• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » CTV. Thảo Uyên

CTV. Thảo Uyên

Phân tích, bình luận một vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong khi thực hiện hợp đồng (Hardship)

23/11/2021 23/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Phân tích, bình luận một vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong khi thực hiện hợp đồng (Hardship)

Điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dẫn đến khó khăn đặc biệt trong khi thực hiện hợp đồng, hay ngắn gọn hơn là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, (tiếng Anh là hardship clause,) là chủ đề nghiên cứu, tranh luận khá nhiều trong lĩnh vực thương mại nói chung, thương mại quốc tế nói riêng, do sự thiếu hụt, chưa hoàn thiện quy định pháp luật và khác biệt trong tư duy pháp lý của các bên tham gia hợp đồng, dẫn đến nhiều tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Từ việc phân tích, bình luận một vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bài viết góp phần nhận diện một số khía cạnh pháp lý về hoàn cảnh thay đổi cơ bản (hardship) ở khía cạnh pháp luật và thực tiễn áp dụng.

Trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong tranh chấp đầu tư quốc tế: Vụ ông Emilio Agustin Mafezini kiện Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha (Vụ việc arb/97/7) [1]

23/11/2021 23/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong tranh chấp đầu tư quốc tế: Vụ ông Emilio Agustin Mafezini kiện Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha (Vụ việc arb/97/7) [1]

Trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (SOEs) trong tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS) là vấn đề còn nhiều tranh luận. Quy định trong các hiệp định đầu tư (IIAs) hay phán quyết của Hội đồng trọng tài khi xem xét một số tranh chấp đầu tư quốc tế cho thấy vấn đề này chưa có diễn giải thống nhất và cụ thể. Để phân định trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động của SOEs trong tranh chấp đầu tư quốc tế, cần phân biệt hoạt động thương mại với các hoạt động nhân danh quyền lực công hoặc có chức năng quản lý nhà nước của các SOEs. Vụ ông Emilio Agustin Mafezini kiện Chính phủ vương quốc Tây Ban Nha theo Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Ắc-hen-ti-na và Tây Ban Nha (BIT) là một ví dụ điển hình về trách nhiệm của Chính phủ đối với hành động của SOEs trong ISDS. Bài viết bình luận án lệ này có thể cung cấp thông tin tham khảo phục vụ đàm phán cải tổ ISDS, cũng như đề xuất giải pháp quản trị doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro khiếu kiện đầu tư quốc tế.

Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Bình luận các sai sót trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại

Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định tương đối cụ thể về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, là căn cứ để cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tổ chức thi hành án đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản thế chấp theo bản án, quyết định cho thấy, vẫn còn tình trạng lúng túng, sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong áp dụng pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng tới hiệu quả công tác thi hành án, tính nghiêm minh của pháp luật. Trong bài viết này, tác giả sẽ bình luận các sai sót của chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự trong quá trình kê biên, xử lý tài sản thế chấp để thi hành bản án, quyết định kinh doanh thương mại.

Vướng mắc trong xử lý hành vi vi phạm liên quan đến một số loại vũ khí và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Vướng mắc trong xử lý hành vi vi phạm liên quan đến một số loại vũ khí và đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật của Việt Nam

Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến vũ khí hiện nay khá đầy đủ trong lĩnh vực hành chính và hình sự: Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Bộ luật hình sự, Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội (có quy định hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí bị xử phạt vi phạm hành chính). Tuy nhiên, qua thực tiễn, việc xử lý hành chính hoặc hình sự các hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí đang gặp một số vướng mắc xuất phát từ chính các quy định của pháp luật. Trong bài viết này, tác giả tập trung vào một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý hành vi vi phạm liên quan đến vũ khí là súng săn và vũ khí quân dụng, vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hình sự đối với đối tượng này.

Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện

Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó, đây là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập tới một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.

Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra được sử dụng phổ biến trong quá trình điều tra các vụ án nói chung, điều tra các vụ án về tham nhũng nói riêng. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt biện pháp này giúp lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu nhanh chóng làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng, sáng tỏ bản chất của vụ án. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích một số hạn chế trong quá trình tiến hành hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra tội phạm tham nhũng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Trên cơ sở đó chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.

Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận của các thương nhân trong hoạt động thương mại nhằm đạt được lợi ích mà các bên mong muốn khi thiết lập hợp đồng. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các hợp đồng thương mại đang gia tăng với số lượng rất lớn, kéo theo là các tranh chấp về hợp đồng thương mại ngày càng gia tăng về số lượng, cũng như tính chất và mức độ phức tạp của các vụ việc liên quan. Theo đó, khi xảy ra các tranh chấp hợp đồng nói chung, tranh chấp trong hợp đồng thương mại nói riêng rất cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, chính xác góp phần bảo vệ uy tín và lợi ích của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại ở Tòa án nước ta hiện nay cũng còn một số vướng mắc và khó khăn dẫn đến giải quyết chưa đạt hiệu quả cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân, đồng thời đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trên thực tiễn.

Vấn đề thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP và EVFTA)

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Vấn đề thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP và EVFTA)

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở khu vực và thế giới, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết mở cửa sâu, phạm vi các vấn đề điều chỉnh bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động. Bài viết tập trung nghiên cứu các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam thực thi có hiệu quả các cam kết này.

Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 trong hoạt động công chứng các giao dịch về nhà ở

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 trong hoạt động công chứng các giao dịch về nhà ở

Tại Việt Nam, nhà ở là một trong những tài sản có giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người. Trong thực tế của giao dịch dân sự, cũng như trong hoạt động công chứng các giao dịch về nhà ở rất phổ biến và được mọi người đặc biệt quan tâm. Luật nhà ở năm 2014 có đưa ra quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch tại Điều 118, theo quy định này điều kiện để nhà ở được tham gia giao dịch dân sự gồm bốn điều kiện cơ bản là: điều kiện về giấy chứng nhận; điều kiện về tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại; điều kiện về kê biên; điều kiện về thu hồi, giải toả và phá dỡ. Tuy nhiên, khi công chứng viên xem xét đánh giá các điều kiện này để xác định nhà ở có đủ điều kiện được tham gia giao dịch trong hoạt động công chứng hay không thì gặp không ít khó khăn bởi những quy định của pháp luật còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng nên thiếu cơ sở pháp lý cho công chứng viên giải quyết một số yêu cầu công chứng giao dịch về nhà ở trên thực tế. Từ đó không bảo đảm thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu công chứng.

Pháp luật tố tụng Triều Nguyễn (1802 -1884) – Thành tựu, giá trị và bài học kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật tố tụng hiện nay

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Pháp luật tố tụng Triều Nguyễn (1802 -1884) - Thành tựu, giá trị và bài học kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật tố tụng hiện nay

Những đóng góp của triều Nguyễn nói chung và pháp luật tố tụng triều Nguyễn nói riêng trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu làm sáng tỏ. Một trong những thành tựu của triều Nguyễn về pháp luật tố tụng là thống nhất tổ chức tư pháp và định chế tố tụng là cơ sở đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành nhà nước trên mọi phương diện. Bài viết nghiên cứu về pháp luật tố tụng triều Nguyễn trong giai đoạn độc lập từ 1802 đến 1884, đánh giá những thành tựu và đưa ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật tố tụng hiện nay.

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 7
  • »

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng