Đấu giá tài sản công là hình thức bán tài sản công khai, minh bạch nhằm khai thác hiệu quả các tài sản công, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động đấu giá tài sản công ở nước ta thời gian qua vẫn còn nhiều sai phạm, gây thất thoát tài sản công. Bài viết đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tài sản công đưa ra đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản ở Việt Nam.
Bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên trong tố tụng hình sự hiện nay ở các nước trên thế giới
Trải qua hàng nghìn năm phát triển của lịch sử, đến nay luật pháp ở hầu hết các nước đều quy định về sự tham gia của người dân vào hoạt động xét xử đối với các vụ án hình sự. Tùy theo quan điểm, điều kiện và mô hình tổ chức ở mỗi nước mà vai trò đại diện của người dân trong hoạt động tố tụng hình sự được gọi là bồi thẩm, hội thẩm, thẩm phán không chuyên với việc tổ chức, hoạt động có được thể hiện khác nhau. Bài viết giới thiệu về những nét cơ bản về điều kiện, vai trò, hoạt động đại diện nhân dân trong tố tụng hình sự ở các nước hiện nay trên thế giới.
Một số vấn đề cơ bản về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Cùng với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân là hết sức cần thiết đặc biệt là bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Bởi, mọi hoạt động của con người hàng ngày ít nhiều đều liên quan đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước là thiết chế trực tiếp nhất, thường xuyên nhất ảnh hưởng đến quyền công dân.
Kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực hành nghề luật sư
Trong quá trình thực hành nghề, luật sư thường phải đối mặt với nhiều vấn đề. Việc luật sư giải quyết các vấn đề này không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân luật sư mà còn tác động tới khách hàng, các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc thực hiện các giải pháp đó. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp cho luật sư thực hành nghề nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu và phân tích về quy trình giải quyết vấn đề trong thực hành nghề luật sư.
Kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ của Thẩm phán trong xây dựng hồ sơ vụ án dân sự
Khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) quy định các biện pháp thẩm phán có quyền áp dụng trong giải quyết vụ án dân sự, trong đó có biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ. Điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xem xét thẩm định tại chỗ được quy định cụ thể tại Điều 101 BLTTDS. Khi thực hiện kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ thẩm phán phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mới đảm bảo được tính khách quan, hợp pháp của chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự.
Áp dụng tập quán và thói quen giữa các bên theo Công ước viên năm 1980
Trong quan hệ hợp đồng nói chung, hợp đồng thương mại quốc tế nói riêng, các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thói quen đã được xác lập giữa họ. Nói cách khác, tập quán và thói quen được coi là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ đó.Bài viết phân tích hai căn cứ áp dụng tập quán và thói quen giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 CISG. Thực tiễn áp dụng các quy định này thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xét xử trong đó tòa án, trọng tài đưa ra quan điểm của mình về căn cứ áp dụng tập quán, cũng như cách thức xác định thói quen của các bên để trở nên có giá trị ràng buộc.
Đối tượng thuê mua nhà ở xã hội theo pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới
Thuê mua nhà ở xã hội, dù vẫn chưa phải là hình thức giao dịch phổ biến tại Việt Nam, nhưng lại là cơ hội hầu như duy nhất để sở hữu một bất động sản đối với rất nhiều hộ gia đình và cá nhân có thu nhập hạn chế. Trong điều kiện thực tế cung không đủ cầu, việc lựa chọn đúng đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội là thật sự cần thiết.
Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tố tụng dân sự tại Vương quốc Anh và một số bài học tham khảo cho Việt Nam
Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế của các quốc gia trên thế giới. Các nước Anh, Pháp, Mỹ đều có một điểm chung là mặc dù quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài, cơ quan xét xử của các nước trên vẫn có thể không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu các bên đương sự không khởi xướng và chứng minh được việc áp dụng pháp luật nước ngoài là cần thiết, không đưa ra được nội dung pháp luật nước ngoài cũng như các chứng cứ có liên quan2. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào các khía cạnh của việc áp dụng pháp luật nước ngoài tại Vương quốc Anh và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam.
Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai
Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong bài viết này, tác giả nêu ra những thủ đoạn phổ biến của tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai trong thời gian vừa qua, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đấu tranh với tội phạm này trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh của lực lượng cảnh sát kinh tế với tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
Pháp luật về thương mại điện tử – Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
Thương mại điện tử, hay còn gọi là E – commerce (EC), là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và Internet. Hoạt động này đã và đang mang lại nhiều lợi ích giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng đang đặt ra những thách thức cho các cơ quan quản lý trong việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử. Hiện nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử còn chưa đồng bộ, vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam và một số bất cập, hạn chế, đề xuất, giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về thương mại điện tử, cũng như ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.