn đã ghi trong phần giả định và quy định. Hình thức thực thi chế tài dân sự gồm có: công nhận quyền dân sự; buộc chấm dứt hành vi dân sự; buộc xin lỗi; cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; phạt vi phạm; bồi thường các thiệt hại đã xảy ra." | Từ điển Luật học trang 83 |
648 | Chế tài hành chính | Biện pháp xử lý đối với cá nhân, pháp nhân, tổ chức xử sự trái pháp luật ở mức độ là vi phạm pháp luật (chưa đến mức là tội phạm) gọi là vi phạm hành chính, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý hành chính (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6.7.1995 và các nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong từng lĩnh vực: nghị định quy định xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị...) Chế tài hành chính gồm các hình thức phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung là: đình chỉ hoặc thu hồi các loại giấy phép, bằng lái, các phương tiện giao thông, vận tải... Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính có thể quyết định những biện pháp hành chính khác: buộc khôi phục tình trạng đã bị thay đổi do vi phạm hành chính, buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép, buộc tiêu huỷ các văn hóa phẩm đồi truỵ, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm... | Từ điển Luật học trang 83 |
649 | Chế tài hình sự | Hình phạt mà tòa án quyết định đối với người phạm một tội đã được luật hình sự quy định (xt.Hình phạt) | Từ điển Luật học trang 83 |
650 | Chế tài kỉ luật | "Biện pháp áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chế tài kỉ luật gồm các biện pháp: khiển trách; cảnh cáo, hạ tầng công tác, hạ bậc lương, chuyển sang làm công việc khác, buộc thôi việc, cách chức (Xt. Chế tài; Chế tài hành chính)." | Từ điển Luật học trang 83 |
651 | Cheo | Theo tục lệ cũ là khoản lệ phí bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lệ làng từng nơi quy định mà người con trai phải nộp cho làng người con gái mà mình sẽ lấy làm vợ. | Từ điển Luật học trang 76 |
652 | Chết não | là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được. | 75/2006/QH11 |
653 | Chỉ dẫn địa lý | là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. | 50/2005/QH11 |
654 | Chỉ dẫn thương mại | "là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá...;" | 54/2000/NĐ-CP |
655 | Chỉ danh địa điểm | là nhóm mã 04 chữ cái lập theo quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và được chỉ định để ký hiệu vị trí của một đài cố định hàng không. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
656 | Chỉ giới đường đỏ | là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định rãnh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. | 22/2007/QĐ-BXD |
657 | Chỉ giới xây dựng | là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất. | 04/2008/TT-BXD |
658 | Chỉ giới xây dựng ngầm | Là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm). | 04/2008/QĐ-BXD |
659 | Chỉ huy nổ mìn | là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn. | 39/2009/NĐ-CP |
660 | Chỉ huy trưởng thi công | là người đại diện cho nhà thầu thi công xây lắp thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tại công trường, trực tiếp chỉ huy và chịu trách nhiệm về thi công xây lắp công trình. | 19/2003/QĐ-BXD |
661 | Chỉ lệnh đủ điều kiện bay | Là yêu cầu bảo dưỡng, kiểm tra hoặc thay đổi đối với tàu bay hoặc các thiết bị tàu bay bắt buộc phải được thực hiện nhằm ngăn ngừa sự cố uy hiếp an toàn bay do quốc gia đăng ký tàu bay ban hành hoặc thừa nhận các yêu cầu tương tự do nhà chức trách hàng không của quốc gia thiết kế, chế tạo ban hành. | 10/2008/QĐ-BGTVT |
662 | Chỉ lệnh khai thác | Là yêu cầu đối với các phương thức, tài liệu hướng dẫn khai thác bắt buộc người khai thác tàu bay phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn khai thác bay do quốc gia đăng ký hoặc quốc gia khai thác tàu bay ban hành hoặc thừa nhận các yêu cầu tương tự do nhà chức trách hàng không của quốc gia thiết kế, chế tạo ban hành. | 10/2008/QĐ-BGTVT |
663 | Chi nhánh của tổ chức tài chính quy mô nhỏ | Là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, thực hiện một số hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. | 08/2009/TT-NHNN |
664 | Chi nhánh của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng | là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, được thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng theo ủy quyền của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng. | 01/2008/QĐ-NHNN |
665 | Chi nhánh ngân hàng nước ngoài | là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng mẹ, không có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được ngân hàng mẹ bảo đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam. | 22/2006/NĐ-CP |
666 | Chi phí cưỡng chế thi hành án | là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả. | 26/2008/QH12 |
667 | Chi phí thu hồi dầu khí | là các khoản chi phí mà Công ty mẹ hoặc các đơn vị thành viên được phép thu hồi tại các hợp đồng dầu khí để bù đắp chi phí sản xuất. | 142/2007/NĐ-CP |
668 | Chi phí trên cùng một mặt bằng | bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá đánh giá | 123/QĐ-BTC |
669 | Chỉ số | là mức độ yêu cầu và điều kiện về một khía cạnh cụ thể của tiêu chuẩn kiểm định. | 01/2008/QĐ-BLĐTBXH |
670 | Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình | là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của cơ cấu dự toán theo thời gian. | 1028/BXD-VP |
671 | Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình | là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của cơ cấu dự toán theo thời gian. | 1028/BXD-VP |
672 | Chỉ số giá phần xây dựng | là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí xây dựng của công trình theo thời gian. | 1599/BXD-VP |
673 | Chỉ số giá vật liệu xây dựng | là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động giá của loại vật liệu xây dựng chủ yếu theo thời gian. | 1599/BXD-VP |
674 | Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình | là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí vật liệu xây dựng trong chi phí trực tiếp của cơ cấu dự toán theo thời gian. | 1028/BXD-VP |
675 | Chỉ số giá xây dựng công trình | là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng công trình theo thời gian. | 1599/BXD-VP |
676 | Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn (I) | Là chỉ số phản ánh hoạt độ phóng xạ tổng hợp của các hoạt độ phóng xạ tự nhiên riêng CRa, CTh và CK của vật liệu. Chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn là đại lượng không thứ nguyên. | 09/2008/QĐ-BXD |
677 | Chỉ số phát triển con người (HDI) | là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độ phát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
678 | Chỉ số phát triển giới (GDI) | là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới, được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người của nam và nữ. | 73/2006/QH11 |
679 | Chỉ số rủi ro | Là tiêu chí thông tin mang giá trị cụ thể mà việc kết hợp các chỉ số này theo một công thức nhất định sẽ có tác dụng như một công cụ lựa chọn và xác định các nguy cơ tiềm ẩn đối với việc không tuân thủ pháp luật hải quan. | 52/2007/QĐ-BTC |
680 | Chỉ số vận chuyển | là chỉ số dùng để kiểm soát sự chiếu xạ, để quy định lượng chất phóng xạ đựng trong kiện hàng phóng xạ nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. | 51/2006/NĐ-CP |
681 | Chỉ thị môi trường | Là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường. | 09/2009/TT-BTNMT |
682 | Chỉ tiêu cảm quan | là những chỉ tiêu ảnh hưởng đến tính chất cảm quan của nước, khi vượt quá ngưỡng giới hạn gây khó chịu cho người sử dụng nước. | 1329/2002/QĐ-BYT |
683 | Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu | là mức hoặc định lượng các chất quyết định giá trị dinh dưỡng và tính chất đặc thù của sản phẩm để nhận biết, phân loại và phân biệt với thực phẩm cùng loại. | 42/2005/QĐ-BYT |
684 | Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị | Là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình. | 30/2009/QH12 |
685 | Chỉ tiêu thống kê | là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể | 04/2003/QH11 |
686 | Chia doanh nghiệp | Là việc tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chia thành một số công ty cùng loại. | 60/2005/QH11 |
687 | Chia pháp nhân | "Là trường hợp một pháp nhân chia thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới." | 33/2005/QH11 |
688 | Chia sẻ thông tin về nợ nước ngoài | "là việc trao đổi, cung cấp các thông tin, cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm kịp thời phục vụ việc đánh giá, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch và đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân khác; đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác vay và trả nợ nước ngoài; thống nhất thông tin cung cấp cho các nhà tài trợ và các nhà đầu tư." | 232/2006/QĐ-TTg |
689 | Chiếm đất | là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất. | 182/2004/NĐ-CP |
690 | Chiếm hữu | Một trong 3 quyền của quyền sở hữu tài sản: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Người có quyền chiếm hữu được quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản theo ý chí của mình. Chiếm hữu có thể là chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Chiếm hữu hợp pháp là việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Chiếm hữu bất hợp pháp là chiếm hữu không dựa trên cơ sở của pháp luật nên không được pháp luật thừa nhận. | Từ điển Luật học trang 84 |
691 | Chiếm hữu bất hợp pháp | Chiếm hữu không dựa trên cơ sở của pháp luật, tức là chiếm hữu không phù hợp với 5 trường hợp quy định tại Điều 190 - Bộ luật dân sự là: 1. Chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản. 2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản. 3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu. 4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định. 5. Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Vậy chiếm hữu tài sản mà không phù hợp với 5 trường hợp nói trên là chiếm hữu bất hợp pháp. Tuy nhiên nếu người chiếm hữu không biết và không thể biết được việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật, thì đây là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. | Từ điển Luật học trang 84 |
692 | Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình | x. Ngay tình | Từ điển Luật học trang 84 |
693 | Chiến lược phát triển | "là hệ thống các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội quốc gia ở tầm tổng thể, toàn cục, cơ bản và dài hạn; phản ánh hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển cơ bản, phương thức và các giải pháp lớn về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ dài hạn của đất nước." | 140/2006/NĐ-CP |
694 | Chiến tranh | Hình thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội bằng vũ lực do các lực lượng vũ trang của các bên đối địch đương đầu quyết liệt với nhau tại chiến trường. Nguồn gốc phát sinh chiến tranh thường được che đậy, biện minh bằng nhiều lí do khác nhau, nhưng nguyên nhân cội rễ chỉ có một đó là lí do về mặt quyền lợi kinh tế. Chiến tranh xét cho đến cùng đều nhằm mục đích chiếm đoạt lãnh thổ, thị trường, chiếm đặc quyền, khống chế giao thông, khai thác tài nguyên - đối với kẻ xâm lược, hoặc để bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên, quyền tự do thông thương - đối với các nước bị xâm lược. Chiến tranh được phân loại dưới nhiều góc độ khác nhau: chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh phi chính nghĩa, chiến tranh cách mạng, chiến tranh phản cách mạng, chiến tranh xâm lược, chiến tranh giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ tổ quốc, chiến tranh tổng lực, chiến tranh hạn chế, chiến tranh bằng vũ khí giết người hàng loạt, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh bằng vũ khí thông thường, chiến tranh chính quy hiện đại, chiến tranh du kích, chiến tranh bằng quân đội nhà nghề, chiến tranh nhân dân, chiến tranh trường kì, chiến tranh chớp nhoáng, nội chiến,... Thuật ngữ chiến tranh ngày nay còn được dùng để chỉ những cuộc đấu tranh không vũ trang như chiến tranh lạnh, chiến tranh tâm lí trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội mà mâu thuẫn quyền lợi của các bên đối địch đã bị đẩy đến mức độ đối kháng quyết liệt. | Từ điển Luật học trang 84 |
695 | Chiến tranh bảo vệ tổ quốc | Chiến tranh được tiến hành vì mục đích bảo vệ nền an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập tự do của tổ quốc, quyền tự quyết của dân tộc. Các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc nổi tiếng hào hùng trong lịch sử giữ nước của Việt Nam là: - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống lần 1 (981) dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn. - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống lần 2 (1075 - 1077) dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt. - Ba lần chống quân xâm lược nhà Nguyên (1258, 1285, 1287 - 1288) dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo. - Kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh (1788 - 1789) dưới sự chỉ huy của Quang Trung. - Các cuộc chiến tranh do nhân dân Việt Nam tiến hành để chống trả cuộc chiến tranh do các lực lượng không quân, hải quân Hoa kì bắn phá miền Bắc trong những năm 1965 - 1972, chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam (1976 - 1977) do lực lượng vũ trang của phái Pôn Pốt - Iêngxari khởi sự đều là các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. | Từ điển Luật học trang 85 |
696 | Chiến tranh chính nghĩa | Chiến tranh được tiến hành vì mục đích bảo vệ các quyền sống, quyền tự do, quyền được độc lập, tự quyết, quyền hạnh phúc, quyền bình đẳng của các quốc gia, dân tộc. Các cuộc chiến tranh chống áp bức bóc lột, chống xâm lược, chống ách đô hộ, nô dịch của nước ngoài đều là chiến tranh chính nghĩa. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, dân tộc Việt Nam luôn luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh để giải phóng dân tộc hoặc để bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc mình. Các cuộc chiến tranh ấy đều là chiến tranh chính nghĩa. | Từ điển Luật học trang 85 |
697 | Chiến tranh giải phóng | "Chiến tranh được tiến hành nhằm mục đích đánh đuổi quân chiếm đóng và xoá bỏ ách thống trị của nước ngoài để giành độc lập, tự do cho tổ quốc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước, quyền tự quyết của các dân tộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình, nhân dân Việt Nam đã nhiều lần tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, lật đổ ách thống trị của nước ngoài. Những cuộc chiến tranh giải phóng lâu dài, gian khổ nổi tiếng hào hùng nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam là: - Chiến tranh giải phóng 10 năm của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống ách đô hộ nhà Minh (1418 - 1427). - Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo (1946 - 1954). - Chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam 14 năm chống Mĩ (1961- 1975) do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, các nước tư bản đế quốc thường mượn cớ ""bảo vệ tự do"" để đem quân vào đàn áp các cuộc chiến tranh cách mạng hoặc can thiệp vào nội bộ các nước có chủ quyền." | Từ điển Luật học trang 86 |
698 | Chiến tranh phi nghĩa | "Chiến tranh nhằm mục đích xâm chiếm lãnh thổ, chiếm đoạt tài nguyên, nô dịch nhân dân, xoá bỏ nền độc lập, tự do của các quốc gia có chủ quyền, đồng hóa hoặc tiêu diệt quyền tồn tại của các dân tộc. Gây chiến tranh phi nghĩa để mở rộng lãnh thổ, cướp bóc tài nguyên của các quốc gia, của các dân tộc yếu và nhỏ hơn là đường lối chính trị cơ bản của các giai cấp áp bức, bóc lột. Các cuộc chiến tranh được tiến hành với các lí do: bảo vệ ngôi vua chính thống trong thời đại phong kiến; bảo vệ quyền tự do trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, can thiệp vào nội bộ hoặc xâm lược lãnh thổ của các nước có chủ quyền đều là chiến tranh phi nghĩa." | Từ điển Luật học trang 86 |
699 | Chiến tranh xâm lược | Chiến tranh nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển của một quốc gia có chủ quyền. Tiền hành chiến tranh xâm lược là một tội ác chiến tranh và bị trừng trị theo quy định của điều ước của Tòa án quân sự quốc tế do bốn nước đồng minh chống phát xít Đức là Liên Xô, Anh, Mĩ, Pháp lập ra trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới II (1939 - 1945). Ngoài việc áp dụng hình phạt đối với những cá nhân phạm tội, quốc gia tiến hành chiến tranh xâm lược còn bị áp dụng những chế tài: - Về quốc phòng, quân sự: quân đội bị giải thể, bị giới hạn về ngân sách quốc phòng, về số lượng quân nhân, về các loại trang bị, vũ khí. - Về chính trị: cấm các đảng phái chính trị, các tổ chức đã cổ vũ, tiến hành chiến tranh xâm lược tồn tại và tái lập, buộc phải thực hiện những cải cách dân chủ. - Về mặt kinh tế: buộc phải đền bù thiệt hại vật chất cho các quốc gia bị xâm lược, phải trả lại các tài sản đã cướp bóc. | Từ điển Luật học trang 87 |
700 | Chiết khấu | là việc tổ chức tín dụng mua thương phiếu, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán | 20/2004/QH11 |
701 | Chiết khấu công cụ chuyển nhượng | là việc tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển nhượng từ người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. | 49/2005/QH11 |
702 | Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn | là việc tổ chức tín dụng mua công cụ chuyển nhượng theo thời hạn và giá chiết khấu, tái chiết khấu có kèm theo cam kết của khách hàng về việc mua lại công cụ chuyển nhượng đó vào ngày đáo hạn chiết khấu, tái chiết khấu. | 63/2006/QĐ-NHNN |
703 | Chiều cao | là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ một mực được quy định làm chuẩn đến một mực khác, một điểm hoặc một vật coi như một điểm. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
704 | Chiều cao (Height | Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ một mực được quy định làm chuẩn đến một mực khác, một điểm hoặc một vật được coi như một điểm. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
705 | Chiếu lại | Đi một nước phá bỏ được nước chiếu của đối phương, đồng thời chiếu lại đối phương. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
706 | Chiếu mãi | Là nước chiếu liên tục, không ngừng. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
707 | Chiếu Tướng | là nước đi quân trực tiếp tấn công vào Tướng của đối phương. Hai quân cùng chiếu một lức gọi là “lưỡng chiếu” | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
708 | Chiếu xạ | là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác. | 18/2008/QH12 |
709 | Chỉnh lý tài liệu | "Là việc tổ chức lại tài liệu theo một phương án phân loại khoa học, trong đó tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện, phục hồi hoặc lập mới hồ sơ; xác định giá trị; hệ thống hoá hồ sơ, tài liệu và làm các công cụ tra cứu đối với phông hoặc khối tài liệu đưa ra chỉnh lý." | 128/QĐ-VTLTNN |
710 | Chỉnh lý tư liệu Khí tượng thủy văn lưu trữ | là sự kết hợp chặt chẽ và hợp lý các khâu nghiệp vụ của công tác lưu trữ để tổ chức khoa học phông lưu trữ nhằm bảo quản và sử dụng có hiệu quả. | 24/2006/QĐ-BTNMT |
711 | Chính phủ | "Theo nghĩa rộng về pháp lí, Chính phủ là một tập thể các Bộ trưởng thực hiện các công quyền (Ph. Ies pouvoirs publics) của một nước. Tại các nước có chế độ đại nghị, chính phủ là tổng thể các cơ quan nắm quyền hành pháp, chịu trách nhiệm về mặt chính trị trước cơ quan nắm quyền lập pháp. Ở Việt Nam, chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các thành viên của chính phủ gồm: thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác. Thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của chủ tịch nước, là người đứng đầu chính phủ, chịu trách nhiệm trước quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước. Phó thủ tướng, bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ được Quốc hội (trong thời gian Quốc hội không họp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội) phê chuẩn theo đề nghị của thủ tướng chính phủ và được chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Phó thủ tướng giúp thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của thủ tướng. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, một cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của chính phủ. Cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm có: các bộ, các cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ theo đề nghị của thủ tướng Chính phủ. Nhiệm kì của chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội. Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước bằng pháp luật; sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính, kinh tế, tổ chức, giáo dục; phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình." | Từ điển Luật học trang 87 |
712 | Chính quyền đô thị | "Là Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và thị trấn thuộc huyện." | 79/2009/NĐ-CP |
713 | Chính sách chất lượng | là mục đích và mục tiêu tổng quát của tổ chức về chất lượng, do giám đốc điều hành phê chuẩn. | 16/2006/QĐ-BGTVT |
714 | Chính sách hình sự | "Chính sách chung xử lý người phạm tội được nêu tại Điều 3 - Bộ luật hình sự về ""Nguyên tắc xử lí"". Theo chính sách này, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật, không để lọt kẻ gian, không làm oan người vô tội, nhưng có phân biệt những trường hợp phải trừng trị nghiêm khắc và những trường hợp đáng khoan hồng. Do vậy phải nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, kẻ ngoan cố chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm, kẻ biến chất, sa đoạ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, kẻ phạm tội có tổ chức, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng và đã hối cải thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc gia đình giám sát, giáo dục. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt. Đối với người đã chấp hành xong hình phạt thì tạo điều kiện cho họ làm ăn, sinh sống lương thiện; khi họ có đủ điều kiện do luật định thì xóa án." | Từ điển Luật học trang 88 |
715 | Chính sách tiền tệ quốc gia | là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. | 82/2007/NĐ-CP |
716 | Chính thể | "Hình thức thể hiện chính quyền của nhà nước căn cứ vào thể thức thành lập và thực hành quyền lực nhà nước ở cấp tối cao. Trong lịch sử pháp chế thế giới từ xưa đến nay có hai loại chính thể cơ bản là: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Mỗi loại chính thể nói trên đều có những dạng khác nhau. 1. Chính thể quân chủ (monarchie) là chính thể trong đó quốc trưởng là một quốc vương. Loại chính thể này có hai dạng: a) Chính thể quân chủ chuyên chế (monarchie absolue) trong đó quyền lực của quốc vương (vua, hoàng đế) là toàn diện, tuyệt đối, không giới hạn. b) Chính thể quân chủ lập hiến (monarchie constitutionnelle) trong đó quyền lực của quốc trưởng bị hạn chế bởi những quy định của hiến pháp. Ngoài hai dạng chủ yếu nói trên, chính thể quân chủ còn có các dạng khác như: chính thể quân chủ thần quyền (monarchie do droit divin); chính thể quân dân cộng chủ (monarchie démocratique); chính thể quân chủ công cử (monarchie élective); chính thể quân chủ đại nghị (monarchie représentative); chính thể quân chủ nghị viện (monarchie parlementaire) 2. Chính thể cộng hòa là chính thể trong đó cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước được thành lập do bầu cử chứ không phải do thế tập (truyền ngôi). Chính thể này cũng có nhiều dạng khác nhau: chính thể cộng hòa quý phái (république aristocratique); chính thể cộng hòa quả đầu hoặc phiền tộc (république oligarchique); chính thể cộng hòa nghị viện (république parlementaire); chính thể cộng hòa tổng thống (république presidentielle); chính thể cộng hoà dân chủ (république démocratique); chính thể cộng hòa nhân dân (république populaire); chính thể cộng hoà dân chủ và nhân dân (république démocratique et populaire); chính thể cộng hoà xã hội chủ nghĩa (république socialiste)." | Từ điển Luật học trang 88 |
717 | Chính thể cộng hòa | Hình thức tổ chức nhà nước trong đó nguyên thủ quốc gia được tuyển chọn theo chế độ bầu cử. Các cơ quan nhà nước, các viên chức nhà nước đều chịu sự giám sát của cử tri thông qua các cơ quan đại diện của họ và có thể bị bãi nhiệm khi họ không được cử tri tín nhiệm. Người giữ công vụ được tuyển chọn vào chức vụ theo chế độ bầu cử chỉ được đảm nhiệm công việc theo từng nhiệm kì chứ không phải là suốt đời. Sự ra đời của chính thể cộng hòa đánh dấu bước thắng lợi trong đấu tranh giành quyền dân chủ của nhân dân. Nó đối lập với chính thể quân chủ (quyền lực nhà nước ở cấp cao nhất là do một người nắm giữ suốt đời theo lối cha truyền con nối). Chính thể cộng hoà là hình thức tổ chức nhà nước phổ biến hiện nay trên thế giới. Ở Việt Nam, chính thể cộng hòa được xác lập ngày 2.9.1945. | Từ điển Luật học trang 89 |
718 | Chính trị phạm | Danh từ được dùng để gọi những người yêu nước nhất là những người Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đứng lên làm cách mạng nhằm lật đổ chế độ thực dân Pháp và bè lũ vua quan phong kiến tay sai để giành độc lập cho tổ quốc, đã bị chúng bắt giam trong các nhà tù. Khác với những người tù thường phạm là những người phạm các tội vì mục đích, động cơ cá nhân, các chính trị phạm đều bị giam giữ ở các khu biệt lập, bị kiểm soát chặt chẽ và bị đối xử khắt khe, tàn tệ. Chế độ xét xử đối với hai loại tội phạm đó cũng khác nhau: những thường phạm là do các tòa án thường (đại hình hoặc tiểu hình xét xử) còn các chính trị phạm là do các toà án chính trị đặc biệt như Toà đề hình hoặc Toà án quân sự (Cour Martiale) xét xử. Bộ máy cai trị của chế độ thực dân phong kiến rất sợ các chính trị phạm nhưng các chính trị phạm lại được nhân dân kính nể, nhiều người có lương tri trong bộ máy cai trị của chế độ áp bức bóc lột khâm phục. | Từ điển Luật học trang 90 |
719 | Chợ | Là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp. | 13/2006/QĐ-BXD |
720 | Chợ bán buôn nguyên liệu thuỷ sản | Là công trình xây dựng chuyên dùng vào mục đích tổ chức bán buôn nguyên liệu thuỷ sản. | 01/2000/QĐ-BTS |
721 | Chợ bán kiên cố | là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng từ 5 đến 10 năm. | 02/2003/NĐ-CP |
722 | Chợ biên giới | là chợ trên đất liền nằm trong khu vực xã, phường, thị trấn biên giới đã hình thành từ trước hoặc hình thành mới theo nhu cầu cần thiết của cư dân biên giới. | 08/2006/QĐ-BTM |
723 | Chợ chuyên doanh | Là chợ kinh doanh chuyên biệt một hoặc một số ngành hàng có đặc thù và tính chất riêng (chợ hoa, chợ vải, chợ đồ điện tử, chợ đồ cũ...). Loại chợ này thường có vai trò là chợ đầu mối. | 13/2006/QĐ-BXD |
724 | Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ | là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ | 80/2006/QH11 |
725 | Chợ cửa khẩu | là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền gần với cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng không thuộc Khu kinh tế cửa khẩu. | 08/2006/QĐ-BTM |
726 | Chợ dân sinh | Là chợ kinh doanh các mặt hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của dân cư khu vực. | 13/2006/QĐ-BXD |
727 | Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng | áp dụng với các chợ xây dựng trên địa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt theo hướng dẫn của Bộ Công thương. | 54/2009/TT-BNNPTNT |
728 | Chợ đầu mối | Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác. | 13/2006/QĐ-BXD |
729 | Chợ kiên cố | là chợ được xây dựng bảo đảm có thời gian sử dụng trên 10 năm. | 02/2003/NĐ-CP |
730 | Cho mượn tài sản | "Giao tài sản của mình cho người khác (bên mượn) sử dụng trong một thời gian mà không phải trả tiền; bên mượn phải trả lại tài sản khi hết hạn hoặc đã đạt được mục đích mượn, không phải chịu trách nhiệm về hư hao tự nhiên của tài sản nhưng nếu làm hư hỏng hoặc mất mát thì phải bồi thường. Tất cả các tài sản cho mượn là vật không tiêu hao tức là vật qua sử dụng nhiều lần vẫn giữ được tính chất, hình dáng, tính năng sử dụng ban đầu. Cho mượn tài sản được thực hiện bằng hợp đồng (Điều 515 - 520 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 90 |
731 | Chợ nông thôn | Là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở nông thôn. Có hai loại chợ là chợ thôn và chợ trung tâm xã. Chợ phải có các khu kinh doanh theo ngành hàng gồm: Nhà chợ chính, diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, cây xanh, nơi thu gom rác. | 54/2009/TT-BNNPTNT |
732 | Cho phép | Là văn bản do Cục Hàng không Việt Nam cấp cho một tổ chức hoặc cá nhân một số quyền hạn nhất định liên quan đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay. | 10/2008/QĐ-BGTVT |
733 | Cho thuê hàng hoá | là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê. | 36/2005/QH11 |
734 | Cho thuê tài chính | là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê | 20/2004/QH11 |
735 | Cho thuê tài chính hợp vốn | Là hoạt động cho thuê tài chính của một nhóm công ty cho thuê tài chính (từ 2 công ty cho thuê tài chính trở lên) đối với bên thuê, do một công ty cho thuê tài chính làm đầu mối. | 08/2006/TT-NHNN |
736 | Cho thuê tài sản | Giao tài sản của mình cho bên thuê sử dụng một thời gian và phải trả tiền thuê. Cho thuê tài sản phải làm thành hợp đồng thuê tài sản trong đó hai bên thoả thuận về giá thuê, nếu pháp luật có quy định về khung giá thì chỉ được thoả thuận trong phạm vi khung giá đó, thỏa thuận về thời hạn thuê, hoặc mục đích thuê. Hợp đồng thuê phải có công chứng hoặc chứng nhận của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Bộ luật dân sự có quy định cụ thể về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà, thuê khoán tài sản (Điều 476 - 514 - Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 90 |
737 | Chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu | Là chợ được lập ra trong Khu kinh tế cửa khẩu có quyết định thành lập theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế | 22/2008/QĐ-BCT |
738 | Chợ truyền thống văn hoá | Là loại chợ đã có lịch sử hoặc được xây dựng phát triển để kinh doanh các mặt hàng mang đặc trưng của địa phương đồng thời có các hoạt động văn hoá khác, có mục đích quảng bá các giá trị văn hoá truyền thống và thu hút du lịch. | 13/2006/QĐ-BXD |
739 | Cho vay | là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. | 1627/2001/QĐ-NHNN |
740 | Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá | là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) đối với các ngân hàng trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá thuộc sở hữu của ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. | 03/2009/TT-NHNN |
741 | Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố Trái phiếu đặc biệt | là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng trên cơ sở cầm cố Trái phiếu đặc biệt để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong thời gian ngân hàng có nợ. | 1035/2003/QĐ-NHNN |
742 | Cho vay có bảo đảm bằng tài sản | là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. | 178/1999/NĐ-CP |
743 | Cho vay đầu tư | là việc Quỹ hỗ trợ phát triển cho các chủ đầu tư vay vốn để thực hiện đầu tư dự án. | 106/2004/NĐ-CP |
744 | Cho vay hợp vốn | là việc Quỹ đầu tư phát triển địa phương và các tổ chức khác cùng cho vay vốn đầu tư một dự án, trong đó Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc một tổ chức khác đứng ra làm đầu mối phối hợp và thực hiện cho vay. | 138/2007/NĐ-CP |
745 | Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng | là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng đã cho vay đối với khách hàng | 10/2003/QH11 |
746 | Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng | là việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các ngân hàng vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá trong khoảng thời gian tính từ cuối ngày làm việc hôm trước đến 8 giờ 30 phút ngày làm việc liền kề tiếp theo. | 04/2007/QĐ-NHNN |
747 | Cho vay tài sản | "Giao một số tiền hoặc vật cho bên vay và khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả tiền hoặc vật cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và phải trả lãi, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; lãi do hai bên thoả thuận không được vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân hàng nhà nước quy định. Cho vay tài sản có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản, nếu pháp luật có quy định thì phải theo hình thức văn bản luật định. Bộ luật dân sự cũng phân biệt vay không kì hạn, có kì hạn (Điều 467 - 475 - Bộ luật dân sự)." | Từ điển Luật học trang 91 |
748 | Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài | là việc người cư trú cho vay và thu hồi nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật. | 28/2005/PL-UBTVQH11 |
749 | Choá đèn | Là bộ phận thiết bị có tác dụng phân phối, lọc hoặc truyền ánh sáng từ một nguồn sáng. Bộ phận này cũng bao gồm tất cả các phụ kiện cần thiết để gá lắp, bảo vệ bóng đèn và các mạch điện liên quan | 13/2008/QĐ-BCT |
750 | Chôn cất một lần | là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất. | 35/2008/NĐ-CP |
751 | Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng | là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. | 104/2006/NĐ-CP |
752 | Chủ đầu tư | là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. | 59/2005/QH11 |
753 | Chủ đầu tư cấp 1 | là chủ đầu tư dự án khu đô thị mới được xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. | 02/2006/NĐ-CP |
754 | Chủ đầu tư xây dựng công trình | là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình | 16/2003/QH11 |
755 | Chủ đề thư điện tử | Là một phần của tiêu đề nhằm trích yếu nội dung thư điện tử | 90/2008/NĐ-CP |
756 | Chủ điểm giao dịch được uỷ quyền | Là doanh nghiệp, cá nhân đã ký kết hợp đồng ủy quyền tiếp nhận đăng ký thông tin thuê bao với doanh nghiệp thông tin di động. | 22/2009/TT-BTTTT |
757 | Chữ ký số | là dữ liệu ở dạng điện tử nằm trong, được gắn kèm hoặc được kết hợp một cách hợp lý với một văn bản điện tử dựa trên công nghệ khoá riêng và khoá công khai nhằm xác định người ký văn bản điện tử đó và khẳng định sự chấp nhận thông tin chứa trong văn bản điện tử của người ký. | 25/2006/QĐ-BTM |
758 | Chữ ký số nước ngoài | là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số nước ngoài tạo ra. | 26/2007/NĐ-CP |
759 | Chu kỳ thanh toán | Là khoảng thời gian thanh toán tiền điện giữa các bên mua bán điện được quy định trong Quy định thị trường điện. | 27/2009/TT-BCT |
760 | Chủ lưu giữ Chất thải công nghiệp | là tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thực hiện việc lưu giữ Chất thải công nghiệp theo quy định. | 152/2004/QĐ-UB |
761 | Chủ mưu | Theo Bộ Luật hình sự, được dùng để chỉ vai trò, nhiệm vụ của một trong số các người đồng phạm tham gia vào việc thực hiện tội phạm. Theo Điều 17 - Bộ luật hình sự, phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó kẻ chủ mưu giữ vai trò quan trọng nhất. Kẻ chủ mưu là người chủ động về tinh thần, có sáng kiến thành lập tổ chức phạm tội, rủ rê, lôi kéo người khác vào tổ chức, thúc đẩy tổ chức hoạt động. Người chủ mưu chính là linh hồn của tổ chức phạm tội. Theo Điều 39 - Bộ luật hình sự, phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng. | Từ điển Luật học trang 91 |
762 | Chủ nghĩa hư vô về pháp luật | "(cg. Hư vô về pháp luật), quan niệm có tính chất tôn giáo ""Có mà như không, thực mà như hư"".Quan điểm phủ định tất cả những giá trị đạo đức, tinh thần, truyền thống mà mọi người thừa nhận của cộng đồng và cho rằng không cần pháp luật và các biện pháp chính trị, chỉ cần lấy đức mà giáo hoá dân. Quan niệm này cũng được gọi là vô tri của Phật giáo. Những người theo thuyết đức trị trước kia ở Trung Quốc cũng có quan niệm hư vô về pháp luật. Các nhà luật học phương Tây coi việc bỏ trống một lĩnh vực, một tình huống không có văn bản pháp luật quy định một cách chính xác; đầy đủ là một biểu hiện của hư vô về pháp luật. Trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhận thức không đúng về sự cần thiết của pháp luật, tư tưởng coi thường pháp luật cũng có thể coi là biểu hiện của chủ nghĩa hư vô về pháp luật. Lênin đã viết: ""Nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ rằng sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản, người ta sẽ tức khắc có thể làm việc cho xã hội mà không cần phải có tiêu chuẩn pháp quyền nào cả ..."" (Toàn tập Lênin - Tập 33 Nhà xuất bản Tiến bộ Maxtcơva, 1976)." | Từ điển Luật học trang 91 |
763 | Chủ nguồn thải Chất thải công nghiệp | là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh Chất thải công nghiệp. | 152/2004/QĐ-UB |
764 | Chủ nhiệm đồ án thiết kế | là người trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thiết kế công trình, chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và chất lượng của đồ án thiết kế. | 19/2003/QĐ-BXD |
765 | Chủ nợ | là tổ chức kinh tế, cá nhân có quyền đòi nợ. | 104/2007/NĐ-CP |
766 | Chủ nợ chính thức | là Chính phủ các nước hoặc các cơ quan đại diện cho Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế đa phương. | 232/2006/QĐ-TTg |
767 | Chủ nợ có bảo đảm | Chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của người mắc nợ. | Từ điển Luật học trang 92 |
768 | Chủ nợ có bảo đảm một phần | Chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. Sau thời gian 30 ngày, kể từ ngày gửi giấy đòi nợ đến hạn mà không được doanh nghiệp thanh toán nợ thì chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm có quyền nộp đơn đến toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp. | Từ điển Luật học trang 92 |
769 | Chủ nợ không có bảo đảm | là chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba | 21/2004/QH11 |
770 | Chủ nợ tư nhân | là các chủ nợ không thuộc Chính phủ hoặc khu vực công. | 232/2006/QĐ-TTg |
771 | Chủ quyền quốc gia | "Quyền tối cao của một nước trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của nước đó trong các quan hệ quốc tế; không một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào ở bên ngoài có quyền xâm phạm sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, cũng như can thiệp vào nội bộ của quốc gia. Quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ là quyền giải quyết mọi vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi lãnh thổ của mình, không một thế lực nào từ bên ngoài được dùng sức ép về chính trị, quân sự, kinh tế để can thiệp. Quốc gia có toàn quyền trong việc bảo vệ sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và đường biên giới quốc gia, chống lại mọi hành vi xâm phạm. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế là quyền độc lập xác định các chính sách đối ngoại, có quyền bình đẳng với các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế, có quyền kí các điều ước quốc tế tay đôi, kí hoặc tham gia các điều ước quốc tế nhiều bên. Đối với các điều ước nhiều bên, chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền bảo lưu tức là quyền loại trừ một số điều khoản của điều ước. Chủ quyền quốc gia của Việt Nam thể hiện ở Điều 1 - Hiến pháp năm 1992: ""Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời"". Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội." | Từ điển Luật học trang 92 |
772 | Chủ rừ | "là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác." | 09/2006/NĐ-CP |
773 | Chủ rừng | "là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác" | 29/2004/QH11 |
774 | Chủ sở hữu | là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. | 33/2005/QH11 |
775 | Chủ sở hữu chung | là chủ sở hữu số tài sản chung hợp nhất của các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn và số tài sản gia tăng trong quá trình hoạt động của trường. | 61/2009/QĐ-TTg |
776 | Chủ sở hữu công nghiệp | Là chủ văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá, hoặc người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ. | 12/1999/NĐ-CP |
777 | Chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác | là công ty nhà nước hoặc cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác. | 09/2009/NĐ-CP |
778 | Chủ sở hữu phim là | "tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính để sản xuất phim, mua quyền sở hữu phim; được cho, tặng hoặc thừa kế quyền sở hữu phim và các hình thức khác theo quy định của pháp luật." | 62/2006/QH11 |
779 | Chủ sở hữu tác phẩm | là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu các quyền của tác giả có thể chuyển giao được theo quy định của pháp luật. | 27/2001/TT-BVHTT |
780 | Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc | là cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật. | 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD |
781 | Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm | là người đứng tên trên thẻ tiết kiệm. | 1160/2004/QĐ-NHNN |
782 | Chủ tài khoản | là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản. | 64/2001/NĐ-CP |
783 | Chủ tàu | là chủ sở hữu tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu hoặc người được ủy quyền. | 71/2006/NĐ-CP |
784 | Chủ tàu cá | Là tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng tàu cá. | 66/2005/NĐ-CP |
785 | Chủ tàu Việt Nam | "là chủ sở hữu hoặc người thuê tàu biển mà tàu đó đã được đăng ký trong ""Sổ đăng ký tàu biển quốc gia"" của Việt Nam." | 57/2001/NĐ-CP |
786 | Chủ thẻ | Là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. | 20/2007/QĐ-NHNN |
787 | Chủ thẻ chính | Là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó. | 20/2007/QĐ-NHNN |
788 | Chủ thể luật quốc tế | "Quốc gia có chủ quyền, tổ chức quốc tế, thực thể hoặc tập thể của quốc gia (trong công pháp quốc tế) và cá nhân (trong tư pháp quốc tế). (Xt. Công pháp quốc tế; Tư pháp quốc tế)." | Từ điển Luật học trang 93 |
789 | Chủ thể pháp luật | "Người, cơ quan hay tổ chức được pháp luật quy định có năng lực pháp lí, được hưởng quyền, phải làm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lí. Mỗi ngành luật có chủ thể được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của ngành ấy, vd. Cá nhân, pháp nhân là chủ thể pháp luật dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995; hộ gia đình, tổ hợp tác cũng là chủ thể pháp luật có năng lực pháp luật hạn chế." | Từ điển Luật học trang 93 |
790 | Chủ thẻ phụ | Là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính. | 20/2007/QĐ-NHNN |
791 | Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ | là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. | 50/2005/QH11 |
792 | Chủ thu gom và vận chuyển Chất thải công nghiệp | là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh Chất thải công nghiệp. | 152/2004/QĐ-UB |
793 | Chủ thuê bao | là người sử dụng dịch vụ tại địa chỉ đăng ký thông qua hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ ký với đơn vị cung cấp dịch vụ. | 953/2000/QĐ-TCBĐ |
794 | Chủ thuê bao di động trả trước | "Là cá nhân hoặc người đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức, sử dụng dịch vụ thông tin di động trả trước, bao gồm: a) Chủ thuê bao di động trả trước của các mạng điện thoại di động mặt đất; b) Chủ thuê bao di động trả trước của mạng điện thoại trung kế vô tuyến; c) Chủ thuê bao di động trả trước của các mạng viễn thông khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định." | 22/2009/TT-BTTTT |
795 | Chủ tịch nước | "Người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Chủ tịch nước có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. 2. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. 3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng Chính phủ, chánh án Toà án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 4. Căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách thức phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. 5. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá. 6. Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương. 7. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề quy định tại Điểm 8 và Điểm 9 của Điều 91 trong thời hạn mười ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kì họp gần nhất. 8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó chánh án, thẩm phán toà án nhân dân các cấp, phó viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 9. Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và các hàm cấp nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước. 10. Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu nước khác; quyết định phê chuẩn hoặc tham gia điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định. 11. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam. 12. Quyết định đặc xá. Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình." | Từ điển Luật học trang 93 |
796 | Chủ toạ phiên toà | "Thẩm phán điều khiển phiên toà và giữ kỉ luật phiên toà. Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán là chủ toạ phiên toà và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp và đặc biệt là đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì hội đồng xét xử gồm có hai thẩm phán trong đó một thẩm phán là chủ toạ phiên toà và ba hội thẩm nhân dân (Điều 160 - Bộ luật tố tụng hình sự). Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán; khi nghị án và biểu quyết thì phiếu của mỗi hội thẩm nhân dân có giá trị ngang với phiếu của thẩm phán và thẩm phán phải biểu quyết sau cùng để khỏi tác động đến hội thẩm nhân dân (Điều 216 - Bộ luật tố tụng hình sự). Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán là chủ tọa phiên toà và trong trường hợp cần thiết có thể thêm hai hội thẩm nhân dân nữa. Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm gồm ba thẩm phán trong đó một thẩm phán là chủ toạ phiên toàn và hai hội thẩm nhân dân (Điều 160 - Bộ luật tố tụng hình sự). Sau khi nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà tiến hành những công việc cần thiết cho việc mở phiên toà xét xử theo những quy định tại Điều 151 - Bộ luật tố tụng hình sự." | Từ điển Luật học trang 94 |
797 | Chủ trì khảo sát xây dựng | là người trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả thực hiện nhiệm vụ khảo sát. | 19/2003/QĐ-BXD |
798 | Chủ trì thiết kế | là người trực tiếp tổ chức và thực hiện một lĩnh vực chuyên môn của đồ án thiết kế theo sự chỉ đạo của chủ nhiệm đồ án thiết kế, chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng của lĩnh vực chuyên môn đó. | 19/2003/QĐ-BXD |
799 | Chu trình nhiên liệu hạt nhân | "là một chuỗi hoạt động liên quan đến tạo ra năng lượng hạt nhân từ khai thác, chế biến quặng urani hoặc thori; làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; sử dụng nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân; tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đến các hoạt động xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ sinh ra từ việc tạo ra năng lượng hạt nhân và các hoạt động nghiên cứu, phát triển có liên quan." | 18/2008/QH12 |
800 | Chủ xử lý, tiêu hủy Chất thải công nghiệp | là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và được cấp giấy phép thực hiện việc xử lý, tiêu hủy Chất thải công nghiệp theo quy định. | 152/2004/QĐ-UB |
801 | Chữa cháy | bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy | 27/2001/QH10 |
802 | Chứa mại dâm | là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. | 10/2003/PL-UBTVQH11 |
803 | Chưa thành niên | "Người chưa đủ 18 tuổi tròn theo luật định. Việc xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên (theo cách gọi cũ là ""vị thành niên"") chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Đối với người chưa thành niên phạm tội, viện kiểm sát và toà án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục, phòng ngừa. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện những biện pháp ấy. Viện kiểm sát có thể quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây tác hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình hoặc một tổ chức xã hội nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục. Chỉ đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối với họ trong những trường hợp cần thiết, căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình người chưa thành niên phạm tội. Khi phạt tù có thời hạn, toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên." | Từ điển Luật học trang 97 |
804 | Chuẩn bị phạm tội | là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. | 15/1999/QH10 |
805 | Chuẩn bị xét xử | Tiến hành những công việc cần thiết cho việc mở phiên toà xét xử theo quy định tại Điều 151 - Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà. Trong thời hạn 45 ngày đối với tội ít nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán phải ra một trong những quyết định sau đây: - Đưa vụ án ra xét xử. - Trả hồ sơ để điều tra bổ sung. - Tạm đình chỉ vụ án. - Đình chỉ vụ án. Đối với những vụ án phức tạp chánh án toà án có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 30 ngày. Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, phiên toà phải được mở trong thời hạn 15 ngày, trong trường hợp có lí do chính đáng thì có thể mở phiên toà trong thời hạn 30 ngày. Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận lại hồ sơ, thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. | Từ điển Luật học trang 95 |
806 | Chuẩn đo lường | là phương tiện kỹ thuật để thể hiện đơn vị đo lường và dùng làm chuẩn để xác định giá trị đại lượng thể hiện trên phương tiện đo. | 28/2007/QĐ-BKHCN |
807 | Chuẩn đo lường quốc gia | là chuẩn đo lường có độ chính xác cao nhất của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dùng làm chuẩn gốc để xác định giá trị các chuẩn còn lại của một lĩnh vực đo. Chuẩn đo lường quốc gia phải được liên kết với chuẩn quốc tế bằng việc định kỳ so sánh trực tiếp với chuẩn quốc tế hoặc gián tiếp qua chuẩn quốc gia của nước ngoài. | 166/2004/QĐ-TTg |
808 | Chuẩn mực kế toán | gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. | 1407/2004/QĐ-NHNN |
809 | Chuẩn mực kiểm toán | là quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sở để kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán và làm cơ sở kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. | 105/2004/NĐ-CP |
810 | Chuẩn mực kiểm toán nhà nước | "Bao gồm những quy định về nguyên tắc hoạt động, điều kiện và yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, năng lực đối với Kiểm toán viên nhà nước; quy định về nghiệp vụ kiểm toán và xử lý các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán mà Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động kiểm toán; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nước." | 37/2005/QH11 |
811 | Chức năng của nhà nước | Hoạt động của nhà nước, nói một cách khái quát là xuất phát từ bản chất giai cấp và vị trí của nhà nước trong xã hội có giai cấp. Tổng thể các nhiệm vụ của nhà nước là để củng cố, bảo vệ một chế độ kinh tế chính trị xã hội nhất định. Chức năng của nhà nước được phân thành hai chức năng cơ bản là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Hai chức năng cơ bản lại gồm các chức năng cụ thể, vd. chức năng đối nội gồm chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối địch, chức năng quản lí kinh tế, văn hoá... Các kiểu nhà nước đều có các chức năng giống nhau, nhưng tuỳ theo bản chất giai cấp và chế độ chính trị thì mục đích, phạm vi, phương pháp, hình thức thực hiện chức năng có sự khác nhau. | Từ điển Luật học trang 97 |
812 | Chức năng của pháp luật | là củng cố, bảo vệ những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp nắm chính quyền bằng việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tức là tác động vào các xử sự của con người, buộc người ta phải xử sự theo đúng những điều quy định của pháp luật (vd. Được làm, không được làm, được lựa chọn, thỏa thuận). Nếu xử sự không đúng như thế sẽ phải chịu chế tài. Các ngành luật có các phương pháp điều chỉnh khác nhau tuỳ theo nhóm các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của mình. | Từ điển Luật học trang 98 |
813 | Chức năng đặt hàng trực tuyến | Là một chức năng được cài đặt trên website thương mại điện tử cho phép khách hàng khởi tạo hoặc phản hồi các thông điệp dữ liệu để tiến hành giao kết hợp đồng với thương nhân theo những điều khoản được thông báo trên website | 09/2008/TT-BCT |
814 | Chức năng quản lý nhà nước | Là tổng thể các biện pháp, phương pháp mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển theo đúng những mục tiêu đã định, phòng ngừa và ngăn chặn các khuynh hướng phát triển lệch lạc. Chức năng quản lí nhà nước được phân công cho các ngành, cơ quan chức năng: ngành, cơ quan được giao quản lí một lĩnh vực quan hệ nhất định và được phân cấp cho các cấp trong hệ thống tổ chức của nhà nước (phân cấp quản lí). | Từ điển Luật học trang 98 |
815 | Chức sắc | Người giữ một chức vụ trong bộ máy chính quyền ở làng, xã, tổng dưới chế độ phong kiến (thường gọi là chức dịch) và được vua ban phẩm hàm (thường gọi là được sắc vì vua ban phẩm hàm bằng văn bản gọi là Sắc). | Từ điển Luật học trang 98 |
816 | Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ | Là giấy chứng nhận cấp cho người có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. | 09/2009/TT-BGTVT |
817 | Chứng chỉ chất lượng | "Bao gồm: a) Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong thời hạn còn hiệu lực, được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận; b) Giấy chứng nhận chất lượng, giấy giám định chất lượng của lô hàng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa tương ứng, được cấp bởi tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận; c) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu về hệ thống quản lý." | 17/2009/TT-BKHCN |
818 | Chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán | Là văn bằng xác nhận người có tên trong chứng chỉ đạt yêu cầu trong các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. | 15/2008/QĐ-BTC |
819 | Chứng chỉ hành nghề chứng khoán | Là văn bằng xác nhận người có tên trong chứng chỉ đáp ứng đủ điều kiện làm việc tại các vị trí nghiệp vụ chuyên môn trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. | 15/2008/QĐ-BTC |
820 | Chứng chỉ hành nghề thú y | dùng để chỉ văn bản được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ điều kiện hành nghề thú y theo quy định của pháp luật về thú y | 37/2006/TT-BNN |
821 | Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư | là văn bản do các tổ chức được Cục Tần số vô tuyến điện công nhận đủ điều kiện tổ chức thi, chấm thi vô tuyến điện nghiệp dư cấp cho người yêu thích vô tuyến điện nghiệp dư, trong đó thừa nhận trình độ của người được cấp chứng chỉ khi thực hiện liên lạc vô tuyến điện nghiệp dư. | 18/2008/QĐ-BTTTT |
822 | Chứng chỉ kiểm định | Là các loại ấn chỉ kiểm định đã được đơn vị đăng kiểm xác nhận và cấp cho xe cơ giới. | 22/2009/TT-BGTVT |
823 | Chứng chỉ nguồn giống | là việc đánh giá một nguồn giống cụ thể (lâm phần tuyển chọn, rừng giống, vườn giống, cây mẹ, cây đầu dòng...) đạt tiêu chuẩn chất lượng được cấp giấy chứng chỉ công nhận nguồn giống để quản lý khai thác, sử dụng. | 89/2005/QĐ-BNN |
824 | Chứng chỉ quỹ | là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. | 70/2006/QH11 |
825 | Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán | là một loại chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ do Công ty quản lý quỹ thay mặt Quỹ đại chúng phát hành, xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người đầu tư đối với một hoặc một số đơn vị quỹ của một Quỹ đại chúng. | 45/2007/QĐ-BTC |
826 | Chứng chỉ quy hoạch | Là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định các số liệu và thông tin liên quan của một khu vực hoặc một lô đất theo đồ án quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. | 30/2009/QH12 |
827 | Chứng cứ | "Trong tố tụng hình sự là những tài liệu thực tế mà các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án làm căn cứ theo trình tự luật định để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ được xác định bằng: a) Vật chứng; b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; c) Kết luận giám định; d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác. Chứng cứ là phương tiện để xác minh sự thật về vụ án. Luật có một số yêu cầu đối với chứng cứ nhằm bảo đảm tính xác thực, cũng như kiểm tra và đánh giá đúng đắn chứng cứ: chứng cứ phải chứa đựng những tài liệu thực tế có liên quan đến vụ án cụ thể, chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn do luật quy định. Việc thu thập, kiểm tra và sử dụng chứng cứ phải được tiến hành thông qua các hành vi điều tra và xét xử do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và theo đúng trình tự luật định Những tình tiết có liên quan đến vụ án được ghi trong các tài liệu do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ." | Từ điển Luật học trang 98 |
828 | Chứng cứ trong vụ án hình sự | là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. | 19/2003/QH11 |
829 | Chứng cứ trong vụ việc dân sự | là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. | 24/2004/QH11 |
830 | Chứng khế | (quyền dự tính ưu tiên mua cổ phiếu chứng khế mới). Chứng khế thường được phát hành cùng một loại chứng khoán mới. Giá định trước trên chứng khế cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường. Chứng kế có kì hạn dài hơn chứng quyền. | Từ điển Luật học trang 99 |
831 | Chứng khoán | "(A. securities), bao gồm 2 dạng: cổ phiếu (share) và trái phiếu (bond). Theo nghĩa rộng chứng khoán là những chứng từ công nhận quyền sở hữu đối với tài sản hoặc đối với thu nhập có thể đem gửi ở ngân hàng, cũng có thể dùng để đảm bảo cho một khoản tiền vay ở ngân hàng. Theo nghĩa hẹp, chứng khoán là những chứng từ mang lại lợi tức và các loại chứng từ khác được mua bán ở thị trường chứng khoán hoặc thị trường phụ. Đặc điểm cơ bản của chứng khoán là có thể mua, bán, chuyển nhượng được. Những loại chứng khoán chính bao gồm: a) Chứng khoán có lãi suất cố định (trái phiếu), cổ phần ưu đãi; b) Chứng khoán có lãi suất có thể thay đổi (cổ phần thường); c) Các loại khác như hối phiếu, khế ước bảo hiểm." | Từ điển Luật học trang 99 |
832 | Chứng khoán chứng chỉ | là chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất. Thông tin về việc sở hữu hợp pháp của người sở hữu chứng khoán được ghi nhận trên chứng chỉ chứng khoán. | 87/2007/QĐ-BTC |
833 | Chứng khoán đăng ký giao dịch | là cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của các công ty đại chúng chưa niêm yết được chấp thuận đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán. | 127/2008/QĐ-BTC |
834 | Chứng khoán ghi sổ | là chứng khoán được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Thông tin về việc sở hữu hợp pháp của người sở hữu chứng khoán ghi sổ được ghi nhận trên sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán. | 87/2007/QĐ-BTC |
835 | Chứng minh thư | x. Giấy chứng minh nhân dân | Từ điển Luật học trang 99 |
836 | Chứng nhận | là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng (chứng nhận hợp hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy) | 05/2007/QH12 |
837 | Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực | Là việc kiểm tra, xác nhận công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng. | 60/2008/QĐ-UBND |
838 | Chứng nhận hợp chuẩn | là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. | 68/2006/QH11 |
839 | Chứng nhận hợp quy | là việc xác nhận sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và/hoặc tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng (sau đây gọi tắt là quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn) nhằm bảo đảm tương thích của sản phẩm trong kết nối, an toàn mạng viễn thông quốc gia, an ninh thông tin, bảo đảm các yêu cầu về tương thích điện từ trường, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, phô tần số vô tuyến điện, an toàn cho con người và môi trường, bảo vệ quyền lợi của người sử dụng. | 06/2009/TT-BTTTT |
840 | Chứng nhận kiểu loại sản phẩm | là quá trình kiểm tra, thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của một kiểu loại sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. | 34/2005/QĐ-BGTVT |
841 | Chứng nhận nguồn gốc lô giống | là việc cấp giấy chứng nhận cho số vật liệu giống cụ thể (gọi chung là lô giống) thu hoạch hàng năm ở một nguồn giống đã được công nhận để đưa vào sản xuất, lưu thông. | 89/2005/QĐ-BNN |
842 | Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng | Là việc đánh giá, xác nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình. | 60/2008/QĐ-UBND |
843 | Chứng quyền | Một quyền ưu đãi của công ty cổ phần dành cho các cổ đông để mua cổ phiếu mới tỉ lệ với số cổ phiếu họ đang nắm giữ với giá thấp hơn giá thị trường. Chứng quyền thường có kì hạn ngắn. | Từ điển Luật học trang 99 |
844 | Chứng thư bảo lãnh | là cam kết đơn phương bằng văn bản của Bên bảo lãnh với Bên nhận bảo lãnh về việc Bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho Bên được bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ theo cam kết với Bên nhận bảo lãnh. | 14/2009/QĐ-TTg |
845 | Chứng thư đánh giá công nghệ | là văn bản kết luận của Tổ chức đánh giá công nghệ xác định trình độ, giá trị và tác động của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. | 30/2005/TT-BKHCN |
846 | Chứng thư điện tử | là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. | 51/2005/QH11 |
847 | Chứng thư định giá bất động sản | là văn bản thể hiện kết quả định giá bất động sản do tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản lập khi có yêu cầu của khách hàng. | 63/2006/QH11 |
848 | Chứng thư giám định công nghệ | là văn bản kết luận của Tổ chức giám định công nghệ về mức độ phù hợp của công nghệ trong thực tế so với các nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ, công nghệ trong Dự án đầu tư. | 30/2005/TT-BKHCN |
849 | Chứng thư số | là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. | 26/2007/NĐ-CP |
850 | Chứng thư số có hiệu lực | là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi. | 26/2007/NĐ-CP |
851 | Chứng thư số nước ngoài | là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp. | 26/2007/NĐ-CP |
852 | Chứng thực bản sao từ bản chính | là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. | 79/2007/NĐ-CP |
853 | Chứng thực chữ ký điện tử | là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. | 51/2005/QH11 |
854 | Chứng từ | là hợp đồng, đề nghị, thông báo, tuyên bố, hóa đơn hoặc tài liệu khác do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng. | 57/2006/NĐ-CP |
855 | Chứng từ bán hàng | là các chứng từ liên quan đến việc giao hàng và việc yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng trên cơ sở hợp đồng mua, bán hàng. | 1096/2004/QĐ-NHNN |
856 | Chứng từ Chất thải công nghiệp | là hồ sơ quản lý đi kèm Chất thải công nghiệp từ nguồn thải được thu gom, vận chuyển tới các địa điểm, cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy. | 152/2004/QĐ-UB |
857 | Chứng từ điện tử | "là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Chứng từ điện tử là một hình thức của thông điệp dữ liệu, bao gồm: chứng từ kế toán điện tử; chứng từ thu, chi ngân sách điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục hải quan điện tử; thông tin khai và thực hiện thủ tục thuế điện tử; chứng từ giao dịch chứng khoán điện tử; báo cáo tài chính điện tử; báo cáo quyết toán điện tử và các loại chứng từ điện tử khác phù hợp với từng loại giao dịch theo quy định của pháp luật." | 27/2007/NĐ-CP |
858 | Chứng từ điện tử trong lĩnh vực chứng khoán | "Là thông điệp dữ liệu về hoạt động nghiệp vụ chứng khoán được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến; hoạt động trao đổi thông tin điện tử liên quan đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, lưu ký chứng khoán, niêm yết chứng khoán; hoạt động quản lý công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; hoạt động công bố thông tin và các hoạt động khác liên quan đến thị trường chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán." | 50/2009/TT-BTC |
859 | Chứng từ kế toán | là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán | 03/2003/QH11 |
860 | Chứng từ vận chuyển | "là vận đơn, giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hóa tương đương khác đối với vận chuyển hàng hoá; vé hoặc hợp đồng đối với vận chuyển hành khách." | 57/2001/NĐ-CP |
861 | Chứng từ vận tải đa phương thức | là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết. | 125/2003/NĐ-CP |
862 | Chứng vật chạy tàu | là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian. Chứng vật chạy tàu được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường. | 35/2005/QH11 |
863 | Chuỗi | Một dãy các từ được tạo theo một quy luật, trong đó có mối quan hệ xác định giữa từ này và từ kia, giữa mỗi từ và vị trí của nó trong dãy đó… | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
864 | Chuỗi hành trình giống | là quá trình liên hoàn các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp từ khâu xây dựng nguồn giống, sản xuất vật liệu giống đến sản xuất cây con ở vườn ươm và sử dụng cho trồng rừng. | 89/2005/QĐ-BNN |
865 | Chuỗi sự kiện | Một chuỗi những sự kiện độc lập xảy ra với một kết quả duy nhất. | 30/2009/TT-BLĐTBXH |
866 | Chuỗi thực phẩm | Trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản và sử dụng thực phẩm và thành phần của thực phẩm đó, từ khâu sơ chế đến tiêu dùng. | 3745/QĐ-UBND |
867 | Chuông kêu oan | "Chuông lớn đúc năm 1052 đời Lý Thái Tông, đặt ở sân rồng điện Thiên An để ""dân hễ ai có điều gì oan ức không thông đạt được lên trên thì đánh chuông để thấu đến nhà vua"" (Việt sử thông giám định cương mục. Nhà xuất bản văn sử địa 1957 - tập III - tr.77)." | Từ điển Luật học trang 95 |
868 | Chướng ngại vật hàng không | là các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo (cố định hoặc di động) có thể ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn cho hoạt động bay hoặc hoạt động bình thường của các đài, trạm thông tin, ra đa dẫn đường hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. | 20/2009/NĐ-CP |
869 | Chương trình | là một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan đến nhau và có thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể khác nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, có thời hạn thực hiện tương đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn, nguồn lực để thực hiện có thể được huy động từ nhiều nguồn ở những thời điểm khác nhau, với nhiều phương thức khác nhau. | 131/2006/NĐ-CP |
870 | Chương trình đặc biệt | là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình không định kỳ, tập trung vào một sự kiện, một chủ đề. | 51/2002/NĐ-CP |
871 | Chương trình du lịch | là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. | 44/2005/QH11 |
872 | Chương trình giao dịch chứng khoán tự động | là các phần mềm có khả năng tự tạo lệnh giao dịch và truyền lệnh vào Hệ thống giao dịch của SGDCK mà không cần sự hỗ trợ của con người | 41/QĐ-SGDHCM |
873 | Chương trình khuyến công quốc gia | là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về công tác khuyến công quốc gia và địa phương trong từng giai đoạn (thường là 5 năm) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội và lao động ở các địa phương. | 08/2008/QĐ-BCT |
874 | Chương trình khuyến nông | là tập hợp các dự án khuyến nông liên quan đến các lĩnh vực thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được định hướng để đạt được mục tiêu cụ thể. | 75/2007/QĐ-BNN |
875 | Chương trình ký điện tử | là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu. | 51/2005/QH11 |
876 | Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) | Cơ quan bổ trợ của Đại hội đồng Liên hợp quốc, được thành lập năm 1972 trên cơ sở Nghị quyết số 2997 (XXVII) của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Phương hướng hoạt động chính của UNEP là tổ chức động viên, phối hợp sự hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống gây bẩn và các loại thiệt hại khác cho môi trường, hỗ trợ các hoạt động khoa học - kĩ thuật của các nước đang phát triển cũng như phối hợp hoạt động điều chỉnh pháp lí quốc tế trong việc giải quyết và bảo vệ môi trường. Hiện nay UNEP đang thực hiện chương trình trung hạn trong hệ thống chung của chương trình môi trường Liên hợp quốc đối với các lĩnh vực như: khí quyển, đại dương, nguồn nước, nguồn năng lượng, công nghiệp, phát triển kinh tế, dân cư, bảo vệ sức khoẻ... Các cơ quan chính của UNEP: Hội đồng quản lí là cơ quan lãnh đạo và định hướng chính hoạt động theo thẩm quyền và quy chế của cơ quan bổ trợ Đại hội đồng Liên hợp quốc, gồm 58 thành viên - đại diện của các quốc gia có chủ quyền tất cả các khu vực trên thế giới do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra với nhiệm kì 3 năm. Ban thư kí đảm nhiệm công việc hàng ngày của UNEP. Người đứng đầu ban thư kí là giám đốc điều hành, chịu sự lãnh đạo của hội đồng quản lí. Trụ sở của UNEP đặt tại Nairôbi (Kênia). | Từ điển Luật học trang 99 |
877 | Chương trình nghiên cứu | Là tập hợp các đề tài nghiên cứu khoa học cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực có liên quan, mang tính chất hệ thống nhằm giải quyết mục tiêu phát triển của Ngành. | 41/2003/QĐ-BNN |
878 | Chương trình phát triển | là tập hợp các đối tượng đầu tư được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nào đó. Chương trình phát triển bao gồm một số dự án có quan hệ mật thiết với nhau về phương diện triển khai thực hiện, khai thác, sử dụng để đạt được mục tiêu chung của chương trình. | 140/2006/NĐ-CP |
879 | Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) | "Cơ quan bổ trợ của Đại hội đồng liên hợp quốc. Theo khuyến nghị của Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc, UNDP thành lập trên cơ sở Nghị quyết 2029 (XX) của Đại hội đồng ngày 22.11.1965. Trụ sở của UNDP đặt tại Niu Yook (Hoa Kì). Các cơ quan đại diện của UNDP ở nước ngoài có chức năng phối hợp và giúp đỡ tất cả quốc gia trong hệ thống tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc thực hiện tốt các hoạt động của mình. Hiện nay có trên 130 nước trong đó có Việt Nam là thành viên chính thức của cơ quan này. UNDP có chức năng là giúp đỡ kĩ thuật trên tất cả lĩnh vực cho các nước đang phát triển có thu nhập thấp, tạo ra những điều kiện thuận lợi để huy động, sử dụng vốn đầu tư cũng như các nguồn nhân lực và các nguồn khác có giá trị kinh tế một cách có hiệu quả với mục đích phát triển. Với sự giúp đỡ của UNDP, các quốc gia và các khu vực có những hoạt động như thăm dò, nghiên cứu nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển và ứng dụng giải pháp kĩ thuật mới trong công nghiệp, nông nghiệp; nâng cao mức sống nhân dân ở nông thôn và thành thị, thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học; tổ chức đào tạo cán bộ, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm... Các cơ quan của UNDP: Hội đồng là cơ quan lãnh đạo của UNDP gồm có 48 thành viên do Hội đồng kinh tế và xã hội bầu ra trong số các quốc gia thành viên Liên hợp quốc, các cơ quan chuyên môn Liên hợp quốc và cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, với nhiệm kì 3 năm. Từ năm 1981 đến nay, Hội đồng họp mỗi năm 1 lần. Các cơ quan giúp việc của Hội đồng gồm có Ủy ban ngân sách tài chính; nhóm làm việc liên chính phủ về kinh phí hỗ trợ... Ban thư kí đảm nhiệm chức năng hành chính của UNDP. UNDP có các quỹ như: quỹ phát triển Liên Hợp quốc; quỹ trao đổi nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên; quỹ khoa học; kĩ thuật với mục đích phát triển." | Từ điển Luật học trang 100 |
880 | Chương trình phụ | là chương trình phát thanh, chương trình truyền hình định kỳ được thực hiện ngoài chương trình chính. | 51/2002/NĐ-CP |
881 | 'Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia' | là chương trình xúc tiến đầu tư được xây dựng trên cơ sở định hướng thu hút và khuyến khích đầu tư thống nhất trên toàn quốc, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 của cả nước, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật, cũng như mục tiêu, nội dung, yêu cầu quy định tại Quy chế này và được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện. | 109/2007/QĐ-TTg |
882 | Chương trình, dự án kèm theo khung chính sách | là chương trình, dự án có các chính sách, biện pháp cải cách kinh tế vĩ mô, ngành, lĩnh vực mà Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện theo một lộ trình nhất định, có sự hỗ trợ của về tài chính và (hoặc) kỹ thuật của nhà tài trợ. | 131/2006/NĐ-CP |
883 | Chương trình, dự án khuyến nông địa phương thực hiện | là các chương trình, dự án khuyến nông sử dụng nguồn kinh phí khuyến nông trung ương do các đơn vị địa phương tổ chức triển khai. | 75/2007/QĐ-BNN |
884 | Chương trình, dự án khuyến nông trung ương thực hiện | là các chương trình, dự án khuyến nông được thực hiện bởi các tổ chức khoa học công nghệ, các cơ quan trung ương. | 75/2007/QĐ-BNN |
885 | Chương trình, dự án ODA | Là chương trình, dự án sử dụng vốn ODA do Bên nước ngoài cung cấp theo quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ. | 119/2009/QĐ-TTg |
886 | Chuyến bay chuyên cơ | là chuyến bay của Việt Nam hoặc nước ngoài được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo theo quy định chuyên cơ. | 11/2000/NĐ-CP |
887 | Chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài | Là chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không nước ngoài hoặc do các cơ quan, tổ chức khác của nước ngoài thực hiện bay đến, bay đi hoặc bay qua lãnh thổ Việt Nam. | 03/2009/NĐ-CP |
888 | Chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam | Là chuyến bay chuyên cơ do hãng hàng không của Việt Nam hoặc do đơn vị của Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam. | 03/2009/NĐ-CP |
889 | Chuyến bay có kiểm soát | là chuyến bay được cung cấp dịch vụ điều hành bay. | 32/2007/QĐ-BGTVT |
890 | Chuyến bay có kiểm soát (Controlled flight | Chuyến bay được cung cấp dịch vụ không lưu. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
891 | Chuyến bay IFR | là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay IFR. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
892 | Chuyến bay VFR | là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay VFR. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
893 | Chuyến bay VFR có kiểm soát | là chuyến bay được thực hiện theo quy tắc quay VFR. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
894 | Chuyến bay VFR đặc biệt | là chuyến bay VFR có kiểm soát do cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu cho phép hoạt động trong khu vực kiểm soát trong điều kiện khí tượng thấp hơn điều kiện bay bằng mắt. | 32/2007/QĐ-BGTVT |
895 | Chuyên chế | 1. Chế độ chính trị của các nhà nước phong kiến trong đó tất cả quyền lực tập trung vào một người (vua, hoàng đế) và được thực hiện chủ yếu bằng cưỡng bức, bạo lực. 2. Trong các nhà nước hiện đại, chuyên chế là những biểu hiện một người nắm tất cả quyền hành và tự ý quyết định. | Từ điển Luật học trang 95 |
896 | Chuyên chính | "1. Đàn áp bằng bạo lực trực tiếp việc chống đối lại của các giai cấp đối địch trong các thời kì đấu tranh giai cấp gay gắt, quyết liệt để giữ chính quyền; chuyên chính cách mạng và chuyên chính phản cách mạng. Vd. Chuyên chính cách mạng của phái Giacôbanh trong Cách mạng tư sản Pháp; chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản trong Cách mạng tháng Mười Nga (1917); chuyên chính phản cách mạng của phát xít Đức, Ý, Nhật. 2. Mặt bạo lực trực tiếp và thông qua các biện pháp chính trị, pháp lí của nhà nước để buộc các giai cấp đối địch, các phần tử chống đối phải tuân theo pháp luật, sống trong trật tự pháp luật. Với nghĩa này, chuyên chính là mặt đối lập của dân chủ. Nhà nước nào cũng có mặt chuyên chính và dân chủ, khác nhau là chuyên chính của ai với ai, và dân chủ với ai. Nhà nước tư sản là chuyên chính của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động và dân chủ với giai cấp tư sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chuyên chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đối với sự phản kháng của các phần tử chống đối và dân chủ với đại đa số trong xã hội. ""Phải dân chủ với nhân dân, phải chuyên chế với kẻ thù chống lại chủ nghĩa xã hội"" (Hồ Chí Minh)." | Từ điển Luật học trang 96 |
897 | Chuyên cơ nước ngoài | là chuyến bay chuyên cơ do nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện bay đến, bay đi hoặc bay qua lãnh thổ Việt Nam. | 02/2004/QĐ-BGTVT |
898 | Chuyên cơ Việt Nam | là chuyến bay chuyên cơ do doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện trong, ngoài lãnh thổ Việt Nam. | 02/2004/QĐ-BGTVT |
899 | Chuyển cửa khẩu | "là việc chuyển hàng hoá, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ cửa khẩu này tới cửa khẩu khác; từ một cửa khẩu tới một địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc ngược lại; từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu này đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu khác" | 29/2001/QH10 |
900 | Chuyên đề khoa học | Là một vấn đề khoa học cần giải quyết trong quá trình nghiên cứu của một đề tài, dự án KH&CN, nhằm xác định những luận điểm khoa học và chứng minh những luận điểm này bằng những luận cứ khoa học, bao gồm luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế | 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN |
901 | Chuyển đổi công ty | Là việc tổ chức lại công ty. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc ngược lại. | 60/2005/QH11 |
902 | Chuyển đổi doanh nghiệp | là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thay đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới. | 101/2006/NĐ-CP |
903 | Chuyển đổi mã số hàng hóa | là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này. | 19/2006/NĐ-CP |
904 | Chuyên gia | "Là người có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu, tối thiểu có 05 năm kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài, dự án; nắm vững cơ chế quản lý khoa học và công nghệ; có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao và áp dụng các kết quả khoa học và công nghệ vào thực tế sản xuất; có uy tín chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp" | 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN |
905 | Chuyên gia nước ngoài | "là người nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và những công việc quản lý." | 34/2008/NĐ-CP |
906 | Chuyển giao công nghệ | "1. Chuyển giao công nghệ là cho người khác sử dụng: a) Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao; b) Bí mật, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài tiệu thiết kế công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật, có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị; c) Các dịch vụ kĩ thuật, đào tạo nhân viên kĩ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ được chuyển giao; d) Các giải pháp hợp lí hóa sản xuất. 2. Theo Điều 810 - Bộ luật dân sự thì thời hạn chuyển giao công nghệ không quá 7 năm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể cho phép kéo dài thời hạn nhưng không quá 10 năm. 3. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện theo giá mà hai bên thoả thuận. Trong trường hợp nhà nước có quy định khung giá thì theo khung giá đó. 4. Bên chuyển giao công nghệ có nghĩa vụ bảo hành công nghệ được chuyển giao trong thời hạn do hai bên thoả thuận. 5. Bên nhận chuyển giao công nghệ có nghĩa vụ giữ bí mật công nghệ được chuyển giao và phải bồi thường thiệt hại khi vi phạm nghĩa vụ đó. 6. Những quy định chung về hợp đồng dân sự cũng áp dụng đối với việc thực hiện và huỷ hợp đồng chuyển giao công nghệ (x. Hợp đồng dân sự; Trách nhiệm dân sự)." | Từ điển Luật học trang 96 |
907 | Chuyển giao công nghệ trong nước | là chuyển giao công nghệ trong lãnh thổ Việt Nam trừ việc chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất của Việt Nam. | 11/2005/NĐ-CP |
908 | Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam | là chuyển giao công nghệ từ ngoài biên giới quốc gia hoặc từ Khu chế xuất của Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam. | 11/2005/NĐ-CP |
909 | Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài | là chuyển giao công nghệ từ trong biên giới ra ngoài biên giới quốc gia Việt Nam hoặc chuyển giao vào Khu chế xuất của Việt Nam. | 11/2005/NĐ-CP |
910 | Chuyển giao vãng lai một chiều | là các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng của Người không cư trú chuyển cho Người cư trú và ngược lại. | 164/1999/NĐ-CP |
911 | Chuyển giao vốn một chiều | "là các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư, các khoản nợ được xoá giữa Người cư trú và Người không cư trú; các loại tài sản bằng tiền, hiện vật của Người cư trú di cư mang ra nước ngoài và của Người không cư trú di cư mang vào Việt Nam." | 164/1999/NĐ-CP |
912 | Chuyển hạng sĩ quan dự bị | là chuyển sĩ quan dự bị từ hạng một sang hạng hai | 16/1999/QH10 |
913 | Chuyển khẩu hàng hóa | là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. | 36/2005/QH11 |
914 | Chuyển khoán rừng phòng hộ | Là chuyển quyền nhận khoán từ hộ cũ sang hộ mới trong diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, được sự cho phép của Ban Quản lý Dự án trồng rừng phòng hộ - đặc dụng. Hình thức là chuyển đổi sổ giao khoán rừng phòng hộ để chăm sóc, bảo vệ. | 20/2009/QĐ-UBND |
915 | Chuyển ngạch | là chuyển từ ngạch này sang ngạch khác có cùng cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ (ngạch tương đương). | 117/2003/NĐ-CP |
916 | Chuyển ngạch công chức | là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ. | 22/2008/QH12 |
917 | Chuyển ngạch sĩ quan | là chuyển sĩ quan từ ngạch sĩ quan tại ngũ sang ngạch sĩ quan dự bị hoặc ngược lại | 16/1999/QH10 |
918 | Chuyển ngoại tệ | là việc Công dân Việt Nam chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua Ngân hàng được phép. | 1437/2001/QĐ-NHNN |
919 | Chuyển nhượng bằng chuyển giao | là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. | 49/2005/QH11 |
920 | Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng | là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. | 49/2005/QH11 |
921 | Chuyển nhượng séc | là việc người thụ hưởng chuyển giao séc và những quyền liên quan đến séc theo quy định của Nghị định này cho người khác. | 159/2003/NĐ-CP |
922 | Chuyển nhượng thương phiếu | là việc người thụ hưởng chuyển giao thương phiếu cho người được chuyển nhượng để đổi lấy tiền hoặc thanh toán một nghĩa vụ. | 17/1999/PL-UBTVQH10 |
923 | Chuyển phát nhanh | là dịch vụ chuyển phát có yếu tố nhanh về thời gian và có độ tin cậy cao. Chuyển phát nhanh còn gồm các yếu tố giá trị gia tăng khác như thu gom tại địa chỉ người gửi, phát tận tay người nhận, truy tìm và định vị, khả năng thay đổi nơi nhận và địa chỉ nhận trong khi đang vận chuyển, báo phát và các yếu tố giá trị gia tăng khác. | 128/2007/NĐ-CP |
924 | Chuyển tải | là việc chuyển hàng hoá từ phương tiện vận tải nhập cảnh sang phương tiện vận tải xuất cảnh để xuất khẩu hoặc từ phương tiện vận tải nhập cảnh xuống kho, bãi trong khu vực cửa khẩu, sau đó xếp lên phương tiện vận tải khác để xuất khẩu | 29/2001/QH10 |
925 | Chuyển thành dự toán chính thức trong Tabmis | Là việc cơ quan tài chính xem xét, phê duyệt dữ liệu dự toán trong Tabmis đã được các đơn vị dự toán cấp I, II đã tham gia vào Tabmis nhập vào hoặc được cập nhật vào Tabmis từ file dữ liệu của các đơn vị dự toán cấp I gửi đến. | 107/2008/TT-BTC |
926 | Chuyển tiền một chiều | là các giao dịch chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam hay từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng, qua bưu điện mang tính chất tài trợ, viện trợ hoặc giúp đỡ thân nhân gia đình, sử dụng chi tiêu cá nhân không có liên quan đến việc thanh toán xuất khẩu, nhập khẩu về hàng hoá và dịch vụ. | 28/2005/PL-UBTVQH11 |
927 | CIC | Tên viết tắt của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước | 1117/2004/QĐ-NHNN |
928 | CIF | Chữ viết tắt các từ tiếng Anh: Cost + Insurance + Freight, nghĩa tiếng Việt: tiền hàng + phí bảo hiểm + cước, là kí hiệu quốc tế dùng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Theo điều kiện này: Bên bán phải: kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển để chở hàng đến cảng đích. Giao hàng lên tàu. Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu (nếu có). Kí kết hợp đồng bảo hiểm hàng hoá theo điều kiện bảo hiểm FPA với giá trị bảo hiểm bằng giá CIF + 10%. Cung cấp cho bên mua hóa đơn, vận đơn hoàn hảo và giấy chứng nhận bảo hiểm. Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu. Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này đã nằm trong tiền cước. Bên mua phải: nhận hàng theo từng chuyến giao hàng khi hóa đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm và vận đơn được giao cho mình. Trả tiền chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong tiền cước. Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. | Từ điển Luật học trang 101 |
929 | CLI… hay …CLI | bản tin số liệu khí áp trung bình tháng của các vùng trên đại dương. | 17/2008/QĐ-BTNMT |
930 | CLIM | là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng (phát báo trong nước). | 17/2008/QĐ-BTNMT |
931 | CLIMAT | là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm khí tượng trên mặt đất. | 17/2008/QĐ-BTNMT |
932 | CLIMAT SHIP | bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm thời tiết trên đại dương. | 17/2008/QĐ-BTNMT |
933 | CNS | (Communication Navigation Surveillance): Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
934 | Có căn, không căn | Quân cờ được quân khác bảo vệ thì gọi là “có căn” (hay hữu căn). Ngược lại nếu quân cờ không có quân khác bải vệ thì gọi là “không căn” (hay vô căn) | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
935 | Cơ cấu dân số | là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
936 | Cơ cấu dân số già | là dân số có người già chiếm tỷ lệ cao. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
937 | Cơ chế điều chỉnh của pháp luật | "Tổ hợp các yếu tố do pháp luật quy định, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại trong thực tiễn nhằm làm phát sinh một kết quả mong muốn theo ý chí của nhà nước. Cơ chế điều chỉnh của pháp luật là cỗ máy để vận hành làm cho pháp luật được thực thi. Cơ chế điều chỉnh của pháp luật thường gồm các yếu tố cơ bản sau đây: - Chủ thể: cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước… với các điều kiện nhất định để tham gia quan hệ pháp luật. - Các quy tắc xử sự: quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm… - Trình tự (thủ tục) xác lập quan hệ pháp luật, chấm dứt quan hệ pháp luật… Mỗi ngành luật, thậm chí mỗi chế định pháp luật phải có cơ chế điều chỉnh phù hợp với tính chất của các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh. Vd. Về kết hôn: chủ thể (nam, nữ đủ tuổi luật định); quy tắc xử sự (được tự do kết hôn theo những nguyên tắc luật định); trình tự (phải đăng ký ở nơi cư trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) gọi tắt là cơ chế đăng kí. Về li hôn; chủ thể (vợ, chồng); quy tắc xử sự (có quyền xin li hôn vì những lí do chính đáng); trình tự (phải xin li hôn ở toàn án, tòa án có thể cho li hôn hoặc bác đơn li hôn). Về ruộng đất trồng cây hàng năm: nông dân (chủ thể) có thể được nhà nước giao quyền sử dụng đất (quy tắc xử sự) nhưng phải làm đơn xin; cơ quan có thẩm quyền xét, cho hay không cho." | Từ điển Luật học trang 119 |
938 | Có điều kiện thi hành án | "là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án." | 26/2008/QH12 |
939 | Cổ đông | Người chủ sở hữu một phần tài sản của công ti cổ phần. Cổ đông có quyền tham gia quản lí công ti thông qua quyền bầu cử và ứng cử vào hội đồng quản trị và bản kiểm soát của công ti. | Từ điển Luật học trang 103 |
940 | Cổ đông lớn | là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. | 70/2006/QH11 |
941 | Cổ đông nước ngoài | là tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu cổ phần trong Công ty cổ phần. | 38/2003/NĐ-CP |
942 | Cổ đông nước ngoài hiện hữu | là nhà đầu tư nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép mua cổ phần và đã sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông nước ngoài hiện hữu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. | 69/2007/NĐ-CP |
943 | Cổ đông thiểu số | là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. | 48/1998/NĐ-CP |
944 | Cổ đông Việt Nam | là tổ chức, cá nhân Việt Nam sở hữu cổ phần trong Công ty cổ phần. | 38/2003/NĐ-CP |
945 | Có họ trong phạm vi ba đời | "Những người cùng gốc sinh ra thì: - Cha mẹ là đời thứ nhất. - Anh chị em ruột cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha là đời thứ hai. - Anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì, con già là đời thứ ba. Những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời thì không được kết hôn với nhau. Cấm kết hôn giữa chú ruột, bác ruột, cậu ruột với cháu gái; giữa cô ruột, dì ruột, già ruột với cháu trai; giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì, con già." | Từ điển Luật học trang 101 |
946 | Cổ phần | "Một trong những phần được chia đều từ vốn điều lệ của một công ty cổ phần cho phép người sở hữu nó (cổ đông) được hưởng một số quyền của đồng chủ sở hữu công ty như tham gia quyết định phương hướng hoạt động, nhiệm vụ phát triển công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm; thảo luận và thông qua bảng tổng kết tài chính; bầu, bãi miễn thành viên của hội đồng quản trị; quyết định phương án phân chia lợi nhuận của công ty, v.v. Cổ phần có nhiều loại: Cổ phần thường; cổ phần ưu đãi, cổ phần chi phối của nhà nước; cổ phần đặc biệt của nhà nước." | Từ điển Luật học trang 103 |
947 | Cổ phần chi phối của nhà nước | Phần vốn góp của nhà nước tại một số doanh nghiệp do tầm quan trọng của nó mà nhà nước cần chi phối hoạt động theo đúng hướng mà nhà nước đã định, bao gồm các loại cổ phần sau đây: - Cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% cổ phần của doanh nghiệp. - Cổ phần của nhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp (Khoản 5 - Điều 3 - Luật doanh nghiệp nhà nước). | Từ điển Luật học trang 103 |
948 | Cổ phần chi phối, Vốn góp chi phối | là cổ phần hoặc phần vốn góp của Công ty mẹ chiếm trên năm mươi phần trăm (50%) voán ñieàu lệ của công ty con, hay cùng với công ty con, công ty liên kết khác chiếm một tỷ lệ khác mà theo quy định pháp luật và điều lệ của công ty đủ để Công ty mẹ thực hiện quyền chi phối đối với công ty đó. | 178/2004/QĐ-BCN |
949 | Cổ phần đã phát hành | "là cổ phần đã được thanh toán đầy đủ và những thông tin về người mua được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty" | 18/2007/TT-BTC |
950 | Cổ phần đặc biệt của nhà nước | Cổ phần của nhà nước trong một số doanh nghiệp mà nhà nước không có cổ phần chi phối, nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thỏa thuận trong điều lệ doanh nghiệp (Khoản 6 - Điều 3 - Luật doanh nghiệp nhà nước). | Từ điển Luật học trang 103 |
951 | Cổ phần ưu đãi biểu quyết | "là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền: a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác." | 60/2005/QH11 |
952 | Cổ phần ưu đãi cổ tức | "là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau: a) Nhận cổ tức với mức ưu đãi; b) Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản; c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát." | 60/2005/QH11 |
953 | Cổ phần ưu đãi hoàn lại | là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. | 60/2005/QH11 |
954 | Cổ phiếu | Chứng thư cấp cho các cổ đông của một công ty cổ phần để xác nhận phần góp vốn của họ trong công ty. Cổ phiếu có thể được chuyển nhượng. Cổ phiếu được phát hành bao gồm cổ phiếu có ghi tên và cổ phiếu không ghi tên. Cổ phiếu có ghi tên là cổ phiếu của các sáng lập viên và của các thành viên của hội đồng quản trị, chỉ được chuyển nhượng khi có sự đồng ý của hội đồng quản trị, trừ trường hợp những người này đã thôi giữ các chức vụ đó từ hai năm trở lên. Cổ phiếu không ghi tên là các cổ phiếu của các cổ đông khác, được tự do chuyển nhượng. | Từ điển Luật học trang 104 |
955 | Cổ phiếu có ghi tên | Là cổ phiếu của những người, mà trên đó tên cùng với chức vụ của họ trong công ty cổ phần phải được ghi rõ theo quy định của pháp luật. Cổ phiếu có ghi tên không được tự do chuyển nhượng, mà chỉ được chuyển nhượng khi có những điều kiện mà luật pháp hoặc điều lệ của công ty quy định. Theo luật công ty hiện hành của Việt Nam, cổ phiếu của các sáng lập viên và các thành viên của hội đồng quản trị của công ty là những cổ phiếu phải được ghi tên. Những cổ phiếu này chỉ được chuyển nhượng nếu có sự đồng ý của hội đồng quản trị, trừ khi người đó đã thôi giữ chức vụ được ghi trên cổ phiếu từ hai năm trở lên. | Từ điển Luật học trang 104 |
956 | Cố phiếu không ghi tên | Là những cổ phiếu thông thường, xác nhận phần góp vốn của các thành viên mà luật pháp hoặc điều lệ không buộc phải ghi tên. Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng trên thị trường. | Từ điển Luật học trang 104 |
957 | Cổ phiếu niêm yết của tổ chức phát hành | là cổ phiếu đã phát hành và được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung. | 121/2003/TT-BTC |
958 | Cổ phiếu quỹ | là loại cổ phiếu đã phát hành và được tổ chức phát hành mua lại trên thị trường chứng khoán. | 144/2003/NĐ-CP |
959 | Cổ phiếu thường | Công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu thường khác nhau có ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu. Mức lãi cổ phiếu thường được ấn định trước. Mỗi cổ phiếu thường thể hiện quyền lợi sở hữu của mỗi cổ đông trong công ty, cổ đông có cổ phiếu thường có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý của công ty. | Từ điển Luật học trang 104 |
960 | Cổ phiếu thưởng | là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần để phát không cho các cổ đông hiện tại tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty. | 144/2003/NĐ-CP |
961 | Cổ phiếu ưu đãi (còn gọi là cổ phiếu đặc quyền) | Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức lãi cổ phần riêng biệt có tính cố định hàng năm và thông thường được in rõ trên cổ phiếu, được chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường, được ưu tiên phân chia tài sản khi công ty phá sản. Cổ đông có cổ phiếu ưu đãi không có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo quản lý của công ty. | Từ điển Luật học trang 104 |
962 | Cơ quan bảo hộ giống cây trồng | trong Nghị định này là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | 104/2006/NĐ-CP |
963 | Cơ quan cho vay lại | là Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho vay lại và được hưởng phí cho vay lại theo quy định của pháp luật. | 134/2005/NĐ-CP |
964 | Cơ quan chủ trì Techmart | là cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án tổ chức Techmart. | 13/2007/QĐ-BKHCN |
965 | Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia | là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và đơn vị nghiệp vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách làm tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia | 32/2004/QH11 |
966 | Cơ quan có thẩm quyền quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ | "là cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện; xét duyệt nội dung và kinh phí; kiểm tra và đánh giá nghiệm thu kết quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ" | 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN |
967 | Cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa | là cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương | 05/2007/QH12 |
968 | Cơ quan đại diện của cơ quan báo chí | Là đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí có trụ sở, nhân sự do một người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động nghiệp vụ báo chí tại một địa phương nơi mà cơ quan báo chí không đặt trụ sở chính | 13/2008/TT-BTTTT |
969 | Cơ quan đại diện lãnh sự | "Được tổ chức và đặt trụ sở tại các nước trên cơ sở kết quả thiết lập quan hệ lãnh sự giữa hai nước hữu quan. Nơi đặt trụ sở và một số trường hợp cả số lượng thành viên của cơ quan đại diện lãnh sự được quyết định trên cơ sở thỏa thuận với chính phủ nước sở tại. Chính phủ nước sở tại cũng thỏa thuận về khu vực lãnh sự. Cơ quan đại diện lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài gồm tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán. Người đứng đầu tổng lãnh sự quán Việt Nam là tổng lãnh sự. Người đứng đầu lãnh sự là lãnh sự. Cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam là tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán, phó lãnh sự quán hoặc đại lí lãnh sự quán. Cơ quan đại diện lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước Việt Nam, của pháp nhân và công dân Việt Nam ở nước ngoài; góp phần phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước tiếp nhận; tìm hiểu pháp luật, tình hình kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch và các lĩnh vực khác; phát triển khả năng, mức độ và chuyên ngành mà Việt Nam có thể hoặc cần hợp tác để giúp các cơ quan, tổ chức hữu quan phát triển quan hệ hợp tác với nước tiếp nhận; nghiên cứu khả năng phát triển quan hệ lãnh sự giữa Việt Nam với nước tiếp nhận với các nước khác, đề xuất kiến nghị việc kí kết các điều ước quốc tế liên quan đến quan hệ lãnh sự. Cơ quan lãnh sự và thành viên cơ quan lãnh sự được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự trên cơ sở thỏa thuận giữa chính phủ nước cử lãnh sự và chính phủ nước nhận lãnh sự phù hợp với pháp luật quốc tế." | Từ điển Luật học trang 119 |
970 | Cơ quan đại diện ngoại giao | Là Đại sứ quán | 33/2009/QH12 |
971 | Cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế | Là Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên chính phủ. | 33/2009/QH12 |
972 | Cơ quan điều tra | Một trong số các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, tiến hành điều tra tất cả các tội phạm xảy ra theo thẩm quyền để xác định sự thật của vụ án. Theo Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 4/4/1989, cơ quan điều tra được tổ chức trong lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng an ninh nhân dân, trong quân đội nhân dân và trong việc kiểm soát nhân dân. Ngoài các cơ quan điều tra chuyên trách nêu trên, Bộ luật tố tụng hình sự còn giao cho bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng an ninh nhân dân, quân đội nhân dân nhiệm vụ, quyền hạn tiến hành một số hoạt động điều tra. Thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại cơ quan điều tra được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. | Từ điển Luật học trang 120 |
973 | cơ quan giám định hàng hóa | là cơ quan được một Thành viên ký hợp đồng hoặc uỷ quyền thực hiện các hoạt động giám định hàng hóa | 209/WTO/VB |
974 | Cơ quan hải quan | Là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý và thực thi luật và quy định hải quan | Khongso |
975 | Cơ quan không lưu | là cơ quan kiểm soát không lưu, trung tâm thông báo bay hoặc cơ quan thủ tục bay. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
976 | Cơ quan kiểm soát không lưu | là trung tâm kiểm soát đường dài, cơ quan kiểm soát tiếp cận, đài kiểm soát tại sân bay hoặc bộ phận kiểm soát mặt đất tại cảng hàng không quốc tế. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
977 | Cơ quan kiểm soát tiếp cận | là cơ quan cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu cho các chuyến bay có kiểm soát trong vùng kiểm soát tiếp cận của một hoặc nhiều sân bay. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
978 | Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) | "Là tổ chức liên chính phủ. Điều lệ của IAEA được thông qua năm 1956 và có hiệu lực từ năm 1957. Hiệp định điều chỉnh mối quan hệ của IAEA với Liên hợp quốc được phê chuẩn năm 1957. Hoạt động của IAEA là hướng sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, tăng cường sức khỏe của nhân loại và sự phồn vinh trên toàn thế giới, bảo đảm cho sự trợ giúp của tổ chức không bị sử dụng vào mục đích quân sự dưới bất cứ hình thức nào. Bộ máy tổ chức của IAEA gồm có: Hội nghị toàn thể là cơ quan cao nhất; Hội đồng quản trị là cơ quan điều hành hoạt động của IAEA giữa các kì họp của Hội nghị toàn thể; Ban thư kí do tổng giám đốc đứng đầu là cơ quan điều hành công việc hàng ngày của tổ chức. Trụ sở của IAEA đặt tại Viện (Áo)." | Từ điển Luật học trang 121 |
979 | Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp | Bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp. | 28/2009/QH12 |
980 | Cơ quan quản lý đường bộ | "là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)." | 23/2008/QH12 |
981 | Cơ quan sử dụng công chức | là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức. | 117/2003/NĐ-CP |
982 | Cơ quan sử dụng công chức dự bị | là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức dự bị. | 115/2003/NĐ-CP |
983 | Cơ quan tài chính | là cơ quan quản lý nhà nước về tài chính. | 27/2007/NĐ-CP |
984 | Cơ quan thông tin đại chúng | gọi tắt là các cơ quan Báo, Đài ở trung ương và địa phương (Báo Lao động, Báo Công an Nhân dân, Báo Tuổi trẻ, Thông Tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, …và các cơ quan Báo, Đài ở địa phương). | 72/2008/TT-BTC |
985 | Cơ quan thủ tục bay | là cơ quan được thành lập tại cảng hàng không, sân bay để nhận các báo cáo có liên quan đến dịch vụ không lưu và kế hoạch bay trước khi tầu bay khởi hành. Cơ quan thủ tục bay có thể thành lập riêng hoặc kết hợp với cơ quan không lưu hay cơ quan không báo đã có. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
986 | Cơ quan tiến hành tố tụng | "Các cơ quan được luật pháp quy định có thẩm quyền và trách nhiệm tiến hành các công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính lao động. Các cơ quan tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: a) Các cơ quan điều tra; b) Các viện kiểm sát; c) Các tòa án." | Từ điển Luật học trang 121 |
987 | Cơ quan tổ chức Techmart | là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch, đề án tổ chức Techmart và triển khai đề án sau khi được cơ quan chủ trì Techmart phê duyệt. | 13/2007/QĐ-BKHCN |
988 | Cơ quan Tổng cục | bao gồm Lãnh đạo Tổng cục (Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng) và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục. | 504/2006/QĐ-TCTK |
989 | Cơ quan xét xử | "Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức tòa án nhân dân ngày 10.10.1992, Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tòa án khác do luật định đến nay có tòa án kinh tế, tòa an lao động, tòa án hành chính. Trong phạm vi chức năng của mình, tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tổ chức và hoạt động của các tòa án nhân dân được quy định trong Hiến pháp và trong Luật tổ chức tòa án nhân dân." | Từ điển Luật học trang 121 |
990 | Cơ quan, đơn vị đã tham gia vào Tabmis | Là các cơ quan, đơn vị được kết nối và thực hiện tác nghiệp trên Tabmis. | 107/2008/TT-BTC |
991 | Cơ quan, tổ chức nước ngoài | là các cơ quan, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế. | 138/2006/NĐ-CP |
992 | Cờ quốc tịch | Biểu tượng để chứng tỏ một phương tiện giao thông (tàu thủy, tàu biển, máy bay) hoặc một công trình thiết bị nhân tạo thuộc về một quốc gia nhất định, phải tuân theo pháp luật của quốc gia ấy, đa số các nước dùng quốc kì làm cờ quốc kì có khi thêm một số dấu hiệu, cờ quốc tịch treo trên phương tiện hoặc thiết bị. Biểu tượng của một tổ chức quốc tế được quy định trong hiến chương, điều lệ của tổ chức ấy. | Từ điển Luật học trang 122 |
993 | Cơ sở | là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác | 27/2001/QH10 |
994 | Cơ sở bán lẻ | là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ. | 23/2007/NĐ-CP |
995 | Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học | "là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học." | 20/2008/QH12 |
996 | Cơ sở bức xạ | là nơi tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ cho phép đặt nguồn bức xạ và thường xuyên tiến hành công việc bức xạ. | 50-L/CTN |
997 | Cơ sở chịu trách nhiệm về thuốc thú y | Bao gồm nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, cơ sở kinh doanh thuốc thú y. | 02/2009/TT-BNN |
998 | Cơ sở công nghiệp nông thôn | "Là các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã, bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh." | 17/2008/QĐ-BCT |
999 | Cơ sở dịch vụ sản xuất phim | là cơ sở điện ảnh cung cấp phương tiện, trang bị, thiết bị kỹ thuật, bối cảnh và nhân lực cho việc sản xuất phim. | 62/2006/QH11 |
1000 | Cơ sở điện ảnh | là cơ sở do tổ chức, cá nhân thành lập, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, phát hành phim, phổ biến phim theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. | 62/2006/QH11 |
1001 | Cơ sở điều hành bay | là các trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, đài kiểm soát tại sân bay, bộ phận kiểm soát mặt đất. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
1002 | Cơ sở dữ liệu | là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. | 51/2005/QH11 |
1003 | Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương | là tập hợp thông tin được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập, sử dụng thông tin của mình và phục vụ lợi ích công cộng. | 67/2006/QH11 |
1004 | Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế | là các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của các đối tượng nộp thuế do cơ quan thuế thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật và quản lý từ các nguồn khác nhau. | 117/2005/TT-BTC |
1005 | Cơ sở dữ liệu quốc gia | là tập hợp thông tin của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng. | 67/2006/QH11 |
1006 | Cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao di động trả trước | Là tập hợp các trang thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) được liên kết với nhau để phục vụ việc cập nhật, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao của doanh nghiệp thông tin di động. | 22/2009/TT-BTTTT |
1007 | Cơ sở dữ liệu văn bản | là tập hợp hệ thống trích yếu văn bản và tệp văn bản đính kèm trên máy tính. | 2345/QĐ-BTNMT |
1008 | Cơ sở dữ liệu về nợ nước ngoài của quốc gia | là tập hợp các số liệu, báo cáo về tình hình thực hiện, đánh giá, phân tích về nợ nước ngoài của quốc gia được lưu trữ một cách có hệ thống, có tổ chức dưới dạng tệp dữ liệu trên các vật mang tin như các loại đĩa vi tính, băng từ, đĩa CD, DVD hoặc văn bản báo cáo. | 232/2006/QĐ-TTg |
1009 | Cơ sở hạ tầng KCN, KCX | Là các hạng mục kết cấu hạ tầng KCN, KCX theo luận chứng đã được duyệt hoặc điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền và các tài sản tiện ích công cộng. | 43/2008/QĐ-BTC |
1010 | Cơ sở hạ tầng thông tin | là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu. | 67/2006/QH11 |
1011 | Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu | là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế. | 25/2008/QH12 |
1012 | Cơ sở kiểm soát tiếp cận | là một đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu đối với các chuyến bay có kiểm soát đi hoặc đến một hoặc nhiều sân bay. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
1013 | Cơ sở lưu trú du lịch | là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. | 44/2005/QH11 |
1014 | Cơ sở nuôi tôm | là nơi có hoạt động trực tiếp nuôi tôm, trong đó các ao nuôi tôm có cùng hình thức nuôi và sử dụng chung nguồn nước cấp và hệ thống thải nước, do một tổ chức, cá nhân làm chủ. | 06/2006/QĐ-BTS |
1015 | Cơ sở nuôi tôm an toàn | là cơ sở nuôi tôm áp dụng GAP hoặc CoC và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở nuôi tôm đạt tiêu chuẩn GAP hoặc CoC (sau đây gọi chung là Giấy Chứng nhận cơ sở nuôi tôm an toàn). | 06/2006/QĐ-BTS |
1016 | Cơ sở quản lý phòng thí nghiệm | Là tổ chức (bao gồm cả tổ chức nước ngoài) có đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật và có phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. | 11/2008/QĐ-BXD |
1017 | Cơ sở sản xuất | là doanh nghiệp sản xuất linh kiện, lắp ráp xe cơ giới có đủ điều kiện theo các quy định hiện hành. | 34/2005/QĐ-BGTVT |
1018 | Cơ sở trách nhiệm hình sự | Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu các biện pháp xử lí về hình sự đối với tội phạm mà người ấy đã gây ra, tức là phải chịu hậu quả pháp lí của hành vi phạm tội. Theo Điều 2 Bộ luật hình sự về cơ sở trách nhiệm hình sự thì chỉ người nào phạm vào tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng đối với người đó phải do tòa án quyết định. | Từ điển Luật học trang 122 |
1019 | Cơ sở trợ giúp trẻ em | là tổ chức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 25/2004/QH11 |
1020 | Cơ sở trồng cấy nhân tạo | là nơi trồng, cấy từ hạt, hợp tử, mầm, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát. | 82/2006/NĐ-CP |
1021 | Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ | là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ | 80/2006/QH11 |
1022 | Cổ tức | là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. | 60/2005/QH11 |
1023 | Cố vấn pháp lý | Người có chuyên môn về pháp lý (luật sư, luật gia) được hỏi ý kiến về những vấn đề pháp lý. Cố vấn pháp lý có thể là người trong biên chế, có thể là một cộng tác viên. (Xt. Tư vấn pháp lý). | Từ điển Luật học trang 104 |
1024 | Cố ý gây thiệt hại | là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. | 33/2005/QH11 |
1025 | Cố ý gián tiếp | Lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả tác hại xảy ra. | Từ điển Luật học trang 104 |
1026 | Cố ý phạm tội | Thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả cho hành vi đó gây ra. Căn cứ vào đặc điểm trạng thái tâm lý của người phạm tội, luật hình sự chia tội thành 2 loại: cố ý và vô ý. Tội cố ý gồm hai hình thức: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Tội vô ý cũng được chia ra: vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Theo Điều 9 - Bộ luật hình sự, thì “cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. | Từ điển Luật học trang 105 |
1027 | Cố ý trực tiếp | Lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra. | Từ điển Luật học trang 105 |
1028 | CoC | Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, viết tắt là ”quy phạm nuôi có trách nhiệm”, (Code of Conduct for Responsible Aquaculture, viết tắt là CoC): là quy phạm thực hành để ứng dụng trong nuôi tôm được xây dựng dựa trên các quy định tại Điều 9 - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản - của “Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm” của FAO (Phụ lục 1) nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi, nâng cao tính cộng đồng và hiệu quả tổng hợp của nghề nuôi tôm. | 06/2006/QĐ-BTS |
1029 | CoC (Code of Conduct for Responsible Aquaculture) | là quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (viết tắt là Quy phạm nuôi có trách nhiệm) được ứng dụng trong nuôi tôm nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm nuôi, nâng cao tính cộng đồng và hiệu quả tổng hợp của nghề nuôi tôm. | 33/2007/QĐ-UBND |
1030 | Cogitationis poenam nemo palitur | Một nguyên tắc của pháp luật cổ La Mã: khác tư tưởng, chính kiến không phải là tội phạm và không bị xử phạt. Luật pháp hiện đại của nhiều nước quy định rằng khi tư tưởng, chính kiến đã được thể hiện bằng các hành vi phạm tội do luật quy định thì mới bị đưa ra xét xử và phải chịu hình phạt. | Từ điển Luật học trang 101 |
1031 | Còi điện | là thiết bị chuyên dùng phát âm thanh nhờ sử dụng nguồn điện. | 30/2004/QĐ-BGTVT |
1032 | Còi hơi | là thiết bị chuyên dùng phát âm thanh nhờ hệ thống khí nén. | 30/2004/QĐ-BGTVT |
1033 | Còi ủ | là thiết bị chuyên dùng phát âm thanh đặc biệt khác với âm thanh của còi điện và còi hơi. | 30/2004/QĐ-BGTVT |
1034 | COM | (Communication): Thông tin. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
1035 | Con ngoài giá thú | Con mà cha mẹ không phải là vợ chồng, hoặc cha mẹ ăn ở với nhau như vợ chồng, nhưng việc lấy nhau chưa được uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đăng ký vào sổ kết hôn. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ đăng ký khai sinh cho đứa trẻ mà không cần đi sâu vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Nếu người đứng khai không muốn khai tên người cha thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn vẫn đăng kí. Cha, mẹ của con ngoài giá thú có nhiệm vụ nuôi dưỡng con ngoài giá thú và con ngoài giá thú có nhiệm vụ đối với cha, mẹ theo pháp luật về quan hệ giữa cha, mẹ với con. Con ngoài giá thú được thừa kế của cha, mẹ và cha, mẹ được thừa kế của con ngoài giá thú theo những quy định của pháp luật về thừa kế. | Từ điển Luật học trang 102 |
1036 | Con nuôi | 1. Con nuôi là người được một người khác không phải là cha, mẹ nhận làm con và giữa hai người có mối quan hệ gắn bó như cha, mẹ với con. 2. Theo Điều 35 - Luật hôn nhân gia đình ngày 20.12.1986 thì người từ 16 tuổi trở xuống mới được nhận làm con nuôi. Trong trường hợp nuôi con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn thì con nuôi có thể trên 15 tuổi. Người nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. 3. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự thỏa thuận của hai vợ chồng người nuôi, của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người con nuôi chưa thành niên. Nếu nhận con nuôi từ 9 tuổi trở lên thì còn phải được sự đồng ý của em đó. 4. Việc nhận nuôi con nuôi phải do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch. 5. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi và giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi có những quyền và nghĩa vụ như cha, mẹ đẻ với con. 6. Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau. Con nuôi vẫn được thừa kế về phía cha, mẹ đẻ theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. | Từ điển Luật học trang 102 |
1037 | Cồn rượu | Là cồn để sản xuất, pha chế rượu, có tên khoa học là Etanol, công thức hóa học là C2,H5OH. | 40/2008/NĐ-CP |
1038 | Con trong giá thú | Con sinh ra trong thời kỳ mà cha mẹ đã kết hôn với nhau, việc kết hôn được ủy ban nhân dân (xã, phường) công nhận và ghi vào sổ kết hôn. | Từ điển Luật học trang 103 |
1039 | Công an nhân dân | là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân. | 54/2005/QH11 |
1040 | Công an xã | là lực lượng vũ trang bán chuyên trách, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã. | 06/2008/PL-UBTVQH12 |
1041 | Công báo | Tờ báo chính thức của chính phủ bảo đảm việc công bố các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các văn bản nghị quyết, nghị định của Chính phủ và mọi văn bản hành chính quan trọng khác của các bộ và các cơ quan ngang bộ, các văn bản quan trọng của Tòa án nhân dân tối cao và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tầm quan trọng của việc đăng tải trên Công báo trong lĩnh vực thi hành pháp luật là ở chỗ nó công bố nội dung và hiệu lực của văn bản pháp luật cho mọi người đều biết và cả ngày tháng các văn bản đó có hiệu lực. Cũng trên tinh thần và ý nghĩa đó, ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. vd. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đều đặn hàng tháng từ trước đến nay vẫn thường xuyên công bố các văn bản pháp quy của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Hà Nội trên Công báo. | Từ điển Luật học trang 105 |
1042 | Công bố cuộc biểu diễn đã định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình | là việc đưa các bản sao của cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình tới công chúng với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền liên quan. | 100/2006/NĐ-CP |
1043 | Công bố hợp chuẩn | là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. | 68/2006/QH11 |
1044 | Công bố hợp quy | là việc tổ chức, cá nhân, công bố với cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn tương ứng sau khi thực hiện quá trình đánh giá sự phù hợp. | 06/2009/TT-BTTTT |
1045 | Công bố luật | Thủ tục tuyên bố công khai một văn bản luật sau khi đã được thông qua để mọi người biết và đưa vào thi hành. Thẩm quyền và thời gian công bố được quy định trong hiến pháp, luật. Ở Việt Nam, luật, nghị quyết của Quốc hội (trừ những nghị quyết không phải qua thủ tục công bố), pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội (trừ những nghị quyết không phải qua thủ tục công bố), do lệnh của chủ tịch nước công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được thông qua (Điều 88,93 - Hiến pháp năm 1992). | Từ điển Luật học trang 105 |
1046 | Công bố sự phù hợp đối với công trình viễn thông | Là hoạt động công bố sự phù hợp theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn tương ứng đối với công trình viễn thông bắt buộc phải kiểm định và công trình viễn thông phải công bố sự phù hợp. Công trình viễn thông bắt buộc kiểm định và công trình viễn thông bắt buộc công bố sự phù hợp là các công trình viễn thông khi đưa vào sử dụng có thể làm ảnh hưởng đến an toàn lợi ích của cộng đồng. | 09/2009/TT-BTTTT |
1047 | Công bố thông tin về nợ nước ngoài | là việc cung cấp rộng rãi ra công chúng các thông tin, dữ liệu về nợ nước ngoài một cách kịp thời, chính xác và theo đúng quy định của pháp luật. | 232/2006/QĐ-TTg |
1048 | Công bố, phổ biến tác phẩm | là thể hiện tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trưng bầy, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình và các hình thức vật chất khác. | 27/2001/TT-BVHTT |
1049 | Công bố, phổ biến tác phẩm kiến trúc | là việc thể hiện cho công chúng biết về tác phẩm thông qua xuất bản, thuyết trình, trưng bày hoặc giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. | 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD |
1050 | Công chức | "là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật." | 22/2008/QH12 |
1051 | Công chứng | Là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. | 19/2009/QĐ-UBND |
1052 | Công chứng nhà nước (từ cũ gọi là chưởng khế), | "Một tổ chức công vụ được luật pháp trao cho chức năng và nhiệm vụ trong phạm vi quản hạt của mình: - Lập tất cả những văn kiện và hợp đồng mà các đương sự trước các tòa án bắt buộc phải làm. - Lập những văn kiện và hợp đồng mà các đương sự đó muốn cho có tính chất công chứng thư có giá trị như các văn kiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra. - Xác định niên hiệu của những văn kiện và hợp đồng đó. - Giữ và quản lý các văn kiện đó. Cấp bản sao đại tự và toàn sao. Nhà nước chịu trách nhiệm dân dự về những lỗi mà công chứng nhà nước đã phạm khi thi hành công vụ của mình; được coi là lỗi về công vụ tất cả những lỗi mà công chứng nhà nước đã phạm nhưng không cố ý, hoặc đã phạm do cẩu thả hoặc sơ suất trong khi thi hành chức vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ, công chứng nhà nước được thu về cho nhà nước tất cả các khoản lệ phí và được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật." | Từ điển Luật học trang 106 |
1053 | Công chứng thư | Một văn bản do một người công vụ lập nên và được soạn thảo theo những điều kiện và thủ tục luật định như chúc thư, hợp đồng và các giấy tờ khác, do công chứng nhà nước và các người công vụ có thẩm quyền khác lập nên. Công chứng thư bao gồm cả các giấy tờ thị thực. Giấy tờ thị thực là những giấy tờ do chính đương sự kí trước mặt chủ tịch uỷ ban nhân dân (hoặc phó chủ tịch được uỷ quyền hợp pháp) của phường, xã sở tại và sau khi nhận thực căn cước của các đương sự, sự có mặt của họ ghi rõ việc đọc giấy tờ, việc kí kết và ngày tháng thị thực. Chủ tịch uỷ ban nhân dân kí tên và đóng dấu dưới các chữ kí của các bên đương sự. | Từ điển Luật học trang 106 |
1054 | Công chứng viên | Cán bộ tư pháp làm việc thuộc phạm vi công chứng ở các phòng công chứng nhà nước: xác nhận, chứng nhận, chứng thực các bản sao giấy tờ, chữ ký… lập văn bản theo yêu cầu của người hữu quan (vd. Lập di chúc …). Công chứng viên không được chứng nhận di chúc của người mà mình là người thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc, có cha, mẹ, vợ hoặc chồng là người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người để thừa kế hoặc bản thân có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến di chúc (Điều 662 – Bộ luật dân sự). | Từ điển Luật học trang 106 |
1055 | Công cụ chuyển nhượng | là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định. | 49/2005/QH11 |
1056 | Công cụ nợ | Là tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ. | 29/2009/QH12 |
1057 | Công dân | "Người dân của một nhà nước dân chủ, có chủ quyền. Nhà nước xác định một người cụ thể là công dân là xác định sự phụ thuộc về mặt pháp lý của người đó đối với nhà nước. Công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước đồng thời được hưởng các quyền mà nhà nước quy định đối với công dân nước mình khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Căn cứ pháp lý để xác định công dân của một nước cụ thể là quốc tịch của người đó. Có người là công dân của một nước (người có một quốc tịch); có người cùng một lúc là công dân của hai nước (người có hai quốc tịch); có người không được xác định là công dân của một nước nào (người không có quốc tịch). Công dân của một nước được pháp luật của nước đó quy định cho hưởng các quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và buộc phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền công dân của họ, đồng thời họ cũng phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Những người không phải là công dân của một nước thì trong thời gian sinh sống ở nước đó họ chỉ được hưởng một số quyền lợi nhất định về dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội như: được pháp luật bảo hộ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm; được bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, bảo đảm bí mật thư tín, quyền lợi về sáng chế, phát minh; được thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế … trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Họ phải thực hiện một số nghĩa vụ như tuân theo hiến pháp, pháp luật của nhà nước nơi họ cư trú. Đồng thời những người không có quốc tịch của nước nơi họ cư trú bị hạn chế một số quyền và nghĩa vụ như: quyền tham gia quản lý nhà nước; quyền bầu cử, ứng cử; làm nghĩa vụ quân sự…." | Từ điển Luật học trang 107 |
1058 | Công dân nước ngoài | "là người có quốc tịch nước ngoài; quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam." | 68/2002/NĐ-CP |
1059 | Công dân Việt Nam | Người dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân Việt Nam phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp và được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Pháp luật Việt Nam quy định các quyền của công dân Việt Nam về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đồng thời quy định các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước. Pháp luật Việt Nam cũng quy định trường hợp công dân của nước khác hoặc người không có quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam để trở thành công dân Việt Nam (xt. Nhập quốc tịch) hoặc trường hợp công dân Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 107 |
1060 | Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài | là những công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài. | 11/2008/TTLT-BTP-BNG |
1061 | Công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài | là những người đang có quốc tịch Việt Nam công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài và được nước sở tại cấp giấy tờ cho phép tạm trú có thời hạn ở nước ngoài. | 11/2008/TTLT-BTP-BNG |
1062 | Công đoàn | "Tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Điều 10 – Hiến pháp năm 1992). Công đoàn tổ chức và hoạt động theo Điều lệ công đoàn Việt Nam, có các quyền và nghĩa vụ rộng lớn được quy định trong Hiếp pháp; Luật công đoàn do Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990; Bộ luật lao động và nhiều văn bản quy định pháp luật khác. Các quyền và nghĩa vụ của công đoàn thuộc hai lĩnh vực: - Tham gia quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý lao động. - Chăm lo cải thiện đời sống, việc làm cho người lao động, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Công đoàn là đại diện của tập thể lao động trong các quan hệ lao động." | Từ điển Luật học trang 108 |
1063 | Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá | là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa. | 19/2006/NĐ-CP |
1064 | Cộng đồng dân cư thôn | là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương | 29/2004/QH11 |
1065 | Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội | hệ thống trên Internet được xây dựng với mục tiêu tạo ra một môi trường giao tiếp điện tử để cung cấp cho công dân, tổ chức những nội dung sau: - Đưa thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố đến với công dân, tổ chức, doanh nghiệp. - Tạo cầu nối để công dân tổ chức tiếp xúc với chính quyền Thành phố một cách nhanh chóng thuận tiện. - Từng bước giải quyết thủ tục hành chính bằng các dịch vụ trực tuyến trên mạng. | 90/2006/QĐ-UBND |
1066 | Công hàm | Văn thư ngoại giao, văn kiện trao đổi đối ngoại. Công hàm phố biến nhất là công hàm cá nhân và công hàm “khẩu ngữ”. Công hàm cá nhân được viết dưới dạng thư của người viết văn kiện trao đổi, theo ngôi thứ nhất số ít có ký tên. Còn công hàm “khẩu ngữ” được lập theo ngôi thứ ba số ít và không ký tên. Cuối văn thư thường được đóng dấu của bộ ngoại giao hoặc của cơ quan đại diện ngoại giao. Loại công hàm này thường bắt đầu và kết thúc bằng những câu văn có tính lễ nhượng quốc tế. Việc trao đổi công hàm trong thực tiễn ngoại giao quốc tế được coi như là một trong những loại hình của điều ước quốc tế. | Từ điển Luật học trang 108 |
1067 | Công khai | là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định. | 55/2005/QH11 |
1068 | Công lệnh tải trọng | là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt. | 35/2005/QH11 |
1069 | Công lệnh tốc độ | là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt. | 35/2005/QH11 |
1070 | Công lý | Lẽ phải, lẽ công bằng, phù hợp với pháp luật đương thời, không thiên lệch, không tư vị. Chế độ nào cũng coi tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lí của chế độ ấy. | Từ điển Luật học trang 108 |
1071 | Công nghệ | là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm | 80/2006/QH11 |
1072 | Công nghệ cao | "là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có" | 80/2006/QH11 |
1073 | Công nghệ chuyển gen | là việc chuyển gen của một sinh vật này sang cho một sinh vật khác, bắt buộc chuỗi ADN của sinh vật đó phải tiếp nhận gen mới. | 212/2005/QĐ-TTg |
1074 | Công nghệ mới | là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam | 80/2006/QH11 |
1075 | Công nghệ thân thiện với môi trường | là công nghệ được áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và tiêu dùng mà trong quá trình hoạt động, sử dụng gây hại ít hơn cho môi trường so với công nghệ tương tự và sản phẩm được tạo ra từ công nghệ đó là sản phẩm thân thiện với môi trường. | 04/2009/NĐ-CP |
1076 | Công nghệ thông tin | là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. | 67/2006/QH11 |
1077 | Công nghệ tiên tiến | là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có | 80/2006/QH11 |
1078 | Công nghiệp công nghệ cao | là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. | 21/2008/QH12 |
1079 | Công nghiệp công nghệ thông tin | là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thông tin số. | 67/2006/QH11 |
1080 | Công nghiệp nội dung | là công nghiệp sản xuất các sản phẩm thông tin số, bao gồm thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học - giáo dục, thông tin văn hóa - giải trí trên môi trường mạng và các sản phẩm tương tự khác. | 67/2006/QH11 |
1081 | Công nghiệp phần cứng | là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần cứng, bao gồm phụ tùng, linh kiện, thiết bị số. | 67/2006/QH11 |
1082 | Công nghiệp phần mềm | "là công nghiệp sản xuất các sản phẩm phần mềm, bao gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển, tự động hóa và các sản phẩm tương tự khác; cung cấp các giải pháp cài đặt, bảo trì, hướng dẫn sử dụng." | 67/2006/QH11 |
1083 | Công nghiệp quốc phòng | là bộ phận của công nghiệp quốc gia có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, chế tạo, sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị chuyên dùng và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng. | 39/2005/QH11 |
1084 | Công nhận | là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng. | 68/2006/QH11 |
1085 | Công nhận hiệu lực | Là văn bản do Cục Hàng không Việt Nam ban hành chấp nhận giấy chứng nhận, giấy phép, phê chuẩn, chỉ định hoặc văn bản cho phép do quốc gia thành viên khác của ICAO cấp hoặc ban hành, bao gồm quyền hạn tương tự hoặc hạn chế hơn. | 10/2008/QĐ-BGTVT |
1086 | Công nhận quốc tế | "Sự công nhận trên cơ sở các quy phạm của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia, chính phủ hoặc các đối tượng khác mới xuất hiện trong quan hệ quốc tế nhằm thiết lập với các đối tượng này các quan hệ khác nhau. Thường có các dạng công nhận sau đây: công nhận quốc gia; công nhận chính phủ; công nhận các bên khởi nghĩa; công nhận cơ quan giải phóng dân tộc; công nhận các cơ quan kháng chiến. Phổ biến nhất là công nhận chính phủ mới thành lập dưới hình thức công nhận về pháp lí hoặc công nhận trên thực tế. Việc công nhận chính thức thường được biểu hiện bằng văn bản trong đó nói rõ vấn đề đó hoặc nói rõ ý định thiết lập các quan hệ chính thức giữa các bên hữu quan. Việc công nhận chính thức sẽ làm phát sinh các kết quả nhất định trong quan hệ giữa các quốc gia, chính phủ hữu quan hoặc đối tượng khác có quan hệ công nhận quốc tế." | Từ điển Luật học trang 109 |
1087 | Công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất | là rừng trồng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng | 29/2004/QH11 |
1088 | Công nhân, viên chức | là người được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được Nhà nước phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ. | 54/2005/QH11 |
1089 | Công pháp quốc tế | Hệ thống các quy phạm và nguyên tắc điều ước và tập quán, điều chỉnh quan hệ quốc tế thể hiện ý chí thỏa thuận giữa các quốc gia phù hợp với các quy luật của phát triển xã hội. Công pháp quốc tế là hệ thống quy phạm pháp lý độc lập không thuộc hệ thống pháp luật của quốc gia nào nhưng chịu sự tác động của các nước khác nhau. Công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia và có sự tác động mạnh đối với chính sách và pháp luật của các quốc gia. Vi phạm các quy phạm và nguyên tắc của công pháp quốc tế sẽ dẫn đến trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia vi phạm. | Từ điển Luật học trang 109 |
1090 | Công pháp quốc tế về bảo vệ môi trường | Tổng hợp các hiệp ước quốc tế, các tuyên ngôn của Liên hợp quốc nhằm điều chỉnh kêu gọi các quốc gia thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm bớt và xóa bỏ, khắc phục các thiệt hại gây ra đối với môi trường nước, không khí, tài nguyên trên trái đất và môi trường ngoài tầng khí quyển do con người đã gây ra. Năm 1972, Liên hợp quốc đưa ra Tuyên ngôn về các vấn đề môi trường. Năm 1982, khóa họp 37 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông báo “Chiến lược toàn cầu về bảo vệ thiên nhiên”. Năm 1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết “về trách nhiệm lịch sử của các quốc gia về bảo vệ thiên nhiên trái đất cho các thế hệ hiện nay và mai sau”. Trước sự suy giảm mạnh về chất lượng môi trường và các hậu quả xảy ra ngày càng lớn, các quốc gia đã tăng cường công tác lập pháp nhằm bảo vệ môi trường của quốc gia mình. Còn công pháp quốc tế về bảo vệ môi trường chưa có sự tiến bộ và chưa có được tiếng nói chung. Các quốc gia phát triển chưa chịu đóng góp và giúp đỡ các quốc gia kém phát triển trong đấu tranh bảo vệ và chống suy giảm môi trường. | Từ điển Luật học trang 109 |
1091 | Công pháp quốc tế về khoảng không vũ trụ | "Một ngành luật mới xuất hiện kể từ việc phóng thành công các tên lửa và phi thuyền vượt khỏi tầng khí quyển của Trái Đất do Liên Xô tiến hành vào những năm 60 của thế kỷ 20 và của nhiều nước khác như Mỹ, Pháp, Anh, Ấn độ, Trung Quốc vào những năm tiếp theo. Các văn kiện pháp lý quốc tế thuộc lĩnh vực này hiện có: Tuyên ngôn về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/1963; Hiệp ước năm 1967 về các nguyên tắc hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả Mặt Trăng và các thiên thể khác; Hiệp định năm 1970 về hoạt động của các quốc gia trên Mặt Trăng và các thiên thể khác, các nguyên tắc điều chỉnh việc các quốc gia sử dụng các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất cho việc truyền sóng hình trực tiếp do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1982. Các văn kiện pháp lý quốc tế về khoảng không vũ trụ đều xuyên suốt các nguyên tắc cơ bản: các quốc gia tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ không có sự phân biệt; khoảng không vũ trụ không thuộc chủ quyền một quốc gia nào; Mặt Trăng và các thiên thể khác chỉ được sử dụng vào mục đích hòa bình không được đưa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác vào vũ trụ; nhà nước chịu trách nhiệm quốc tế về hoạt động vũ trụ của mình." | Từ điển Luật học trang 110 |
1092 | Cống qua đê | là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thuỷ | 79/2006/QH11 |
1093 | Công sứ | "1. Tên gọi của hàm ngoại giao thuộc cấp ngoại giao cao cấp (hàm công sứ) và chức vụ ngoại giao (công sứ). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàm công sứ là hàm ngoại giao sau hàm đại sứ, thuộc cấp ngoại giao cao cấp của Việt Nam; công sứ là chức vụ ngoại giao cao cấp của Việt Nam; công sứ là chức vụ ngoại giao sau đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại biện, trưửng đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế liên chính phủ. Người mang hàm công sứ có thể được cử giữ chức vụ người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; khi hết thời hạn công tác về nước thì giữ lại hàm công sứ đã được phong. Pháp lệnh năm 1995 về hàm, cấp ngoại giao quy định cụ thể các tiêu chuẩn của hàm công sứ, quy tắc phong, thăng, hạ, tước hàm công sứ, các quyền, nghĩa vụ của người mang hàm công sứ. 2. Chức vụ quan đầu tỉnh do người Pháp nắm giữ tại Việt Nam ở hai miền Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong thời gian Việt Nam thuộc Pháp, trước Cách mạng tháng Tám 1945." | Từ điển Luật học trang 110 |
1094 | Công tác báo cáo môi trường | "Là việc lập và cung cấp các thông tin về môi trường có liên quan như số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác của đơn vị tới cơ quan có thẩm quyền." | 52/2008/QĐ-BCT |
1095 | Công tác báo động (Alerting service) | là hoạt động thông báo cho các cơ quan có liên quan về tàu bay cần sự giúp đỡ và sự hỗ trợ của Cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn. | 26/2007/QĐ-BGTVT |
1096 | Công tác cảnh vệ | là thực hiện các biện pháp cơ bản theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ. | 25/2005/PL-UBTVQH11 |
1097 | Công tác dân số | là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dân số. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
1098 | Công tác thanh niên | là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng thành, đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. | 120/2007/NĐ-CP |
1099 | Cộng tác viên bảo hiểm | là các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền bán các sản phẩm bảo hiểm cho công chúng thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở hợp đồng cộng tác viên và không phải là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm. | 28/1998/TT-BTC |
1100 | Cổng thông tin điện tử | "Là trang thông tin điện tử trên Internet tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng theo một phương thức thống nhất, thông qua một điểm truy cập duy nhất đối với người sử dụng; là phương tiện để cung cấp, trao đổi thông tin chính thức trên mạng internet của Thanh tra Chính phủ, được thiết kế như là một phương tiện truyền thông đa phương tiện." | 1321/QĐ-TTCP |
1101 | Cổng thông tin Thị trường nước ngoài | Là trang tin điện tử tại các địa chỉ www.thitruongnuocngoai.vn và www.ttnn.com.vn do Bộ Công Thương quản lý và vận hành, có chức năng hỗ trợ các đơn vị và Thương vụ ứng dụng công nghệ thông tin và Internet để trực tiếp cập nhật, đăng tin kinh tế, thương mại, thị trường và luật pháp kinh doanh thuộc thị trường do đơn vị hay Thương vụ phụ trách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại và đầu tư, trọng tâm là đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu. | 4812/QĐ-BCT |
1102 | Công thức gốc | Là một tài liệu hoặc bộ tài liệu chỉ rõ các nguyên liệu ban đầu và khối lượng của chúng, nguyên liệu bao gói, cùng với bản mô tả các quy trình và những điểm cần thận trọng để sản xuất ra một lượng xác định thành phẩm, cũng như các chỉ dẫn về chế biến, kể cả kiểm tra trong quá trình sản xuất. | 15/2008/QĐ-BYT |
1103 | Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) | Là sàn thương mại điện tử hỗ trợ giao dịch doanh nghiệp với doanh nghiệp do Bộ Công Thương quản lý và vận hành tại địa chỉ www.ecvn.com, có chức năng cung cấp trực tuyến các cơ hội chào mua, chào bán hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp thành viên trong nước và nước ngoài. | 4812/QĐ-BCT |
1104 | Công tố viên nhà nước | Cán bộ nhân danh nhà nước làm nhiệm vụ buộc tội trong các phiên tòa hình sự. Công tố viên nhà nước ở các phiên tòa hình sự hiện nay của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là các kiểm sát viên của các viện kiểm sát nhân dân hay các viện kiểm sát quân sự. Trong các phiên tòa hình sự, các công tố viên nhà nước bắt đầu công việc của mình bằng cách công bố trước tòa bản quyết định truy tố bị cáo, tham gia việc thẩm vấn những người tham gia tố tụng: bị cáo, nhân chứng, người bị hại…, tranh luận với luật sư bào chữa khi thẩm vấn kết thúc. Trong văn bản buộc tội, công tố viên nhà nước phải khẳng định lại trước tòa tội phạm đã xác định đối với bị cáo, điều luật, loại hình phạt, mức độ xử phạt, kiến nghị tòa sẽ tuyên phạt đối với bị cáo. Trong trường hợp qua thẩm vấn thấy rằng không đủ cơ sở để buộc tội thì công tố viên nhà nước sẽ kiến nghị tòa hoặc đình chỉ xét xử, hoặc tạm hoãn xét xử để thu thập thêm chứng cứ. Kiến nghị của công tố viên nhà nước bắt buộc phải được nêu lại đầy đủ trong bản án để làm cơ sở cho phán quyết của toàn án khi tuyên án. | Từ điển Luật học trang 114 |
1105 | Công tố viên xã hội | Trong thực tiễn tư pháp của một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây, công tố viên xã hội là người đại diện cho các tổ chức chính trị, xã hội, hoặc tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ buộc tội bị cáo trong các phiên tòa hình sự. Việc tham gia của các công tố viên xã hội trong các phiên toàn hình sự không phải là điều bắt buộc. Nó chỉ cần thiết trong trường hợp cần phát huy tác dụng các quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên chế định về công tố viên xã hội chưa được pháp luật quy định một cách đầy đủ và rõ ràng. | Từ điển Luật học trang 115 |
1106 | Công trái nhà nước | Loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, được phát hành từng đợt do nhà nước phát hành để bù đắp việc thiếu hụt ngân sách. | Từ điển Luật học trang 115 |
1107 | Công trình (hoặc đất sử dụng) hỗn hợp | Là công trình (hoặc quỹ đất) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, và/hoặc kết hợp sản xuất…). | 04/2008/QĐ-BXD |
1108 | Công trình chuyên môn | là công trình để lắp đặt các thiết bị quan trắc hoặc phục vụ quan trắc các yếu tố khí tượng thuỷ văn, môi trường không khí và nước. | 03/2006/QĐ-BTNMT |
1109 | Công trình cố định | là công trình được xây dựng, lắp đặt cố định, được sử dụng để phục vụ hoạt động dầu khí. | 40/2007/QĐ-TTg |
1110 | Công trình đặc biệt | "là công trình liên quan đến an toàn đê điều, bao gồm công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm; cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di tích lịch sử, văn hóa, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến dân cư trong vùng dân cư sống chung với lũ và trên các cù lao" | 79/2006/QH11 |
1111 | Công trình đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng | là các công trình xây dựng mới, có tính năng phục vụ phù hợp với phân loại công trình, được xây dựng theo quy trình công nghệ thi công phổ biến, sử dụng các loại vật liệu xây dựng thông dụng. | 1599/BXD-VP |
1112 | Công trình điện lực | "là tổ hợp các phương tiện, máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, mua bán điện; hệ thống bảo vệ công trình điện lực; hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ khác" | 28/2004/QH11 |
1113 | Công trình đường bộ | gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, hệ thống thoát nước, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách và công trình, thiết bị phụ trợ khác | 26/2001/QH10 |
1114 | Công trình giao thông | "gồm công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thuỷ; cầu; hầm; sân bay." | 30/2006/QĐ-BGTVT |
1115 | Công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông | "Là tập hợp các thiết bị, hệ thống thiết bị viễn thông liên kết với nhau theo thiết kế và nguồn điện, hệ thống chống sét, tiếp đất; linh kiện, phụ kiện kèm theo." | 09/2009/TT-BTTTT |
1116 | Công trình phụ trợ | "là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê" | 79/2006/QH11 |
1117 | Công trình thuỷ lợi | "là công trình khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái" | 08/1998/QH10 |
1118 | Công trình xây dựng | là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền với đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu trong dự án. | 177-CP |
1119 | Công ty | "Sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý, nhằm tiến hành hoạt động để đạt được một mục tiêu chung nào đó. Công ty cũng được hiểu là một loại tổ chức. Theo nghĩa này, công ty ra đời là kết quả sự liên kết của nhiều người hoặc nhiều tổ chức thông qua một sự kiện pháp lý như hợp đồng thành lập công ty, quy chế hoạt động hay điều lệ hoạt động của công ty. Công ty hoạt động vì một mục đích chung do các thành viên đề ra khi thành lập công ty. Căn cứ vào mục đích hoạt động, có thể phân loại thành công công ty kinh doanh, tức là công ty hoạt động vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận và công ty không kinh doanh tức là công ty hoạt động vì các mục đích khác, ngoài lợi nhuận. Theo Luật công ty của Việt Nam do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990 và có hiệu lực kể từ ngày 15/04/1991, công ty là loại ""doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận và cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty"" (Điều 2 Luật công ty). Như vậy, theo Luật công ty hiện hành ở Việt Nam, các công ty kinh doanh bao gồm 2 loại là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (Điều 2 - Luật công ty), tức là những công ty đối vốn (xt. Công ty đối vốn)." | Từ điển Luật học trang 111 |
1120 | Công ty cho thuê tài chính | Một loại công ty tài chính, hoạt động chủ yếu là cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam bao gồm công ty cho thuê tài chính Việt Nam, công ty cho thuê tài chính liên doanh giữa (các) bên Việt Nam và (các) bên nước ngoài và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. Điều kiện để thành lập công ty cho thuê tài chính cũng như tổ chức và hoạt động của loại doanh nghiệp này được quy định trong Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ ngày 9/10/1995. | Từ điển Luật học trang 111 |
1121 | Công ty chứng khoán | là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. | 55/2004/QĐ-BTC |
1122 | Công ty chứng khoán liên doanh | là công ty chứng khoán được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài và đối tác Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. | 121/2003/TT-BTC |
1123 | Công ty cổ phần | "Một trong hai loại công ty đối vốn theo Luật công ty của Việt Nam. Công ty cổ phần là công ty mà vốn điều lệ của nó được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần trở thành thành viên của công ty và được gọi là cổ đông. Công ty cổ phần phải có tối thiểu 7 cổ đông trong suốt quá trình hoạt động. Công ty cổ phần là một pháp nhân. Điều kiện để thành lập công ty cổ phần là các sáng lập viên phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% số cổ phiếu dự tính phát hành của công ty. Trong quá trình hoạt động, nếu có nhu cầu về vốn, công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ hoặc trái phiếu để vay vốn từ công chúng nếu được ủy ban nhân dân cấp giấy phép. Điều kiện để được cấp giấy phép phát hành cổ phiếu mới là công ty đã thu hết tiền cổ phiếu phát hành trong đợt trước; chứng minh được hoạt động kinh doanh của công ty đang được quản lý tốt và có hiệu quả; được ngân hàng đảm nhiệm giúp đỡ dịch vụ ngân quỹ và kế toán liên quan đến việc phát hành cổ phiếu; có chương trình và kế hoạch cụ thể công khai gọi vốn từ công chứng. Chương trình và kế hoạch này phải đảm bảo cho mọi người có quan tâm hiểu rõ, hiểu đúng tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, triển vọng phát triển của công ty để họ có cơ sở quyết định mua cổ phiếu. Cơ quan quản lý của công ty cổ phần bao gồm: đại hội đồng cổ đông; hội đồng quản trị; giám đốc (tổng giám đốc) và các kiểm soát viên." | Từ điển Luật học trang 112 |
1124 | Công ty cổ phần nhà nước | là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp | 14/2003/QH11 |
1125 | Công ty đối nhân | Loại công ty trong đó sự liên kết giữa các thành viên chủ yếu dựa trên sự tin cậy về tư cách của mỗi người. Công ty đối nhân không phải là pháp nhân. Đặc trưng cơ bản của công ty đối nhân là khi tham gia công ty, mỗi thành viên vẫn quản lý phần vốn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ. Việc chuyển nhượng, thừa kế tư cách thành viên của công ty đối nhân phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên khác. Loại công ty này hiện nay chưa được quy định trong Luật công ty của Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 112 |
1126 | Công ty đối vốn | Loại công ty, trong đó, sự liên kết của các thành viên hoàn toàn dựa trên sự góp vốn mà không cần góp sức lao động của cá nhân, đối lập với công ty đối nhân. Công ty đối vốn là pháp nhân. Đặc trưng cơ bản của công ty đối vốn là phần góp vốn, về cơ bản, có thể được tự do chuyển nhượng hoặc thừa kế. Các thành viên của công ty được chia lợi nhuận và phải chịu lỗi tương ứng với phần vốn của mình góp vào công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty giới hạn trong phần vốn của mình góp vào công ty. Các thành viên của công ty không nhất thiết phải làm việc trong công ty. Công ty đối vốn là loại công ty được quy định trong Luật công ty Việt Nam với hai hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. | Từ điển Luật học trang 112 |
1127 | Công ty hợp danh | Là công ty đối nhân. Khi tham gia công ty, mỗi thành viên góp một phần vốn, nhưng vẫn quản lý phần vốn này. Phần vốn này không được tự do chuyển nhượng hoặc thừa kế. Tất cả các thành viên của công ty hợp danh đều có tư cách thương gia, chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn về mọi hoạt động của công ty. Công ty hợp danh có tên riêng phải được đặt theo quy định của pháp luật, cụ thể là người ta lấy tên của một thành viên của công ty kèm theo các chữ và công ty. Vd. Nguyễn Văn A và công ty. | Từ điển Luật học trang 113 |
1128 | Công ty liên kết | là công ty mà Công ty mẹ có cổ phần, vốn góp không chi phối, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài và các quy định pháp luật có liên quan. | 178/2004/QĐ-BCN |
1129 | Công ty nhà nước | là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước | 14/2003/QH11 |
1130 | Công ty nhà nước độc lập | là công ty nhà nước không thuộc cơ cấu tổ chức của tổng công ty nhà nước | 14/2003/QH11 |
1131 | Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác | là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó | 14/2003/QH11 |
1132 | Công ty niêm yết | "là công ty cổ phần được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam;" | 12/2007/QĐ-BTC |
1133 | Công ty quản lý quỹ liên doanh | là công ty quản lý quỹ được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được phép hoạt động quản lý quỹ và đối tác Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp. | 121/2003/TT-BTC |
1134 | Công ty Tài chính | Doanh nghiệp có hoạt động nghề nghiệp thông thường là các hoạt động ngân hàng, nhưng trên nguyên tắc không nhận tiền gửi không kì hạn hoặc có thời hạn dưới hai năm. | Từ điển Luật học trang 113 |
1135 | Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài | là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. | 79/2002/NĐ-CP |
1136 | Công ty Tài chính cổ phần | là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần. | 79/2002/NĐ-CP |
1137 | Công ty Tài chính liên doanh | là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh. | 79/2002/NĐ-CP |
1138 | Công ty Tài chính Nhà nước | là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. | 79/2002/NĐ-CP |
1139 | Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng | là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. | 79/2002/NĐ-CP |
1140 | Công ty thành viên hạch toán độc lập | Bao gồm: công ty thành viên hạch toán độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tổng công ty nhà nước, tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con là chủ sở hữu. | 109/2008/NĐ-CP |
1141 | Công ty trách nhiệm hữu hạn | "Là một công ty đối vốn. So với công ty cổ phần là một loại công ty đối vốn khác, công ty trách nhiệm hữu hạn, theo Luật công ty Việt Nam có các đặc điểm: 1. Số lượng thành viên tối thiểu trong suốt quá trình hoạt động là 2. 2. Mỗi thành viên chỉ có một phần vốn góp. Vốn có thể góp bằng tiền, hiện vật, quyền sử dụng đất hay bản quyền sở hữu công nghiệp. Phần vốn góp của tất cả các thành viên phải đóng đủ ngay từ khi mới thành lập công ty, dù phần vốn góp đó được thể hiện bằng hình thức nào. Phần góp vốn này được ghi rõ trong điều lệ công ty. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào ra công chúng để thu hút vốn (xt. Chứng khoán). 4. Việc chuyển nhượng phần vốn góp chỉ được tự do thực hiện trong nội bộ công ty. Nếu chuyển ra ngoài công ty thì phải được sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 tổng số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn là một pháp nhân. Việc tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn phụ thuộc vào số lượng thành viên của nó. Khi công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở xuống, các thành viên tự thỏa thuận để phân công nhau đảm nhận các chức trách quản lý, kiểm soát công ty và cử một người trong số các thành viên làm giám đốc điều hành hoạt động của công ty. Khi công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 12 thành viên trở lên, cơ chế quản lý giống như công ty cổ phần, gồm có đại hội đồng, hội đồng quản trị; giám đốc và các kiểm soát viên." | Từ điển Luật học trang 113 |
1142 | Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên | "là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty." | 60/2005/QH11 |
1143 | Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên | là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp | 14/2003/QH11 |
1144 | Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên | là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp | 14/2003/QH11 |
1145 | Công ty trực thuộc công ty tài chính | Là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Công ty Tài chính. b) Việc bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty thuộc quyền quyết định của Công ty Tài chính. c) Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty thuộc thẩm quyền quyết định của Công ty Tài chính.” | 81/2008/NĐ-CP |
1146 | Công ty trực thuộc của ngân hàng thương mại | "Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có mà ngân hàng thương mại: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; hoặc b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty đó; hoặc c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó." | 59/2009/NĐ-CP |
1147 | Công ty vô danh | Ở Việt Nam, công ty này được gọi là công ty cổ phần. Ở pháp công ty cổ phần được gọi là công ty vô danh (société anonyme), bởi trong tên riêng của công ty không được nêu tên riêng của một thành viên nào của công ty như ở tên riêng của công ty hợp danh. Không có thành viên nào của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân, liên đới và vô hạn về hoạt động của công ty như ở công ty hợp danh. Trách nhiệm của họ đối với hoạt động của công ty chỉ giới hạn trong cổ phần của họ. | Từ điển Luật học trang 114 |
1148 | Công ty xuyên quốc | Những công ty được hình thành theo pháp luật của một quốc gia, nhưng có chi nhánh đại diện hoạt động ở các quốc gia khác. Thể chế của các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia được xác định trên cơ sở pháp luật quốc gia nơi đăng ký thành lập. | Từ điển Luật học trang 114 |
1149 | Công ước Chicago | Là Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế ký tại Chigago ngày 7 tháng 12 năm 1944. | 10/2008/QĐ-BGTVT |
1150 | Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em | "Được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 sau hơn 10 năm soạn thảo và hoàn chỉnh. Ngày 26/10/1990 Công ước được mở cho các nước ký nhận, kỷ niệm lần thứ 30 Tuyên ngôn về quyền trẻ em (1959 – 1989) và lần thứ 10 năm quốc tế thiếu nhi (1979 – 1989). Việt Nam đã tham gia và có những đóng góp tích cực, đã ký ngay trong ngày đầu tiên khi Công ước được mở cho các nước ký, là nước thứ 2 trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á đã phê chuẩn Công ước này (20/2/1990) mà không bảo lưu điều nào. Công ước gồm 3 phần chính: lời mở đầu nên bật những nguyên tắc cơ bản của Liện hợp quốc khẳng định thực tế cần phải chăm sóc, giúp đỡ và bảo vệ đặc biệt do trẻ em còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trách nhiệm hàng đầu của gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em; tầm quan trọng của các truyền thống, giá trị văn hóa và vai trò của hợp tác quốc tế trong việc thực hiện quyền trẻ em. Phần 1 gồm 41 điều quy định các quyền cụ thể của trẻ em như quyền được sống và phát triển, quyền có họ tên và quốc tịch, quyền được giữ gìn bản sắc, quyền được sống với cha mẹ, đoàn tụ gia đình, quyền tự do biểu đạt, tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, được bảo về đời tư, tự do giao kết, hội họp hòa bình, tiếp xúc thông tin nhiều chiều, được chăm sóc nuôi dưỡng, được nhận làm con nuôi, được giúp đỡ nhân đạo, hưởng an toàn xã hội, được học hành, được hưởng nền văn hóa của mình, sử dụng tiếng nói của mình, nghỉ ngơi, vui chơi, sinh hoạt văn hóa, quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột, vv. và trách nhiệm của quốc gia thành viên trong việc thực hiện các quyền này. Phần 2 và 3 quy định việc thực hiện Công ước. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của Công ước là loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có, những lợi ích của trẻ em phải được quan tâm đầu tiên, phải chú ý và ưu tiên trước hết cho trẻ em trong mọi vấn đề có liên quan." | Từ điển Luật học trang 115 |
1151 | Công ước Giơnevơ về bảo hộ thường dân trong chiến tranh | Thỏa thuận quốc tế giữa 62 nước tại Hội nghị Giơnevơ ngày 12/8/1949, gồm 4 phần, 159 điều với nội dung nhằm giảm bớt đau khổ cho thường dân trong chiến tranh: các bên xung đột không được tấn công quân sự vào dân thường, thành viên lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí, bị bệnh hoặc bị loại ra ngoài vòng chiến đấu, những nhân viên và phương tiện dùng cho việc cứu thương. Các bên xung đột sẽ lập ra những khu y tế, an ninh, khu trung lập và thông báo cho nhau biết địa điểm những khu ấy để đưa những người bị thương, bị bệnh, bị tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em mồ côi vì chiến tranh dưới 15 tuổi vào chăm sóc. Những người ngoại quốc ở trên lãnh thổ của một bên xung đột có quyền yêu cầu và được tạo điều kiện để rời khỏi lãnh thổ. Cấm giết, làm bị thương, dùng làm vật thí nghiệm, tra trấn, dùng nhục hình, bắt làm con tin, tuyên án và thì hành án đối với các đối tượng đã nêu trong công ước. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5/6/1957 với 2 điều trừ ngoại: 1. Khi nước cầm giữ thường dân yêu cầu một nước trung lập hoặc tổ chức đảm nhiệm công vụ do Công ước giao phó cho nước bảo hộ thì những yêu cầu đó được Việt Nam coi là hợp pháp, nếu yêu cầu đó được nước mà những thường dân đó trực thuộc chấp thuận. 2. Nước cầm giữ thường dân, giao thường dân cho một nước tham gia Công ước này không làm cho nước cầm giữ hết trách nhiệm trong việc áp dụng các điều khoản của Công ước đối với các thường dân đó. | Từ điển Luật học trang 116 |
1152 | Công ước Giơnevơ về quyền tác giả (cg. Công ước quốc tế về quyền tác giả) | Công ước được ký năm 1952 trong khuôn khổ của UNESCO, được bổ sung tại Pari năm 1971 về bảo hộ quyền tác giả của công dân các nước tham gia công ước và đối với các tác phẩm lần đầu tiên công bố ở các nước tham gia công ước. Tác phẩm được bảo hộ bao gồm văn học, nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc) các công trình khoa học. (Xt. Bảo hộ quốc tế quyền tác giả). | Từ điển Luật học trang 116 |
1153 | Công ước Giơnevơ về thương – bệnh binh | "Thỏa thuận quốc tế giữa 61 nước về cải thiện tình cảnh những người bị thương, bị bệnh tại chiến trường ký tại Giơnevơ ngày 12.8.1949 gồm 10 chương, 64 điều, với những nội dung cam kết; đối xử nhân đạo, chăm sóc y tế, chôn cất tử tế những người bị chết của đối phương còn để lại trên chiến trường, cung cấp tin tức về họ cho những người, tổ chức, nước hữu quan. Nhân viên y tế, những người và phương tiện dùng cho việc tìm kiếm, chuyên chở cứu hộ thương, bệnh binh nếu mang dấu hiệu chữ thập đỏ, lưỡi liềm đỏ, sư tử và mặt trời đỏ trên nền trắng sẽ được bảo hộ, không bị tấn công. Cố ý giết, làm bị thương, đối xử vô nhân đạo, dùng làm vật thí nghiệm làm dụng dấu hiệu chữ thập đỏ bị coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước và phải bị xử phạt. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5.6.1957 với điều trừ ngoại rằng: khi nước cầm giữ thương, bệnh binh yêu cầu các nước trung lập hoặc tổ chức nào khác đảm nhiệm những nhiệm vụ do Công ước giao phó cho nước bảo hộ, thì hành động đó được Việt Nam coi là hợp pháp nếu yêu cầu đó được nước mà các thương, bệnh binh ấy trực thuộc chấp thuận." | Từ điển Luật học trang 117 |
1154 | Công ước Giơnevơ về thương – bệnh binh hải quân | Thỏa thuận quốc tế của 61 nước cả thiện tình cảnh những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển, bao gồm cả trường hợp máy bay bị bắt buộc hạ cánh hoặc rơi xuống biển. Giết, làm bị thương, đối xử vô nhân đạo, bỏ mặc không cứu vớt, lạm dụng dấu hiệu hồng thập tự đều bị nghiêm cấm và bị xử phạt. Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5.6.1967 với điều trừ ngoại: khi nước cầm giữ thương, bệnh binh và những người bị đắm tàu yêu cầu nước trung lập hoặc một tổ chức những công vụ mà công ước giao phó cho nước bảo hộ, Việt Nam coi là hợp pháp, khi nước mà các thương, bệnh binh và những người bị đắm tàu thuộc các lực lượng hải quân ấy trực thuộc chấp thuận. | Từ điển Luật học trang 117 |
1155 | Công ước Giơnevơ về tù binh | Thỏa thuận quốc tế giữa 60 nước về đối xử nhân đạo đối với tù bình kí tại Giơnevơ ngày 12.8.1949 có 6 phần, 143 điều. Các nước ký kết công ước cam kết: tù bình được nới nhẹ khỏi những điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống bị giam giữ, tập trung, được chăm sóc về ăn ở, chữa bệnh, được trao đổi thư từ, cầu nguyện, làm lễ theo nghi thức tôn giáo của họ. Khi phạm tội, phạm kỷ luật được xét xử theo nguyên tắc pháp lý chung. Việt Nam gia nhập công ước vào ngày 5.6.1957 với 3 điều trừ ngoại: 1. Khi nước cầm giữ tù binh yêu cầu nước trung lập hoặc tổ chức đảm nhiệm những công vụ do Công ước giao phó cho những bảo hộ, Việt Nam coi là hợp pháp, nếu yêu cầu đó được nước mà những tù binh ấy trực thuộc chấp thuận. 2. Việc nước cầm giữ tù binh giao tù binh cho một nước tham gia Công ước này, không làm cho nước cầm giữ tù binh hết trách nhiệm trong việc áp dụng những điều khoản của Công ước đối với tù binh. 3. Những tù binh bị truy tố và bị kết án về những tội ác chiến tranh theo những nguyên tắc do Tòa án quốc tế Nuyrămbe đề ra không được hưởng những điều khoản của Công ước. | Từ điển Luật học trang 117 |
1156 | Công ước ngăn ngừa, xử phạt tội ác diệt chủng | Thỏa thuận quốc tế được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 9.12.1948 với nội dung xác nhận rằng diệt chủng là tội ác được thực hiện bằng các hành vi như: giết, xâm phạm đến sự toàn vẹn thể chất hoặc tinh thần của các thành viên trong tập thể, cố ý bắt các tập thể phải sống trong những điều kiện dẫn đến việc biến mất cả cộng đồng, thực hiện các các biện pháp cản trở việc sinh đẻ của cộng đồng, cưỡng bức chuyển trẻ em từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Người thực hiện, người đề ra chủ trương, cổ vũ, mưu toan thực hành dù là người lãnh đạo nhà nước, là quan chức hay thường dân mà phạm tội ác diệt chủng đều bị đưa ra xét xử và trừng trị. Hầu hết các thành viên Liên hợp quốc đã tham gia Công ước. Chỉ riêng có Hoa kỳ cho đến nay vẫn đứng ngoài Công ước. | Từ điển Luật học trang 118 |
1157 | Công ước quốc tế | Một trong những tên gọi phổ biến của các văn kiện điều ước quốc tế nhiều bên. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, thỏa thuận, công hàm trảo đổi và các văn kiện pháp lý khác ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Pháp luật không phân biệt sự pháp lý nào giữa công ước với các điều ước quốc tế tùy thuộc vào tính chất và nội dung của vấn đề kí kết (kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật) giữa các bên kí kết mà xác định các hình thức văn bản. Thông thường đa số các điều ước được kí kết về các vấn đề chuyên môn thuộc các lĩnh vực kinh tế, pháp lí, xã hội và nhân văn …. | Từ điển Luật học trang 118 |
1158 | Công ước Ramsar | là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước, được ký năm 1971 tại thành phố Ramsar, Cộng hoà Iran (Việt Nam là thành viên của Công ước Ramsar từ ngày 20 tháng 01 năm 1989). | 109/2003/NĐ-CP |
1159 | Công ước STCW | là Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 1995. | 66/2005/QĐ-BGTVT |
1160 | Công việc bức xạ | là các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, sản xuất, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng, vận chuyển, tàng trữ, hủy bỏ các nguồn bức xạ hoặc những hoạt động khác có liên quan đến bức xạ. | 50-L/CTN |
1161 | Cốt xây dựng khống chế | Là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. | 04/2008/QĐ-BXD |
1162 | CPDLC | (Controller Pilot Data link Communication): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
1163 | CSCCDV | Cơ sở cung cấp dịch vụ. | 19/2009/TT-BGTVT |
1164 | Cử tri | Là mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên (trừ những người mất trí, hoặc bị toà án tước quyền bầu cử) được tham gia bầu cử bỏ phiếu để lựa chọn người đại diện cho mình vào cơ quan quyền lực của nhà nước. Hình thức ghi nhận quyền bầu cử của công dân là danh sách cử tri. Công dân có đủ điều kiện tham gia bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri. Là cử tri, công dân thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của luật bầu cử. Luật cũng quy định các biện pháp xử lý (hành chính, hình sự…) đối với những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ cử tri, quy định các thủ tục khiếu nại, xem xét giải quyết khi có sự vi phạm quyền và nghĩa vụ của cử tri. Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định độ tuổi của cử tri là 18 tuổi. Cũng có nước như Cu Ba quy định tuổi thấp hơn: từ 16 tuổi trở lên. Pháp luật một số nước cũng có những quy định điều kiện tài sản, thời hạn cư trú, trình độ văn hóa để hạn chế quyền bầu cử của công dân nước họ. | Từ điển Luật học trang 122 |
1165 | Cư trú | Là việc thường trú hoặc tạm trú tại một địa điểm, một khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam. | 27/2009/TT-BGDĐT |
1166 | Cư trú hợp pháp | là những cá nhân có hộ khẩu thường trú hoạch tạm trú dài hạn theo quy định của pháp luật trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. | 08/2005/TT-NHNN |
1167 | Cửa khẩu | Nơi mà người, phương tiện, hàng hóa trong nước được phép xuất cảnh ra nước ngoài hoặc người, phương tiện, hàng hóa nước ngoài được nhập cảnh, quá cảnh vào trong nước. Có 3 loại cửa khẩu: 1. Cửa khẩu đường bộ được đặt ở các điểm nút giao thông trong nước thông với nước ngoài. 2. Cửu khẩu đường biển đặt tại các cảng biển. 3. Cửu khẩu hàng không đặt tại các sân bay quốc tế trong nước. Người, phương tiện, hàng hóa đi qua cửa khẩu đều chịu sự kiểm soát và biên phòng, hải quan y tế. | Từ điển Luật học trang 123 |
1168 | Cửa khẩu nhập đầu tiên | "là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Đối với loại hình vận chuyển bằng đương bộ, đường ,sắt hoặc đường sông thì ""cửa khẩu nhập đầu tiên"" là cảnh dịch ghi trên hợp đồng." | 113/2005/TT-BTC |
1169 | Cửa khẩu qua đê | là công trình cắt ngang đê để phục vụ giao thông đường bộ, đường sắt | 79/2006/QH11 |
1170 | Củi | là những cây gỗ chết khô, cây đổ gãy, cây sâu bệnh, cành, ngọn không thể tận dụng làm gỗ mà hộ gia đình được thu hái làm củi đun | 80/2003/TTLT-BNN-BTC |
1171 | Cụm bán hàng | Là tập hợp các điểm kinh doanh của chủ hàng được giới hạn bởi các tuyến giao thông phụ. | 13/2006/QĐ-BXD |
1172 | Cụm công nghiệp | "Là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập. Cụm công nghiệp hoạt động theo Quy chế này và các quy định của pháp luật liên quan. Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không quá 50 (năm mươi) ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 (bảy mươi lăm) ha." | 105/2009/QĐ-TTg |
1173 | Cụm địa chỉ phát | là tập hợp các địa chỉ bưu chính được xác định trên cơ sở phân cấp quản lý hành chính. | 05/2004/QĐ-BBCVT |
1174 | Cụm nhà chung cư | là khu nhà ở có từ hai nhà chung cư trở lên trong cùng một địa điểm xây dựng của cùng một chủ đầu tư hoặc một khu nhà chung cư được xây dựng trước đây. | 10/2003/QĐ-BXD |
1175 | Cụm sản xuất làng nghề tập trung | là khu vực có ranh giới xác định thuộc địa bàn của một hoặc nhiều xã của một huyện, có cùng chế độ sử dụng đất, được đầu tư hạ tầng đồng bộ, có nhiều chủ thể cùng sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, không bố trí đất ở, nhà ở và không bố trí xen lẫn với nhà ở, đất ở trong cụm sản xuất làng nghề tập trung. | 44/2008/QĐ-UBND |
1176 | Cung cấp Thông tin tín dụng điện tử | là việc tạo lập và chuyển Thông tin tín dụng điện tử cho đơn vị khai thác sử dụng. | 987/2001/QĐ-NHNN |
1177 | Cung cấp trực tuyến dịch vụ công | Là việc ứng dụng môi trường mạng máy tính điện tử để cung cấp một phần hoặc toàn bộ dịch vụ công, bao gồm thông tin về quy trình, thủ tục, biểu mẫu, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, thông báo kết quả và các văn bản liên quan tới dịch vụ công đó. | 49/2008/QĐ-BCT |
1178 | Cùng điều kiện mua bán | bao gồm cùng các điều kiện về cấp độ thương mại, số lượng, quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm. | 118/2003/TT-BTC |
1179 | Cùng dòng máu trực hệ | "Những người có quan hệ máu mủ; giữa cha mẹ với con; ông bà với cháu nội và ngoại. Pháp luật cấm những người có cùng dòng máu trực hệ kết hôn với nhau, cấm kết hôn giữa bố đẻ với con gái, mẹ đẻ với con trai, giữa ông với cháu gái nội, cháu gái ngoại, bà với cháu trai nội, cháu trai ngoại." | Từ điển Luật học trang 122 |
1180 | Cung ứng dịch vụ | "là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận." | 36/2005/QH11 |
1181 | Cung ứng séc trắng | là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp các séc trắng cho các tổ chức, cá nhân là khách hàng của mình có nhu cầu sử dụng séc. | 159/2003/NĐ-CP |
1182 | Cuộc bán đấu giá | là việc thực hiện đấu giá trực tiếp theo một trình tự được quy định cụ thể để lựa chọn người mua hàng trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch | 103/2008/QĐ-BTC |
1183 | Cước trả tới đích | "Khái niệm được dùng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, với kí hiệu quốc tế CPT (viết tắt của các từ tiếng Anh: carriage paid to…) Theo điều kiện này thì bên bán phải: kí hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định; giao hàng cho người vận tải đầu tiên. Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu nếu có. Cung cấp cho người mua hóa đơn và chứng từ vận tải thường lệ. Bên mua phải: nhận hàng khi đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hóa đơn, chứng từ vận tải (nếu tập quán yêu cầu chứng từ vận tải) được giao cho mình. Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã được giao cho người vận tải đầu tiên." | Từ điển Luật học trang 123 |
1184 | Cước và phí bảo hiểm trả tới đích | "Khái niệm được dùng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, với kí hiệu quốc tế CIP (chữ viết tắt của: carriage and insurance paid to..) Theo điều kiện này thì bên bán phải: kí hợp đồng chuyên chở và trả cước đến địa điểm đích quy định; giao hàng cho người vận tải đầu tiên; lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu nếu có; kí hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa và trả phí bảo hiểm; cung cấp cho bên mua hóa đơn, chứng từ vận tải thường lệ và đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác thể hiện là hàng đã được bảo hiểm. Bên mua phải: nhận hàng khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên và khi hóa đơn, đơn bảo hiểm và chứng từ vận tải thường lệ (nếu tập quán yêu cầu chứng từ vận tải) được giao cho mình. Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã được giao cho người vận tải đầu tiên." | Từ điển Luật học trang 123 |
1185 | Cưỡng bức | "Việc sử dụng quyền lực, hoặc đe dọa, hoặc dùng sức mạnh, hoặc dùng bất cứ thủ đoạn nào khác buộc một người phải hành động trái với sự tự nguyện của họ. Nếu có sử dụng vũ khí hoặc đe dọa sử dụng vũ khí để đoạt tài sản của người khác thì đó là hành vi cướp, không còn trong phạm trù cưỡng bức nữa. Cưỡng bức là hợp pháp khi luật pháp cho phép làm và do người có thẩm quyền thực hiện. Vd. Cưỡng bức phá dỡ những ngôi nhà xây dựng trái phép, ra lệnh đình chỉ hoạt động của một cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm, độc hại môi trường. v.v Cưỡng bức là hành vi tội phạm khi đã có điều luật ngăn cấm việc làm đó như cưỡng bức để đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu người khác; cưỡng bức kết hôn; cưỡng bức trẻ em phạm tội; cưỡng bức giao cấu với nữ nhân viên thuộc quyền." | Từ điển Luật học trang 124 |
1186 | Cưỡng bức bán dâm | là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm. | 10/2003/PL-UBTVQH11 |
1187 | Cưỡng chế | Những biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải thực hiện và phục tùng một mệnh lệnh nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định. Cưỡng chế hình sự là những biện pháp cưỡng chế mà các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, viện kiểm soát, tòa án) có quyền áp dụng theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự. | Từ điển Luật học trang 124 |
1188 | Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế | là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan buộc người nộp thuế phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước | 78/2006/QH11 |
1189 | Cường độ động đất | là đại lượng đo độ lớn động đất về năng lượng mà nó phát ra dưới dạng sóng đàn hồi. Cường độ động đất đo theo thang độ Richter, có giá trị bằng logarit cơ số 10 của biên độ cực đại, đo bằng micron, thành phần nằm ngang của sóng địa chấn trên băng ghi của máy địa chấn chu kỳ ngắn chuẩn Wood Andersen ở khoảng cách 100km từ chấn tâm. | 264/2006/QĐ-TTg |
1190 | Cưỡng ép kết hôn | 1. Điều 6 Luật hôn nhân và gia đình ngày 18/12/1986 quy định: “Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Theo Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao thì sự cưỡng ép có thể là “bạo lực vật chất hoặc tinh thần mạnh mẽ đến mức làm tê liệt ý chí của đương sự”. 2. Tòa án sẽ xử lý hủy hôn nhân vì bị cưỡng ép theo yêu cầu của một bên hoặc hai bên, hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Công đoàn Việt Nam. Ngoài ra, nếu người cưỡng ép kết hôn đã hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần người bị cưỡng ép, còn có thể bị truy tố và xét xử về tội cưỡng ép hôn nhân theo Điều 143 – Bộ luật hình sự. | Từ điển Luật học trang 124 |
1191 | Cưỡng ép ly hôn | là hành vi buộc người khác phải ly hôn trái với nguyện vọng của họ | 22/2000/QH10 |
1192 | Cường suất lũ | Là trị số biến đổi mực nước lũ trong một đơn vị thời gian | 18/2008/QĐ-BTNMT |
1193 | Cứu hộ | là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ. | 118/2008/QĐ-TTg |
1194 | Cứu hộ trên biển | "là hoạt động cứu phương tiện hoặc tài sản trên phương tiện thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm trên biển; được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ." | 103/2007/QĐ-TTg |
1195 | Cứu nạn | là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn. | 118/2008/QĐ-TTg |
1196 | Cứu nạn trên biển | là các hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn. | 103/2007/QĐ-TTg |
1197 | Cứu trợ khẩn cấp | là khoản viện trợ thuộc viện trợ phi dự án được thực hiện khẩn trương ngay sau khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp (thiên tai, hoặc các tai họa khác) và kéo dài tối đa là 2 tháng sau khi các trường hợp khẩn cấp chấm dứt. Sau thời hạn trên, nếu khoản cứu trợ này vẫn được tiếp tục thì được coi là viện trợ khắc phục hậu quả sau khẩn cấp. | 64/2001/QĐ-TTg |
1198 | Đa dạng sinh học | là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái. | 52/2005/QH11 |
1199 | Đa dạng sinh học cao | là sự phong phú và đa dạng của sinh giới về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. | 109/2003/NĐ-CP |
1200 | Đá kẹp | là các loại đá nằm kẹp trong vỉa than, phân vỉa than, có độ tro khô (Ad) lớn hơn độ tro tối đa của chỉ tiêu tính trữ lượng, tài nguyên than. | 25/2007/QĐ-BTNMT |
1201 | Đá trụ | là lớp đá nằm dưới vỉa than trong địa tầng, trầm tích trước than. | 25/2007/QĐ-BTNMT |
1202 | Đá vách | là lớp đá nằm trên vỉa than trong địa tầng, trầm tích sau than. | 25/2007/QĐ-BTNMT |
1203 | Đá xây dựng | Là các loại đá tự nhiên có nguồn gốc macma, trầm tích và biến chất thuộc danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được đập, nghiền và phân loại theo kích thước dùng trong xây dựng để đổ bê tông, xây tường, làm đường giao thông. | 18/2009/TT-BXD |
1204 | Đặc cọc | Bên này giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải lập thành văn bản. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết hoặc thực hiện, thì tài sản đặc cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ dân sự trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hoặc không thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác. | Từ điển Luật học trang 149 |
1205 | Đặc phái viên | Đại diện của nguyên thủ quốc gia hay của thủ tướng được cử đến một nước khác để thực hiện một nhiệm vụ trong quan hệ với nước ấy. Đặc phái viên phải là một viên chức cao cấp: bộ trưởng, đại sứ hay viên chức cấp tương đương. | Từ điển Luật học trang 147 |
1206 | Đặc san | là ấn phẩm có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ tập trung vào một sự kiện, một chủ đề. | 51/2002/NĐ-CP |
1207 | Đặc thù | là đặc điểm riêng có của một ngành, một lĩnh vực, địa phương mà các ngành khác, lĩnh vực khác, địa phương khác không có. | 137/2006/NĐ-CP |
1208 | Đặc tính nguy hiểm mới | là đặc tính nguy hiểm được phát hiện nhưng chưa được ghi trong phiếu an toàn hóa chất | 06/2007/QH12 |
1209 | Đặc xá | Miễn toàn bộ hay một phần hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt, kể cả miễn trách nhiệm hình sự hoặc xóa án đối với một hay một số người nhất định. Thông thường, việc đặc xã được xem xét, quyết định theo yêu cầu của chính người bị kết án hay người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc theo yêu cầu của những người thân thích của họ, hay của các cơ quan đoàn thể hữu quan, cũng có trường hợp theo yêu cầu của nước ngoài. Cần phân biệt với ân giảm (x. Ân giảm). Theo Điều 103 – Hiến pháp năm 1992, chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định đặc xá. | Từ điển Luật học trang 147 |
1210 | Dải bay | là khu vực có dạng hình chữ nhật với kích thước được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Nghị định này. | 20/2009/NĐ-CP |
1211 | Đại biểu hội đồng nhân dân | Thành viên của hội đồng nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đại biểu hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và được nhân dân bầu ra thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương. Công dân có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được luật quy định, đủ 21 tuổi trở lên, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc toà án tước quyền ứng cử, là người trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, người tiêu biểu trong nhân dân, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới làm cho dân giàu, nước mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, được nhân dân tín nhiệm, có thể được bầu làm đại biểu hội đồng nhân dân. Nhiệm kì của đại biểu hội đồng nhân dân bắt đầu từ kì họp thứ nhất của khóa hội đồng nhân dân đó đến kì họp thứ nhất của khóa hội đồng nhân dân sau. Trong khi làm nhiệm vụ, đại biểu hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu hội đồng nhân dân có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây: 1. Tham dự đầy đủ các kì họp, phiên họp của hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân. 2. Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri. 3. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết. 4. Chất vấn chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, chánh án tòa án nhân dân, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp. 5. Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của nhà nước. 6. Không được bắt giữ đại biểu hội đồng nhân dân trong thời gian họp nếu không được sự đồng ý của chủ tọa kì họp. Giữa hai kì họp của hội đồng nhân dân nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu hội đồng nhân dân thì phải thông báo cho chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp. 7. Đại biểu hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lí do sức khỏe hoặc vì lí do khác. 8. Đại biểu hội đồng nhân dân nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm. 9. Đại biểu hội đồng nhân dân phạm tội, bị tòa án nhân dân kết án và bản án có hiệu lực pháp luật thì mất quyền đại biểu hội đồng nhân dân. | Từ điển Luật học trang 140 |
1212 | Đại biểu quốc hội | "Thành viên của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở Việt Nam. Đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Đại biểu Quốc hội phải là công dân Việt Nam có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn luật định như sau: đủ 21 tuổi trở lên (trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc tòa án tước quyền ứng cử), là người trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, người tiêu biểu trong nhân dân và được nhân dân tín nhiệm, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới làm cho dân giàu nước mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, có trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu, tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Nhiệm kì của đại biểu Quốc hội bắt đầu từ kì họp thứ nhất của khóa Quốc hội đó đến kì họp thứ nhất của khóa Quốc hội sau. Trong khi làm nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội có những quyền hạn sau đây: 1. Tham gia kì họp của Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. 2. Trình tự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội; dự án, pháp lệnh ra trước ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. 3. Chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, chánh Tòa an nhân dân tối cao, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 4. Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri. 5. Chuyển các kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân đến các cơ quan hữu quan, đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. 6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức đơn vị và người có trách nhiệm thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật. 7. Tham dự hội nghị hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết. 8. Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. 9. Đại biểu Quốc hội có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lí do sức khỏe hoặc vì lí do khác. 10. Không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội, không được khám xét nơi ở, nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội." | Từ điển Luật học trang 141 |
1213 | Đài bờ | là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải được đặt trên đất liền hoặc hải đảo để liên lạc với tầu, thuyền. | 24/2004/NĐ-CP |
1214 | Đại diện | "Một người hoặc cơ quan (vd. Văn phòng đại diện, cơ quan đại diện ngoại giao) thay mặt cho một người hoặc một tổ chức, một quốc gia, một tổ chức quốc tế, một tổ chức chính phủ, một tổ chức phi chính phủ với những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể để làm những việc vì lợi ích của người, của tổ chức đã cử họ làm đại diện. Đại diện được phân thành nhiều loại: đại diện toàn quyền, đại diện thường trực, đại diện theo từng vụ việc, đại diện đương nhiên, đại diện theo pháp luật. Việc đại diện có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Nội dung quyền được giao cho người đại diện có thể là một quyền chung (như quản lý một tài sản) hoặc một quyền cụ thể mà người đại diện không có quyền nào khác ngoài quyền đã được giao (như đại diện để khai báo trước tòa án nhưng không được quyền hòa giải; đại diện để đòi nợ nhưng không được cho hoãn nợ). Những việc làm của người đại diện vượt quá thẩm quyền không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện, trừ trường hợp được người được đại diện chấp thuận. Người đã giao dịch với người không có thẩm quyền giao dịch có quyền đơn phương đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết và phải biết việc làm không đúng của người đại diện." | Từ điển Luật học trang 142 |
1215 | Đại diện cho thương nhân | Thương nhân nhận ủy nhiệm của một thương nhân khác để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của người đã ủy nhiệm, với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của người ấy để hưởng thù lao (Điều 83, 84 – Luật thương mại năm 1997). Việc đại diện cho thương nhân phải làm thành hợp đồng theo các quy định của các Điều 85 – 92 – Luật thương mại năm 1997. Nếu thương nhân là pháp nhân, tổ chức …. Cử người của mình để lại diện cho chính mình thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự (Khoản 3 – Điều 83 – Luật thương mại năm 1997). (Xt. Đại diện). | Từ điển Luật học trang 143 |
1216 | Đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước | là các cơ quan được Chính phủ phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ. | 09/2009/NĐ-CP |
1217 | Đại diện của người nộp thuế | là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế | 78/2006/QH11 |
1218 | Đại diện giao dịch | của thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM là nhân viên do thành viên cử và được trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM cấp thẻ đại diện giao dịch. | 25/QĐ-TTGDHCM |
1219 | Đại diện giao dịch chứng khoán | là người do thành viên của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán cử và được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán chấp thuận làm đại diện để thực hiện nhiệm vụ giao dịch tại Trung tâm. | 144/2003/NĐ-CP |
1220 | Đại diện giao dịch của thành viên tại TTGDCK | là nhân viên do thành viên cử, được TTGDCK chấp thuận cấp thẻ đại diện giao dịch và cho phép đại diện cho thành viên nhập lệnh trên hệ thống đăng ký giao dịch của TTGDCK | 108/2008/QĐ-BTC |
1221 | Đại diện hợp pháp | của tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam là tổ chức, cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc có địa chỉ thường trú tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức, cá nhân sở hữu giống cây trồng đăng ký bảo hộ uỷ quyền bằng văn bản để thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. | 104/2006/NĐ-CP |
1222 | Đại diện lâm thời | "Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ, công sứ) trong thời gian những người này tạm thời vắng mặt (về nước họp, nghĩ phép …). Đại diện lâm thời phải là người có hàm cao nhất có mặt ở cơ quan đại diện ngoại giao sau đại sứ theo thứ tự công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, thứ hai, thứ ba, tùy viên; cơ quan đại diện ngoại giao nào không có người ở hàm trên thì cử người ở hàm dưới liền sau. Việc cử đại diện lâm thời phải được thông báo cho bộ ngoại giao nước sở tại và trưởng đoàn ngoại giao." | Từ điển Luật học trang 143 |
1223 | Đại diện người sở hữu trái phiếu | là pháp nhân được ủy quyền nắm giữ trái phiếu và đại diện cho quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu. | 48/1998/NĐ-CP |
1224 | Đại diện theo pháp luật | 1. Trong lĩnh vực dân sự, đại diện theo pháp luật (hay là đại diện đương nhiên) là đại diện theo quy định của pháp luật mà không cần phải có ủy quyền. 2. Người đại diện theo pháp luật bao gồm: a. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. b. Người giám hộ đối với người được giám hộ (x. Giám hộ). c. Người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. d. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. đ. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình. e. Tổ trường tổ hợp tác đối với tổ hợp tác. 3. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật (x. Pháp luật) | Từ điển Luật học trang 143 |
1225 | Đại diện theo uỷ quyền | là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. | 33/2005/QH11 |
1226 | Đại diện theo ủy quyền | "Đại diện được xác lập theo sự ủy quyền của các người đại diện và người được đại diện. Vd. Ông A ủy quyền cho ông B mua cho mình một cái nhà nên giao cho ông B đi tìm nhà, thỏa thuận về giá cả, kí hợp đồng và thanh toán tiền nhân danh ông A; Ông C ủy quyền cho ông D thay mặt mình tham gia tố tụng tại tòa án về sự kiện của ông C về tranh chấp nhà. Nội dung ủy quyền phải được ghi trong văn bản ủy quyền. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện và người được đại diện (x. Đại diện)." | Từ điển Luật học trang 144 |
1227 | Đại diện thương mại | 1. Người đại diện thương mại là người được ủy thác kinh doanh của một thương nhân trong phạm vi một địa phương (toàn quốc, tỉnh, khu vực) với quyền hạn là được độc lập giao dịch, thương lượng, kí kết hợp đồng mua, bán, thuê tài sản, thuê nhân viên … thay mặt và phục vụ lợi ích của nhà kinh doanh. 2. Người đại diện thương mại là một thương nhân cho nên họ phải đăng kí tại cơ quan đăng kí thương mại. 3. Người đại diện thương mại được hưởng thù lao của người ủy thác, do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện thương mại. Thù lao này có thể là một tỉ lệ phần trăm giá hợp đồng kí kết hoặc một khoản tiền nhất định. 4. Hợp đồng đại diện thương mại chấm dứt khi hết hạn hoặc theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Một bên cũng có thể đơn phương yêu cầu hủy hợp đồng nếu có sự vi phạm nghĩa vụ của bên kia như người ủy thác không trả thù lao cho người đại diện hoặc người đại diện không thực hiện nghĩa vụ được ủy thác. | Từ điển Luật học trang 144 |
1228 | Đại hình | Từ cũ dùng để chỉ các vụ án về trọng tội (vd. Việc đại hình, án đại hình) và để gọi các phiên tòa xử các việc trọng tội (vd. Phiên tòa đại hình, tòa đại hình) có hội đồng xét xử gồm nhiều người hơn khi xử các việc tiểu hình (x. Tiểu hình). Đại hình là từ cũ nay không dùng nữa. | Từ điển Luật học trang 144 |
1229 | Đại hội đồng cổ đông | Đại hội của tất cả các thành viên công ti có đóng góp cổ đông tham dự. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập theo định kì hoặc bất thường theo quy định của điều lệ công ti. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất mọi vấn đề có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của công ti. | Từ điển Luật học trang 144 |
1230 | Đại hội đồng liên hợp quốc | "Một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, bao gồm tất cả các thành viên của Liên hợp quốc, là cơ quan cao nhất của Liên hợp quốc trong lĩnh vực phối hợp hợp tác kinh tế, xã hội và nhân đạo, thảo luận bất cứ về vấn đề nào trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền riêng biệt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đại hội đồng có bảy ủy ban chính: ủy ban thứ nhất về các vấn đề chính trị và an ninh; ủy ban thứ hai về các vấn đề kinh tế - tài chính; ủy ban thứ ba về các vấn đề xã hội, văn hóa, nhân đạo; ủy ban thứ tư về vấn đề quản thúc và lãnh thổ chưa tự quản; ủy ban thứ năm về vấn đề hành chính và ngân sách; ủy ban thứ sáu về các vấn đề pháp lí và ủy ban thứ bảy là ủy ban đặc biệt về các vấn đề chính trị. Ngoài ra Đại hội đồng còn có một số ủy ban và cơ quan giúp việc khác." | Từ điển Luật học trang 145 |
1231 | Đại hội xã viên | "Đại hội của những thành viên với tư cách là xã viên của hợp tác xã. Đại hội xã viên có thể là đại hội toàn thể xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên, có thể là đại hội xã viên thường kì (mỗi năm họp một lần) hoặc đại hội xã viên bất thường. Đại hội xã viên có quyền hạn cao nhất của hợp tác xã, có quyền quyết định những vấn đề về sản xuất, kinh doanh; về kế toán tài chính; bầu và bãi miễn cơ quan quản lý hợp tác xã; thông qua việc kết nạp xã viên và cho xã viên ra hợp tác xã, quyết định việc hợp nhất, chia tách, giải thể hợp tác xã,vv." | Từ điển Luật học trang 145 |
1232 | Đài kiểm soát tại sân bay | là một đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu đối với hoạt động bay tại sân bay. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
1233 | Đài lưu động | là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ lưu động, sử dụng lúc chuyển động hoặc tạm dừng ở những điểm không định trước. | 24/2004/NĐ-CP |
1234 | Đại lý bảo hiểm | là cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền bán các sản phẩm bảo hiểm cho công chúng thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm và đáp ứng đầy đủ các điều kiện qui định tại khoản 9, Điều 1, Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ. | 28/1998/TT-BTC |
1235 | Đại lý bao tiêu | là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. | 36/2005/QH11 |
1236 | Đại lý chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán | là tổ chức cung cấp dịch vụ quản lý thông tin về người sở hữu chứng khoán, chuyển quyền sở hữu và phân phối chứng khoán, thay mặt tổ chức phát hành báo cáo cho các cổ đông thông tin liên quan nhận được từ tổ chức phát hành. | 60/2004/QĐ-BTC |
1237 | Đại lý điều tiết | là đại lý, công ty giao nhận hàng hoá hoặc tổ chức khác thực hiện kinh doanh với một hãng hàng không và được Cục Hàng không Việt Nam cho phép thực hiện kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hàng hoá, thư, bưu phẩm, bưu kiện. | 06/2007/QĐ-BGTVT |
1238 | Đại lý độc quyền | là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. | 36/2005/QH11 |
1239 | Đại lý Internet | là tổ chức, cá nhân, nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet để cung cấp các dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao. | 35/2006/QĐ-UBND-QNg |
1240 | Đại lý phát hành chứng khoán | là các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhận bán chứng khoán cho tổ chức phát hành trên cơ sở thoả thuận hoặc thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành chính. | 144/2003/NĐ-CP |
1241 | Đại lý phát hành trái phiếu | là các tổ chức thực hiện việc bán trái phiếu cho nhà đầu tư theo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành. | 52/2006/NĐ-CP |
1242 | Đại lý phát hành trái phiếu chính phủ | là việc các tổ chức được phép làm đại lý phát hành trái phiếu thoả thuận với Bộ Tài chính nhận bán trái phiếu Chính phủ. Trường hợp không bán hết, tổ chức đại lý được trả lại cho Bộ Tài chính số trái phiếu còn lại. | 01/2000/NĐ-CP |
1243 | Đại lý thanh toán | là các tổ chức thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn theo sự uỷ quyền của tổ chức phát hành. | 52/2006/NĐ-CP |
1244 | Đại lý thanh toán trái phiếu Chính phủ | là việc các tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ khi đến hạn. | 01/2000/NĐ-CP |
1245 | Đại lý thương mại | là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. | 36/2005/QH11 |
1246 | Dải phân cách | là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động | 26/2001/QH10 |
1247 | Đại sứ | "Tên gọi của hàm, cấp và chức vụ ngoại giao cao nhất về mặt lễ tân của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của một nước ở nước ngoài. Đại sứ là cấp bậc cao nhất của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao (cấp đại sứ) được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia theo thỏa thuận của các nước hữu quan và là người đứng đầu cơ quan đại diện có hàm tương đương (hàm đại sứ). Thuật ngữ đại sứ còn được dùng để chỉ chức vụ ngoại giao (đại sứ đặc mệnh toàn quyền) được bổ nhiệm cho người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài hoặc người đứng đầu phái đoàn đại diện thường trực của một nước tại tổ chức quốc tế phi chính phủ. Theo Điều 103 – Hiến pháp năm 1992, Điều 16 – Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao năm 1995 thì chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định phong hàm, cấp ngoại giao; cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam." | Từ điển Luật học trang 145 |
1248 | Đại sứ quán | "Cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của một nước này tại một nước khác do người có hàm cấp đại sứ đứng đầu theo sự thỏa thuận giữa hai nước hữu quan. Chế định “đại sứ quán” được định hình từ thế kỉ 17 – 18. Ngày nay các quy phạm pháp luật quốc tế về quy chế đại sứ quán được ghi trong Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. Theo Công ước này, chức năng của đại sứ quán cụ thể gồm đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận; bảo về quyền lợi của nước cử đi và của công dân nước cử đi tại nước tiếp nhận trong phạm vi pháp luật quốc tế cho phép; đàm phán với chính phủ nước tiếp nhận; tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp về các điều kiện, sự kiện, tình hình nước tiếp nhận và báo cáo cho chính phủ nước cử đi; thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học giữa nước cử đi và nước tiếp nhận. Đại sứ quán có quyền quan hệ trực tiếp với bộ ngoại giao nước tiếp nhận. Trụ sở, hồ sơ và tài liệu của đại sứ quán là bất khả xâm phạm. Đại sứ quán được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật của nước tiếp nhận, không được can thiệp vào công việc nội bộ của nước tiếp nhận. Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là quyền ưu đãi, miễn trừ theo pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc kí kết với nước cử đại diện đến Việt Nam." | Từ điển Luật học trang 146 |
1249 | Đài tầu | là một đài vô tuyến điện lưu động thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải đặt trên tầu, thuyền và không thường xuyên thả neo. | 24/2004/NĐ-CP |
1250 | Đài tầu bay | là một đài vô tuyến điện lưu động thuộc nghiệp vụ lưu động hàng không đặt trên tầu bay. | 24/2004/NĐ-CP |
1251 | Đài thông tin vệ tinh | là một đài vô tuyến điện đặt trong tầng khí quyển hoặc trên bề mặt trái đất dùng để thông tin với một hay nhiều đài không gian hoặc liên lạc với một hay nhiều đài cùng loại thông qua vệ tinh phản xạ. | 24/2004/NĐ-CP |
1252 | Đại tu tầu bay | là việc khôi phục tầu bay hoặc thiết bị tầu bay bằng kiểm tra và thay thế phù hợp với tiêu chuẩn được phê chuẩn, để kéo dài thời hạn khai thác. | 16/2006/QĐ-BGTVT |
1253 | Đài vô tuyến điện | là một hay nhiều thiết bị vô tuyến điện kể cả thiết bị phụ kèm theo tại một địa điểm để thực hiện một nghiệp vụ vô tuyến điện. Mỗi đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà nó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời. | 24/2004/NĐ-CP |
1254 | Ðài vô tuyến điện nghiệp dư | là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư. | 18/2008/QĐ-BTTTT |
1255 | Đại xá | Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt, hoặc thay hình phạt đã tuyên bằng một hình phạt nhẹ hơn đối với một loại phạm nhân nhất định. Văn bản đại xá chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội được nêu trong văn bản đó và đã xảy ra trước khi ban hành văn bản đại xá. Những vụ án xảy ra trước khi có văn bản đại xá và thuộc diện được đại xá thì không bị khởi tố và nếu đã khởi tố thì sẽ được đình chỉ. Những người đã chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn hình phạt có thể được văn bản đại xá coi là những người không có án tích. Theo Điều 84 Hiến pháp năm 1992, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định đại xá. Thông thường việc đại xá được quyết định nhân dịp những sự kiện quan trọng nhất của đất nước. Cần phân biệt đại xá với đặc xá (x. Đặc xá) | Từ điển Luật học trang 146 |
1256 | Đàm phán quốc tế | Một trong những loại hình cơ bản của giao tiếp giữa các đại diện của các quốc gia khác nhau nhằm trao đổi ý kiến, quyết định các vấn đề mà các bên cùng quan tâm, xử lí các vấn đề bất đồng, phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực khác nhau, soạn thảo và kí kết các điều ước quốc tế, vv. Đàm phán quốc tế được tiến hành thông qua đại diện có thẩm quyền của các quốc gia ở các cấp khác nhau, có thể là cấp nguyên thủ quốc gia hoặc đứng đầu chính phủ, các bộ hoặc đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, vv. Và cũng có thể là song phương hoặc đa phương. Vd. Hội nghị quốc tế liên chính phủ là loại hình đàm phán quốc tế nhiều bên thường được sử dụng hiện nay. Đàm phán quốc tế cần được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia, không dùng vũ lực đe dọa, giải quyết hòa bình các tranh chấp, vv. | Từ điển Luật học trang 147 |
1257 | Dẫn chiếu pháp luật nước thứ ba | Trường hợp đối với một quan hệ xã hội cần được điều chỉnh nhưng có xung đột pháp luật mà nước thứ nhất đã chỉ dẫn việc áp dụng pháp luật của nước thứ hai, nhưng nước thứ hai lại có quy phạm xung đột về việc chỉ dẫn áp dụng pháp luật của nước thứ ba thì phải áp dụng pháp luật của nước ấy. Ở đây, coi như nước thứ hai đã chuyển quyền điều chỉnh cho nước thứ ba. | Từ điển Luật học trang 128 |
1258 | Dân chủ | "Chế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, do nhân dân thực thi, tự bản thân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mà mình bầu ra. Dân chủ gồm có các dạng: dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, hoặc dân chủ nửa trực tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của hình thức quản lý của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” và thừa nhận quyền tự do trong chính kiến và bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về chính trị xã hội của công dân. Chế độ dân chủ ra đời đánh dấu bước tiến bộ trong lịch sữ phát triển của loài người, trước hết là trong đấu tranh giai cấp nhằm chống lại chế đọ quân chủ mà thực chất của nó là một người quyết định tất cả, là hình thức thống trị của một cá nhân. Có các loại: dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân, dân chủ đại diện, dân chủ thuần túy; dân chủ hình thức; dân chủ giả hiệu." | Từ điển Luật học trang 126 |
1259 | Dân chủ nhân dân | Chế độ, hình thức chính quyền được thiết lập trong thời kì tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và cải cách dân chủ ở các nước đã đánh đuổi được bọn xâm lược nước ngoài và lật đổ được chính quyền của chế độ phong kiến ở trong nước. Dưới chế độ dân chủ nhân dân: 1. Hiến pháp được ban hành và áp dụng để phục vụ cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của dân tộc như quyền độc lập, quyền tự quyết, quyền bất khả xâm phạm an ninh lãnh thổ, quyền bình đẳng của dân tộc trong quan hệ đối ngoại và các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm nhân quyền và dân quyền. 2. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi công dân không phân biệt thành phần xuất thân, địa vị xã hội, giới tính, học vấn, thành phần dân tộc, nếu đủ tuổi theo quy định của pháp luật đều có quyền ứng cử và bầu cử, nhằm chọn ra những đại biểu để thành lập cơ quan quyền lực các cấp và các cơ quan đại diện khác. Mọi công dân đều được quyền tự do tín ngưỡng, học tập, cư trú, đi lại và lựa chọn nghề nghiệp để sinh sống và mưu cầu hạnh phúc. Mọi quyền dân chủ của họ đều được đảm bảo thực thi bằng những cơ sở vật chất và biện pháp hữu hiệu của nhà nước. | Từ điển Luật học trang 126 |
1260 | Dân chủ trực tiếp | Hình thức dân chủ với những thiết chế, quy chế để người dân thảo luận và biểu quyết những vấn đề chung của cộng đồng. Hiện nay, nhân dân Việt Nam đang thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở (cấp hành chính thống nhất, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, kinh doanh) theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Phân biệt với dân chủ đại diện là hình thức cử ra người thay mặt nắm giữ quyền lực nhà nước quyết định các vấn đề chung của cả nước… kết hợp với dân chủ đại diện, có các hình thức dân chủ bán trực tiếp: kiến nghị (trực tiếp hoặc thông qua tổ chức chính trị xã hội…), trả lời việc trưng cầu ý kiến. | Từ điển Luật học trang 127 |
1261 | Dân chủ tư sản | "Chế độ, hình thức quản lý nhà nước của giai cấp tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, được thiết lập sau khi thủ tiêu chế độ phong kiến và được thực hiện bằng những biện pháp: 1. Ban hành hiến pháp. 2. Thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu để thành lập nghị viện và các cơ quan đại diện khác. 3. Thực hiện nguyên tắc “Tam quyền phân lập”. 4. Tuyên bố nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; quyền tư hữu tài sản là bất khả xâm phạm. Dân chủ tư sản là bước tiến bộ lớn của lịch sử nhân loại so với chế độ chuyên chế của giai cấp phong kiến. Nhưng dân chủ tư sản vẫn là chế độ dân chủ được giành riêng cho giai cấp tư sản là giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị xã hội. Còn đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ thì bị nhiều hạn chế trong thực thi các quyền dân chủ đã được long trọng tuyên bố trong các hiến pháp tư sản. Vì vậy dân chủ tư sản bị coi là nền dân chủ bị cắt xén, là dân chủ hình thức. Đến giai đoạn đế quốc, nhiều chế định dân chủ của nền dân chủ tư sản bị xóa bỏ và chế độ độc tài, phát xít, chuyên chế có dịp tái sinh trở lại nhằm mục đích phục vụ cho đường lối chính trị bằng thủ đoạn gây chiến tranh cướp bóc tài nguyên, nô dịch các nước kém phát triển và đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp của giai cấp công nhân trong nước." | Từ điển Luật học trang 127 |
1262 | Dân chủ xã hội chủ nghĩa | Chế độ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân và các đoàn thể quần chúng ngày càng được mở rộng về phạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức. Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam với nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của xã hội loài người tiến bộ trong tương lai. | Từ điển Luật học trang 128 |
1263 | Dân di cư | Những người đã rời bỏ nơi thường trú hoặc nước họ mang quốc tịch sang thường trú ở một nơi khác hoặc một đất nước khác vì những lí do khác nhau. | Từ điển Luật học trang 128 |
1264 | Dẫn độ | là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó | 07/1998/QH10 |
1265 | Dẫn độ tội phạm | Trao trả kẻ phạm tội hay kẻ bị nghi ngờ là phạm tội theo đề nghị hay yêu cầu của một quốc gia khác để điều tra, xét xử hay thi hành bản án hình sự. Thông thường, yêu cầu về dẫn độ tội phạm được đáp ứng khi giữa các quốc gia hữu quan có hiệp định về vấn đề này, vd. Công ước Beclin về dẫn độ tội phạm. Nếu không có hiệp định thì việc dẫn độ tội phạm cụ thể nào đó do quốc gia tự quyết định theo pháp luật của mình. Việc dẫn độ tội phạm sẽ không được tiến hành nếu như quốc gia tiến hành dẫn độ đã xét xử về tội đó, đã tuyên án và án đã được thi hành. Việt Nam không tham gia Công ước Beclin về dẫn độ tội phạm, nhưng đã kí với một số nước Hiệp định tương trợ tư pháp trong đó có quy định về điều kiện và trình tự tiến hành dẫn độ những kẻ phạm tội hình sự. | Từ điển Luật học trang 128 |
1266 | Dẫn đường khu vực | là phương pháp dẫn đường cho phép tàu bay hoạt động trên quỹ đạo mong muốn trong tầm phủ của đài dẫn đường quy chiếu ở mặt đất hoặc trong tầm giới hạn khả năng của thiết bị tự dẫn trên tàu bay hoặc khi kết hợp cả hai. | 32/2007/QĐ-BGTVT |
1267 | Đàn giống bố mẹ | là đàn giống vật nuôi nhân từ đàn giống ông bà để sản xuất ra giống thương phẩm. | 16/2004/PL-UBTVQH11 |
1268 | Đàn giống cụ kỵ | là đàn giống vật nuôi thuần chủng hoặc đàn giống đã được chọn, tạo, nuôi dưỡng để sản xuất ra đàn giống ông bà. | 16/2004/PL-UBTVQH11 |
1269 | Đàn giống ông bà | là đàn giống vật nuôi nhân từ đàn giống cụ kỵ để sản xuất ra đàn giống bố mẹ. | 16/2004/PL-UBTVQH11 |
1270 | Dân nguyện | là việc công dân đề nghị cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xem xét và giải quyết các nguyện vọng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. | 02/2009/QĐ-UBND |
1271 | Dân quân tự vệ | "là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở." | 39/2005/QH11 |
1272 | Dân số | là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
1273 | Dân số đô thị | Là dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn. | 42/2009/NĐ-CP |
1274 | Dàn xếp thầu xây dựng | là hành vi can thiệp, sắp xếp trái pháp luật về đấu thầu trong hoạt động xây dựng để một nhà thầu trúng thầu | 04/2007/TTLT-BXD-BCA |
1275 | Đăng kí chứng khoán | Việc công ti cổ phần có phát hành chứng khoán được đăng kí cho chứng khoán của họ vào danh mục giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức (sở giao dịch chứng khoán) | Từ điển Luật học trang 147 |
1276 | Đăng kí kết hôn | "Theo điều lệ đăng kí hộ tịch do Nghị định số 4/CP ngày 16/1/1961 của Hội đồng chính phủ ban hành thì việc kết hôn phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ công nhận và đăng kí vào sổ kết hôn Muốn đăng kí kết hôn, hai bên nam và nữ phải đến trụ sở Ủy ban nhân dân khai về ý định kết hôn; có đủ các điều kiện kết hôn theo luật định; ngày đăng kí kết hôn. Việc khai xin đăng kí kết hôn không ràng buộc hai bên phải kết hôn. Nếu sau khi khai mà một bên hoặc hai bên thay đổi ý kiến thì Ủy ban nhân dân hủy việc khai đó. Ủy ban nhân dân cơ sở thẩm tra lời khai và khi xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì đăng kí kết hôn và ngày Ủy ban nhân dân và hai bên đương sự đã định. Sau khi đã đăng kí kết hôn, Ủy ban nhân dân cơ sở cấp giấy chứng nhận kết hôn." | Từ điển Luật học trang 148 |
1277 | Đăng kí kinh doanh | Thủ tục pháp lí bắt buộc đối với việc thành lập doanh nghiệp. Thông qua việc đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp được ghi tên vào sổ đăng kí kinh doanh và được cấp giấy phép kinh doanh. Kể từ thời gian đó, doanh nghiệp mới có tư cách pháp lí để hoạt động kinh doanh, hành vi của doanh nghiệp mới được coi là hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo pháp luật hiện hành, trong một thời hạn nhất định kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hiện nay là cơ quan kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính). | Từ điển Luật học trang 148 |
1278 | Đăng kí nghĩa vụ quân sự | Việc thống kê, lưu trữ những dữ kiện cần thiết của công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự nhằm cung cấp cho quân đội đúng số lượng, chất lượng, đúng với nhu cầu chuyên môn của các đơn vị, đúng thời gian khi có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh động viên. Đăng kí nghĩa vụ quân sự gồm có đăng kí sẵn sàng nhập ngũ, đăng kí vào ngạch dự bị, đăng kí lần đầu, đăng kí thay đổi, đăng kí bổ sung. Nam công dân đủ 17 tuổi phải đăng kí sẵn sàng nhập ngũ. Công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ phải đăng kí vào ngạch dự bị. Những người sẵn sàng nhập ngũ, quân nhân dự bị khi thay đổi chỗ ở phải đến xóa tên đăng kí ở nơi cũ. Đến chỗ ở mới, sau 7 ngày phải đến ban chỉ huy quân sự xã, sau 10 ngày phải đến ban chỉ huy quân sự huyện để đăng kí lại. Khi có thay đổi về địa chỉ làm việc, nơi học tập, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, trong thời hạn 10 ngày phải đến ban chỉ huy quân sự xã đăng kí bổ sung. | Từ điển Luật học trang 148 |
1279 | Đăng kí quân dự bị | Việc quân nhân bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ, khi trở về nơi cư trú thường xuyên của mình, trong thời hạn do luật định (15 ngày) phải đến cơ quan quân sự địa phương để đăng kí và tiếp tục làm nghĩa vụ quân sự ở ngạch dự bị. Nam học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cán bộ, nhân viên ngành dân sự trong độ tuổi phải làm nghĩa vụ quân sự, có chuyên môn cần thiết cho công tác quân sự, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sĩ quan dự bị đều phải đăng kí vào danh sách quân nhân dự bị tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc thường xuyên của mình. Hàng năm quân nhân dự bị được tập trung huấn luyện và kiểm tra trình độ sẵn sàng động viên theo kế hoạch của các cơ quan quân sự địa phương. Theo thời gian có lệnh động viên, quân nhân được gọi phục vụ tại ngũ theo mệnh lệnh của Bộ quốc phòng. | Từ điển Luật học trang 149 |
1280 | Đăng kí sinh. | "Theo điều lệ về đăng kí hộ tịch do Nghị định số 4/CP ngày 16/1/1961 của Hội đồng chính phủ ban hành thì trong hạn 30 ngày kể từ khi đẻ con, cha hay mẹ phải khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cơ sở nơi cư trú. Nếu cha, mẹ không đi khai được thì có thể nhờ người thân thuộc, người láng giềng, người bạn đi khai thay. Khi khai sinh, phải xuất trình giấy chứng sinh do cơ quan y tế đã đỡ đẻ cấp. Nếu không có giấy chứng sinh thì có thể xuất trình giấy chứng nhận do người có trách nhiệm về hành chính xóm, bản hay cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường cấp. Khi khai sinh, phải khai rõ: họ tên của đứa trẻ; trai hay gái; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; họ, tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, chỗ ở, số và ngày cấp giấy chứng minh thư (nếu có) của người đứng khai. Trong trường hợp trẻ con mới đẻ bị bỏ rơi thì người trông thấy đầu tiên có nghĩa vụ bảo vệ đứa trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an nơi gần nhất. Ủy ban nhân dân đứng khai sinh và tìm người nuôi đứa trẻ." | Từ điển Luật học trang 149 |
1281 | Đăng ký biến động về sử dụng đất | là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận các biến động về sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính thông qua quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. | 41/2008/QĐ-UBND |
1282 | Đăng ký chứng khoán | là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán. | 70/2006/QH11 |
1283 | Đăng ký dân số | là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản về dân số của mỗi người dân theo từng thời gian. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
1284 | Đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư | là việc các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đăng ký đổi Giấy phép đầu tư thành Giấy chứng nhận đầu tư. | 101/2006/NĐ-CP |
1285 | Đăng ký giấy tờ có giá | là việc khách hàng lưu ký đăng ký với Ngân hàng Nhà nước danh mục giấy tờ có giá đang lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước để bán lại trong nghiệp vụ thị trường mở hoặc đề nghị Ngân hàng Nhà nước chiết khấu. | 1022/2004/QĐ-NHNN |
1286 | Đăng ký lại | "là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới mà vẫn giữ nguyên loại hình doanh nghiệp theo Giấy phép đầu tư đã được cấp; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh." | 101/2006/NĐ-CP |
1287 | Đăng ký quyền sử dụng đất | là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất | 13/2003/QH11 |
1288 | Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất | là rừng trồng là việc chủ rừng đăng ký để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng | 29/2004/QH11 |
1289 | Đăng tiêu | là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để báo hiệu luồng hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó. | 53/2005/QĐ-BGTVT |
1290 | Đánh giá công nghệ | là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ | 80/2006/QH11 |
1291 | Đánh giá hệ thống quản lý môi trường | Là quá trình kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống và được lập thành văn bản để có được các chứng cứ và đánh giá một cách khách quan các chứng cứ nhằm xác định xem HTQLMT của tổ chức có phù hợp với chuẩn cứ đánh giá HTQLMT do tổ chức lập ra hay không và thông báo kết quả của quá trình này cho lãnh đạo. | 3746/QĐ-UBND |
1292 | Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp | Là việc sử dụng tiêu chí để xác định hiệu quả hoạt động và phân loại doanh nghiệp. | 09/2008/QĐ-BCT |
1293 | Đánh giá môi trường chiến lược | là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. | 52/2005/QH11 |
1294 | Đánh giá ngoài chương trình giáo dục | là quá trình khảo sát, đánh giá của các chuyên gia không thuộc trường có chương trình giáo dục đang được đánh giá, dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định mức độ đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. | 29/2008/QĐ-BGDĐT |
1295 | Đánh giá rủi ro | Là việc xem xét có hệ thống mức độ ưu tiên trong quản lý rủi ro thông qua đánh giá và so sánh mức độ rủi ro với các chuẩn mực, mức độ rủi ro đã được xác định hoặc với các tiêu chí khác. | 52/2007/QĐ-BTC |
1296 | Đánh giá sự phù hợp | là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định. | 68/2006/QH11 |
1297 | Đánh giá tác động môi trường | là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. | 52/2005/QH11 |
1298 | Đánh giá tài nguyên rừng | là hoạt động đánh giá về số lượng và chất lượng của hiện trạng rừng cộng đồng có sự tham gia của cộng đồng. | 106/2006/QĐ-BNN |
1299 | Đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài | là việc Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước liên quan thông qua hệ thống chỉ tiêu nợ nước ngoài thực hiện theo dõi, đánh giá thường xuyên tình trạng nợ nước ngoài, phân tích danh mục nợ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu mất cân đối trong thanh toán quốc tế của nền kinh tế, các khó khăn tài chính trong việc trả nợ nước ngoài của khu vực công và tư nhân, quản lý tốt rủi ro nhằm điều chỉnh chính sách vay nợ và danh mục nợ phù hợp, kịp thời, đảm bảo bền vững nợ theo các ngưỡng an toàn và an ninh tài chính quốc gia. | 231/2006/QĐ-TTg |
1300 | Danh hiệu thi đua | là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua. | 04/2007/QĐ-BTM |
1301 | Danh hiệu vinh dự nhà nước | Danh hiệu tặng cho một cá nhân, thể hiện sự đánh giá cao công lao của người ấy đối với xã hội, đối với nhân dân. Vd. Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, v.v. Danh hiệu vinh dự nhà nước do Quốc hội quy định (Khoản 11 – Điều 84 – Hiến pháp năm 1992) và do chủ tịch nước quyết định truy tặng (Khoản 9 – Điều 103 – Hiến pháp năm 1992). Danh hiệu vinh dự nhà nước là một quyền nhân thân của người được tặng không thể chuyển dịch cho người khác, được bảo vệ theo Điều 26 – Bộ luật dân sự năm 1995. | Từ điển Luật học trang 126 |
1302 | Danh mục hoá chất nước ngoài | là bản liệt kê hóa chất được phép lưu hành trong các quốc gia là thành viên của EU hoặc quốc gia là thành viên của OECD, do cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia đó ban hành. | 12/2006/TT-BCN |
1303 | Danh mục lưu vực sông | là tập hợp các lưu vực sông được phân loại dựa trên các tiêu chí về tầm quan trọng, quy mô diện tích lưu vực, chiều dài sông chính, địa điểm về mặt hành chính – lãnh thổ và các căn cứ khác. | 120/2008/NĐ-CP |
1304 | Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam | Là quá trình tạo ra thuốc nổ, phụ kiện nổ, bao gồm cả việc chế tạo thuốc nổ ngay tại địa điểm sử dụng, quá trình tái chế, đóng gói dán nhãn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp nhưng không bao gồm việc chia nhỏ, bao gói nhằm tạo ra các lượng nổ theo nhu cầu tại nơi nổ mìn. | 39/2009/NĐ-CP |
1305 | Đảo | "Mảnh đất ở sông, hồ, biển, đại dương có nước bao quanh không bị ngập khi thủy triều lên cao nhất, có thể là một đảo riêng biệt hay một nhóm đảo (quần đảo). Chế độ pháp lí đối với đảo tùy theo vị trí của đảo. Vd. Đảo gần bờ: lấy đảo làm mốc của đường cơ sở; vùng nước giữa bờ biển và đảo là nội thủy; Đảo ngoài khơi: theo như lục địa tức là có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa." | Từ điển Luật học trang 147 |
1306 | Đảo nợ | Là việc vay mới để trả một hoặc nhiều khoản nợ hiện có. | 29/2009/QH12 |
1307 | Đào tạo theo hệ thống văn bằng | là loại hình đào tạo được gắn với việc cấp văn bằng theo quy định của Luật Giáo dục và các loại văn bằng tương ứng do nước ngoài cấp (sau đây gọi là đào tạo văn bằng cấp quốc gia). | 28/2006/QĐ-NHNN |
1308 | Đào tạo theo hình thức bồi dưỡng | "là loại hình đào tạo thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc phù hợp với từng vị trí công việc (sau đây gọi là bồi dưỡng) bao gồm các nội dung: a) Lý luận chính trị; b) Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý Nhà nước; c) Kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; d) Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác." | 28/2006/QĐ-NHNN |
1309 | Đập | "là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước và các công trình có liên quan, tạo hồ chứa nước nhằm thực hiện các mục đích sau đây: a) Tích trữ nước, cung cấp cho các nhu cầu dùng nước; b) Điều tiết hoặc phân chia dòng chảy lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du; c) Tạo áp lực nước để phục vụ phát điện." | 72/2007/NĐ-CP |
1310 | Đập lớn | là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn hơn 15m hoặc đập của hồ chứa nước có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối). | 72/2007/NĐ-CP |
1311 | Đập nhỏ | là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh nhỏ hơn 15m và tạo hồ chứa nước có dung tích trữ nhỏ hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối). | 72/2007/NĐ-CP |
1312 | Đất chưa sử dụng | "Đất chưa có đủ điều kiện hoặc chưa được xác định để sử dụng vào mục đích để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp; chưa được xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị, chuyên dùng và nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng ổn định lâu đài. Luật đất đai quy định chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch và có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cải tạo đất chưa sử dụng để sử dụng vào các mục đích thích hợp." | Từ điển Luật học trang 150 |
1313 | Đất chuyên dùng | "Đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp, lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học, kĩ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, đê điều, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ; đất sử dụng cho nhu cầu quốc phòng, an ninh; đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làm muối; đất di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nông nghiệp. Việc quản lý và sử dụng đất chuyên dùng được quy định trong Luật đất đai và các văn bản pháp quy khác." | Từ điển Luật học trang 150 |
1314 | Đặt cọc | là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. | 33/2005/QH11 |
1315 | Đất công nghiệp | Là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. | 04/2008/QĐ-BTNMT |
1316 | Đất của đường bộ | là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng | 26/2001/QH10 |
1317 | Đất dân sinh | Là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, sử dụng chủ yếu làm khu dân cư, nơi vui chơi giải trí, các công viên, vùng đệm trong các khu dân cư. | 04/2008/QĐ-BTNMT |
1318 | Đất để nuôi trồng thuỷ sản | "là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản" | 17/2003/QH11 |
1319 | Đất đô thị | Đất nội thành, nội thị xã thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác. Việc xử lí và sử dụng đất đô thị được quy định trong Luật đất đai và các quy phạm pháp luật khác. | Từ điển Luật học trang 150 |
1320 | Đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công | là việc cơ quan nhà nước chỉ định nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp cho nhân dân và cộng đồng xã hội, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, đơn giá, thời gian thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công. | 39/2008/QĐ-TTg |
1321 | Đất khu dân cư nông thôn | Đất được xác định chủ yếu để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn. Đất ở của mỗi hộ gia đình nông thôn bao gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình. Việc sử dụng đất khu dân cư nông thôn được quy định trong Luật đất đai và các văn bản quy phạm luật khác. | Từ điển Luật học trang 150 |
1322 | Đất làm muối | là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối. | 468/2008/QĐ-UBND |
1323 | Đất lâm nghiệp | Đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp, bao gồm đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trồng và đất để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi tự nhiên, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp. Việc sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp được quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật khác. | Từ điển Luật học trang 151 |
1324 | Đất liền kề | là khu đất liền nhau, tiếp nối nhau với khu đất đã được xác định. | 188/2004/NĐ-CP |
1325 | Đất mượn thi công | là dải đất tính từ cọc lộ giới đường bộ đến chỉ giới cần sử dụng trong thi công. Mép ngoài của dải đất này có thể được đánh dấu bằng hàng cọc tạm. | 168/2007/QĐ-BQP |
1326 | Đất nông nghiệp | Đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất vườn, mặt nước nội địa, đất có mặt nước ven biển để sản xuất nông nghiệp, đất bãi bồi cửa sông, đất mới bồi ven biển, vv. Việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp được quy định trong Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ. | Từ điển Luật học trang 151 |
1327 | Đất nông nghiệp khác | "là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, thuỷ sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp." | 468/2008/QĐ-UBND |
1328 | Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư | Là đất nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp khu dân cư chưa có quy hoạch được phê duyệt thì xác định theo ranh giới hiện trạng của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư) và là đất được xác định là đất nông nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố. | 46/2008/QĐ-UBND |
1329 | Đất nuôi trồng thuỷ sản | "là đất có mặt nước nội địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển; đất bãi bồi ven sông, ven biển, bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ sản." | 06/2006/QĐ-BTS |
1330 | Đất ở | "là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư được công nhận là đất ở; bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị." | 468/2008/QĐ-UBND |
1331 | Đất quy hoạch lâm nghiệp | là từ viết tắt của đất có rừng và đất chưa có rừng được cấp có thẩm quyền quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. | 25/2009/TT-BNN |
1332 | Đất rừng phòng hộ | "là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ." | 468/2008/QĐ-UBND |
1333 | Đất rừng sản xuất | "là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất." | 468/2008/QĐ-UBND |
1334 | Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp | "là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp và dịch vụ; bao gồm đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất cho hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ." | 468/2008/QĐ-UBND |
1335 | Đất thương mại | Là vùng đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu cho hoạt động thương mại, dịch vụ. | 04/2008/QĐ-BTNMT |
1336 | Đất trồng cây hàng năm | là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá 01 (một) năm kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. | 468/2008/QĐ-UBND |
1337 | Đất trồng cây lâu năm | "là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác." | 468/2008/QĐ-UBND |
1338 | Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận | Là đất ở” là đất nằm trong phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp khu dân cư chưa có quy hoạch được phê duyệt thì xác định theo ranh giới hiện trạng của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư) và là phần diện tích được xác định là đất vườn, ao khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố. | 46/2008/QĐ-UBND |
1339 | Đất xây dựng đô thị | Là đất xây dựng các khu chức năng đô thị (bao gồm cả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị). Đất dự phòng phát triển, đất nông lâm nghiệp trong đô thị và các loại đất không phục vụ cho hoạt động của các chức năng đô thị không phải là đất xây dựng đô thị. | 04/2008/QĐ-BXD |
1340 | D-ATIS | (Datalink-AutomaticTerminal Information Service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực sân bay (truyền dữ liệu bằng kỹ thuật số). | 12/2007/QĐ-BGTVT |
1341 | Đầu cơ | Một tội phạm về kinh tế, xâm phạm chính sách quản lý thị trường của nhà nước và gây thiệt hại cho lợi ích vật chất của người tiêu dùng. Hình phạt đối với tội phạm ngày rất nghiêm khắc. Theo Điều 165 của Bộ luật hình sự thì người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị tù từ 3 – 12 năm: a. Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp. b. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. c. Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn. d. Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh. đ. Tái phạm nguy hiểm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 – 20 năm hoặc tù chung thân. | Từ điển Luật học trang 151 |
1342 | Dấu đặc biệt | là dấu được thiết kế để sử dụng nhân các sự kiện quan trọng, sử dụng tại các triển lãm tem quốc gia, quốc tế tổ chức tại Việt Nam. | 16/2005/QĐ-BBCVT |
1343 | Đấu giá bất động sản | là việc bán, chuyển nhượng bất động sản công khai để chọn người mua, nhận chuyển nhượng bất động sản trả giá cao nhất theo thủ tục đấu giá tài sản. | 63/2006/QH11 |
1344 | Đấu giá hàng hoá | là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. | 36/2005/QH11 |
1345 | Đấu giá quốc tế, | Phương thức bán hàng được tổ chức công khai ở một nơi nhất định mà tại đó sau khi xem trước hàng hóa những người mua tự do cạnh tranh trả giá và hàng hóa sẽ bán cho người nào trả giá cao nhất. Những mặt hàng được đem bán đấu giá quốc tế là những mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa. Những trung tâm đấu giá quốc tế nổi tiếng là: Lêningrat, Niu Yook, Lơnđơn: da lông thú Xitnây, Lơnđơn, Livơpun: len thô. Cancutta, Nairôbi, Côlômbô: chè. Lơnđơn, Amxtec đam: hương liệu. Amxtecdam, Anve: rau quả | Từ điển Luật học trang 152 |
1346 | Đầu hàng không điều kiện | Việc một bên tham chiến buộc phải chấm dứt chiến đấu, kết thúc chiến tranh theo những điều kiện của bên chiến thắng mà không thể đòi hỏi đối phương có bất kì sự nhượng bộ nào. Trong Chiến tranh thế giới II, nước Đức quốc xã và phát xít Nhật buộc phải đầu hàng không điều kiện trước quân đồng minh chống phát xít. | Từ điển Luật học trang 151 |
1347 | Dầu thành phẩm | là các loại dầu đã qua chế biến như xăng, dầu hoả, dầu máy bay, dầu dieseel (DO), dầu mazut (FO) và các loại dầu bôi trơn, bảo quản, làm mát khác. | 103/2005/QĐ-TTg |
1348 | Đấu thầu | là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. | 61/2005/QH11 |
1349 | Đấu thầu cạnh tranh lãi suất | là việc các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu đưa ra các mức lãi suất dự thầu của mình để tổ chức phát hành hoặc tổ chức được uỷ quyền lựa chọn mức lãi suất trúng thầu. | 52/2006/NĐ-CP |
1350 | Đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công | là quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ công (tổ chức, cá nhân) có đủ năng lực, kinh nghiệm tốt nhất để thực hiện cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan mời thầu, trên cơ sở cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả. | 39/2008/QĐ-TTg |
1351 | Đấu thầu giấy tờ có giá | là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức tín dụng phát hành. | 07/2008/QĐ-NHNN |
1352 | Đấu thầu hàng hóa | 1. Đấu thầu hàng hóa là một hoạt động thương mại giữa một bên là người mời thầu và bên kia là những người dự thầu để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế kĩ thuật của việc mua bán hàng hóa hoặc thực hiện hạn ngạch hàng hóa trên cơ sở cạnh tranh hợp pháp giữa những người dự thầu. 2. Người mời thầu phải thông báo việc dự thầu và hồ sơ dự thầu trong đó phải nói rõ các yêu cầu về số lượng, quy cách, phẩm chất về công dụng hàng hóa, điều kiện và tiến độ giao hàng, các điều kiện về tài chính, thương mại, thể thức thanh toán và các chi tiết cần thiết khác. Người dự thầu phải nộp hồ sơ mời thầu đáp ứng những yêu cầu của người mời thầu và phải nộp một số tiền kí quỹ dự thầu. Tỉ lệ tiền kí quỹ từ 1 – 3% tổng giá trị ước tính của hàng hóa đấu thầu. Số tiền này được trả lại nếu không trúng thầu. 3. Thủ tục mở thầu là: a. Đến thời hạn quy định, người mời thầu mở công khai các hồ sơ dự thầu, có sự chứng kiến của hội đồng xét thầu và các bên dự thầu, để xem xét, đánh giá, xếp hạng. b. Các hồ sơ dự thầu được xem xét, đánh giá theo từng tiêu chuẩn, sau đó tổng hợp để đánh giá toàn diện. Các tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá bao gồm: tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng, năng lực chuyên môn của người dự thầu, tài chính, tiến độ thực hiện, chuyển giao công nghệ, đào tạo và những tiêu chuẩn khác. c. Căn cứ vào kết quả đánh giá các hồ sơ dự thầu, người mời thầu xếp hạng các người dự thầu theo số thang điểm đã được ấn định. d. Người dự thầu có thang điểm cao hơn sẽ là người trúng thầu. | Từ điển Luật học trang 153 |
1353 | Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ | là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu). | 36/2005/QH11 |
1354 | Đấu thầu khối lượng | Là việc xác định khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo. | 85/2000/QĐ-NHNN14 |
1355 | Đấu thầu không cạnh tranh lãi suất | là việc các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu không đưa ra mức lãi suất dự thầu mà đăng ký mua trái phiếu theo mức lãi suất trúng thầu được xác định theo kết quả của đấu thầu cạnh tranh lãi suất. | 52/2006/NĐ-CP |
1356 | Đấu thầu lãi suất | Là việc xác định lãi suất trúng thầu của các tổ chức tín dụng tham gia nghiệp vụ thị trường mở trên cơ sở lãi suất dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá mua hoặc bán do Ngân hàng Nhà nước thông báo. | 85/2000/QĐ-NHNN14 |
1357 | Đấu thầu quốc tế | "Phương thức giao dịch đặc biệt về thương mại, trong đó người mua, còn gọi là “người gọi thầu” công bố trước điều kiện mua hàng để người bán, còn gọi là “người dự thầu” công bố báo giá mình muốn bán, sau đó người mua sẽ chọn mua của người nào báo giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả đối với người mua. Phương thức đấu thầu được áp dụng tương đối phổ biến trong việc mua sắm trang thiết bị máy móc của các xí nghiệp hoặc thi công các công trình của nhà nước với mục đích bỏ ra chi phí rẻ nhất nhưng mua được trang thiết bị tốt nhất hoặc hoàn thành công trình xây dựng tốt nhất, nhanh nhất. Có hai dạng đấu thầu quốc tế: đấu thầu mở rộng là để thu hút tất cả những ai muốn tham gia; đấu thầu hạn chế là chỉ mời một số hãng nhất định (có đủ những điều kiện quy định) tham gia." | Từ điển Luật học trang 153 |
1358 | Đấu thầu trái phiếu | là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ yêu cầu của tổ chức phát hành. | 52/2006/NĐ-CP |
1359 | Đấu thầu trái phiếu Chính phủ | là việc bán trái phiếu cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu, đáp ứng đủ các yêu cầu của Bộ Tài chính và có mức lãi suất đặt thầu thấp nhất. | 01/2000/NĐ-CP |
1360 | Đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước | là việc Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài chính trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu theo phương thức bán buôn với các thành viên trên thị trường sơ cấp thông qua hình thức đấu thầu. | 935/2004/QĐ-NHNN |
1361 | Đấu thầu trong nước | là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước. | 61/2005/QH11 |
1362 | Dầu thô | là dầu từ các mỏ dầu khai thác chưa qua chế biến. | 103/2005/QĐ-TTg |
1363 | Đầu tư | Việc cá nhân, tổ chức đưa các loại tài sản vào làm vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có hai loại đầu tư: Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam (Điều 2 – Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 22/6/1996). Đầu tư nước ngoài (đầu tư trực tiếp nước ngoài) là việc các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (đã được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996). | Từ điển Luật học trang 152 |
1364 | Đầu tư bảo vệ môi trường | "là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm." | 52/2005/QH11 |
1365 | Đầu tư gián tiếp | là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. | 59/2005/QH11 |
1366 | Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam | là việc người không cư trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không trực tiếp tham gia quản lý. | 28/2005/PL-UBTVQH11 |
1367 | Đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ thông tin | là đầu tư cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó có triển vọng đem lại lợi nhuận lớn nhưng có rủi ro cao. | 67/2006/QH11 |
1368 | Đầu tư nước ngoài | là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. | 59/2005/QH11 |
1369 | Đầu tư ra nước ngoài | là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. | 59/2005/QH11 |
1370 | Đầu tư trong nước | là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. | 59/2005/QH11 |
1371 | Đầu tư trực tiếp | là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. | 59/2005/QH11 |
1372 | Đầu tư trực tiếp nước ngoài | "Việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996). Các đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trừ những lĩnh vực gây thiệt hại đến quốc phòng an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, thuần phong mĩ tục và môi trường sinh thái. Họ được đầu tư dưới các hình thức: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác nhau của các nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa." | Từ điển Luật học trang 152 |
1373 | Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam | là việc người không cư trú chuyển vốn vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên cơ sở thành lập và tham gia quản lý các doanh nghiệp hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. | 28/2005/PL-UBTVQH11 |
1374 | Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài | là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài. | 78/2006/NĐ-CP |
1375 | Đầu tư trực tiếp vào các dự án | "là việc Quỹ đầu tư phát triển địa phương sử dụng vốn hoạt động của mình để đầu tư vào các dự án; trong đó, Quỹ có thể trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng." | 138/2007/NĐ-CP |
1376 | Đầu tư vào các giấy tờ có giá | là việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ trên thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính tương lai được phát hành tại Việt Nam hay việc người cư trú đầu tư vào giấy tờ có giá phát hành ở nước ngoài. | 01/1999/TT-NHNN7 |
1377 | Dây chuyền lạnh | là hệ thống thiết bị nhằm bảo quản và vận chuyển vắc xin, sinh phẩm y tế theo đúng nhiệt độ qui định từ nhà sản xuất cho đến nơi sử dụng. | 23/2008/QĐ-BYT |
1378 | Dạy nghề | là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học | 76/2006/QH11 |
1379 | Dây sau công tơ | là dây dẫn được tính từ công tơ đến khu vực quản lý của bên mua điện. | 34/2006/QĐ-BCN |
1380 | Dây vào công tơ là | dây dẫn được tính từ điểm đấu nối vào đường trục hoặc nhánh rẽ đến công tơ. | 34/2006/QĐ-BCN |
1381 | DCS | là hệ thống điều khiển tích hợp đặt tại nhà máy điện hoặc trạm điện. | 16/2007/QĐ-BCN |
1382 | Đê | là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật | 79/2006/QH11 |
1383 | Đề án khuyến công địa phương | là đề án khuyến công sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình, kế hoạch được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt. | 08/2008/QĐ-BCT |
1384 | Đề án khuyến công quốc gia | là đề án khuyến công sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia để triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình, kế hoạch khuyến công do Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. | 08/2008/QĐ-BCT |
1385 | Đê bao | là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt | 79/2006/QH11 |
1386 | Đê biển | là đê ngăn nước biển | 79/2006/QH11 |
1387 | Đê bối | là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông | 79/2006/QH11 |
1388 | Đê chuyên dùng | là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt | 79/2006/QH11 |
1389 | Đê cửa sông | là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển | 79/2006/QH11 |
1390 | Đê điều | là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ | 79/2006/QH11 |
1391 | Đế định hướng tạm thời | "là một khung bằng thép được đặt trên đáy biển nhằm định hướng cho bộ khoan cụ và ống dẫn hướng đường kính lớn; đỡ các thiết bị dưới biển và tạo ra điểm neo các dây cáp định hướng trong các giếng có đầu giếng ngầm." | 37/2005/QĐ-BCN |
1392 | Đe dọa bom | là mối đe dọa nhận biết được dưới bất kỳ hình thức nào, có thể đúng hoặc sai, liên quan đến chất nổ hoặc vật liệu nổ mà có thể gây mất an toàn cho tàu bay, cảng hàng không, sân bay hoặc công trình, trang bị, thiết bị hàng không khác. | 06/2007/QĐ-BGTVT |
1393 | Đê sông | là tuyến đê dọc theo bờ sông, ngăn không cho nước lũ, nước triều gây ngập lụt vùng được tuyến đê bảo vệ. | 171/2003/NĐ-CP |
1394 | Đề tài cấp cơ sở | Là nhiệm vụ nghiên cứu hàng năm mang tính chất thăm dò phục vụ cho các đề tài ở giai đoạn sau do các đơn vị đề xuất, trực tiếp quản lý. | 41/2003/QĐ-BNN |
1395 | Đề tài nghiên cứu khoa học | Là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cụ thể có mục tiêu, nội dung, phương pháp rõ ràng nhằm tạo ra các kết quả mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất hoặc làm luận cứ xây dựng chính sách hay cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. | 41/2003/QĐ-BNN |
1396 | Đề tài tem kỷ niệm | là chủ đề về sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội và nhân vật được lựa chọn để phát hành tem kỷ niệm. | 90/2003/QĐ-BBCVT |
1397 | Đề tài thuộc chương trình | Là nhiệm vụ nghiên cứu mang tính chiến lược và cấp thiết của Ngành. Thời gian thực hiện từ 1-3 năm, có thể dài hơn nhưng không quá 5 năm. | 41/2003/QĐ-BNN |
1398 | Đề tài trọng điểm khác | Là nhiệm vụ nghiên cứu mang tính cấp thiết hoặc đột xuất của Ngành, không nằm trong các chương trình. Thời gian thực hiện không quá 3 năm. | 41/2003/QĐ-BNN |
1399 | Đèn biển | là báo hiệu hàng hải được xây dựng cố định tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. | 53/2005/QĐ-BGTVT |
1400 | Đền bù thiệt hại chiến tranh | "Khoản tiền mà nước gây chiến tranh xâm lược phải trả để đền bù toàn bộ thiệt hại cho quốc gia bị tiến công, bị xâm lược đã phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh. Khái niệm về đền bù thiệt hại chiến tranh do các nước đồng minh thắng trận đế quốc Đức họp tại thành phố Vecxây (Pháp) vào tháng 6/1919 để thay thế bồi thường chiến tranh. Tại Hội nghị Krưm (Liên Xô) và Hội nghị Pôtxđam năm 1945, các nước đồng minh đã xác định: Tây Đức đền bù thiệt hại chiến tranh cho các nước Mĩ, Anh, Pháp; Đông Đức và các đồng minh phát xít Đức ở Bungari, Phần Lan, Hungary, Rumani, Áo chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại chiến tranh cho Liên Xô, Balan. Ngày 1.1.1954 cho Liên Xô, Balan, Cộng hòa dân chủ Đức ra tuyên bố chung hủy bỏ trách nhiệm đền bù thiệt hại chiến tranh của Cộng hòa dân chủ Đức đối với Liên Xô, Ba Lan." | Từ điển Luật học trang 154 |
1401 | Đền bù vật chất | là đền bù bằng tiền hoặc bằng hiện vật. | 16/2006/NĐ-CP |
1402 | Đèn cảnh báo nguy hiểm | là đèn dùng để cảnh báo mối nguy hiểm hàng không. | 20/2009/NĐ-CP |
1403 | Đèn hiệu | là tín hiệu ánh sáng phát ra từ đèn chuyên dùng của phương tiện phát ra ánh sáng theo quy định. | 30/2004/QĐ-BGTVT |
1404 | Đèn hướng | là báo hiệu hàng hải phát tín hiệu ánh sáng có đặc tính, mầu sắc khác nhau trong phạm vi cung chiếu sáng xác định. | 53/2005/QĐ-BGTVT |
1405 | DETRESFA | (Distress phase): Giai đoạn khẩn nguy. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1406 | Di chúc | "1. Theo Điều 649 – Bộ luật dân sự, di chúc là ý chí cuối cùng và sự định đoạt về tài sản của một người sau khi người đó chết. Hình thức của di chúc có thể là di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. 2. Theo Điều 650 – Bộ luật dân sự, người lập di chúc phải là người thành niên; những người chưa thành niên đủ 15 tuổi những chưa đủ 18 tuổi cũng được lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. 3. Theo Điều 651 – Bộ luật dân sự, người lập di chúc có các quyền sau đây: a. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. b. Phân định nguồn di sản cho từng người thừa kế. c. Dành một phần trong khối di sản để di tặng (x. Di tặng) hoặc thờ cúng. d. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản. đ. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lí di sản, người phân chia di sản. 4. Theo Điều 655 – Bộ luật dân sự, di chúc hợp pháp phải là di chúc có đủ những điều kiện sau đây: a. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. b. Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hình thức của di chúc không trái với những quy định của pháp luật. (X. Di chúc bằng văn bản; Di chúc miệng). 5. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Nhưng di chúc không có hiệu lực một phần hoặc toàn bộ trong những trường hợp được quy định tại Điều 670 – Bộ luật dân sự: a. Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. b. Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. c. Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Nói chung, việc thừa kế được thực hiện theo di chúc nhưng trong trường hợp cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động mà không được hưởng di sản hoặc chỉ được hưởng quá ít thì Điều 672 – Bộ luật dân sự quy định là: khi chia di sản, vẫn phải chia cho mỗi người nói trên một phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu di sản được chia theo pháp luật)." | Từ điển Luật học trang 129 |
1407 | Di chúc bằng văn bản | "1. Di chúc phải làm thành văn bản theo hình thức do pháp luật quy định 2. Những hình thức di chúc bằng văn bản sau đây được coi là hợp pháp: a. Người lập di chúc tự tay viết và kí vào di chúc mà không cần có người làm chứng (Điều 658 – Bộ luật dân sự). b. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết di chúc được (vd. Người không biết chữ, người bị cụt tay, liệt tay…) thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải kí hoặc điểm chỉ trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ kí, điểm chỉ của người lập di chúc và kí vào di chúc (Điều 659 – Bộ luật dân sự). c. Điều 660 – Bộ luật dân sự quy định là người để lại di sản cũng có thể lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, theo thể thức sau đây: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực nói trên ghi chép nội dung đó. Người lập di chúc kí hoặc điểm chỉ vào bản di chúc rồi công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực kí vào bản di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không kí hoặc không điểm chỉ được, thì phải có người làm chứng và người này kí xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực nói trên chứng thực bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Công chứng viên có thể tiến hành việc lập di chúc như đã nói trên tại nhà ở của người để di sản. 3. Trong các trường hợp (a) và (b), việc chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không phải là bắt buộc nhưng người lập di chúc có thể yêu cầu các cơ quan đó chứng nhận, chứng thực. 4. Mọi người đều có thể làm chứng trong việc lập di chúc trừ những người được quy định tại Điều 657 – Bộ luật dân sự là: a. Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người lập di chúc. b. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc. c. Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực về hành vi dân sự. 5. Theo Điều 662 – Bộ luật dân sự: công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được chứng nhận, chứng thực di chúc nếu họ là: a. Người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của người lập di chúc. b. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. c. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nội dung di chúc." | Từ điển Luật học trang 130 |
1408 | Di chúc miệng | Trong trường hợp một người sắp chết do bệnh tật hoặc vì các nguyên nhân khác (vd. Bị tai nạn, bị gây thương tật) mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể lập di chúc miệng (Điều 654 – Bộ luật dân sự). Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại cùng kí tên hoặc điểm chỉ. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còng sống, minh mẫn, thì di chúc miệng bị hủy bỏ. | Từ điển Luật học trang 131 |
1409 | Di chuyển trạm | là sự di chuyển toàn bộ trạm hoặc một số hạng mục công trình của trạm khỏi vị trí hiện đang hoạt động đến vị trí mới đã được lựa chọn. | 03/2006/QĐ-BTNMT |
1410 | Di cư | là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác. | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
1411 | Di sản | "Tài sản mà người đã chết để lại, bao gồm: 1. Tài sản mà người đã chết chủ sở hữu, gồm có: a. Tài sản riêng như: tư liệu sinh hoạt (vd. Quần áo, chăn màn, giường tủ, máy thu thanh, máy thu hình, vv.); tư liệu sản xuất, vốn sản xuất hoặc kinh doanh hợp pháp; nhà ở; tài sản được thừa kế, tặng cho; tiền mua trái phiếu; tiền tiết kiệm gửi ngân hàng hoặc quỹ tín dụng; các thu nhập khác (vd. Tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền thưởng, tiền trúng xổ số, vv.). b. Phần tài sản của người đã chết trong khối tài sản chung với người khác (vd. Sở hữu chung một ngôi nhà, một cơ sở sản xuất, kinh doanh, vv.). c. Những quyền về tài sản do người chết để lại (vd. đòi nợ, đòi tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã cầm cố, đòi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng,...) 2. Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (X. Thừa kế quyền sử dụng đất)." | Từ điển Luật học trang 131 |
1412 | Di sản chung của loài người | "Thuật ngữ được Liên hợp quốc áp dụng trong thời gian chuẩn bị Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ III về Luật biển (Nghị quyết số 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc) và được pháp điển hóa vào Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển. Theo quy định tại Điều 1 và Điều 136 của Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển: đáy biển, lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia và toàn bộ tài nguyên của đáy biển, lòng đất dưới đáy biển đó là di sản chung của loài người. Công ước còn quy định: không một quốc gia nào có thể đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền ở một phần nào đó của di sản chung của loài người; không một quốc gia nào, một cá nhân hoặc pháp nhân nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của di sản chung. Không một yêu sách, một việc thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền nào, cũng như không một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận. Cơ quan quyền lực được thành lập theo quy định của Công ước về Luật biển sẽ là người thay mặt cho tất cả các quyền đối với các tài nguyên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia." | Từ điển Luật học trang 132 |
1413 | Di sản dùng vào việc thờ cúng | 1. Để đảm bảo việc thờ cúng mình và thờ cúng tổ tiên, người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 673 – Bộ luật dân sự). 2. Phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia cho những người thừa kế và được giao cho một người được người lập di chúc chỉ định. Người được giao cho việc thờ cúng chỉ có quyền sử dụng, thu hoa lợi của tài sản đó để thực hiện việc thờ cúng như không có quyền sở hữu. 3. Khi người được giao việc thờ cúng chết thì việc giao cho ai tiếp tục việc thờ cúng được thực hiện theo quyết định của người để lại di sản (nếu có) hoặc theo sự thỏa thuận của những người thừa kế của người đó. 4. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đã hết, thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí di sản đó trong những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. | Từ điển Luật học trang 132 |
1414 | Di tặng | 1. Theo Điều 674 Bộ luật dân sự, di tặng là người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác, vd người lập di chúc dành một phần tư di sản của mình cho một hội từ thiện. 2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với phần tài sản được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người di tặng, thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. | Từ điển Luật học trang 133 |
1415 | Di vật khảo cổ | là những hiện vật được phát hiện qua thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc phát hiện ngẫu nhiên có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. | 86/2008/QĐ-BVHTTDL |
1416 | Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | là địa bàn vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao, hải đảo, vùng có kết cấu hạ tầng yếu kém, vùng có điều kiện tự nhiên rất không thuận lợi | 08/1998/QH10 |
1417 | Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn | là địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có kết cấu hạ tầng chưa phát triển, vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi | 08/1998/QH10 |
1418 | Địa chỉ điện tử | Là địa chỉ mà người sử dụng có thể nhận hoặc gửi thông điệp dữ liệu thông qua cơ sở hạ tầng thông tin | 90/2008/NĐ-CP |
1419 | Địa chỉ thư điện tử | Là địa chỉ được sử dụng để gửi hoặc nhận thư điện tử, bao gồm tên truy nhập của người sử dụng kết hợp với tên miền Internet | 90/2008/NĐ-CP |
1420 | Địa chỉ thường trú | "là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên hệ." | 60/2005/QH11 |
1421 | Địa danh khai thác | là tên của lô, khoảnh, tiểu khu được đưa vào khai thác. | 40/2005/QĐ-BNN |
1422 | Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu | là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. | 51/2005/QH11 |
1423 | Địa điểm kết nối đường truyền cân bằng tải | là trụ sở hoặc chi nhánh của Thành viên đặt thiết bị và đường đường truyền cân bằng tải kết nối trực tiếp đến SGDCK | 41/QĐ-SGDHCM |
1424 | Địa điểm kết nối giao dịch chứng khoán trực tuyến | Là địa điểm đặt hệ thống máy chủ phục vụ cho giao dịch trực tuyến đã đăng ký với SGDCK | 41/QĐ-SGDHCM |
1425 | Địa điểm khảo cổ | là nơi lưu giữ những dấu tích, di vật phản ánh quá trình tồn tại của con người và môi trường tự nhiên trong quá khứ có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. | 86/2008/QĐ-BVHTTDL |
1426 | Địa điểm kinh doanh | là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung ứng tạm thời hàng hóa hay dịch vụ. | 57/2006/NĐ-CP |
1427 | Địa điểm mở thừa kế | Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. | Từ điển Luật học trang 154 |
1428 | Dịch | là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định | 03/2007/QH12 |
1429 | Dịch bệnh động vật | Là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật làm động vật mắc bệnh, chết hoặc lây lan trong một hoặc nhiều vùng. | 07/2009/QĐ-UBND |
1430 | Dịch vụ an toàn bức xạ | là các hoạt động phục vụ các công việc về an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, làm dịch vụ đo liều xạ cá nhân, thiết kế xây dựng cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở bức xạ như phòng X quang, khoa y học hạt nhân, cơ sở xạ trị từ xa, kho chứa nguồn phóng xạ, kho chứa chất phóng xạ và chất thải phóng xạ, đánh giá an toàn bức xạ, đánh giá tác động bức xạ đối với môi trường, kiểm định chất lượng của các thiết bị bức xạ, hiệu chuẩn thiết bị đo lường bức xạ và thiết bị bức xạ. | 51/2006/NĐ-CP |
1431 | Dịch vụ báo động | là dịch vụ được cung cấp nhằm mục đích thông báo cho các cơ quan có liên quan về các tầu bay cần sự giúp đỡ của cơ quan tìm kiếm - cứu nguy và hỗ trợ của các cơ quan này theo yêu cầu. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1432 | Dịch vụ bưu chính | là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện thông qua mạng bưu chính công cộng. | 43/2002/PL-UBTVQH10 |
1433 | Dịch vụ chứng thực chữ ký số | "là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm: a) Tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao; b) Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao; c) Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số; d) Những dịch vụ khác có liên quan theo quy định." | 26/2007/NĐ-CP |
1434 | Dịch vụ chuyển giao công nghệ | là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ | 80/2006/QH11 |
1435 | Dịch vụ chuyển phát | là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn bản và kiện, gói hàng hóa. Dịch vụ chuyển phát thông tin dưới dạng văn bản bao gồm cả dịch vụ chuyển phát có lai ghép (có sự kết hợp với phương tiện điện tử) và dịch vụ chuyển phát thông tin quảng cáo trực tiếp (ấn phẩm có nội dung quảng cáo, được gửi tới nhiều địa chỉ). | 128/2007/NĐ-CP |
1436 | Dịch vụ chuyển phát thư | là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát thông tin dưới dạng văn bản được đóng gói, dán kín, có khối lượng đơn chiếc không quá hai kilôgam (02 kg) và gửi tới một địa chỉ cụ thể thông qua mạng bưu chính công cộng hoặc mạng chuyển phát. | 43/2002/PL-UBTVQH10 |
1437 | Dịch vụ công do Bộ Công Thương quản lý | Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do Bộ Công Thương hoặc các tổ chức được Bộ Công Thương phân cấp, ủy quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức văn bản có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương hoặc hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân. | 49/2008/QĐ-BCT |
1438 | Dịch vụ công ích khu đô thị | "là các dịch vụ công ích trực tiếp phục vụ công công khu đô thị như: quản lý, khai thác, duy tu hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị; vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái; quản lý công viên, cây xanh; chiếu sáng đô thị, cấp nước, thoát nước; quản lý chung cư, dịch vụ tang lễ; vận tải công cộng; bảo vệ trật tự, an ninh khu đô thị mới." | 02/2006/NĐ-CP |
1439 | Dịch vụ công trực tuyến | là dịch vụ công do Bộ Thương mại cung cấp thông qua mạng Internet tới doanh nghiệp và công dân. | 25/2006/QĐ-BTM |
1440 | Dịch vụ của hợp tác xã đối với xã viên | là hoạt động cung ứng cho xã viên các hàng hoá, vật tư dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất mà xã viên có nhu cầu và phải trả tiền cho hợp tác xã | 18/2003/QH11 |
1441 | Dịch vụ dân số | "là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sau đây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật." | 06/2003/PL-UBTVQH11 |
1442 | Dịch vụ di động trả trước | Là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ phải trả tiền trước cho doanh nghiệp thông tin di động thông qua hình thức nạp tiền vào thẻ SIM trả trước hoặc máy đầu cuối di động trả trước (loại không dùng thẻ SIM) hoặc các hình thức tương tự khác. | 22/2009/TT-BTTTT |
1443 | Dịch vụ du lịch | là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. | 44/2005/QH11 |
1444 | Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông | là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin, hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
1445 | Dịch vụ giám định | là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. | 36/2005/QH11 |
1446 | Dịch vụ gọi tự do | là dịch vụ nội dung thông tin mà người sử dụng dịch vụ không phải thanh toán cước dịch vụ. Doanh nghiệp cung cấp nội dung thông tin chịu trách nhiệm thanh toán cước với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ gọi tự do. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
1447 | Dịch vụ hành chính công | là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý. | 64/2007/NĐ-CP |
1448 | Dịch vụ hỗ trợ khách hàng | là dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông cung cấp thêm cho người sử dụng dịch vụ trong quá trình sử dụng dịch vụ viễn thông. Với các dịch vụ này, Bộ Bưu chính, Viễn thông phân bổ dải số cho các doanh nghiệp viễn thông. Trên cơ sở dải số đã được phân bổ, các doanh nghiệp viễn thông quy định mã, số cho từng dịch vụ cụ thể để sử dụng hoặc cho thuê. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
1449 | Dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc | "là dịch vụ mà doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp bắt buộc cho người sử dụng dịch vụ theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông nhằm hỗ trợ cho người sử dụng dịch vụ trong quá trình sử dụng dịch vụ viễn thông. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc bao gồm: dịch vụ đăng ký đàm thoại đường dài trong nước và quốc tế qua điện thoại viên; dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao nội hạt; dịch vụ báo hỏng số thuê bao nội hạt và các dịch vụ khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định." | 52/2006/QĐ-BBCVT |
1450 | Dịch vụ Internet | là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông. | 97/2008/NĐ-CP |
1451 | Dịch vụ kết nối Internet | là dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet trong nước giữa các tổ chức, doanh nghiệp đó. | 97/2008/NĐ-CP |
1452 | Dịch vụ khoa học và công nghệ | "là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn" | 21/2000/QH10 |
1453 | Dịch vụ không lưu | bao gồm dịch vụ thông báo bay, dịch vụ báo động và dịch vụ kiểm soát không lưu. Ngoài ra, ở những nơi có cung cấp thì dịch vụ thủ tục bay và dịch vụ đánh tín hiệu tại cảng hàng không cũng được coi là loại hình của dịch vụ không lưu. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1454 | Dịch vụ kiểm soát đường dài | là dịch vụ kiểm soát không lưu được cung cấp cho các chuyến bay có kiểm soát trong vùng kiểm soát đường dài. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1455 | Dịch vụ kiểm soát không lưu | "là dịch vụ kiểm soát đường dài, dịch vụ kiểm soát tiếp cận, dịch vụ kiểm soát mặt đất tại cảng hàng không quốc tế và dịch vụ kiểm soát tại sân bay nhằm mục đích: a) Ngăn ngừa các va chạm giữa các tầu bay với nhau và giữa các tầu bay với các vật chướng ngại trên khu hoạt động tại sân bay; b) Thúc đẩy và duy trì một luồng không lưu điều hòa." | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1456 | Dịch vụ kiểm soát mặt đất tại cảng hàng không quốc tế | là dịch vụ kiểm soát tại sân bay được cung cấp cho các hoạt động bay trên khu hoạt động tại sân bay trừ phần sử dụng cho cất cánh và hạ cánh. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1457 | Dịch vụ kiểm soát tại sân bay | là dịch vụ kiểm soát không lưu được cung cấp cho các chuyến bay trong khu vực kiểm soát tại sân bay. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1458 | Dịch vụ kiểm soát tiếp cận | là dịch vụ kiểm soát không lưu được cung cấp cho các chuyến bay có kiểm soát trong vùng kiểm soát tiếp cận. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1459 | Dịch vụ làm thủ tục về thuế | là hoạt động của đại lý thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thay người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết. | 28/2008/TT-BTC |
1460 | Dịch vụ logistics | là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc. | 36/2005/QH11 |
1461 | Dịch vụ mạng | Là dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng máy tính nhằm giúp các đơn vị và cá nhân (người sử dụng) truy nhập và sử dụng chung các tài nguyên trên mạng. | 1331/QĐ-BKHCN |
1462 | Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến | là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác. | 97/2008/NĐ-CP |
1463 | Dịch vụ mật mã dân sự | bao gồm các dịch vụ tư vấn, cung cấp, triển khai lắp đặt, đào tạo, bảo hành, sửa chữa các loạt sản phẩm mật mã dân sự và các dịch vụ khác có liên quan để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. | 73/2007/NĐ-CP |
1464 | Dịch vụ môi trường rừng | Là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của môi trường rừng (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…). | 380/QĐ-TTG |
1465 | Dịch vụ nghĩa trang | "Bao gồm tổ chức tang lễ, mai táng hoặc hỏa táng thi hài hoặc hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ, chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt tại các nhà lưu giữ tro cốt theo nhu cầu và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm." | 35/2008/NĐ-CP |
1466 | Dịch vụ nổ mìn | là việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhằm thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa bên có chức năng làm dịch vụ nổ mìn với bên có nhu cầu nổ mìn để thực hiện một mục đích nhất định. | 64/2005/NĐ-CP |
1467 | Dịch vụ nội dung thông tin | là dịch vụ do các tổ chức, cá nhân được phép của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cung cấp các loại hình nội dung thông tin khác nhau cho người sử dụng thông qua mạng viễn thông. Dịch vụ nội dung thông tin có thể được cung cấp trong phạm vi nội vùng hoặc toàn quốc với các số dịch vụ được cấp từ các doanh nghiệp viễn thông. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
1468 | Dịch vụ nội dung thông tin số | là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số. | 71/2007/NĐ-CP |
1469 | Dịch vụ phần mềm | là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm. | 71/2007/NĐ-CP |
1470 | Dịch vụ quản lý bất động sản | là hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản được chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng bất động sản uỷ quyền thực hiện việc bảo quản, giữ gìn, trông coi, vận hành và khai thác bất động sản theo hợp đồng quản lý bất động sản. | 63/2006/QH11 |
1471 | Dịch vụ sự nghiệp công | là các hoạt động thuộc trách nhiệm của Nhà nước phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và cộng đồng xã hội. | 39/2008/QĐ-TTg |
1472 | Dịch vụ thanh toán | là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán. | 64/2001/NĐ-CP |
1473 | Dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng | là công việc do Ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng, nhằm phục vụ trực tiếp cho việc thanh toán và chuyển tiền của khách hàng qua Ngân hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. | 448/2000/QĐ-NHNN2 |
1474 | Dịch vụ thông báo bay | là dịch vụ được cung cấp nhằm mục đích đảm bảo các chỉ dẫn và tin tức hữu ích để tiến hành các chuyến bay một cách an toàn và hiệu quả. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1475 | Dịch vụ thông báo tin tức hàng không | (Aeronautical information service) là hoạt động thu thập, xử lý, biên soạn, phát hành và cung cấp các tin tức cần thiết trong nước và quốc tế đảm bảo an toàn cho hoạt động bay. | 21/2007/QĐ-BGTVT |
1476 | Dịch vụ thông tin cố định hàng không | "là dịch vụ thông tin giữa những điểm cố định nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay; điều hòa, hiệu quả và kinh tế của giao thông hàng không dân dụng." | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1477 | Dịch vụ thông tin lưu động hàng không | là dịch vụ thông tin lưu động giữa các đài hàng không dân dụng và các đài trên tầu bay, hoặc giữa các đài trên tầu bay với nhau, trong đó có thể có những đài của các phương tiện cứu hộ và các đài chỉ vị trí bị nạn hoạt động trên các tần số cấp cứu. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1478 | Dịch vụ thông tin tín dụng | "là việc cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng; hỗ trợ giải pháp quản trị thông tin tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; hỗ trợ, tư vấn, chuyển giao công nghệ về phần mềm quản trị thông tin tín dụng; tư vấn, hỗ trợ tìm kiếm thông tin tín dụng." | 1117/2004/QĐ-NHNN |
1479 | Dịch vụ thương mại | Dịch vụ gắn liền với thương mại nhằm phục vụ cho việc thương mại (vd. Dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại) được quy định trong Luật thương mại. Phân biệt với các dịch vụ khác (vd. Dịch vụ khám, chữa bệnh, tư vấn pháp luật ….), do quy định của các văn bản pháp luật điều chỉnh. | Từ điển Luật học trang 133 |
1480 | Dịch vụ trung chuyển container | là việc xếp dỡ Container theo yêu cầu của người vận chuyển thông qua việc dỡ container được vận chuyển trên phương tiện vận tải từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc dỡ container được vận chuyển trên phương tiện vận tải từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp các container đó lên phương tiện vận tải để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam | 08/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT |
1481 | Dịch vụ truy nhập Internet | là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet. | 97/2008/NĐ-CP |
1482 | Dịch vụ tư vấn đấu thầu | "Bao gồm: a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi; b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác." | 61/2005/QH11 |
1483 | Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông | là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng được cung cấp cho người sử dụng thông qua mạng lưới thiết bị Internet. | 97/2008/NĐ-CP |
1484 | Dịch vụ viễn thông | là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. | 43/2002/PL-UBTVQH10 |
1485 | Dịch vụ viễn thông nội vùng | là dịch vụ được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho người sử dụng trong phạm vi một vùng đánh số khả năng truy nhập để sử dụng dịch vụ với cùng một mã (số) dịch vụ. Mã (số) trong trường hợp này được gọi là mã (số) dịch vụ nội vùng. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
1486 | Dịch vụ viễn thông toàn quốc | là dịch vụ được cung cấp trên mạng viễn thông cố định mặt đất, bảo đảm cho người sử dụng trên phạm vi toàn quốc khả năng truy nhập để sử dụng dịch vụ với cùng một mã (số) dịch vụ. Mã (số) trong trường hợp này được gọi là mã (số) dịch vụ toàn quốc. | 52/2006/QĐ-BBCVT |
1487 | Điểm báo cáo | "(Reporting point): Vị trí địa lý quy định dựa vào đó để tầu bay báo cáo vị trí;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
1488 | Điểm báo cáo ATS/MET(Reporting point | Vị trí địa lý quy định dựa vào đó để tàu bay báo cáo vị trí. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
1489 | Điểm chuẩn | là tổng điểm tối đa quy định cho mỗi tiêu chí kiểm định. | 01/2008/QĐ-BLĐTBXH |
1490 | Điểm chuyển giao kiểm soát | là điểm xác định trên đường bay ATS của tầu bay tại đó trách nhiệm kiểm soát tầu bay chuyển từ một cơ quan/vị trí kiểm soát không lưu cho một cơ quan/vị trí kiểm soát không lưu khác. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1491 | Điểm dân cư nông thôn | là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác | 16/2003/QH11 |
1492 | Điểm đánh giá | là điểm của mỗi tiêu chuẩn kiểm định cụ thể, tùy thuộc vào mức độ đạt được của tiêu chuẩn kiểm định đó. Điểm đánh giá được tính theo thang điểm 2. | 01/2008/QĐ-BLĐTBXH |
1493 | Điểm du lịch | là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. | 44/2005/QH11 |
1494 | Điểm giao dịch | là địa điểm nằm ngoài trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện một số giao dịch hạn chế với khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. | 22/2006/NĐ-CP |
1495 | Điểm giao thông tĩnh | "là điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ; bến xe, bãi đỗ xe; trạm thu phí giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, bến phà; đường ngang giữa đường bộ và đường sắt." | 146/2007/NĐ-CP |
1496 | Điểm kết cuối | của mạng viễn thông là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối của người sử dụng dịch vụ vào mạng viễn thông. | 43/2002/PL-UBTVQH10 |
1497 | Điểm kinh doanh của chủ hàng | Là tên gọi chung cho cửa hàng, quầy hàng, sạp hàng, lô quầy, ki ốt của hộ kinh doanh được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ. | 13/2006/QĐ-BXD |
1498 | Điểm kinh doanh đơn vị quy chuẩn | Là một đơn vị diện tích quy ước được xác định là 3m2, gọi tắt là điểm kinh doanh (viết tắt là ĐKD). | 13/2006/QĐ-BXD |
1499 | Điểm nút | Là giao điểm của ít nhất 3 đường độ cao cùng cấp hạng | 11/2008/QĐ-BTNMT |
1500 | Điểm quy chiếu sân bay | là điểm quy ước xác định vị trí của một sân bay. | 20/2009/NĐ-CP |
1501 | Điểm tái định cư | điểm dân cư được xây dựng theo quy hoạch bao gồm: đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để bố trí dân tái định cư. | 1287/QĐ-TTg |
1502 | Điểm thăm dò | là vị trí mà tại đó khi khảo sát thực hiện công tác khoan, đào, thí nghiệm hiện trường (xuyên, cắt, nén tĩnh, nén ngang, thí nghiệm thấm...), đo địa vật lý... | 06/2006/TT-BXD |
1503 | Điểm trình diễn | là sự triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về khoa học công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy mô phù hợp để trình diễn trước khi đưa ra áp dụng trên diện rộng. | 75/2007/QĐ-BNN |
1504 | Điểm trọng yếu | là điểm quy định để xác định đường bay ATS, đường bay của tầu bay hoặc dùng cho mục đích không lưu và dẫn đường khác. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1505 | Điểm tựa | Là điểm độ cao hạng cao hoặc cùng hạng đã có từ trước mà điểm đầu hoặc điểm cuối của đường độ cao mới được đo nối vào | 11/2008/QĐ-BTNMT |
1506 | Điểm vui chơi giải trí có thưởng | là khu vực riêng đã được xác định và đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dùng để tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng của cơ sở kinh doanh. | 91/2005/QĐ-BTC |
1507 | Điện ảnh | là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật. | 62/2006/QH11 |
1508 | Diễn lại sự việc | Hình thức thu nhập và đánh giá chứng cứ được thực hiện trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án hình sự bằng cách buộc người đã có hành vi phạm pháp hoặc người chứng kiến sự việc diễn lại một tình tiết mà họ đã làm khi gây án, hoặc được chứng kiến khi xảy ra vụ án. Việc diễn lại vụ án phải được tiến hành trong những điều kiện tương đối giống với hoàn cảnh không gian, thời gian ở nơi xảy ra vụ án. Kết quả việc diễn lại sự việc phải được ghi lại đầy đủ trong biên bản và mọi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có mặt trong buổi diễn lại sự việc đều phải kí vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. | Từ điển Luật học trang 133 |
1509 | Điển mại | Bán với sự thỏa thuận giữa các bên, người bán có thể chuộc lại sau một thời hạn và phải trả cho người mua giá bán và các chi phí khác. | Từ điển Luật học trang 154 |
1510 | Điện năng dư | là lượng điện năng sản xuất trong mùa mưa vượt quá lượng điện năng với hệ số phụ tải trong mùa mưa là 0,85. | 18/2008/QĐ-BCT |
1511 | Điện năng thanh cái | là toàn bộ điện năng sản xuất trừ đi lượng điện tự dùng bên trong phạm vi nhà máy. | 18/2008/QĐ-BCT |
1512 | Diện tích đất công nghiệp | Là phần diện tích đất của cụm công nghiệp dành cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. | 105/2009/QĐ-TTg |
1513 | Diện tích giao thông mua hàng | Là diện tích đi lại, đứng xem, mua hàng của khách trong diện tích kinh doanh (diện tích này không bao gồm diện tích giao thông trong các cụm bán hàng của hộ kinh doanh). | 13/2006/QĐ-BXD |
1514 | Diện tích kinh doanh | Là diện tích hoạt động mua bán hàng, bao gồm cả diện tích kinh doanh trong nhà và diện tích kinh doanh ngoài trời. | 13/2006/QĐ-BXD |
1515 | Diện tích kinh doanh ngoài trời | Là diện tích mua bán tự do, bố trí ngoài trời, trong sân chợ. Thường không phân chia cụ thể cho một chủ hàng nào, dành cho đối tượng kinh doanh không thường xuyên. | 13/2006/QĐ-BXD |
1516 | Diện tích kinh doanh trong nhà | Là diện tích hoạt động mua bán hàng, bao gồm diện tích các điểm kinh doanh của chủ hàng và diện tích giao thông mua hàng của khách, dành cho đối tượng kinh doanh thường xuyên. | 13/2006/QĐ-BXD |
1517 | Điện văn thông báo hàng không (NOTAM | Điện văn thông báo liên quan đến việc thiết lập, tình trạng hoặc sự thay đổi của bất kỳ phương tiện dẫn đường, dịch vụ và phương thức hoặc mức độ nguy hiểm liên quan đến khai thác bay. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
1518 | Điều chế rừng | là xây dựng một kế hoạch tác nghiệp cụ thể, chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng, trong một hay nhiều luân kỳ khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi sản xuất, nhằm đảm bảo cho rừng sản xuất được lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng cao, bền vững. | 40/2005/QĐ-BNN |
1519 | Điều chỉnh địa giới hành chính | là việc thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh diện tích tự nhiên và dân số của một hoặc một số đơn vị hành chính cho một hoặc một số đơn vị hành chính khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. | 06/2006/TTLT-BTNMT-BNV-BNG-BQP |
1520 | Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ | là việc tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận trước đo trong hợp đồng tín dụng. | |
1521 | Điều chỉnh phần mềm | là việc thay đổi, bổ sung các cấu phần của phần mềm làm phù hợp hơn với yêu cầu của người sử dụng. | 1630/2003/QĐ-NHNN |
1522 | Điều chỉnh pháp luật | Bằng các quy tắc xử sự được quy định thành pháp luật, nhà nước hướng dẫn các hoạt động của mọi người (cá nhân, tập thể, cơ quan nhà nước) bảo đảm cho mọi hoạt động theo đúng ý chí của nhà nước và uốn nắn những hoạt động sai trái cho đúng với đường lối, chính sách của đảng cầm quyền, pháp luật của nhà nước. Để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật, nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh bao gồm các ngành luật phù hợp với các bước phát triển của kinh tế xã hội, xác định đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, cơ chế điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật hoặc của các chế định pháp luật trong mỗi ngành luật. | Từ điển Luật học trang 154 |
1523 | Điều độ hệ thống điện | là hoạt động chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy phạm kỹ thuật và phương thức vận hành đã được xác định | 28/2004/QH11 |
1524 | Điều động cán bộ, công chức | là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. | 22/2008/QH12 |
1525 | Điều hành dự trữ quốc gia | là các hoạt động về quản lý nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ dự trữ quốc gia. | 17/2004/PL-UBTVQH11 |
1526 | Điều hành giao dịch thị trường điện lực | là hoạt động quản lý và điều phối các giao dịch mua bán điện và dịch vụ phụ trợ trên thị trường điện lực | 28/2004/QH11 |
1527 | Điều khoản tối huệ quốc | Điều khoản theo đó một quốc gia này cho một quốc gia kia và pháp nhân, thể nhân của quốc gia kia hưởng chế độ ưu đãi mà quốc gia này đã cho, đang cho hoặc sẽ cho một quốc gia khác và pháp nhân, thể nhân của quốc gia khác được hưởng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải, du lịch hoặc trong các lĩnh vực khác. Chế độ tối huệ quốc thường được các nước hữu quan khẳng định trong các hiệp định thương mại hoặc trong một điều ước quốc tế. Bằng việc quy định trong các điều ước quốc tế đó, các nước xác lập ra các điều kiện đối xử công bằng đối với tất cả các quốc gia, các tổ chức và công ti của các quốc gia hữu quan trong các lĩnh vực kinh tế. Điều khoản tối huệ quốc phòng được quy định trong các hiệp định thương mại kí kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chính phủ nước ngoài. Hệ quả trước tiên của điều khoản tối huệ quốc là được hưởng mức thuế quan nhập khẩu thấp hơn mức bình thường. | Từ điển Luật học trang 155 |
1528 | Điều kiện của tội phạm | "Những yếu tố làm cho tội phạm nảy sinh và nảy sinh trở lại, tiếp tục tồn tại hoặc phát triển, làm cho tội phạm ngày càng phổ biến, nghiêm trọng. Các điều kiện đó thường là: pháp chế, kỉ cương không nghiêm; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm kê, kiểm sát không nhạy bén, kém hiệu lực; môi trường đạo đức nhân văn sa sút; chế độ trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, thưởng phạt thiếu nghiêm minh;vv. Điều kiện của tội phạm có hai dạng: a) Điều kiện do khách quan tạo nên, đó là sự buông lỏng quản lý kém hiệu lực. b) Điều kiện do chủ quan con người phạm tội tạo nên, đó là mục đích, động cơ đệ tiện, xấu xa của người phạm tội, sự nghiện ngập, sự buông thả trong lối sống. Nghiên cứu xác định đúng điều kiện khách quan và chủ quan của tội phạm có tác dụng lớn đối với việc tìm ra phương hướng, mục tiêu, biện pháp đấu tranh nhằm hạn chế tội phạm nảy sinh trở lại, tiếp tục tồn tại và phát triển." | Từ điển Luật học trang 155 |
1529 | Điều kiện địa chất công trình | "bao gồm đặc điểm địa hình, địa mạo; cấu trúc địa chất; đặc điểm kiến tạo; đặc điểm địa chất thuỷ văn; đặc điểm khí tượng - thuỷ văn; thành phần thạch học; các tính chất cơ - lý của đất, đá; các quá trình địa chất tự nhiên, địa chất công trình bất lợi." | 06/2006/TT-BXD |
1530 | Điều kiện khí tượng bay bằng mắt | là điều kiện khí tượng biểu diễn bằng trị số tầm nhìn, khoảng cách tới mây và trần mây bằng hoặc lớn hơn tiêu chuẩn tối thiểu quy định. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1531 | Điều kiện khí tượng bay bằng thiết bị | là điều kiện khí tượng biểu diễn bằng trị số tầm nhìn, khoảng cách tới mây và trần mây. Những trị số này thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu quy định cho điều kiện khí tượng bay bằng mắt. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1532 | Điều kiện kinh doanh | là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác. | 60/2005/QH11 |
1533 | Điều lệ | "1. Văn phòng pháp quy, dưới luật do các cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật ban hành theo thẩm quyền để làm cơ sở pháp lí thống nhất cho việc điều hành một lĩnh vực công tác nhất định như điều lệ công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam; điều lệ khen thưởng; điều lệ bảo quản; sử dụng xe, máy ….. 2. Điều lệ là văn bản quy phạm quy định tôn chỉ, mục đích tổ chức, hoạt động, kỉ luật nội bộ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội. Vd. Điều lệ Đảng, Điều lệ của mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều lệ của Hội luật gia Việt Nam, Điều lệ của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, vv." | Từ điển Luật học trang 155 |
1534 | Điều lệ công ti | "Một bản cam kết của tất cả các thành viên sáng lập hay các cổ đông về thành lập và hoạt động của công ti, điều lệ được thông qua tại đại hội thành lập. Nội dung điều lệ công ti được xây dựng theo trình tự, thủ tục do cơ quan nhà nước quy định và phù hợp với pháp luật. Điều lệ công ti thể hiện tư cách pháp nhân của công ti, là cơ sở pháp lí để điều hành mọi hoạt động của công ti; việc thay đổi điều lệ do đại hội thành viên công ti hoặc đại hội cổ đông quyết định." | Từ điển Luật học trang 156 |
1535 | Điều lệnh | "Văn bản pháp quy, do bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành để làm cơ sở pháp lí thống nhất cho việc điều hành một số mặt hoạt động, tác chiến của quân đội như các điều lệnh tác chiến, điều lệnh tác chiến của không quân, hải quân, pháo binh, công binh, bộ binh; điều lệnh đóng quân; điều lệnh đội ngũ; điều lệnh canh phòng; điều lệnh nội vụ, vv." | Từ điển Luật học trang 156 |
1536 | Điều lệnh kỉ luật | Văn bản pháp quy do bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành áp dụng trong các đơn vị quân đội chính quy. Điều lệnh kỉ luật được dùng làm cơ sở pháp lí để rèn luyện, điều chỉnh các hoạt động của quân nhân trong lao động, công tác, học tập, canh gác, chiến đấu, trong quan hệ tiếp xúc với đồng đội, với sĩ quan cấp trên, với chính quyền, với nhân dân, quan hệ tiếp xúc trong thời bình, thời chiến, vv. Nội dung điều lệnh kỉ luật còn bao gồm các quy định về hình thức, mức độ, thẩm quyền khen thưởng và xử phạt của sĩ quan cấp trên đối với sĩ quan, chiến sĩ cấp dưới khi các quân nhân này lập được thành tích hoặc vi phạm kỉ luật quân đội, pháp luật của nhà nước. | Từ điển Luật học trang 156 |
1537 | Điều lệnh nội vụ | Văn bản pháp quy do bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành, áp dụng cho các đơn vị quân đội chính quy, được dùng làm cơ sở pháp lí điều chỉnh nền nếp sinh hoạt hàng ngày của quân nhân, để duy trì trật tự, vệ sinh, an ninh, an toàn trong các doanh trại quân đội và khi hoạt động, công tác ngoài doanh trại quân đội. Chiến sĩ và sĩ quan cấp dưới trong quân đội chính quy phải chịu sự quản lí của sĩ quan cấp trên trực tiếp 24 trên 24 tiếng đồng hồ. Điều lệnh nội vụ là cơ sở pháp lí thống nhất cho việc duy trì và nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu thường xuyên cho mọi quân nhân và đơn vị quân đội chính quy. | Từ điển Luật học trang 156 |
1538 | Điều luật | Đơn vị cơ bản có đánh số thứ tự của một văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp luật). Mỗi điều luật, thông thường có một quy phạm pháp luật. Đối với các trường hợp cần được quy định cụ thể thì có hai hoặc ba, có khi bốn quy phạm trong một điều luật, thường được gọi là khoản có đánh số thứ tự. Khi viện dẫn, sẽ phải nêu điều luật rồi đến khoản của điều ấy. Điều 30 – Bộ luật lao động có ba quy phạm được đánh số: 1) Quy định việc giao kí kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. 2) Có thể giao kết giữa người sử dụng lao động với người được ủy quyền hợp pháp thay mặt cho một nhóm người lao động. 3) Người lao động có thể giao kết với một hoặc nhiều người sử dụng lao động. | Từ điển Luật học trang 157 |
1539 | Điều tiết điện lực | là tác động của Nhà nước vào các hoạt động điện lực và thị trường điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật | 28/2004/QH11 |
1540 | Điều tra | "Công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Bộ luật tố tụng hình sự giành cả Chương VIII để quy định về điều tra. Điều tra để làm sáng tỏ những vấn đề sau đây: Có hành vi phạm tội hay không? Nếu có thì theo khoản nào của Bộ luật hình sự? Ai là người phạm tội? Cố ý hay vô ý? Ai là đồng phạm, vv. Các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của bị can và mọi tình tiết cần thiết khác. Thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra. Điều tra xong phải có kết luận. Tuy theo kết luận mà có biện pháp xử lí thích đáng. Công tác điều tra rất quan trọng. Điều tra đúng là cơ sở đầu tiên để xét xử đúng; điều tra sai là sai ngay từ bước đầu, dễ dẫn tới xét xử sai. Công tác điều tra phải được tiến hành trong thời hạn do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Nếu hết hạn điều tra quy định mà vẫn không chứng minh được tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra." | Từ điển Luật học trang 157 |
1541 | Điều tra cơ bản địa chất | là hoạt động nghiên cứu, điều tra về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ Trái Đất và các điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan | 47-L/CTN |
1542 | Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản | là việc đánh giá tổng quan tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò khoáng sản | 47-L/CTN |
1543 | Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo | là hoạt động thu thập, xử lý và quản lý các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. | 25/2009/NĐ-CP |
1544 | Điều tra khảo cổ | là hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp điền dã nghiên cứu địa hình, địa mạo và lấy mẫu vật ở bề mặt của địa điểm khảo cổ nhằm bước đầu xác định vị trí, phạm vi, niên đại, tính chất của địa điểm khảo cổ. | 86/2008/QĐ-BVHTTDL |
1545 | Điều tra ngộ độc thực phẩm | là quá trình thực hiện các nội dung điều tra ban hành theo Quyết định này để xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên ngộ độc thực phẩm. | 39/2006/QĐ-BYT |
1546 | Điều tra thống kê | là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra | 04/2003/QH11 |
1547 | Điều tra thống kê tiền tệ | là hình thức thu thập thông tin về tiền tệ theo phương pháp điều tra thống kê. Các cuộc điều tra này nằm ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê. | 82/2007/NĐ-CP |
1548 | Điều tra viên | Một chức danh nhà nước để chỉ cán bộ trong cơ quan điều tra, có nhiệm vụ tiến hành các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình. Bộ luật tố tụng hình sự quy định chức danh điều tra viên trong các cơ quan điều tra của lực lượng an ninh nhân dân, lực lượng cảnh sát nhân dân, trong quân đội nhân dân và viện kiểm soát nhân dân. Ngoài ra, trong bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng an ninh nhân dân, quân đội nhân dân có cán bộ được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. | Từ điển Luật học trang 157 |
1549 | Điều trần | "1. Bản trình bày cặn kẽ ý kiến về một vấn đề để kiến nghị đem áp dụng được dâng lên hoàng đế thời phong kiến, vd. Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ lên vua nhà Nguyễn. 2. Lời trình bày chính thức, công khai để giải thích, biện bạch về một vấn đề, một chủ trương thuộc trách nhiệm của mình khi bị chất vấn hoặc thấy cần tranh thủ sự đồng tình của tập thể; thường dùng trong trường hợp tổng thống điều trần với quốc hội (ở các nước phương Tây, đặc biệt là ở Mĩ). Ở Việt Nam, là thành viên của chính phủ bị chất vấn trả lời trước Quốc hội." | Từ điển Luật học trang 158 |
1550 | Điều ước quốc tế | Sự thỏa thuận dưới hình thức rõ ràng và xác định cụ thể về việc định lập các quy tắc ràng buộc các chủ thể tham gia điều ước trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó. Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản và là nguồn chủ yế của pháp luật quốc tế. Điều ước quốc tế có thể tạo ra các quy phạm chung dùng nhiều lần trong quan hệ quốc tế, có thể tạo ra các quy phạm đơn hành áp dụng cho một số trường hợp cụ thể. Chỉ có những điều ước quốc tế hợp pháp mới được coi là nguồn đích thực của pháp luật quốc tế. Điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, thỏa thuận, công hàm trao đổi và các văn kiện pháp lí quốc tế khác kí kết giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Việc kí kết và thực hiện các điều ước quốc tế phải tuân theo các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về điều ước quốc tế. | Từ điển Luật học trang 158 |
1551 | Điều ước quốc tế về ODA | "là thoả thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều nhà tài trợ về các vấn đề liên quan đến ODA. Điều ước quốc tế về ODA bao gồm: a) ""Điều ước quốc tế khung về ODA"" là điều ước quốc tế về ODA thể hiện cam kết về các nguyên tắc và điều kiện chung về hợp tác phát triển, có nội dung liên quan tới: chiến lược, chính sách, khung khổ hợp tác phát triển, phương hướng ưu tiên trong cung cấp và sử dụng ODA; các lĩnh vực, các chương trình hoặc dự án ODA thỏa thuận tài trợ; điều kiện khung và cam kết ODA cho một năm hoặc nhiều năm đối với chương trình, dự án; những nguyên tắc về thể thức và kế hoạch quản lý, thực hiện chương trình, dự án. b) ""Điều ước quốc tế cụ thể về ODA"" là điều ước quốc tế về ODA thể hiện cam kết về việc tài trợ cho chương trình, dự án cụ thể hoặc hỗ trợ ngân sách, có nội dung chính bao gồm: mục tiêu, hoạt động, kết quả phải đạt được, kế hoạch thực hiện, điều kiện tài trợ, vốn, cơ cấu vốn, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên, các nguyên tắc, chuẩn mực cần tuân thủ trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án và điều kiện giải ngân, điều kiện trả nợ đối với khoản vay cho chương trình, dự án." | 131/2006/NĐ-CP |
1552 | Định chế tài chính | "là bất kỳ tổ chức nào có tiến hành kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động, gồm: nhận tiền gửi; cho vay; thuê mua tài chính; chuyển tiền hay giá trị; phát hành và quản lý các phương tiện thanh toán; bảo lãnh và cam kết tài chính; kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trường tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển nhượng; tham gia phát hành chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư của cá nhân, tập thể; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân hay tập thể khác; đầu tư, quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho cá nhân, tập thể khác; bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu tư khác; đổi tiền." | 74/2005/NĐ-CP |
1553 | Đình chỉ điều tra. | "Theo điều 139 – Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan điều tra ra quyết định thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những trường hợp sau: 1. Có một trong những căn cứ sau: Không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. 2. Đã hết thời hạn điều tra mà không chwangminh được bị can đã thực hiện tội phạm. Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Trong trường hợp người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu khi tiến hành điều tra hoặc xét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguye hiểm cho xã hội nữa, thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án có thể chuyển giao hồ sơ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội xử lí." | Từ điển Luật học trang 158 |
1554 | Đình chỉ hiệu lực điều ước quốc tế | là tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đã ký kết. | 07/1998/PL-UBTVQH10 |
1555 | Đình chỉ thanh toán séc | là việc người ký phát thông báo bằng văn bản yêu cầu người thực hiện thanh toán không thanh toán tờ séc do mình đã ký phát. | 159/2003/NĐ-CP |
1556 | Đình chỉ thi hành án | Việc tòa án ra quyết định chấm dứt việc thi hành bản án. Trong tố tụng hình sự có một số trường hợp tuy bản án đã có hiệu lực thi hành, song do xuất hiện những lí do đặc biệt nên tòa án buộc phải ra quyết định đình chỉ thi hành án, vd. Người bị kết án chết trước khi thi hành án. Theo Điều 255 – Bộ luật tố tụng hình sự, hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 89 – Bộ luật tố tụng hình sự tức là những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Theo Điều 268 – Bộ luật tố tụng hình sự, hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án. | Từ điển Luật học trang 159 |
1557 | Đình chỉ thi hành quyết định | là việc chấm dứt thi hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật. | 18/2008/QĐ-UBND |
1558 | Đình chỉ tố tụng hình sự | Một trong những hình thức kết thúc vụ án ở một giai đoạn tố tụng khi có những căn cứ quyết định. Việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án cũng đều có nghĩa là đình chỉ tố tụng. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án ra quyết định đình chỉ điều tra (hoặc đình chỉ vụ án) khi có những căn cứ không được khởi tố vụ án nêu ở Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, khi đã hết thời hạn điều ra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra (Điều 139 – Bộ luật tố tụng hình sự). | Từ điển Luật học trang 159 |
1559 | Đình chỉ vụ án | "Theo Điều 155 – Bộ luật tố tụng hình sự, thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ: người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; người đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; lí do đình chỉ vụ án; việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; trả lại đồ vật đã tạm giữ nếu có và những vấn đề khác có liên quan." | Từ điển Luật học trang 160 |
1560 | Đình công | Đỉnh cao của tranh chấp lao động tập thể được biểu hiện ở việc ngừng việc tập thể. Đình công là biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt nhất của tập thể lao động để đòi người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, đòi thỏa mãn những yêu sách và các vấn đề trong quan hệ lao động. Theo các Điều 172 – 179 Bộ luật lao động, tập thể lao động chỉ có thể quyết định đình công khi tranh chấp lao động tập thể đã được hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng họ không nhất trí với quyết định này mà cũng không lựa chọn việc yêu cầu tòa án giải quyết. Việc đình công phải tiến hành qua các bước sau đây: Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động bằng bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ kí và phải được quá nữa tập thể lao động tán thành. Ban chấp hành công đoàn làm bản yêu cầu của cuộc đình công, cử đại diện, nhiều nhất là ba người trao bản yêu cầu này cho người sử dụng lao động đồng thời gửi thông báo đình công cho cơ quan lao động cấp tỉnh và liên đoàn lao động cấp tỉnh. Sau khi thực hiện các thủ tục đó, cuộc đình công có thể bắt đầu.Pháp luật nghiêm cấm các hành vi bạo lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự an toàn công cộng trong khi đình công. Các cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp khi: - Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động. - Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp. - Không theo đúng trình tự, thủ tục quy định Chính phủ quy định các doanh nghiệp phục vụ công cộng, doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng không được đình công. Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc ngừng một cuộc đình công nếu thấy cuộc đình công đó có nguy cơ nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng. Điều kiện, trình tự, thủ tục cụ thể tiến hành đình công, việc giải quyết các cuộc đình công được quy định cụ thể trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động do Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 11.4.1996. | Từ điển Luật học trang 160 |
1561 | Định đoạt tài sản | Một trong ba quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, được thể hiện ở chỗ người chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản ấy bằng cách tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho mượn, để thừa kế, từ bỏ hoặc bằng các hình thức định đoạt khác (Điều 201 – Bộ luật dân sự). Việc định đoạt phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu pháp luật có quy định trình tự thủ tục định đoạt thì phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục ấy. Chủ sở hữu có thể ủy quyền định đoạt cho người khác, người được ủy quyền phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí và lợi ích của chủ sở hữu. Quyền định đoạt bị hạn chế đối với tài sản bị kê biên, cầm cố, thế chấp, vv. Trong các trường hợp khác do pháp luật quy định. Nhà nước có quyền ưu tiên mua đối với tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hóa. Trong trường hợp pháp luật quy định quyền ưu tiên mua cho tổ chức, cá nhân khi bán, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên cho tổ chức, cá nhân đó. | Từ điển Luật học trang 161 |
1562 | Định giá bất động sản | là hoạt động tư vấn, xác định giá của một bất động sản cụ thể tại một thời điểm xác định. | 63/2006/QH11 |
1563 | Định giá công nghệ | là hoạt động xác định giá của công nghệ | 80/2006/QH11 |
1564 | Định hình | là sự biểu hiện bằng chữ viết, các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận biết, sao chép hoặc truyền đạt. | 100/2006/NĐ-CP |
1565 | Định kiến giới | là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. | 73/2006/QH11 |
1566 | Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác | là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định điều động, bố trí, phân công lại vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời hạn công tác đủ 36 tháng tại các vị trí trong các lĩnh vực, ngành, nghề quy định tại Điều 8 Nghị định này. | 158/2007/NĐ-CP |
1567 | Đỉnh lũ | Là mực nước cao nhất quan trắc được trong một trận lũ tại một tuyến đo. | 18/2008/QĐ-BTNMT |
1568 | Định lượng của hàng hoá | là lượng hàng hóa được thể hiện bằng khối lượng tịnh, thể tích thực, kích thước thực hay số lượng theo số đếm hàng hoá. | 89/2006/NĐ-CP |
1569 | Định mức sử dụng nguyên liệu | là lượng nguyên liệu để cấu thành một đơn vị sản phẩm gia công. | 116/2008/TT-BTC |
1570 | Định mức vật tư tiêu hao | là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một đơn vị sản phẩm gia công. | 116/2008/TT-BTC |
1571 | Định tội danh | Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải định tội được theo tội danh mà Luật hình sự quy định. Cơ sở của việc định tội phải dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Viện kiểm sát khi quyết định truy tố bị can ra trước toà án xét xử phải xác định cụ thể tội danh trong bản cáo trạng theo điều luật hình sự quy định. Sau khi kết thúc thủ tục tố tụng tại phiên tòa và nghị án, tòa án (hội đồng xét xử) quyết định cuối cùng về tội danh (định tội) và hình phạt áp dụng (lượng hình). | Từ điển Luật học trang 161 |
1572 | DME | (Distance Measuring Equipment): Thiết bị đo cự ly bằng vô tuyến. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
1573 | Đồ án quy hoạch đô thị | Là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. | 30/2009/QH12 |
1574 | Độ bền đứt | là đại lượng biểu thị giá trị của lực tại thời điểm kéo đứt sợi, ký hiệu là F. Đơn vị đo độ bền đứt là kgf (1 kgf = 9,8 N). | 18/2004/QĐ-BTS |
1575 | Độ cao | là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển trung bình đến một mực, một điểm, hoặc một vật được coi như một điểm. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1576 | Độ cao (Altitude | Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển trung bình đến một mực, một điểm hoặc một vật được coi như một điểm. | 12/2007/QĐ-BGTVT |
1577 | Độ cao chuẩn | Độ cao chuẩn của một điểm là khoảng cách tính theo phương dây dọi (đường sức trọng trường trái đất) từ điểm đó đến mặt Kvazigeoid | 11/2008/QĐ-BTNMT |
1578 | Độ cao chuyển tiếp | là độ cao được quy định trong khu vực sân bay mà khi bay ở độ cao đó hoặc thấp hơn, vị trí theo phương đứng của tầu bay được kiểm soát thông qua độ cao. | 63/2005/QĐ-BGTVT |
1579 | Độ cao Geoid (Goid height, Geoid undulation) | Là khoảng cách giữa Ellipsoid tham chiếu và Geoid. | 06/2009/TT-BTNMT |
1580 | Độ cao thủy chuẩn | Là độ cao theo phương dây dọi từ điểm đang xét so với Geoid và vuông góc với bề mặt Geoid. | 06/2009/TT-BTNMT |
1581 | Độ cao trắc địa (Ellipsoid height) | Là khoảng cách theo phương pháp tuyến từ điểm đang xét đến Ellipsoid tham chiếu. | 06/2009/TT-BTNMT |
1582 | Độ cao tương đối | "(Height): Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ một mực được quy định làm chuẩn đến một mực khác, một điểm hoặc một vật được coi như một điểm;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
1583 | Độ cao tuyệt đối | "(Altitude): Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển trung bình đến một mực, một điểm hoặc một vật được coi như một điểm;" | 29/2005/QĐ-BGTVT |
1584 | Độ che phủ của tán rừng | là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng | 29/2004/QH11 |
1585 | Độ chính xác | là mức độ phù hợp giữa giá trị dự đoán hoặc giá trị đo được và giá trị thực. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
1586 | Độ chính xác của dự báo | - Dự báo được coi là đúng khi sai số dự báo (sai số giữa dự báo và thực tế) bằng hoặc nhỏ hơn sai số cho phép (±Scf) - Dự báo gần mức: Trị số dự báo được coi là xấp xỉ hoặc gần mức khi sai số dự báo nằm trong phạm vi: -50% Scf ÷ 0. - Dự báo xấp xỉ ở mức hoặc tương đương: Trị số dự báo được coi là xấp xỉ ở mức hoặc tương đương khi sai số dự báo nằm trong phạm vi: ±50% Scf. - Dự báo trên mức: Trị số dự báo được coi là trên mức khi sai số dự báo nằm trong phạm vi: 0 ÷ +Scf. - Dự báo dưới mức: Trị số dự báo được coi là dưới mức khi sai số dự báo nằm trong phạm vi: -Scf ÷ 0. | 18/2008/QĐ-BTNMT |
1587 | Đo đạc | là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhận thông tin và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và các thông tin có liên quan của các đối tượng ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không ở dạng tĩnh hoặc biến động theo thời gian. Các thể loại đo đạc bao gồm: đo đạc mặt đất, đo đạc đáy nước, đo đạc trọng lực, đo đạc ảnh, đo đạc hàng không, đo đạc vệ tinh, đo đạc hàng hải, đo đạc thiên văn, đo đạc vũ trụ. | 12/2002/NĐ-CP |
1588 | Độ dãn dài | là đại lượng biểu thị phần chiều dài tăng thêm của mẫu thử dưới tác động của lực kéo. | 18/2004/QĐ-BTS |
1589 | Độ dãn dài tương đối | là tỷ số phần trăm giữa độ dãn dài tuyệt đối so với chiều dài ban đầu của mẫu thử, ký hiệu là . | 18/2004/QĐ-BTS |
1590 | Độ dãn dài tuyệt đối | là đại lượng biểu thị phần tăng thêm chiều dài ở thời điểm kéo đứt của mẫu thử, ký hiệu là E. | 18/2004/QĐ-BTS |
1591 | Đo kiểm sản phẩm | là việc xác định một hay nhiều đặc tính kỹ thuật của sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn tương ứng. | 06/2009/TT-BTTTT |
1592 | Đô ngự sử | Chức quan đứng đầu cơ quan của nhà nước phong kiến (ngự sử đài) có chức năng giám sát hoạt động của quan lại các cấp, theo dõi việc chấp hành pháp luật và mọi quy tắc do triều đình ban hành, chấn chỉnh kỉ cương trong triều, gọi là “Ngôn quan”. Về nhiệm vụ của “Ngôn quan”, đạo chiếu năm Diên Ninh thứ 3, Lý Nhân Tông nói “Viên quan trong ngự sử đài thì tâu hặc điều lầm lỗi, trừ bỏ việc xấu, biểu dương việc hay, không nên lấy tình riêng làm việc công, hoặc sợ hãi mà ngậm miệng không nói….” (Lê Quy Đôn. Kiến văn tiểu Lục, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội – 1997). Dưới triều Nguyễn hệ thống cơ quan tư pháp kiểm sát ở trung ương ngoài Bộ hình còn có Đô sát viện và Đại lí tự hợp thành Tam pháp ti Đô sát viện được Gia Long đặt ra năm 1804 của nhiệm vụ quyền hạn như ngự sử đài nói trên. Đô sát viện là cơ quan ngang bộ do đô ngự sử đứng đầu, hàm ngang thượng thư, có phó đô ngự sử giúp việc hàm ngang với tham tri. Thuộc việc Đô sát viện có lục sự, bát cửu phẩm thư lại, vị nhập lưu thư lại. | Từ điển Luật học trang 163 |
1593 | Độ ổn định của sản phẩm | Là khả năng duy trì được những đặc tính vốn có của sản phẩm về vật lý, hoá học, sinh học, dược lực học, dược động học trong phạm vi giới hạn khi được bảo quản trong những điều kiện xác định. | 03/2007/QĐ-BTS |
1594 | Độ sâu chấn tiêu | là khoảng cách từ chấn tiêu đến chấn tâm. | 264/2006/QĐ-TTg |
1595 | Đô thị | "Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn." | 34/2009/TT-BXD |
1596 | Đô thị có tính chất đặc thù | là những đô thị có những giá trị đặc biệt về di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể), lịch sử, thiên nhiên và du lịch đã được công nhận cấp quốc gia và quốc tế. | 42/2009/NĐ-CP |
1597 | Đô thị du lịch | là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. | 44/2005/QH11 |
1598 | Đô thị mới | Là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. | 30/2009/QH12 |
1599 | Độ thô | là khái niệm biểu thị độ to nhỏ của sợi. Đơn vị đo độ thô là tex, ký hiệu là Tt, hoặc đơn vị đo là Denier, ký hiệu là Td. | 18/2004/QĐ-BTS |
1600 | Độ thô thực tế (Rtex) | là khối lượng tính bằng g của 1000 m sợi. | 18/2004/QĐ-BTS |
1601 | Độ tin cậy cao | là độ tin cậy có giá trị ứng với các xác suất không nhỏ hơn 0,85 trên đường cong tích lũy phân bố xác suất theo phương pháp xác suất thống kê. | 38/2005/QĐ-BCN |
1602 | Độ tin cậy thấp | là độ tin cậy có giá trị ứng với các xác suất không lớn hơn 0,15 trên đường cong tích lũy phân bố xác suất theo phương pháp xác suất thống kê. | 38/2005/QĐ-BCN |
1603 | Độ tin cậy trung bình | là độ tin cậy có giá trị ứng với các xác suất xấp xỉ 0,5 trên đường cong tích lũy phân bố xác suất theo phương pháp xác suất thống kê. | 38/2005/QĐ-BCN |
1604 | Dọa bắt | Đi một nước cờ dọa nước sau bắt quân của đối phương (trừ quân Tướng). | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
1605 | Dọa hết | Đi một nước cờ dọa nước sau chiếu hết Tướng đối phương. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
1606 | Dọa hết mãi | Là nước liên tục dọa hết. | 11991/1999/UBTDTT-TT1 |
1607 | Đoàn lai | là đoàn gồm nhiều phương tiện được ghép với nhau, di chuyển nhờ phương tiện có động cơ chuyên lai kéo, lai đẩy hoặc lai áp mạn | 23/2004/QH11 |
1608 | Đoàn lai hỗn hợp | là đoàn lai được ghép thành đội hình có ít nhất hai trong ba phương thức lai kéo, lai đẩy, lai áp mạn | 23/2004/QH11 |
1609 | Đoàn lãnh sự | "Tập thể viên chức tác nghiệp của tất cả các cơ quan lãnh sự đặt tại một địa điểm nhất định (thành phố, cảng…) của quốc gia tiếp nhận lãnh sự. Người đứng đầu đoàn lãnh sự thường là người có tuổi cao nhất, có hàm, cấp lãnh sự cao nhất và có thời gian ở nước tiếp nhận dài nhất, kể từ ngày nhận được sự chấp thuận của nước tiếp nhận trong tập thể viên chức tác nghiệp đó. Người đứng đầu đoàn lãnh sự có các chức năng lễ tân chủ yếu sau đây: đại diện cho toàn bộ đoàn lãnh sự; bảo vệ quyền của cách thành viên đoàn lãnh sự khi có sự xâm hại quyền lợi chính đáng của họ ở nước tiếp nhận; tạo sự làm quen, hòa nhập cho những thành viên mới của đoàn lãnh sự; giải quyết một số vấn đề có thể phát sinh trong nội bộ đoàn lãnh sự. Pháp luật một số nước còn quy định cho các lãnh sự danh dự, nhân viên phòng lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao được nhập đoàn lãnh sự." | Từ điển Luật học trang 162 |
1610 | Đoàn luật sư (Việt Nam) | Tổ chức nghề nghiệp của các luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp lệnh về luật sư ở các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Đoàn luật sư tập hợp, hướng dẫn, nâng cao hiệu quả hoạt động, trau dồi đạo đức nghề nghiệp luật sư, bênh vực quyền lợi của luật sư, xử lí hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí các việc vi phạm của thành viên. Đoàn có các tổ chức do các thành viên bầu ra theo nhiệm kì để điều hành công việc của đoàn và thay mặt đoàn. | Từ điển Luật học trang 162 |
1611 | Đoạn mại | Bán hẳn, bán đứt, khác với điển mại là bán với sự thỏa thuận giữa các bên là người bán có thể chuộc lại sau một thời hạn và phải trả cho người mua giá bán và các chi phí khác. | Từ điển Luật học trang 162 |
1612 | Đoàn ngoại giao (cg. Ngoại giao đoàn) | Tập thể các nhà ngoại giao (người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, nhưng cũng có khi theo nghĩa rộng gồm cả nhân viên các cơ quan đại diện ngoại giao và gia đình họ thường trú ở đấy) của các nước tại một nước, có trưởng đoàn, phó trưởng đoàn được bầu. Trưởng đoàn phải là đại sứ đã ở lâu năm hơn cả ở nước sở tại. Đoàn ngoại giao có những hoạt động mang tính chất lễ tân (chúc mừng, thăm viếng…) và quan hệ với nước sở tại về một số vấn đề chung trong hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao. Khi đến nhận nhiệm vụ, khi hết nhiệm kì về nước, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao phải đến chào trưởng đoàn ngoại giao. | Từ điển Luật học trang 162 |
1613 | Đoạn ống treo | là đoạn ống chôn ngầm, nhưng theo thời gian lớp phủ bị bào mòn làm cho đoạn ống lộ ra hoặc dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. | 40/2007/QĐ-TTg |
1614 | Doanh nghiệp | Tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh nghĩa là thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp có thể được phân loại dựa trên nhưng tiêu chí nhất định. Căn cứ vào phạm vi trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp đối với kết quả kinh doanh, có thể chia thành doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. Căn cứ vào hình thức sở hữu của doanh nghiệp, có thể chia thành doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ti (vd. Công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp và tổ chức hoạt động của các loại doanh nghiệp được quy định trong các luật doanh nghiệp tương ứng (Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ti, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam). | Từ điển Luật học trang 133 |
1615 | Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài | Doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam, thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập theo hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, không bị quốc hữu hóa. Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập và hoạt động sau khi được cấp giấy phép đầu tư. | Từ điển Luật học trang 136 |
1616 | Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước | bao gồm: công ty nhà nước độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là đại diện chủ sở hữu. | 109/2008/NĐ-CP |
1617 | Doanh nghiệp B.O.T | là doanh nghiệp làm chủ đầu tư, tổ chức quản lý xây dựng và kinh doanh một hoặc một số dự án B.O.T. | 77/1997/NĐ-CP |
1618 | Doanh nghiệp bảo hiểm | là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. | 28/2007/QĐ-BTC |
1619 | Doanh nghiệp chế xuất | Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam được coi là quan hệ xuất nhập khẩu và phải theo các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, được hưởng các ưu đãi về thuế đối với trường hợp khuyến thích, đặc biệt khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. | Từ điển Luật học trang 134 |
1620 | Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn. | Doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn, tài sản của doanh nghiệp. Đối với loại doanh nghiệp này, chủ sở hữu doanh nghiệp không có nghĩa vụ đưa tài sản của mình để trả nợ cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, dẫn đến tình trạng phá sản. Theo pháp luật hiện hành, những loại doanh nghiệp c |