• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)

Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)

27/09/2020 21/05/2021 LS. Hoàng Minh Hùng Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp
    • 1.1. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946
    • 1.2. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1959
    • 1.3. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1980
    • 1.4. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013
  • 2. Thẩm quyền của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp
    • 2.1. Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực đối nội
    • 2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực đối ngoại
  • 3. Việc bầu cử chủ tịch nước và phó chủ tịch nước

Quy định về chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp?

Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)

Ở nước ta theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992 và 2013 nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước; còn Hiến pháp 1980 là Hội đồng Nhà nước…

Xem thêm:

  • Đánh giá chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013 – TS. Đỗ Minh Khôi
  • Mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với cơ quan hành pháp ở Việt Nam – ThS. Phạm Thị Phương Thảo
  • Vai trò hiến định của nguyên thủ quốc gia – TS. Đỗ Minh Khôi
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Bảng so sánh Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013
  • Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) – TS. Nguyễn Mạnh Hùng

1. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp

Ở nước ta theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992 và 2013 nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước; còn Hiến pháp 1980 là Hội đồng Nhà nước. Tuy nhiên, vị trí của các thiết chế này cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức Nhà nước.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Sự phát triển chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
  • Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)?
  • Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp (1946, 1959, 1980 và 1992)
  • Bảng so sánh Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013
  • Những điểm mới cơ bản của "Chế độ chính trị" trong Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992
  • Quy định về Điều ước quốc tế trong năm bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2013

1.1. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946

Hiến pháp 1946 không có qui định về chế định này. Song từ những qui định về cách thức thành lập và thẩm quyền của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước và đồng thời đứng đầu Chính phủ ( Điều 43 đến Điều 56).

Vị trí của người đứng đầu Nhà nước: Chủ tịch nước thay mặt cho Nhà nước, giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, các nhân viên nội các; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến.

Vị trí của người đứng đầu Chính phủ: Chủ tịch nước chủ tọa Hội đồng Chính phủ, cùng với Chính phủ ban hành các sắc lệnh qui định các chính sách thi hành các đạo luật và các quyết nghị của Nghị viện.

1.2. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1959

Bộ máy nhà nước chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc tập quyền được vận dụng mạnh mẽ. Theo đó Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan khác được Quốc hội lập ra, phân giao nhiệm vụ, quyền hạn và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội nắm cả quyền nguyên thủ, song khác với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu khi chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì đồng thời xoá luôn chế định nguyên thủ quốc gia cá nhân, ở nước ta Chủ tịch nước vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng được tổ chức cho phù hợp. Chủ tịch nước phái sinh từ Quốc hội, thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia, điều phối các cơ quan nhà nước cấp cao trong bộ máy nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, không còn là người đứng đầu Chính phủ mà chỉ là người đứng đầu Nhà nước (xem chương V- Hiến pháp 1959- từ Điều 61- 70)

Điều đó không ngẫu nhiên, vì đối với nước ta vào thời điểm Hiến pháp 1959 ra đời, tình trạng đất nước bị phân chia không còn là một âm mưu mà đang là một thực tế và là dã tâm của kẻ thù đang tham vọng hợp thức hoá sự chia cắt đó một cách vĩnh viễn, cũng như chúng muốn tồn tại nhiều đảng phái trong lòng xã hội Việt Nam. Từ đó đấu tranh thống nhất nước nhà trở thành một phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh chung: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Trong tình hình như thế cần phải có người lãnh đạo chung đứng đầu nhà nước, đó chính là vai trò của Chủ tịch nước mà Hiến pháp 1959 đã qui định thành một chế định.

1.3. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1980

Xét về ý nghĩa lịch sử, Hiến pháp 1980 là Hiến pháp ghi nhận một điểm son chói lọi của lịch sử dân tộc, bắt đầu một thời kỳ mới cả nước thống nhất quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thiết lập một cơ chế kế hoạch cao độ nền kinh tế quốc dân. Nên những chế định của Hiến pháp đang tồn tại lúc bấy giờ cần được sửa đổi, một trong những nội dung đó có chế định Chủ tịch nước.

Chế định Chủ tịch nước được thay thế bằng chế định Chủ tịch tập thể dưới hình thức Hội đồng Nhà nước, nguyên tắc tập quyền được vận dụng triệt để. Với cách tổ chức này thì hoạt động của Nhà nước đều được trực tiếp thực hiện bởi cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đối với nước ta, đến đây có thể coi là hoàn thành quá trình xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thuần tuý.

Nhìn chung, quá trình thực hiện chế định Hội đồng Nhà nước đã đạt được những tiện lợi nhất định, các vấn đề thuộc thẩm quyền nguyên thủ quốc gia đều được phối hợp giữa Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thường chắc chắn và tránh được những thiếu sót chủ quan, bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn… song lại chứa đựng nhiều hạn chế khi mọi vấn đề phải bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số nên thường chậm, không phân định rõ hoạt động thập thể của cơ quan thường trực của Quốc hội và chức trách cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động, nhất là hoạt động đại diện nhà nước.

Vì vậy, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã quyết định không thành lập Hội đồng nhà nước mà thành lập Ủy ban thường vụ Quốc hội; còn Chủ tịch nước là một cá nhân giống như Hiến pháp 1959 đã qui định; Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung, bổ sung vẫn giữ nguyên quy định này.

1.4. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013

Thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại, mô hình này vừa tiếp thu những ưu điểm mô hình Chủ tịch nước của Hiến pháp 1946 và 1959, vừa giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia trong thể chế Hội đồng Nhà nước. Đồng thời có thêm những đặc điểm mới.

Sự đổi mới chế định Chủ tịch nước nói riêng và Bộ máy nhà nước nói chung trong Hiến pháp, thể hiện quan điểm cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng đề ra, sự đổi mới đó quán triệt nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các Cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp – hành pháp – tư pháp.

Theo Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung Chủ tịch nước với vị trí là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về quan hệ đối và đối ngoại, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội… ( Điều 101 đến Điều 108 Hiến pháp 1992).

Hiến pháp 2013 tiếp tục quy định Chủ tịch nước với vị trí là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. (Điều 86 Hiến pháp 2013)

2. Thẩm quyền của Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp

Thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia là yếu tố quan trọng tạo nên vị trí pháp lý của nguyên thủ quốc gia. Thẩm quyền này phụ thuộc vào chính thể của mỗi quốc gia.

Ở nước Việt Nam, do vị trí của Chủ tịch nước trong từng giai đoạn lịch  sử là khác nhau nên thẩm quyền có những thay đổi nhất định, cụ thể:

– Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối năm 1959, Chủ tịch nước có hai loại thẩm quyền : Người đứng đầu Nhà nước – Người đứng đầu Chính phủ ( Điều 47-51 Hiến pháp 1946).

– Giai đoạn từ đầu năm 1960 đến 1980: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại ( Điều 63-67 Hiến pháp 1959).

– Giai đoạn từ cuối năm 1980 đến năm 1992: Chủ tịch nước (Chủ tịch tập thể Hội đồng Nhà nước) có hai thẩm quyền : Người đứng đầu Nhà nước và thẩm quyền của cơ quan thường trực Quốc hội ( Điều 98- Điều 103 Hiến pháp 1980).

– Giai đoạn hiện nay: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại (Điều 103- Điều 106 Hiến pháp 1992 và Điều 86 Hiến pháp 2013).

Thông thường khi nghiên cứu về chức năng của Nhà nước nói chung, của các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền nói riêng, người ta thường phân chia thành hai nhóm chức năng đối nội và đối ngoại. Hai chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại với nhau một cách biện chứng. Trong hai nhóm chức năng này, không thể coi nhóm này quan trọng hơn nhóm kia. Bất cứ nhà nước nào cũng đồng thời thực hiện hai chức năng; không thể thực hiện tốt chức năng đối nội nếu xem nhẹ chức năng đối ngoại. Và ngược lại, nếu không chú ý đúng mức đối nội, đương nhiên không thể thực hiện tốt chức năng đối ngoại. Nói cách khác chức năng đối ngoại là tiền đề, cơ sở cho chức năng đối nội, đồng thời chức năng đối nội là tiền đề cho chức năng đối ngoại.

2.1. Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực đối nội

Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

2.2.1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Những nhiệm vụ, quyền hạn này, từ trước đến nay Quốc hội đều giao cho Chủ tịch nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuối năm 1959, Quốc hội cho phép Chủ tịch nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Nghị viện thông qua luật thì Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật đã thông qua. Nếu luật đem ra thảo luận  lại vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì buộc Chủ tịch nước phải ban bố (Điều 31, Hiến pháp 1946). Đây là một quyền đặc biệt của Chủ tịch nước được qui định trong Hiến pháp 1946, phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Nhưng xét về mặt lý luận, quy định này mâu thuẫn với quy định: “Nghị viện là cơ quan quyền lực cao nhất”. Do vậy, từ năm 1960 cho đến nay,  đã có qui định sau khi Quốc hội đã thông qua Hiến pháp, luật thì Chủ tịch nước phải công bố mà không có quyền yêu cầu Quốc hội thảo luận lại những văn bản đó. Vì thế, để Chủ tịch nước có điều kiện theo sát, nắm chắc ý kiến của các đại biểu Quốc hội khi thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng, đồng thời để đóng góp ý kiến kịp thời của mình, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2.2.2. Ban hành lệnh, quyết định

Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ của mình.

2.2.3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chủ tịch nước còn có quyền căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (Điều 103 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung).

2.2.4. Chủ tịch nước giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân

Hội đồng quốc phòng và an ninh là cơ quan thuộc Chủ tịch nước, thành phần Hội đồng gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên do Chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng. Danh sách các thành viên do Chủ tịch nước đề nghị và Quốc hội phê chuẩn, các thành viên không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.

Hội đồng quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ động viên mọi khả năng của đất nước để bảo vệ tổ quốc trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.

2.2.5. Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp

Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội. Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo về hoạt động của mình với Chủ tịch nước. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình ý kiến của mình về những trường hợp bị kết án tử hình xin ân giảm.

2.2.6. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội.

Quốc hội xem xét báo cáo của Chủ tịch nước, bãi bỏ các lệnh, quyết định của Chủ tịch nước nếu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Chủ tịch nước phải trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội.

2.2.7. Chủ tịch nước có quyền quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cao cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân

Chủ tịch nước có quyền quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cao cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm và cấp đại sứ cũng như những hàm, cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và các danh hiệu vinh dự Nhà nước như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhà giáo nhân dân…

2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực đối ngoại

Hiến pháp của các nước trên thế giới đều tuyên bố nguyên thủ quốc gia có quyền thay mặt cho Nhà nước về mặt đối ngoại. Nhưng trong thực tế việc thực hiện quyền hạn này cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào chính thể của mỗi nước, ở chính thể cộng hòa đại nghị và quân chủ đại nghị thì nguyên thủ quốc gia thực thi quyền hạn này rất hình thức chỉ khi có sự đồng ý của Chính phủ. Ở chính thể Cộng hòa tổng thống thì nguyên thủ quốc gia thực hiện quyền này bỏ qua mọi sự phê chuẩn, đồng ý trước của Nghị viện.

Ở Việt Nam, là nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước có quyền:

Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước đề cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam ở nước ngoài và các tổ chức quốc tế cũng như tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài đến Việt Nam; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước với người đứng đầu nhà nước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký, quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyết định (Điều103 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung). Thẩm quyền này tương đối ổn định, từ trước đến nay ít thay đổi. Điều 49 Hiến pháp 1946 đã qui định: “… Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước”. Đến Hiến pháp 1959 thẩm quyền này được qui định Điều 64: “Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp nhận đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài cử đến, cử và triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở nước ngoài”. Đối với Hiến pháp 1980 thẩm quyền này được giao cho Hội đồng Nhà nước, cụ thể tại Điều 100: “ Bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế. Tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài.”

Chủ tịch nước có quyền nhân danh Nhà nước tiến hành đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với người đứng đầu nhà nước khác hoặc phê chuẩn những điều ước mà Chính phủ ký kết. Chủ tịch nước cũng có quyền gia nhập các điều ước quốc tế trừ những trường hợp Chủ tịch nước thấy cần trình Quốc hội quyết định. Nhìn chung, thẩm quyền cũng ít thay đổi, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta điều quy định thẩm quyền trên cho Chủ tịch nước, lần lượt cho thấy tại Điều 49 – Hiến pháp 1946; Điều 100 – Hiến pháp 1959; Điều 100 – Hiến pháp 1980; Điều 103 – Hiến pháp 1992, Điều 88 – Hiến pháp 2013.

Chủ tịch nước có quyền cho nhập, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam. Như vậy có thể thấy đây là một quyền mới, trước đó thẩm quyền này thuộc về Hội đồng Bộ trưởng (hay Hội đồng Chính phủ, Chính phủ trong các giai đoạn). Cụ thể điều này Luật Quốc tịch 1998 đã qui định khá chi tiết về trình tự, thủ tục cho nhập, thôi, tước, huỷ bỏ và cho trở lại quốc tịch Việt Nam (Điều 32, Luật quốc tịch Việt Nam 1998)…

Trong cơ chế Nhà nước ta, như đã được phân tích ở phần trên, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì sự tiếp tục đều có kế thừa mà cội nguồn xuất phát điểm cho các chế định sau này chính là những qui định của Hiến pháp 1946 nói chung.

Nhìn lại thẩm quyền của Chủ tịch nước trong cả quá trình phát triển, chúng ta nhận thấy:

– Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 có rất nhiều quyền hạn: đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Chính phủ; triệu tập, chủ tọa các phiên họp của Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ cũng như Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… Chủ tịch nước còn có hai đặc quyền là yêu cầu Nghị viện thảo luận lại luật và nghị quyết mà Nghị viện đã thông qua (Điều 31) và quyền không phải chịu trách nhiệm nào ngoài tội phản bội Tổ quốc ( xem Điều 50).

– Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1959 chỉ có một loại quyền của người đứng đầu Nhà nước. Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng có một loại quyền đặc biệt mà các bản Hiến pháp sau này không có, đó là quyền triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt khi cần thiết (xem Điều 67) – Hội nghị gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những người hữu quan khác.

– Theo Hiến pháp 1980, Chủ tịch nước (Hội đồng Nhà nước) không chỉ có nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu Nhà nước mà còn có những nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thường trực của Quốc hội như: triệu tập và dự kiến các chương trình các kỳ  họp của Quốc hội; điều hòa phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; giữa hai kỳ họp của Quốc hội thay mặt Quốc hội giám sát hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao…

– Theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013, nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước cơ bản giống Hiến pháp 1959. Tuy nhiên, Chủ tịch nước hiện không có quyền triệu tập và chủ tọa Hội nghị chính trị đặc biệt; nhưng có quyền yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại một số pháp lệnh và nghị quyết mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua; có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với tất cả các Chánh án, phó chánh án, các Thẩm phán của các Toà án (trừ Chánh án toà án nhân dân tối cao); có quyền cho  nhập, thôi, tước, huỷ bỏ và cho trở lại quốc tịch Việt Nam (Điều 38, Luật quốc tịch Việt Nam 2008)…

3. Việc bầu cử chủ tịch nước và phó chủ tịch nước

Ở nước ta, từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Theo đó, chế định Chủ tịch nước của Hiến pháp 1946 phải là người được chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận; trường hợp nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối (Điều 45 Hiến pháp 1946).

Điểm đặc biệt được qui định trong bản Hiến pháp 1946 so với các bản Hiến pháp sau này là nhiệm kỳ của Chủ tịch nước (5 năm) khác với nhiệm kỳ của Nghị viện nhân dân (3 năm). Vấn đề này, cho chúng ta thấy nếu một nghị viên được chọn làm Chủ tịch nước nhưng ở nhiệm kỳ sau của Nghị viện nhân dân không được bầu làm nghị viên thì Chủ tịch nước đang đương nhiệm phải được giải quyết như thế nào cho hợp hiến, điều này pháp luật giai đoạn đó chưa có qui định cụ thể. Tuy nhiên, cũng cần xem xét việc qui định của Hiến pháp là qui định tiêu chuẩn ứng viên Chủ tịch nước, nên khi Nghị viện kết thúc nhiệm kỳ thì Chủ tịch nước vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình.

Đối với Phó chủ tịch nước, thì Hiến pháp 1946 qui định là chọn trong nhân dân và bầu theo thông lệ. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Phó chủ tịch nước khác với nhiệm kỳ Chủ tịch nước và giống nhiệm kỳ của Nghị viện nhân dân. Hiến pháp 1959 về việc bầu Chủ tịch nước giống Hiến pháp 1992, Chủ tịch nước được bầu trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Nếu như Hiến pháp 1959 qui định tiêu chuẩn ứng cử viên chức Chủ tịch nước phải là công dân Việt Nam từ 35 tuổi trở lên, thì Hiến pháp 1992 không qui định độ tuổi được quyền ứng cử mà chỉ qui định Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra trong số các Đại biểu Quốc hội, Điều 71 Luật tổ chức Quốc hội qui định:  “Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số Đại biểu Quốc hội theo sự giới thiệu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Phó Chủ tịch nước cũng như Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số Đại biểu Quốc hội, theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước. Phó chủ tịch nước giúp chủ tịch hoàn thành nhiệm vụ và có thể được chủ tịch ủy nhiệm thay chủ tịch thực hiện một số nhiệm vụ khi cần thiết. Trong trường hợp khuyết chủ tịch nước, thì Phó chủ tịch quyền chủ tịch cho đến khi Quốc hội bầu chủ tịch nước mới./.

Like fapage Luật sư Online tại https://facebook.com/iluatsu/

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

[CÓ ĐÁP ÁN] Đề cương ôn tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam có đáp án
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề cương ôn tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Chế định Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp 2013
Chế định Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp 2013
Chế định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013
Chế định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 2013
Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án nhân dân
Các nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp 2013 về hoạt động của Tòa án nhân dân
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam Từ khóa: Chủ tịch nước/ Hiến pháp 1946/ Hiến pháp 1959/ Hiến pháp 1980/ Hiến pháp 1992/ Hiến pháp 2013

Previous Post: « Tạp chí Nhà nước và pháp luật
Next Post: [PHÂN BIỆT] So sánh các bản Hiến pháp Việt Nam »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng