Hiện nay, tự chủ đại học được xem là xu thế phát triển được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và tại Việt Nam thời gian gần đây, một số cơ sở đào tạo cũng đã áp dụng thí điểm cơ chế tự chủ đại học và đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng trong cải cách ngành giáo dục tại Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng cơ chế này đã và đang cho thấy những cơ hội và thách thức nhất định. Bài viết đánh giá khung pháp lý nhằm thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam, qua việc chỉ rõ các bấp cập phát sinh trong thực tế triển khai tự chủ đại học được đánh giá trên 3 nhóm nội dụng: tự chủ học thuật và chuyên môn, tự chủ về tổ chức và nhân sự, tự chủ về tài chính. Trên cơ sở đặc thù thực hiện tự chủ đại học tại Việt Nam, giải pháp trên 3 nội dung tự chủ được đưa ra, đặc biệt nhấn mạnh tự chủ học thuật, quyền chủ động quyết định về biên chế và quyền tự chủ tài chính đặt trong sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước và cơ chế hợp lí linh hoạt, để khai thác hiệu quả và tối đa năng lực của các cơ sở đào tạo.
Giáo dục
Sử dụng án lệ trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Sự ra đời của án lệ đã tác động tích cực đến hoạt động giải quyết vụ án và việc sử dụng án lệ trong đào tạo luật nói chung, đào tạo nghề luật nói riêng, đã được đặc biệt quan tâm. Dù còn những quan điểm khác nhau song việc sử dụng án lệ trong đào tạo các chức danh tư pháp đặc biệt là đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã đươc khẳng định và coi là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng án lệ trong đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Học viện Tư pháp.
Đổi mới việc tổ chức triển khai đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Kỹ năng mềm là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong cuộc sống. Những kỹ năng này tuy không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật trực tiếp để xử lý công việc nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để có thể thành công trong nghề nghiệp, nhất là các nghề nghiệp đòi hỏi sự giao tiếp, tương tác trực tiếp với con người như nghề nghiệp của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho học viên trong chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và đưa ra những định hướng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Một số đề xuất tiếp tục sửa đổi Luật Viên chức
Sau gần 10 năm thi hành, Luật viên chức năm 2010 đã bộc lộ nhiều hạn chế. Mặc dù Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật viên chức năm 2019 đã khắc phục phần nào hạn chế này nhưng việc tiếp tục triển khai Nghị quyết số 19 – NQ/TW ngày 25/10/2017 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, đặt ra nhiều yêu cầu quan trọng đối với đội ngũ viên chức. Vì vậy, bài viết đề xuất tiếp tục sửa đổi một số nội dung của Luật viên chức, nhằm góp phần để Luật này được hoàn thiện hơn nữa.
Mối quan hệ giữa Đảng ủy với Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong các trường Đại học công lập Việt Nam
Ngày 19 tháng 11 năm 2018 Quốc hội thông qua Luật số 34/2018/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14) và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019, nhiều trường đại học công lập Việt Nam (TĐHCL) đã đẩy nhanh tiến trình thành lập Hội đồng trường (HĐT), cơ quan quyền lực tối cao của nhà trường trong thực thi thẩm quyền quản trị đại học. Đối với TĐHCL, xác định và vận hành hiệu quả thiết chế quyền lực này luôn gắn với một trong số vấn đề lý luận – pháp lý cơ bản, đó là mối quan hệ giữa Đảng ủy với HĐT và Hiệu trưởng. Bài viết dưới đây tập trung phân tích mối quan hệ này ở phương diện lý luận và thực tiễn thực hiện của TĐHCL Việt Nam.
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ tư pháp địa phương bằng phương thức trực tuyến tại Học viện Tư pháp
Cán bộ tư pháp địa phương là đội ngũ cán bộ ở cấp cơ sở, có vai trò hết sức quan trọng trong việc triển khai các nhiệm vụ của chính quyền, của ngành tư pháp tại địa phương. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngày càng được chú trọng đổi mới. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, bồi dưỡng cán bộ tư pháp địa phương theo phương thức trực tuyến trở thành một yêu cầu tất yếu. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ tư pháp địa phương bằng phương thức trực tuyến tại Học viên Tư pháp.
Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến hành vi sao chép và trích dẫn tác phẩm tại các cơ sở giáo dục đại học hiện nay
Tại các cơ sở giáo dục đại học, các hoạt động như biên soạn và xuất bản giáo trình; quản lý và khai thác các nguồn tài liệu như sách chuyên khảo, tạp chí, luận văn, luận án… của giảng viên và học viên trong trường cũng như hoạt động phục vụ bạn đọc của thư viện, số hóa các tài liệu, thực hiện liên kết “thư viện mở” với các trường đại học khác, hoạt động chống lại nạn sao chép và sử dụng tài liệu không trích dẫn nguồn tham khảo… luôn cần có sự điều chỉnh của pháp luật bảo vệ bản quyền tác phẩm. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào phân tích các hành vi sao chép và trích dẫn tác phẩm tại các cơ sở giáo dục đại học và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Bàn về xây dựng hành lang pháp lý cho tổ chức hoạt động và giảng dạy nghiên cứu khoa học của các đơn vị giáo dục Đại học Luật công lập
Chuyên mục: Giáo dục/ Học luật/ Phương pháp giảng dạy
Cơ chế quản trị đại học tự chủ và yêu cầu hoàn thiện pháp luật tự chủ đại học ở Việt Nam
Chuyên mục: Giáo dục
Tại sao phải nghiên cứu triết học pháp luật? Một vài suy ngẫm về giảng dạy triết học pháp luật
Chuyên mục: Giáo dục/ Học luật/ Phương pháp giảng dạy