Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng mở, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, với tư cách là nước tiếp nhận đầu tư, Việt Nam cũng đang phải đối mặt những tranh chấp phát sinh từ phía nhà đầu tư trên cơ sở các hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs)2. Theo pháp luật và tập quán đầu tư quốc tế, các cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước (ISDS)3cho phép các bên áp dụng linh hoạt những quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục khác nhau để giải quyết tranh chấp theo các IIAs. Các hiệp định thương mại tự do (FTA)4 thế hệ mới đang dần hoàn thiện hơn các cơ chế này.
Nhà đầu tư
Quyền khởi kiện nhà nước của nhà đầu tư trong cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở Việt Nam
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là một trong những mục tiêu, yêu cầu quan trọng trong chính sách, pháp luật của Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Thực thi quyền khởi kiện Nhà nước (tại quốc gia tiếp nhận đầu tư) của nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, góp phần bảo đảm việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh một cách công khai, công bằng phù hợp với thông lệ quốc tế là một trong cam kết quan trọng đối với nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Bài viết này phân tích một số nội dung về vấn đề này trên cơ sở tiếp cận, bình luận quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo pháp Luật Đầu tư của Việt Nam, điển hình là Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 và liên hệ với một số điều ước quốc tế về đầu tư thế hệ mới (FTAs, IIAs) mà Việt Nam là thành viên như CPTPP, EVFTA…
Những điểm mới về lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020
Nội dung về lựa chọn nhà đầu tư đã được quy định trong khá nhiều văn bản pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy các quy định này còn thiếu tính nhất quán, chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện, đặc biệt là những quy định liên quan đến các dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong bối cảnh đó, Luật Đầu tư năm 2020 bước đầu đã có những giải pháp để làm rõ các nguyên tắc, điều kiện áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà đầu tư, góp phần tháo gỡ các vướng mắc nêu trên. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích các điểm mới của Luật Đầu tư năm 2020 về lựa chọn nhà đầu tư, đồng thời đánh giá về giải pháp được quy định trong Luật Đầu tư năm 2020 để giải quyết các bất cập liên quan đến nội dung này.
Vấn đề kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đầu tư quốc tế
Vấn đề bảo vệ kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư đã luôn được các xác định là yếu tố nền tảng trong nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng (Fair and Equitable Treatment – FET). Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tiêu chuẩn FET có hay không bao gồm việc bảo vệ các kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư. Bài viết đi sâu phân tích vấn đề pháp lý này, trên cơ sở đó, liên hệ thực tiễn pháp luật đầu tư quốc tế của Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị về những điểm cần lưu ý trong quá trình thực thi.
Trách nhiệm bồi thường đối với hành vi truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài và các phương pháp định giá tài sản để bồi thường trong pháp luật đầu tư quốc tế
Trong thực tiễn kinh doanh quốc tế ‘truất hữu’ (expropriation) được hiểu là việc nhà nước tước quyền quyền sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trên danh nghĩa thực thi chủ quyền kinh tế quốc gia. Luật đầu tư quốc tế cho phép truất hữu trong giới hạn là các công ty bị truất hữu phải được bồi thường. Làm sao để xác định và thực hiện trách nhiệm bồi thường hiện còn là vấn đề tranh cãi, tuy nhiên các biện pháp không thích hợp hoặc bất hợp pháp của quốc gia có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài. Hiểu rõ về các vấn đề của truất hữu, các nguyên tắc về tiêu chuẩn bồi thường liên quan trong luật đầu tư quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay. Bài viết này sẽ phân tích các vấn đề nêu trên.
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Đầu tư quốc tế
Định nghĩa “nhà đầu tư” và “khoản đầu tư” trong các BIT mà Việt Nam tham gia
Các hiệp định đầu tư song phương là một trong những cột trụ của khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong các hiệp định này, việc định nghĩa các khái niệm “nhà đầu tư” và “khoản đầu tư” đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết phân tích các quy định của một số BIT mà Việt Nam là một bên ký kết liên quan đến việc định nghĩa các khái niệm trên. Từ đó, tác giả đóng góp một số kiến nghị về việc xây dựng các quy định này trong các hiệp định đầu tư song phương trong tương lai.
Chuyên mục: Đầu tư
Quyền tiếp cận đất đai của nhà đầu tư qua giao dịch quyền sử dụng đất
“Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” là một trong 10 chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương trong việc thu hút đầu tư. Bài viết này sẽ bàn về “cơ hội” tiếp cận đất đai (hay QSDĐ) của các nhà đầu tư, thông qua các giao dịch QSDĐ (ở thị trường thứ cấp) trong pháp luật đất đai hiện hành.
“Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” là một trong 10 chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương trong việc thu hút đầu tư. Bài viết này sẽ bàn về “cơ hội” tiếp cận đất đai (hay QSDĐ) của các nhà đầu tư, thông qua các giao dịch QSDĐ (ở thị trường thứ cấp) trong pháp luật đất đai hiện hành.
Chuyên mục: Đất đai
Truất hữu tài sản nhà đầu tư trong trường hợp làm ô nhiễm môi trường
Truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài (“NĐTNN”) ngày nay không còn là vấn đề của luật quốc gia, mà chủ yếu phải được xem xét từ góc độ luật quốc tế vì các quốc gia có rất nhiều cam kết quốc tế liên quan tới cơ chế bảo hộ đầu tư nước ngoài. Nhà nước sẽ bị coi là vi phạm cam kết bảo hộ đầu tư và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu tiến hành truất hữu (cho dù là trực tiếp hay gián tiếp). Tuy nhiên, đối với những trường hợp truất hữu do NĐTNN gây ô nhiễm môi trường, việc áp dụng quy tắc này sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ bởi những quy phạm của luật môi trường quốc tế. Nhà nước tiếp nhận đầu tư cần hiểu rõ yêu cầu của luật quốc tế đối với trường hợp này để có thể xây dựng và áp dụng chính sách pháp luật phù hợp và hiệu quả.
Chuyên mục: Đầu tư/ Môi trường/ Quốc tế/ Đầu tư quốc tế
Bảo vệ môi trường từ góc độ giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước: Kinh nghiệm cho Việt Nam
Theo yêu cầu của phát triển bền vững, việc áp dụng các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa tác động xấu tới môi trường do các hoạt động kinh tế, công nghiệp gây ra, bao gồm các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, là cần thiết đối với Việt Nam. Mục đích của bài viết là đưa ra một số lưu ý cho Việt Nam khi áp dụng các biện pháp hay thay đổi pháp luật để bảo vệ môi trường mà không trái với các cam kết đầu tư quốc tế đã ký. Để đạt được điều này, bài viết giới thiệu ngắn gọn một số quy định về bảo vệ môi trường tại các hiệp định đầu tư quốc tế. Sau đó bài viết tập trung phân tích một số vụ kiện mà nhà đầu tư nước ngoài đã khởi kiện một số nhà nước để tìm hiểu tại sao biện pháp bảo vệ môi trường được chấp nhận hay không nhằm rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chuyên mục: Môi trường/ Quốc tế/ Đầu tư/ Đầu tư quốc tế
Biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước của các Điều ước đầu tư: Phân tích từ kinh nghiệm của Úc và New Zealand
Chuyên mục: Đầu tư/ Quốc tế/ Đầu tư quốc tế