Trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (SOEs) trong tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS) là vấn đề còn nhiều tranh luận. Quy định trong các hiệp định đầu tư (IIAs) hay phán quyết của Hội đồng trọng tài khi xem xét một số tranh chấp đầu tư quốc tế cho thấy vấn đề này chưa có diễn giải thống nhất và cụ thể. Để phân định trách nhiệm của Chính phủ đối với hoạt động của SOEs trong tranh chấp đầu tư quốc tế, cần phân biệt hoạt động thương mại với các hoạt động nhân danh quyền lực công hoặc có chức năng quản lý nhà nước của các SOEs. Vụ ông Emilio Agustin Mafezini kiện Chính phủ vương quốc Tây Ban Nha theo Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Ắc-hen-ti-na và Tây Ban Nha (BIT) là một ví dụ điển hình về trách nhiệm của Chính phủ đối với hành động của SOEs trong ISDS. Bài viết bình luận án lệ này có thể cung cấp thông tin tham khảo phục vụ đàm phán cải tổ ISDS, cũng như đề xuất giải pháp quản trị doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro khiếu kiện đầu tư quốc tế.
Chính phủ
Các hình thức hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp 2013
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của Chính phủ trong các bản Hiến pháp Việt Nam
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo Hiến pháp 2013
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Vị trí, tính chất và chức năng của Chính phủ
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Khái quát sự ra đời và phát triển của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Chính phủ điện tử và quản trị nhà nước hiện đại
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Những điểm mới của chương “Chính phủ” trong Hiến pháp 2013
Bài viết này tập trung phân tích những điểm mới của Chương “Chính phủ” trong Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung) về vị trí, tính chất của Chính phủ; về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; về chế độ làm việc và cơ chế chịu trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở những điểm mới đó, bài viết đã nêu ra một số ý kiến cho việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Vai trò của Tòa án trong việc xem xét Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
Theo Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì Tòa án có quyền kiến nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nghị định của Chính phủ nếu phát hiện nghị định đó có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, pháp lệnh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là một điểm mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 so với Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Tuy nhiên, quy định này vẫn tồn tại một số hạn chế. Bài viết phân tích những hạn chế của pháp luật xoay quanh vấn đề này đồng thời đề xuất những giải pháp hoàn thiện.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA): Những điểm tiến bộ và thách thức khi thực thi
Từng tồn tại trong những hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư thế hệ đầu, ISDS đã trải qua vài thập kỉ cải tiến, gần đây nhất là cơ chế ISDS trong chương đầu tư trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada, giữa EU và Singapore, EU và Việt Nam (EVFTA), mà hiện nay là Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA). Lần đầu tiên trong lịch sử ISDS, xuất hiện một thiết chế thường trực (thường được gọi là tòa đầu tư) cho cả giai đoạn giải quyết ban đầu và giai đoạn phúc thẩm, là một trong nhiều nét đặc sắc của thiết chế này. Bài viết này phân tích đặc trưng của cơ chế ISDS trong Hiệp định IPA so với các cơ chế ISDS mà Việt Nam đã cam kết trước đây, phân tích những thách thức đặt ra khi thực thi và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế