Phân tích nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước
- Phân loại cơ quan nhà nước. Cho ví dụ?
- [SO SÁNH] Phân biệt Cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức khác
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của Cơ quan nhà nước
- Bộ máy nhà nước là gì? Mối liên hệ với chức năng của nhà nước
- Chức năng Nhà nước là gì? Phân tích Chức năng của nhà nước?
- Phân tích chức năng kinh tế của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Phân tích chức năng bảo vệ Tổ quốc của Nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Vai trò khoa học của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
1 – Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là gì?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo có tính then chốt, xuất phát điểm, làm cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
2 – Phân tích nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân
Đây là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đương đại. Trước đây, chủ quyền quốc gia thuộc về nhà vua. Nhà vua có quyền quyết định tối cao mọi vấn đề của đất nước, người dân bị coi như “bề tôi” của nhà vua, họ phải phục tùng nhà vua một cách tuyệt đối.
Hiện nay, chủ quyền trong xã hội thuộc về nhân dân. Nhân dân là người chủ tối cao của đất nước, là người thành lập ra nhà nước, trao quyền cho nhà nước và kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước. Nhân dân có quyền quyết định tối cao các vấn đề quan trọng của đất nước, nhà nước phải phục tùng các quyết định của nhân dân. Hiến pháp và pháp luật của hầu hết các quốc gia đương đại quy định:
– Chủ quyền thuộc về nhân dân;
– Các hình thức để nhân dân tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại diện của nhà nước, trực tiếp thực hiện các hoạt động của nhà nước khi được bầu, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước;
– Vị trí, vai trò của cơ quan dân cử trong bộ máy nhà nước;
– Những vấn đề quan trọng của đất nước nhà nước không được tự ý quyết định, nhà nước phải trưng cầu ý kiến nhân dân;
– Trách nhiệm của nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; quy định vai trò của xã hội dân sự…
Ở các nhà nước khác nhau, nguyên tắc chủ quyền nhân dân được nhận thức và thực hiện với những mức độ, phạm vi khác nhau. Tại Việt Nam, chủ quyền nhân dân đã trở thành một nguyên tắc hiến định với nội dung:
“1 – Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2 – Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dần mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. (Điều 2 Hiến pháp năm 2013)
Trả lời