Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận của các thương nhân trong hoạt động thương mại nhằm đạt được lợi ích mà các bên mong muốn khi thiết lập hợp đồng. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các hợp đồng thương mại đang gia tăng với số lượng rất lớn, kéo theo là các tranh chấp về hợp đồng thương mại ngày càng gia tăng về số lượng, cũng như tính chất và mức độ phức tạp của các vụ việc liên quan. Theo đó, khi xảy ra các tranh chấp hợp đồng nói chung, tranh chấp trong hợp đồng thương mại nói riêng rất cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, chính xác góp phần bảo vệ uy tín và lợi ích của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại ở Tòa án nước ta hiện nay cũng còn một số vướng mắc và khó khăn dẫn đến giải quyết chưa đạt hiệu quả cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân, đồng thời đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn.
Giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Với nhiều ưu thế như: việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo bí mật kinh doanh; phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng, có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên và không những được thi hành trong nước mà còn cả ở 157 nước thành viên theo Công ước New York về Công nhận và Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài năm 1958 mà Việt Nam là thành viên. Vì những ưu điểm này mà trong những năm gần đây phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập cần nghiên cứu và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật.
Giải quyết các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ – Một số vấn đề về pháp luật và thực tiễn thực hiện
Bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một trong những biện pháp thường được các bên liên quan lựa chọn khi giao kết hợp đồng. BLDS năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm phát huy vai trò của biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong giao dịch dân sự. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề về áp dụng pháp luật và thực tiễn thực hiện giải quyết tranh chấp về hợp đồng liên quan đến biện pháp bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất hoàn thiện.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở EU
Trên thế giới hiện nay, Liên minh Châu Âu có những bước đi mạnh mẽ và nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution) (sau đây gọi là ODR) từ những năm đầu tiên của thập niên 2000. Do đó, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu là vô cùng cần thiết để xây dựng khuôn khổ pháp luật và mô hình nền tảng ODR cho Việt Nam. Bài viết này phân tích thực trạng quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu về điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến và đánh giá thực tiễn vận hành phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Liên minh Châu Âu, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc xây dựng nền tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến.
Vấn đề kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đầu tư quốc tế
Vấn đề bảo vệ kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư đã luôn được các xác định là yếu tố nền tảng trong nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng (Fair and Equitable Treatment – FET). Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tiêu chuẩn FET có hay không bao gồm việc bảo vệ các kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư. Bài viết đi sâu phân tích vấn đề pháp lý này, trên cơ sở đó, liên hệ thực tiễn pháp luật đầu tư quốc tế của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị về những điểm cần lưu ý trong quá trình thực thi.
Giải quyết tranh chấp biển đảo giữa El Salvador và Honduras tại Tòa án Công lí quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Từ vụ kiện Apple Inc. làm chậm iPhone ở Việt Nam – Bàn về xu hướng khởi kiện tập thể trong giải quyết tranh chấp tiêu dùng
Ngày 10/1/2018 hai luật sư Việt Nam đại diện cho một số lượng lớn người tiêu dùng trên cả nước khởi kiện Apple Inc. ra Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vì lý do tập đoàn này vi phạm trách nhiệm của nhà sản xuất gây thiệt hại cho người sử dụng iPhone các phiên bản cũ ở Việt Nam. Vụ kiện này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của giới hành nghề luật, các nhà nghiên cứu và dư luận xã hội. Bài viết này sẽ phân tích và chỉ ra các thách thức pháp lý mà vụ kiện đặt ra đối với hệ thống tòa án và xu hướng tất yếu của quy trình khởi kiện tập thể trong luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Chuyên mục: Dân sự
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán chung cư ở Việt Nam từ quan điểm bảo vệ người tiêu dùng
Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật Biển 1982
Chuyên mục: Công pháp quốc tế/ Quốc tế
Phân tích đặc điểm giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ hành chính
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam