Mục lục
Hoàn thiện pháp luật đất đai và môi trường theo Hiến pháp năm 2013: Bài viết này sẽ trình bày, phân tích các quy định pháp luật về đất đai và môi trường đã hoặc nên được điều chỉnh, ban hành theo tinh thần Hiến pháp 2013…
- Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam năm 2013 – TS. Nguyễn Mạnh Hùng & PGS.TS. Trương Đắc Linh
- Những điểm mới về “Chế độ chính trị” trong Hiến pháp 2013 – PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm
- Những điểm mới của chương “Chính phủ” trong Hiến pháp 2013 – TS. Nguyễn Mạnh Hùng
- Điểm mới của Hiến pháp 2013 về “quyền con người” và “quyền công dân” – TS. Phan Nhật Thanh
- Quy định mới liên quan “Điều ước quốc tế” trong Hiến pháp 2013 – TS. Ngô Hữu Phước
- Hội đồng bầu cử Thái Lan và góp ý quy định về hội đồng bầu cử quốc gia trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Việt Nam – TS. Phan Nhật Thanh
TỪ KHÓA: Hiến pháp 2013,
TÓM TẮT
Đất đai và môi trường là những yếu tố quan trọng giữ vai trò quyết định sự phát triển bền vững của các quốc gia. Chính vì vậy mà Hiến pháp 2013 đã có nhiều quy định mới mang tính chất định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật đất đai và môi trường. Để góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai – môi trường thông qua việc triển khai Hiến pháp mới của nước ta, bài viết này sẽ trình bày, phân tích các quy định pháp luật về đất đai và môi trường đã hoặc nên được điều chỉnh, ban hành theo tinh thần Hiến pháp 2013.
Hiến pháp 2013 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013. Ngay sau đó, nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về việc triển khai thi hành Hiến pháp đã được ban hành[1] . Một trong những nội dung quan trọng cần phải thực hiện để đưa Hiến pháp 2013 vào thực tiễn cuộc sống là: “Rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp”[2] . Trong số những quy định pháp luật cần có sự điều chỉnh, lĩnh vực đất đai và môi trường nhận được rất nhiều sự quan tâm từ xã hội. Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định 486/QĐ-BTNMT ngày 27/3/2014 để thực nhiệm vụ quan trọng này.
Để khái quát các điểm mới trong lĩnh vực pháp luật đất đai – môi trường trong việc triển khai thực hiện Hiến pháp 2013 và góp phần định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật, bài viết này sẽ trình bày, phân tích các quy định pháp luật về đất đai, môi trường đã và nên được điều chỉnh, ban hành theo tinh thầncủa Hiến pháp 2013.
1. Hoàn thiện pháp luật đất đai trong việc triển khai thi hành Hiến pháp 2013
Chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất (SDĐ)được quyđịnh tại cácĐiều 53, Điều 54 Hiến pháp 2013. Những quy định mang tính nguyên tắc này chính là cơ sở quan trọng để Quốc hội xem xét, quyết định thông qua Luật Đất đai (LĐĐ) 2013 ngày 29/11/2013 (để thay thế LĐĐ 2003), ngay sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua. Trên cơ sở LĐĐ 2013, nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành để cụ thể hóa những nội dung mới trong LĐĐ có hiệulực từ 01/7/2014. Trong số đó, những nội dung sau đây thể hiện rõ tinh thần Hiến pháp 2013:
1.1. Tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
Để đảm bảo sự ổn định trong quan hệ đất đai, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được tái khẳng định tại Điều 53 Hiến pháp 2013. Trên cơ sở này Điều 4 LĐĐ 2013 đã quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao QSDĐ (QSDĐ) cho người SDĐ theo quy định của Luật này”. Như vậy, vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai, chủ thể quản lý đất đai đượcLĐĐ 2013 phân định rạch ròi hơn so với LĐĐ 2003. Theo đó, quyền đại diện chủ sở hữu đất đai được quy định cụ thể tại Điều 13 LĐĐ 2013. Với tư cách là chủ thể quản lý, các hoạt động mà Nhà nước phải thực hiện được quy định chi tiết tại Điều 22 của LĐĐ 2013.
Việc phân định rõ hai chức năng trên của Nhà nước đối với đất đailà một quy định tiến bộ so với trước đây, hy vọng sẽ góp phần hạn chế được tình trạng “nhầm lẫn” về vị trí, vai trò của Nhà nước (cụ thể là các cơ quan quản lý đất đai) trong các quan hệ quản lý và sử dụng đất đai. Từ đó, quan hệ đất đai có khả năng thích ứng, hòa nhập tốt hơn vào các quan hệ xã hội khác trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.
1.2. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người SDĐ
Hiến pháp 2013 đã quy định “QSDĐ được pháp luật bảo hộ” (Điều 54). Để đạt được điều này, nhiều nội dung về quản lý, SDĐ đã được điều chỉnh trong LĐĐ 2013. Cụ thể:
Một là, quy định hợp lý hơn về thu hồi đấtvàbồi thường khi Nhànước thu hồiđất
Lần đầu tiên thu hồi đất được quy định trong Hiến pháp nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động này. Bên cạnh đó, các trường hợp thu hồi đất xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước đã được giới hạn lại. Theo đó, việc thu hồi đất để sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế – xã hội phải gắn với “lợi ích quốc gia, công cộng”. Việc thu hồi đất của Nhà nước phải công khai, minh bạch và người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường theo quyđịnh của pháp luật. Trên cơ sở này, Điều 62LĐĐ 2013 đã xác định cụ thể trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
So với LĐĐ 2003, LĐĐ 2013 đã thể chế hóa triệt để tinh thần Hiến pháp 2013 về thu hồi đất. Việc giảm thiểu các trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế giúp hạn chế sự tùy tiện, lạm dụng trong thu hồi đất chỉ vì lợi ích riêng của doanh nghiệp, từ đó giúp bảo vệ tốt lợi ích chính đáng của người đang SDĐ,góp phần hạnchế các khiếu kiện về đất đai để giữ vững ổn định đời sống kinh tế – chính trị – xã hội.
Bên cạnh đó, phạm vi các đối tượng được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được pháp luật mở rộng hơn theo hướng công nhận tính tài sản của QSDĐmàkhông phân biệtloại chủ thể SDĐ như trước đây. Cụ thể, “Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đangSDĐ mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp” cũng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất[3] . Quy định này vừa thể hiện được sự công bằng trong đối xử với người SDĐ, vừa thể hiện khẳng định “QSDĐđược pháp luật bảo hộ” trong Hiến pháp 2013.
Hai là, tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối với công tác quản lý, SDĐ
* Về quy hoạch, kế hoạch SDĐ
Đây lànội dung quan trọng của quá trình điều phối đất đai nói riêng và quản lý nhà nước về đất đai nói chung. Các quy định về quy hoạch, kế hoạch SDĐ trong LĐĐ 2013 đãđược hoàn thiệnhơn nhằm đảm bảo tính đồng bộ, liên kết giữa quy hoạch SDĐcác cấp vàquy hoạchSDĐ với các quy hoạch ngành. Cơ chế lấy ý kiến nhân dân, ngườiSDĐcũng được quyđịnh cụ thể vàphùhợp hơn. “Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh được thực hiện thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch SDĐ trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện”[4] .
* Về tiếp cận thông tin đất đai
Tiếp cận thông tin đất đai là cơ sở quan trọng để người SDĐ có thể chủ động tự bảo vệ QSDĐ hợp pháp của mình. LĐĐ 2013 đã quy định cụ thể hệ thống thông tin và quyền tiếp cận thông tin về đất đai (Điều 28).
Ngoài ra, việc “không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật” chính thức được coi là hành vi bị nghiêm cấm theo LĐĐ 2013[5] .Đây chính là điều kiện để người SDĐ và các chủ thể khác trong xãhộithuận lợi hơn trong tiếp cận các thông tin đất đai cần thiết, phục vụ cho nhu cầu của mình. Có thể nói, công khai, minh bạch trong thông tin đất đai cũng chính là điều kiện góp phần phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và làm giảm các khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
* Về hoạt động giám sát đối với việc quản lý và SDĐ
LĐĐ 2013 đã bổ sung các quy định về cơ chế giám sát, theo dõi và đánh giá việc quản lý, SDĐ. Bên cạnh việc giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận về việc quản lý và sử dụng đất đai (Điều 198), LĐĐ 2013 cũng đã có quy định thêm về việc “Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai” (Điều 199)như: nội dung giám sát, hình thức giám sát, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân. Ngoài ra, quy định mới về “Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai” (Điều 200) là cơ sở để hoạt động giám sát có thể được thực hiện trên thực tế.
1.3. Tăng cường yếu tố thị trường trong quan hệ đất đai
Nền kinh tế Việt Nam đã được khẳng định là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”[6] . Vì vậy, với vai trò là một trong 3 yếu tố đầu vào của các hoạt động sản xuất – kinh doanh (bên cạnh nguồn vốn và sức lao động), đất đai (hay QSDĐ) phải được lưu chuyển một cách “tự nhiên” theo cơ chế thị trường. Điều này đã được thể hiện trong LĐĐ 2013 thông quacác nội dung sau:
Thứ nhất, về giá đất và chính sách về nghĩa vụ tài chính của người SDĐ
Mặc dù cơ chế 2 giá đất vẫn được tiếp tục thừa nhận nhưng giá đất của Nhà nước đã được quy định “mềm dẻo”, linh hoạt hơn để có thể nhanh chóng “tiệm cận” với giá đấtthị trường. Cụ thể, khung giá đất của Chính phủ và Bảng giá đất của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh được quy định chu kỳ điều chỉnh ổn định hơn với thời hạn thống nhất là 5 năm. Để giá đất của Nhà nước không bị lạc hậu so với biến đổi của đời sống kinh tế – xã hội, LĐĐ 2013 đã quy định: “Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp”. Dựa trên sự thay đổi của khung giá, bảng giá đất của UBND cấp tỉnh cũng sẽ được điều chỉnh theo.[7] Quy định này vừa đảm bảo sự thích ứng kịp thời của giá đất nhà nước, vừa loại bỏ được tâm lý tăng giá đất hàng năm như trước đây khi mà LĐĐ trước đây quy định bảng giá đất của UBND cấp tỉnh phải được điều chỉnh hàng năm – một trong những nguyên nhânlàmảnh hưởng không nhỏ đếnhiệu quả quản lý và SDĐ.[8]
Ngoài ra, LĐĐ 2013 cũng quy định thêm một loại giá đất khác của UBND cấp tỉnh là “giá đất cụ thể”. Giá đất này chỉ được xác định khi Nhà nước cần dùng đến và áp dụng riêng cho từng trường hợp cá biệt. Theo LĐĐ 2013, hầu hết các trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, cho thuê đất và trường hợp bồi thường cho người có đất bị thu hồi sẽ được áp dụng giá đất này[9] .Đây chính làđiểm mới quan trọng, khắc phụcđược nhượcđiểmtrong các quy định của LĐĐ 2003 về vấn đề giá đất. Điểm mới này vừa giúp đảm bảo được lợi ích chính đáng của người SDĐ, vừa tránh được “thất thu” cho ngân sách nhà nước khi mà giá đất làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính của người SDĐ sẽ luôn được “làm mới” theo từng thời điểm.
Thứ hai, về hình thức phân phối đất đai
LĐĐ 2013 đã nghiêm túc thực hiện chủ trương mở rộng đối tượng thuê đất, “thu hẹp” việc giao đất cho các chủ thể kinh doanh nhằm nâng cao tính thị trường và hàng hóa của quan hệ đất đai[10] .Các đối tượng được Nhà nước “giao đất không thu tiền SDĐ” và đối tượng được “giao đất có thu tiền SDĐ” đã bị giảm từ 7 nhóm trường hợp trong LĐĐ 2003 xuống còn 4 nhóm trường hợp theo LĐĐ 2013.Hầu hết các trường hợp SDĐ để sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà không phải là kinh doanh bất động sản theo quy định mới đều phải chuyển sang thuê đất[11] .
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo cho hình thức phân phối đất đai phù hợp với đặc thù của mục đích SDĐ, LĐĐ 2013 đã vượt qua “định kiến” đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi lần đầu tiên quy định “giao đất có thu tiền SDĐ” cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực diện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê, thay vì chỉ cho thuê như quy định của các LĐĐ trước đây[12] . Quy định này chắc chắn sẽ khắc phục được những bất cập trong thực thi phápluật đất đai đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh doanh nhà ở, từ đó loại bỏđược những tranh chấp giữanhà đầu tưvàkhách hàngtrong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về SDĐ như trường hợp của công ty Phú Mỹ Hưng tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua[13] .
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, các văn bản quy định thi hành LĐĐ 2013 đã được ban hành tương đối đầy đủ và đã có hiệu lực thi hành[14] . Đây chính lànhững minh chứng thể hiện quyết tâm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc sớm đưa các quy định của LĐĐ 2013 – đạo luật được xây dựng trên tinh thần Hiến pháp 2013vào thực tế cuộc sống.
2. Hoàn thiện pháp luật môi trường trong việc triển khai thi hành Hiến pháp 2013
Hiến pháp 2013 có các quy địnhmới, mang tính chất nguyên tắc về bảo vệ môi trường (BVMT) như: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43). BVMT là một hoạt động mang tính chất hiến định, được nâng tầm ngang bằng các lĩnh vực quan trọng khác, như kinh tế, văn hóa, xã hội,… và được ghi nhận tại Điều 50và 63 của Hiến pháp 2013.
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, Luật BVMT 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 (có hiệu lựctừ ngày 01/01/2015). Ngày 25/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg về triển khai thi hành Luật BVMT. Đây chính là định hướng quan trọng để thực hiện việc chỉnh, sửa đổi các quy định cụ thể của pháp luật môi trường cho phù hợp với Hiến pháp 2013 và Luật BVMT 2014.Có thể nói, Luật BVMT 2014 đã có nhiều điểm mới tiến bộ, trong đó nhiều nội dung thể hiện tinh thần Hiến pháp 2013. Những điều chỉnh quan trọng bao gồm:
2.1. Quy hoạch và kế hoạch BVMT
Quy hoạch BVMT là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT gắn với hệ thống giải pháp BVMT trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Các nội dung này được quy định cụ thể từ Điều 8 đến Điều 12 Luật BVMT 2014. Quy hoạch BVMT sẽ là “quy hoạch nền” của các quy hoạch khác và sẽ giúp Nhà nước có cách nhìn tổng thể, dài hạn và chủ động triển khai công tác BVMT, thực sự gắn BVMT với phát triển kinh tế, an sinh, xã hội và là cơ sở để điều chỉnh hoặc xây dựng các quy hoạch phát triển khác, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Kế hoạch BVMTcũng làmột nội dung mới của Luật BVMT 2014, được“cải tiến” dựa trên cam kết BVMT trong Luật BVMT 2005. Các quy định về kế hoạch BVMT(Điều 29– 34 Luật BVMT 2014)cónhiều điểmmới, tiến bộ hơn và có thể dễ dàng áp dụng trong điều kiện xã hội hiện nay. Trên cơ sở này, việc đánh giá tác động môi trường chiến lược (Điều 13 – 17 Luật BVMT 2014) được quyđịnhcó giới hạn hơn, tập trung vào các chiến lược, các quy hoạch, giảm bớt những kế hoạch cần phải đánh giá tác động môi trường.
2.2. Về vấn đề ứng phó với biến đổi khi hậu
“Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”[15] . Biến đổi khí hậu được coi là “quả bom hẹn giờ” bởi hiện tượng nước biển dâng lên do nó gây rađang làvấnđề thách thức, ảnh hưởng lớnđến sự phát triển kinh tế – xãhội, an ninh lương thực vàsuy giảm các hệ sinh thái. Chính vì vậy, Công ước khung của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change -UNFCCC) đã được các quốc gia trên thế giới ký kết tại New York ngày 9/5/1992. Biến đổi khí hậu đang là một vấn đề lớn, mang tính chất toàn cầu và Việt Nam, một quốc gia có bờ biển dài với hệ thống sông ngòi chằng chịt, đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổi khí hậu. Do đó, để thể chế hóa Hiến pháp 2013, Luật BVMT 2014 có một chương riêng về ứng phó biến đổi khí hậu.
Trong Luật BVMT 2014, khái niệm “Ứng phó biến đổi khí hậu” lần đầu tiên được đề cập và xác định là “các ho khái niệm “Ứng người nhằm thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu” (khoản 26 Điều 3). Trên cơ sở này, Luật BVMT 2014 đã có nhiều quy định cụ thể, thiết thực tại tại Chương IV (Điều 39 – 48) để đưa vấnđề ứng phóvới biếnđổi khíhậu vào thực tế cuộc sống, như: quy định chung về ứng phó với biến đổi khí hậu; lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng Ozone; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường; thu hồi năng lượng từ chất thải; quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu; và hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu. Để hỗ trợ cho các hoạt động này, Luật BVMT 2014 cũng đã bổ sung những khái niệm, nội dung mới như: tăng trưởng xanh, cơ sở và sản phẩm thân thiện với môi trường, quy định về những phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu có liên quan đến chất độc da cam (Dioxin),…
2.3. BVMT biển, hải đảo
Việt Nam có chiều dài đường bờ biển trên 3.000 km, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, chứa đựng nhiều hệ sinh thái quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Biển có tính chất đặc thù, là không gian liên thông; tài nguyên biển có tính chất chia sẻ; chất lượng môi trường biển bị chi phối rất mạnh bởi các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên ở khu vực ven bờ[16] …. Chính vì vậy, Luật BVMT 2014 đãcó một chương riêng về BVMT biển, hải đảo (Chương V). Đây cũng là nội dung mới, thể hiện tinh thần Hiến pháp 2013. Với 3 điều luật (Điều 49, 50 và 51), Chương này có những quy định mang tính tổng quát, đưa ra những vấn đề mang tính nguyên tắc để tạo nên sự thống nhất của Luật BVMT. Những nội dung chi tiết liên quan đến bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo sẽ được quy định trong Luật Tài nguyên, môi trườngbiển và hải đảo.Dự án Luật này đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến đóng góp rộng rãi và sẽ trình Quốc hội ban hành trong thời gian sớm nhất.
2.4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT
Luật BVMT 2014 quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong công tác BVMTvới sự phân công chặt chẽ (Điều 141, 142). Ngoài quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & môi trường trước Chính phủ về tất cả những việc liên quan tới việc xây dựng các văn bản pháp quy về môi trường, các bộ, ngành khác như: Bộ Kế hoạch & đầu tư, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,…cũng được quy định trách nhiệm cụ thể trong việc thực thi các quy định của Luật BVMT. Đây chính là cơ sở quan trọng để xác định trách nhiệm các bộ, ngành liên quan trong công tácBVMT, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này.
Ngoài ra, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội –nghề nghiệp, cộng đồng dân cư trong hoạt động BVMT cũng được làm rõ, đề cao trong Luật BVMT 2014 (Điều 144 – 146). Chẳng hạn: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tư vấn, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia BVMT”; “Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp” và “Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các yêu cầu của đại diện cộng đồng dân cư”,…Đây chính là biểu hiện cho sự quyết tâm BVMT của Nhà nước đã được xác định trong Hiến pháp 2013.
3. Một số vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật luật đất đai và môi trường trong thời gian tới
3.1. Đối với pháp luật đất đai
Có thể nói, hệ thống văn bản pháp luật đất đai trong giai đoạn từ LĐĐ 2013 đã được hoàn thiện một cách cơ bản, bao quát toàn bộ các quan hệ xã hội về đất đai cần điều chỉnh[17] để góp phần đưa Hiến pháp 2013 vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề quan trọng mà pháp luật đất đai cần phải hoàn thiện để có thể thực hiện tốt các nguyên tắc của Hiến pháp. Cụ thể:
Một là, tách bạch quyền lực nhà nước với quyền sở hữu đất đai
Đây làtiềnđềquan trọng để có được các quan hệ tài sản đất đai “thuần khiết” nhưng lại là một nhiệm vụ không hề đơn giản. Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý đất đai) vừa thực thi quyền sở hữu đại diện đối với đất đai nhưng cũng đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Hai yếu tố này từ lâu đã “hòa quyện” vào nhau và nhiều khi khiến cho chúng ta khó nhận ra khi nào Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đất đai, lúc nào Nhà nước hành xử với tư cách chủ sở hữu. Sự “mơ hồ” này chính là nguyên nhân khiến cho thị trường QSDĐ kém linh hoạt và quyền tài sản đối với đất đai của ngườiSDĐ cũng như những quyền lợi hợp pháp có liên quan đến đất đai của các chủ thể khác thiếu an toàn.
Hai là, đảm bảo QSDĐ là tài sản đối với các chủ thể có cùng mục đích, hình thức SDĐ
Việc công nhận QSDĐ như một loại tài sản chưa bao giờ được áp dụng thống nhất đối với mọi chủ thể SDĐ. Do đó, nhiều chủ thể có QSDĐ nhưng những quyền mang tính chất tài sản đối với QSDĐ củahọ lại không được pháp luật đất đai ghi nhận. Sự không thống nhất trên cho đến nay vẫn chưa được “rút kinh nghiệm” trong Luật Đất đai 2013. Điển hình là QSDĐ của cộng đồng dân cư và cơ sơ tôn giáo. Giống như LĐĐ 2003, Điều 181 LĐĐ 2013tiếp tục có quy định là: “Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư SDĐ không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho QSDĐ; không được thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ”. Nhưng khác với các LĐĐtrước đây, LĐĐ2013 lại thừa nhận quyền tài sản đối với đất đai của các chủ thể này thông qua quy định về bồi thường về đất cho họ khi Nhà nước thu hồi đất.[18] Từ đây cho thấy, hạn chế cố hữu của pháp luật đất đai là tính “thiếu thống nhất” vẫn chưa được khắc phục. Rõ ràng, nếu Nhà nước đã chấp nhận bồi thường về đất cho một người SDĐ nào đó khi thu hồi đất thì có nghĩa là QSDĐ đó phải được phép “quy ra tiền” và tất nhiên phải được giao dịch trên thị trường. Tiếc rằng, yếu tố thứ hai lại tiếp tục không được LĐĐ thừa nhận.
Ba là, cụ thể hóa các quy định liên quan đến đảm bảo chấp hành pháp luật đất đai và bảo hộ QSDĐ hợp pháp
Đảm bảo việc chấp hành tốt pháp luật đất đai là yêu cầu bắt buộc để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và cũng là điều kiện tiên quyết để “bảo hộ QSDĐ hợp pháp” vốn vừa được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Phải thừa nhận rằng, LĐĐ2013 có nhiều quy định mới, tiến bộ hơn trước đây để hướng đến điều này[19] . Tuy vậy, các quy định hiện hành của pháp luật đất đai còn khá chung chung mà nếu áp dụng khó có thể đem lại kết quả như mong muốn[20] .
3.2. Đối với pháp luật môi trường
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã khẳng định: “BVMT là yêu cầu sống còn của nhân loại; Chiến lược BVMT là bộ phận cấu thành không tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Chiến lược phát triển bền vững; BVMT hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững”.[21]
CHÚ THÍCH
[1] Nghị quyết 64/2013/NQ-QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chỉ thị 32-CT/TW ngày 03/01/2014 của Ban Bí thư thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyết định 251/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[2] Điểm 2 Mục 2 Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị quyết 718/NQ-UBTVQH13.
[3] Khoản 2 Điều 75 LĐĐ 2013.
[4] Điểm a khoản 2Điều 43 LĐĐ 2013.
[5] Khoản 9 Điều 12 LĐĐ 2013.
[6] Khoản 1 Điều 51 Hiến pháp 2013.
[7] Điều 113, 114 LĐĐ 2013.
[8] Xem Điều 56 LĐĐ 2003.
[9] Xem Khoản 4 Điều 114 LĐĐ 2013.
[10] Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đối mới chính sách đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
[11] Xem các Điều 33, 34, 35 LĐĐ 2013; Điều 54, 55, 56 LĐĐ 2013.
[12] Xem khoản 3 Điều 55 LĐĐ 2013.
[13] Xem thêm: Phạm Duy Nghĩa, Tình huống: Phú Mỹ Hưng, Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright, www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=1365, truy cập lúc 9 giờ 15 ngày 12/9/2014.
[14] Các Nghị định 43/2014/NĐ-CP, 44/2014/NĐ-CP, 45/2014/NĐ-CP, 46/2014/NĐ-CP, 47/2014/NĐ-CP đã bao quát đầy đủ những nội dung cần quy định hành LĐĐ 2013.
[15] Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Biến đổi khí hậu là gì?,http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/Bi%E1%BA%BFn%C4%91%E1%BB%95ikh%C3%ADh%E1%BA%ADul%C3%A0g%C3%AC.aspx, truy cập lúc 11 giờ 5 ngày 13/9/2014.
[16] Quốc hội, Dự thảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1867.
[17] Đến thời điểm hiện tại vẫn còn thiếu một Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai theo LĐĐ 2013.
[18] Điều 81 LĐĐ 2013; Điều 5 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
[19] Xem phần 1 của Bài viết.
[20] Đặc biệt là vấn đề “Đường lối giải quyết các loại tranh chấp đất đai” vẫn chưa được quy định cụ thể.
[21] Điểm 1 Mục I Điều 1 Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Tác giả: Lưu Quốc Thái – Giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam số Đặc san 02/2014, Trang 51-58
Like Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/