• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Chính sách môi trường là gì? Chính sách môi trường trong Hiến pháp 2013?

Chính sách môi trường là gì? Chính sách môi trường trong Hiến pháp 2013?

05/05/2021 10/05/2021 GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành Leave a Comment

Chính sách môi trường là gì? Chính sách môi trường trong Hiến pháp 2013?

Tác giả: Thái Vĩnh Thắng, Lưu Trung Thành

Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều coi trọng chính sách bảo vệ môi trường bởi phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo 03 yếu tố: Phát triển kinh tế bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội bền vững và bảo vệ môi trường bền vững.

1. Các Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 chưa chính thức ghi nhận chính sách môi trường

Trước Hiến pháp 2013, Việt Nam chưa chính thức ghi nhận chính sách môi trường.

Đến năm 2005, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005, qua tổng kết đánh giá 8 năm thi hành Luật Bảo vệ môi trường cho thấy còn có những hạn chế, bất cập sau đây trong pháp luật và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường:

– Một số quy định trong Luật bảo vệ môi trường chưa phù hợp với thực tế nên chưa đi vào cuộc sống, không theo kịp yêu cầu phát triển của thực tiễn và hội nhập quốc tế;

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Chính sách kinh tế là gì? Chính sách kinh tế trong Hiến pháp 2013
  • Chính sách xã hội là gì? Chính sách xã hội trong Hiến pháp 2013?
  • Chính sách văn hóa là gì? Chính sách văn hóa trong Hiến pháp 2013?
  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)?
  • Chính sách khoa học và công nghệ trong Hiến pháp 2013
  • Chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia theo Hiến pháp 2013
  • Những điểm mới cơ bản của "Chế độ chính trị" trong Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992
  • Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp trong các bản Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
  • Hoàn thiện pháp luật đất đai và môi trường theo Hiến pháp 2013
  • Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp 2013 mở đường cho đổi mới tổ chức chính quyền địa phương

– Cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường chậm được đổi mới, chưa đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường. Các loại phí và lệ phí về môi trường theo nguyên tắc: “Người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lí, khắc phục, cải tạo và phục hồi môi trường”, “Người hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải trả tiền” mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng tăng trưởng xanh. Chưa tạo được hành lang pháp lí và môi trường thuận lợi để khuyến khích phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ môi trường và sản phẩm thân thiện với môi trường;

– Phân công, phân cấp thẩm quyền trong quản lí môi trường còn phân tán, chồng chéo, chưa hợp lí, chưa đi đôi với tăng cường năng lực, phân định rõ trách nhiệm. Việc giao cho nhiều bộ ngành cùng tham gia quản lí môi trường là đúng, tuy nhiên còn thiếu sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả;

– Các quy định của pháp luật mới chỉ chú trọng về phía nhà nước trong khi đó chưa chú trọng đến cơ chế phối hợp của toàn xã hội, từng doanh nghiệp và từng người dân trong bảo vệ môi trường;

– Bộ máy quản lí nhà nước về môi trường chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa giải quyết được vấn đề liên ngành, liên vùng, xuyên quốc gia;

– Ý thức về bảo vệ môi trường chưa thành thói quen trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.

Trong bối cảnh trên đây, chúng ta phải coi vấn đề bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Môi trường là vấn đề quốc gia và toàn cầu, vừa là mục tiêu vừa là nội dung của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải trên quan điểm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính, kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu. Kiên quyết loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Phải quán triệt quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho tương lai, cho phát triển bền vững. Khắc phục tư tưởng chạy theo lợi ích trước mắt về kinh tế mà hi sinh những lợi ích lâu dài. Nâng cao hiệu quả của hoạt động lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Các chỉ tiêu về môi trường phải được sử dụng để đánh giá chất lượng, hiệu quả và tính bền vững trong phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương.

Chính sách môi trường là gì? Chính sách môi trường trong Hiến pháp 2013?

Xem thêm bài viết về “Chính sách môi trường”

  • Chính sách nhà nước về lâm nghiệp theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 – ThS. Trần Linh Huân
  • Thuế Carbon – Công cụ tài chính kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí – Bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam từ Nhật Bản – ThS. Nguyễn Lưu Lan Phương
  • Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm trong quá trình vận hành tàu thuyền – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam – ThS. Chung Lê Hồng Ân
  • Bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải – ThS. Tạ Thị Thùy Trang
  • Một số điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014 – TS. Võ Trung Tín

2. Lần đầu tiên, Hiến pháp 2013 ghi nhận chính sách bảo vệ môi trường

So với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 đã dành một điều trong Hiến pháp cho chính sách bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên tại Điều 63 Hiến pháp đã quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo” (khoản 1 và khoản 2 Điều 63). Lần đầu tiên trong đạo luật cơ bản của nhà nước đã hiến định chế tài trừng phạt các hành vi làm ô nhiễm hoặc làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường: “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” (khoản 3 Điều 63).

Việc hiến định về chính sách bảo vệ môi trường trong Hiến pháp năm 2013 là một bước tiến bộ lớn của Nhà nước ta trên con đường xây dựng đất nước phát triển bền vững./.

Xem thêm bài viết về “Hiến pháp 2013”

  • Chính sách khoa học và công nghệ trong Hiến pháp 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách giáo dục là gì? Chính sách giáo dục trong các bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)?
    – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách văn hóa là gì? Chính sách văn hóa trong Hiến pháp 2013? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách xã hội là gì? Chính sách xã hội trong Hiến pháp 2013? – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành
  • Chính sách kinh tế là gì? Chính sách kinh tế trong Hiến pháp 2013 – GS.TS. Thái Vĩnh Thắng & TS. Lưu Trung Thành

Nguồn: Fanpage Luật sư Online

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

[CÓ ĐÁP ÁN] Đề cương ôn tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam có đáp án
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề cương ôn tập môn Luật Hiến pháp Việt Nam
Chế định Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp 2013
Chế định Kiểm toán nhà nước trong Hiến pháp 2013
Chế định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013
Chế định Hội đồng bầu cử quốc gia trong Hiến pháp 2013
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp 2013
Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án nhân dân
Các nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp 2013 về hoạt động của Tòa án nhân dân
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013
Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam Từ khóa: Chính sách môi trường/ Hiến pháp 2013

Previous Post: « Chính sách khoa học và công nghệ trong Hiến pháp 2013
Next Post: Chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia theo Hiến pháp 2013 »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng