Xung đột lợi ích là tình huống khách quan xảy ra trong đời sống xã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Bài viết phân tích về mối quan hệ giữa xung đột lợi ích và tham nhũng. Nội dung quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng về xung đột lợi ích từ nhận diện xung đột lợi ích đến phòng ngừa, kiểm soát và xử lý khi xảy ra xung đột lợi ích. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để pháp luật về xung đột lợi ích thực sự đi vào cuộc sống.
Hiến pháp
Tổng hợp kiến thức Luật Hiến pháp Việt Nam và Luật Hiến pháp nước ngoài.
Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Cùng với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là hết sức cần thiết đặc biệt là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Bởi, mọi hoạt động của con người hàng ngày ít nhiều đều liên quan đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trực tiếp nhất, thường xuyên nhất ảnh hưởng đến quyền công dân.
Kiểm soát thực hiện quyền hành pháp của một số nước trên thế giới và một vài khuyến nghị cho Việt Nam
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu, thực hiện quyền hành pháp và luôn đứng trước nguy cơ lạm quyền, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong quản lý. Thông thường, việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp được thực hiện qua hai kênh: kiểm soát của cơ quan nhà nước (kiểm soát bên trong) và kiểm soát của các thiết chế xã hội (Kiểm soát bên ngoài). So sánh việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp ở các nước và đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam là một công việc cần thiết.
Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật Việt Nam
Sự kiện Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người vào tháng 12 năm 1948 là một sự kiện vĩ đại của nhân loại. Một trong những giá trị nổi bật của Tuyên ngôn là đã khẳng định mạnh mẽ nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Bài viết này khái lược quá trình soạn thảo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948; phân tích các nội dung của nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; nêu sự thể hiện nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
Bảo đảm pháp lý thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay
Kinh tế tư nhân là một bộ phận không thể thiếu được và tách rời khỏi nền kinh tế quốc gia qua mọi giai đoạn phát triển. Theo quy định tại Điều 51 Hiến pháp năm 2013: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Trong những năm đổi mới, nền tảng kinh tế nước ta đã từng bước khởi sắc với diện mạo, bước đi đúng đắn trong quá trình hội nhập sâu rộng và sự ổn định về tăng trưởng. Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế từ tư duy lý luận, nhận thức và thực hiện pháp luật làm cản trở sự kỳ vọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bài viết góp phần kiến giải một số khía cạnh về bảo đảm pháp lý thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Một số tiêu chí cần thiết cho việc xây dựng cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của toàn Đảng, toàn dân. Để công tác PCTN đạt hiệu quả cao, Việt Nam cần nghiên cứu và học tập mô hình các cơ quan phòng, chống tham nhũng của các nước trên thế giới. Những nội dung Việt Nam cần chú trọng để xây dựng mô hình cơ quan PCTN hiệu quả, đó là: Cơ quan PCTN cần có vị trí độc lập, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt; được trang bị những điều kiện, phương tiện làm việc thuận lợi để kịp thời phát hiện và xử lý tham nhũng; đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác phòng, chống tham nhũng phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính, có năng lực, trình độ, bản lĩnh…
Nghị viện trong quá trình đổi mới
Nghị viện trong quá trình đổi mới Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng Vai trò, thẩm quyền của Nghị viện đang biến đổi theo thời gian. Nghiên cứu về vai trò Nghị viện trong thế kỷ 21, IPU đã nhận thấy xu hướng quan tâm của công chúng là động lực chính thúc đẩy Nghị viện […]
Hệ thống đảng phái trong Nghị viện
Hệ thống đảng phái trong Nghị viện Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng Chính đảng là một trong những yếu tố không thể thiếu khi tìm hiểu Nghị viện ở nhiều nước. Trong đó, vai trò của các chính đảng trong cơ quan lập pháp có thể chịu ảnh hưởng bởi các dạng chính thể bởi […]
Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước
Nghị viện trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng Nghị viện không đứng một mình mà vận hành trong mối quan hệ với các cơ quan khác là hành pháp và tư pháp. Mối quan hệ đó khác nhau ở mỗi nước, tùy vào đặc điểm văn hóa, […]
Bản chất và vai trò của Nghị viện
Bản chất và vai trò của Nghị viện Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng 1. Bản chất dân chủ đại diện của Nghị viện Bản chất nổi bật của thiết chế Nghị viện là đại diện và dân chủ. Nghị viện là hình thức thông qua đó người dân ủy quyền quản lý xã hội cho […]