• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)

Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)

06/05/2021 14/05/2021 PGS.TS. Tô Văn Hòa Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 1946
  • 2. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 1959
  • 3. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 1980
  • 4. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
  • 5. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 2013

Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)

Tác giả: Tô Văn Hòa

Vì tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước luôn là vấn đề hệ trọng của các quốc gia nên bộ máy nhà nước nói chung thường có cấu trúc tổ chức ổn định. Sự ổn định của bộ máy nhà nước cũng bảo đảm sự ổn định và phát triển của đất nước nói chung, điều này thể hiện qua sự ổn định của bộ máy nhà nước ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản… Mặc dù vậy, khi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử về chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi thì bộ máy nhà nước cũng có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Ở Việt Nam cho tới nay đã có 5 bản hiến pháp. Mỗi bản hiến pháp gắn với một giai đoạn phát triển của đất nước với những nét đặc thù riêng. Mỗi bản hiến pháp cũng quy định về bộ máy nhà nước trong thời kì tương ứng với đặc điểm và tính chất riêng. Các tiểu mục dưới đây trình bày một cách khái quát những đặc điểm và tính chất nổi bật nhất của bộ máy nhà nước qua 5 bản hiến pháp.

Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
  • Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992)
  • Bảng so sánh Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013
  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)?
  • Kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp trong Hiến pháp 1946 và những kinh nghiệm tham khảo trong giai đoạn hiện nay
  • Góp ý về bộ máy nhà nước trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Xem thêm bài viết về “Bộ máy nhà nước”

  • Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – PGS.TS. Tô Văn Hòa
  • Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – PGS.TS. Tô Văn Hòa
  • Nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong bộ máy nhà nước – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
  • Phân tích các đặc điểm của Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam – ThS. LS. Phạm Quang Thanh
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) – CTV. Linh Trang

1. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 1946

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Quảng trường Ba Đình. Ngay sau đó, công tác xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới, dân chủ với nhân dân đã được khẩn trương tiến hành. Ngày 1 tháng 01 năm 1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập. Ngày 06 tháng 01 năm 1946, Quốc hội khóa 1 được bầu thông qua tổng tuyển cử toàn quốc. Ngày 02 tháng 3 năm 1946, Quốc hội khóa 1 thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Ngày 09 tháng 11 năm 1946, Quốc hội khóa 1 thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thường được gọi là Hiến pháp năm 1946. Cùng khoảng thời gian này, Thực dân Pháp nhăm nhe quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Bác Hồ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lực lượng cách mạng sau đó rút khỏi Hà Nội và tiến hành cuộc kháng chiến trường là chống Thực dân Pháp trong suốt 9 năm (1946 1954). Như vậy, hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này đặc trưng bởi bối cảnh chính trị – xã hội đầy khó khăn: nhà nước non trẻ mới được thành lập và ngay lập tức đứng trước nguy cơ bị đe dọa; môi trường chính trị trong nước phức tạp cùng sự xuất hiện của nhiều đảng, phái chính trị với những quan điểm khác nhau; phần lớn diện tích lãnh thổ của chúng ta vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của thế lực ngoại xâm…

Trong bối cảnh lịch sử như vậy, bộ máy nhà nước Việt Nam trong thời kì này mang ba đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, bộ máy nhà nước Việt Nam thời là Hiến pháp năm 1946 là bộ máy nhà nước dân chủ cộng hòa, chưa phải là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa như các bản hiến pháp sau. Điều này không những được khẳng định tại Điều thứ 1 Hiến pháp năm 1946: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà” mà còn được thể hiện qua cách thức vận hành của hệ thống chính trị. Trong Hiến pháp năm 1946 chưa quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương hay bất kì đảng, phái chính trị nào. Trên thực tế, giai đoạn Hiến pháp năm 1946 tồn tại nhiều đảng phái chính trị tham gia công việc của nhà nước; thành phần của Quốc hội khóa I được bầu ngày 06 tháng 01 năm 1946 cũng có 57% đại diện của các đảng, phái chính trị khác nhau như Việt Minh, Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và khá nhiều đại biểu không đảng phái (43%). Cơ cấu, tổ chức bộ máy nhà nước phản ánh khá rõ thuyết phân quyền, tương tự bộ máy nhà nước tư sản: Chủ tịch nước do Nghị viện bầu ra và đứng đầu Chính phủ song có địa vị khá độc lập với cơ quan bầu ra mình; thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm song hoạt động theo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Các quy định của Hiến pháp năm 1946 cho thấy cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước giai đoạn này chưa mang những đặc điểm của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, bộ máy nhà nước quy định trong Hiến pháp năm 1946 chưa được thành lập trên thực tế. Chỉ 40 ngày sau khi Hiến pháp năm 1946 được thông qua, Chính phủ liên hiệp kháng chiến đã rút lên vùng núi phía Bắc để tiến hành cuộc kháng chiến trường kì. Do hoàn cảnh lịch sử, Hiến pháp năm 1946 tuy đã được thông qua nhưng chưa được công bố, Nghị viện theo Hiến pháp năm 1946 cũng chưa được bầu và theo đó các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ cũng chưa được thành lập theo Hiến pháp năm 1946. Trên thực tế, hầu hết công việc nhà nước trong thời gian này được điều hành bởi các sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành với tư cách Chủ tịch Chính phủ được thành lập từ trước Hiến pháp năm 1946. Bên cạnh đó, Quốc hội khoá 1 làm nhiệm vụ của Nghị viện theo quy định của Hiến pháp năm 1946.

Thứ ba, Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 có vị trí và quyền hạn hết sức đặc biệt trong bộ máy nhà nước. Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng chỉ là người đứng đầu Nội các trong Chính phủ. Chủ tịch nước do Nghị viện bầu với tỉ lệ phiếu 2/3, nhưng trong khi Nghị viện có nhiệm kì 3 năm thì Chủ tịch nước lại có nhiệm kì 5 năm và có thể được bầu lại.” Hiến pháp năm 1946 quy định Nghị viện có thể bất tín nhiệm Nội các, Thủ tướng, song lại không có quy định về việc bất tín nhiệm đối với Chủ tịch nước. Như vậy là vai trò kiểm soát về mặt chính trị của Nghị viện đối với Chủ tịch nước là khá hạn chế. Đặc biệt hơn nữa, Chủ tịch nước của Hiến pháp năm 1946 còn quy định Chủ tịch nước “không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” và để xét xử tội danh này, Nghị viện phải thành lập một Tòa án đặc biệt. Với những đặc quyền trên đây, có thể nói Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thời kì Hiến pháp năm 1946 là một vị trí bất khả xâm phạm, một vị trí mà không Chủ tịch nước nào ở các bản hiến pháp sau này có được.

Xem thêm bài viết về “Hiến pháp 1946”

  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) – GS.TS. Phạm Hồng Thái
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) – CTV. Linh Trang

2. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 1959

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, lịch sử cách mạng Việt Nam bước sang trang mới. Vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã được khẳng định vững chắc. Tuy nhiên, sau khi Thực dân Pháp bội ước Hiệp định Geneva năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn thuộc chế độ thực dân và sau đó hình thành chế độ xã hội khác với miền Bắc. Với bối cảnh lịch sử như vậy, bộ máy nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này mang ba đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã bắt đầu được ghi nhận trong hiến pháp. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1959 có viết:

“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới.

…

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà.”

Mặc dù mới được ghi nhận như một thực tế lịch sử mà chưa được quy định trong một điều riêng như trong các bản hiến pháp sau này, có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bắt đầu có cơ sở hiến định.

Thứ hai, bộ máy nhà nước Việt Nam đã bắt đầu được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Điều 2 Hiến pháp năm 1959 tiếp tục quy định Nước Việt Nam theo chính thể dân chủ cộng hòa giống như Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước đã bắt đầu mang những dấu hiệu của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Như đã đề cập, vai trò của Đảng Lao động Việt Nam đã được ghi nhận khẳng định. Bên cạnh đó, Quốc hội đã được quy định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền bầu, giám sát hoạt động và bãi miễn các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước. Các chức vụ do Quốc hội bầu, trong đó có cả Chủ tịch nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có cùng nhiệm kì với Quốc hội. Điều này cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước đã bắt đầu áp dụng nguyên tắc quyền lực thống nhất theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, trong bộ máy nhà nước đã xuất hiện hệ thống VKSND, cơ quan đặc thù của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, với chức năng công tố và kiểm sát việc tuân thủ pháp luật.

Thứ ba, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa không bắt buộc là đại biểu Quốc hội. Theo quy định tại Điều 62 Hiến pháp năm 1959, điều kiện để một người có thể được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước chỉ là tư cách công dân Việt Nam và có độ tuổi từ 35 trở lên. Đây là bản hiến pháp duy nhất của Việt Nam không quy định bắt buộc Chủ tịch nước là đại biểu Quốc hội. Dường như chức vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959 được kì vọng là một vị trí trung lập, không mang màu sắc đảng phái để có thể tập hợp, huy động được đông đảo nhất lực lượng của hai miền cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Xem thêm bài viết về “Hiến pháp 1959”

  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiến pháp 1959 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) – GS.TS. Phạm Hồng Thái
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) – CTV. Linh Trang

3. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 1980

Sau Chiến thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta bước sang một trang sử mới. Lúc này, hai miền Nam, Bắc đã hoàn toàn thống nhất, điều đó tạo ra cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói, vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định vững chắc và tinh thần lạc quan, phấn khởi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước đang dâng cao hơn bao giờ hết. Về quan hệ quốc tế, trong giai đoạn này mối quan hệ hữu nghị, anh-em giữa Việt Nam và các nước trong Khối xã hội chủ nghĩa trở nên gắn bó chặt chẽ hơn bao giờ hết. Xu hướng áp dụng mô hình phát triển chung cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trở nên phổ biến giữa các nước xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là Liên bang Xô-viết trước đây. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, hạ tầng của đất nước lại bị tàn phá nặng nề sau gần 30 năm chiến tranh. Điều này đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho công cuộc xây dựng đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, Hiến pháp năm 1980 đã thiết lập một bộ máy nhà nước với đặc điểm bao trùm là tính chất xã hội chủ nghĩa hết sức đậm nét, có thể nói là đậm nét nhất trong số các bản hiến pháp của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua ba đặc điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định và quy định một cách mạnh mẽ. Trong Hiến pháp năm 1980, vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đề cập một cách nổi bật trong Lời nói đầu như nhân tố và động lực chủ chốt làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định trong một điều riêng của hiến pháp, Điều 4, với nội dung:

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.

Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp.”

Có thể nói, quy định của Điều 4 đã đem lại sự bảo đảm hiến định vững chắc nhất cho vị trí, vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng đối với toàn hệ thống chính trị mà trước tiên là đối với bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các bản hiến pháp sau này đều kế thừa Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 với những điều chỉnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng thời kì.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thiết kế hoàn toàn theo mô hình bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ở vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước là Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra. Các cơ quan và chức vụ khác ở trung ương như Hội đồng nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, có cùng nhiệm là với Quốc hội và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Với mô hình này, toàn bộ bộ máy nhà nước Việt Nam ở trung ương đều xuất phát từ Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Khi Quốc hội hết nhiệm kì thì các cơ quan khác ở trung ương cũng hết nhiệm kì; khi Quốc hội bắt đầu nhiệm kì mới thì Quốc hội cũng bầu ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương với nhiệm kì mới. Các bộ máy nhà nước không theo mô hình xã hội chủ nghĩa không có đặc điểm này

Thứ ba, nguyên tắc tập thể lãnh đạo được áp dụng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Theo Hiến pháp năm 1980, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hội đồng nhà nước, một cơ quan tập thể do Quốc hội bầu ra, đồng thời là cơ quan thường vụ của Quốc hội. Chính phủ được gọi là Hội đồng bộ trưởng, với chế độ làm việc tập thể đóng vai trò chủ yếu; vai trò cá nhân của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ít nổi bật so với Thủ tướng trong các hiến pháp sau này.

Xem thêm bài viết về “Hiến pháp 1980”

  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) – GS.TS. Phạm Hồng Thái
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) – CTV. Linh Trang

4. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)

Giai đoạn sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, đất nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng: sản xuất đình trệ, sản phẩm khan hiếm, lạm phát và thất nghiệp tăng cao. Đứng trước tình hình đó, năm 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định áp dụng đường lối đổi mới kinh tế với chính sách chủ đạo là cho phép phát triển nền kinh tế thị trường và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân thay vì cấm đoán như trong giai đoạn trước đó. Làn sóng đổi mới ngay lập tức tạo nên kết quả tích cực về kinh tế và xã hội. Hiến pháp năm 1992 được ban hành để thể chế hóa đường lối đổi mới đó. Năm 2001, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung để tiếp tục thể chế hóa đường lối đổi mới sau 15 năm thực hiện thành công.

Xét trong cả giai đoạn, đặc điểm chủ đạo của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tính chất xã hội chủ nghĩa có điều chỉnh để phù hợp với tình hình. Về cơ bản, bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn theo mô hình xã hội chủ nghĩa với những đặc điểm của mô hình này như thể hiện trong Hiến pháp năm 1980. Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện thành công đường lối đổi mới, bộ máy nhà nước đã được điều chỉnh một bước ở Hiến pháp năm 1992 và tiếp tục được điều chỉnh năm 2001. Điều này thể hiện ở bốn đặc điểm lớn như sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của cá nhân được tăng tường trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở trung ương. Chế độ nguyên thủ tập thể của Hiến pháp năm 1980 đã được chuyển thành nguyên thủ cá nhân do Chủ tịch nước thực hiện. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng với những nhiệm vụ, quyền hạn riêng biệt cả về tổ chức và hoạt động nhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành hiệu quả đối với hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương. Việc đề cao vai trò của cá nhân, đặc biệt là vai trò của Thủ tướng Chính phủ, được coi là giải pháp giúp tăng cường trách nhiệm và tính linh hoạt của các cơ quan nhà nước mà trước tiên là Chính phủ trong việc điều hành công việc của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Thứ hai, quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được điều chỉnh theo hướng hợp lí. Điều 4 Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, song hoạt động của các tổ chức Đảng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Trước đó, Hiến pháp năm 1980 mới chỉ quy định hoạt động của các tổ chức Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp. Pháp luật do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Xét cho cùng thì các tổ chức Đảng đều là các chủ thể tham gia quan hệ xã hội giống như các chủ thể khác. Việc đặt hoạt động của các tổ chức Đảng trong khuôn khổ pháp luật, trong khi vẫn quy định Đảng là lực lượng lãnh đạo, cho thấy về mặt tư tưởng Hiến pháp năm 1992 đã bước đầu thiết lập mối quan hệ Đảng Cộng sản – Nhà nước theo định hướng pháp quyền.

Thứ ba, nguyên tắc pháp quyền chính thức được công nhận, cùng với nó là sự công nhận bước đầu đối với quan điểm về phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp quyền và phân quyền là hai nguyên tắc lớn, hai thành tựu vĩ đại của loài người trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trong bộ máy nhà nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa truyền thống như quy định tại Hiến pháp năm 1980 hoàn toàn vắng bóng he nguyên tắc này. Việc Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung ghi nhận hai nguyên tắc pháp quyền và phân quyền tại Điều 2 cho thấy bước tiến lớn trong nhận thức về sự phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sự phát triển chung của bộ máy nhà nước hiện đại.

Thứ tư, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực bảo đảm tuân thủ pháp luật ngày càng thu hẹp. Như thể hiện trong giai đoạn Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, sự xuất hiện của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và chức năng công tố là một đặc thù của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Khi đó, chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân bao trùm lĩnh vực tư pháp, hành chính và các hoạt động xã hội nói chung. Trong các quy định của Hiến pháp năm 1992, phạm vi chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân vẫn được kế thừa trọn vẹn từ Hiến pháp năm 1980. Tuy nhiên, khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân chỉ còn trong lĩnh vực tư pháp; tương ứng với điều đó là thẩm quyền xét xử của toà án được mở rộng sang lĩnh vực tranh chấp kinh tế và hành chính. Sự điều chỉnh này nhằm làm cho các cơ quan tư pháp của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa của Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn đường lối đổi mới. Trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền, bảo đảm tuân thủ pháp luật phải là nhiệm vụ chính của Toà án. Chỉ có Toà án với các thủ tục tố tụng công bằng mới là nơi phân xử các tranh chấp, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng chế tài xử lí một cách phù hợp nhất với tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo đảm môi trường pháp lí bình đẳng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường.

Xem thêm bài viết về “Hiến pháp 1992”

  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Hiến pháp 1992 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992) – GS.TS. Phạm Hồng Thái

5. Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp 2013

Sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và 25 năm thực hiện chính sách đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, về mặt chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước chưa có nhiều đổi mới tương xứng với tầm, mức đổi mới về kinh tế. Bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, quan liêu; phân công, phối hợp trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như quy định tại Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 còn chưa rõ ràng; chế độ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là một bất cập lớn trong thực tiễn. Bên cạnh đó, tình hình quan hệ đối ngoại cũng có nhiều điểm mới. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào đời sống quốc tế và khu vực và do đó ngày càng phải quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề mà quốc tế và khu vực quan tâm, ví dụ như dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người… Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI diễn ra tại Hà Nội tháng 01 năm 2011 đã quyết định tổng kết thi hành để tiến tới sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) nhằm phù hợp với tình hình mới. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Hiến pháp mới đã được Quốc hội khóa 13 thông qua với nhiều quy định mới về bộ máy nhà nước. Trong năm 2014, 2015, các luật về tổ chức các cơ quan nhà nước lần lượt được ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định của hiến pháp về lĩnh vực này. Bộ máy nhà nước hiện tại của Việt Nam có cơ cấu tổ chức như mô tả ở phần 1.2 trên đây.

Có thể nói, khác với các giai đoạn trước, hoàn cảnh lịch sử ra đời Hiến pháp năm 2013 không có sự thay đổi căn bản. Do vậy, bộ máy nhà nước vẫn kế thừa những đặc điểm và nội dung cơ bản của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Định hướng chủ đạo của các quy định mới về bộ máy nhà nước là khắc phục những bất cập của bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) để hoàn thiện bộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Trên tinh thần đó, bộ máy nhà nước giai đoạn Hiến pháp năm 2013 có đặc điểm bao trùm là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa được kế thừa từ giai đoạn trước song có những điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Điều này thể hiện ở bốn đặc điểm lớn sau:

Thứ nhất, quan điểm phân quyền tiếp tục được khẳng định thêm một bước trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 mới chỉ quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, thì trong Hiến pháp năm 2013 đã có quy định cụ thể định danh Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Tòa án thực hiện quyền tư pháp.’ Quy định cụ thể như vậy là rất có ý nghĩa bởi nó góp phần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan đối với việc thực hiện từng quyền một cách hiệu quả.

Thứ hai, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước lần đầu tiên được đề cập một cách cụ thể trong Hiến pháp và có thể được coi như bước phát triển mới trong việc áp dụng nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định phương thức tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam phải dựa trên cơ sở phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trước đó, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 mới đề cập tới yếu tố “phân công, phối hợp”. Sự bổ sung yếu tố “kiểm soát quyền lực” là một bước tiến mới trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền bởi trong Nhà nước pháp quyền không thể không có các cơ chế bảo đảm quyền lực không bị tha hóa. Nhận thức này không chỉ dừng lại ở khoản 3 Điều 2 mà còn được thể chế hóa thành các quy định cụ thể và thiết thực. Chương X Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định về hai cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chức năng kiểm soát quyền lực nhà nước, đó là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người chính thức được hiến định là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 là hiến pháp đầu tiên của Việt Nam quy định một cách rõ ràng về việc tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, khi đó “tôn trọng quyền con người” mới được xem như một nguyên tắc hiến định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng và nâng nguyên tắc này thành một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Điều 3 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;…”.

Thứ tư, qua các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan, vai trò của Tòa án nhân dân đã được đề cao hơn một bước theo hướng xứng đáng với vị trí của nó trong Nhà nước pháp quyền. Ở bất kì quốc gia nào trong thời bình, đặc biệt là trong các nhà nước pháp quyền, Toà án luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó là nơi người dân tìm đến mỗi khi có tranh chấp. Toà án sẽ giúp người dân giải quyết các tranh chấp một cách công bằng, thoả đáng, trong hoà bình và qua đó bảo đảm trật tự, kỉ cương, yên bình trong xã hội. Khi người dân cảm thấy công lí ở gần thì xã hội tất yếu sẽ được yên bình. Trong suốt những năm đổi mới, vai trò của hệ thống Tòa án nhân dân chưa được chú trọng đúng mức.

Đổi mới hệ thống Tòa án vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Nhằm khắc phục những nhược điểm đó, hệ thống Tòa án theo Hiến pháp năm 2013 đã được đổi mới đáng kể. Lần đầu tiên toà án được giao thực hiện quyền tư pháp với nhiệm vụ bảo vệ công lí, bên cạnh các nhiệm vụ truyền thống là bảo vệ quyền con người, quyền công dân… Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng bổ sung nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng trong xét xử đối với hoạt động của Tòa án và hệ thống tư pháp. Đây là nguyên tắc tiến bộ có vai trò nâng cao vị trí của Tòa án trong các quy trình tố tụng, bảo đảm công bằng trong hoạt động xét xử. Trong cơ cấu hệ thống toà án 4 cấp, vai trò của Tòa án nhân dân tối cao cũng được nâng lên với nhiệm vụ phát triển án lệ. Các toà án giờ đây cũng có thẩm quyền giải thích pháp luật, một trong những “vũ khứ quan trọng bảo đảm công lí trong hoạt động xét xử của toà án./.

Xem thêm bài viết về “Hiến pháp 2013”

  • Chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia theo Hiến pháp 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách môi trường là gì? Chính sách môi trường trong Hiến pháp 2013? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách khoa học và công nghệ trong Hiến pháp 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)?
    – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách văn hóa là gì? Chính sách văn hóa trong Hiến pháp 2013? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam: Các yếu tố cấu thành tội phạm và Hình phạt
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề cương ôn tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam có đáp án
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề cương ôn tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Chế định Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp 2013
Chế định Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp 2013
Chế định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013
Chế định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013
Khái quát về Cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước
Khái quát về Cơ quan hiến định độc lập trong bộ máy nhà nước

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam Từ khóa: Bộ máy nhà nước/ Hiến pháp 1946/ Hiến pháp 1959/ Hiến pháp 1980/ Hiến pháp 1992/ Hiến pháp 2013/ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Previous Post: « Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Next Post: Các nguyên tắc hiến định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng