• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Hiệp định thương mại tự do - FTA

Hiệp định thương mại tự do - FTA

Vấn đề thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP và EVFTA)

19/11/2021 19/11/2021 CTV. Thảo Uyên Leave a Comment

Vấn đề thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP và EVFTA)

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở khu vực và thế giới, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các cam kết mở cửa sâu, phạm vi các vấn đề điều chỉnh bao trùm nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động. Bài viết tập trung nghiên cứu các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Việt Nam thực thi có hiệu quả các cam kết này.

Thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại tại Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tham chiếu với yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới

28/04/2021 29/04/2021 TS. Nguyễn Trọng Điệp Leave a Comment

Thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại tại Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn tham chiếu với yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới

Chuyên mục: Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Thực thi pháp luật/ Pháp luật/ Luật Thương mại 2005/ Hiệp định thương mại tự do – FTA

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau – một giải pháp tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN

02/05/2020 22/05/2021 TS. Trần Thị Thuận Giang & ThS. Lê Tấn Phát

Thỏa thuận công nhận lẫn nhau - một giải pháp tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng kinh tế ASEAN

Trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC), thương mại dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa. Bên cạnh khung pháp lý về dịch chuyển thể nhân, miễn visa, việc công nhận bằng cấp, chứng chỉ lẫn nhau là một công cụ hướng đến tự do hóa thương mại dịch vụ trong AEC nhằm hướng đến người lao động có trình độ (skilled)

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Thỏa thuận công nhận lẫn nhau/ Tự do hóa thương mại/ Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC/ Pháp luật thương mại Asean/

Quan điểm của Tòa án công lý Châu Âu ngày 16/5/2017 về Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh Châu Âu và Singapore: Nội dung chính và các tác động

02/05/2020 22/05/2021 TS. Ngô Quốc Chiến

Quan điểm của Tòa án công lý Châu Âu ngày 16/5/2017 về Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh Châu Âu và Singapore: Nội dung chính và các tác động

Bài viết phân tích nội dung quan điểm của Tòa án Công lý châu Âu ngày 16/5/2017 về thẩm quyền riêng biệt của Liên minh châu Âu (EU), thẩm quyền chung của EU và các quốc gia thành viên, cũng như thẩm quyền riêng biệt của các quốc gia thành viên EU trong việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Singapore (EUSFTA). Bài viết đánh giá các tác động của quan điểm này đối với các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà EU đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong nhưng chưa thông qua, như Hiệp định với Canada (CETA) và với Việt Nam (EVFTA), cũng như các tác động đối với chính sách thương mại của EU trong thời gian tới.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Tòa án/ Tòa án công lý/ Hiệp định thương mại tự do – FTA/ Hiệp định thương mại tự do giữa liên minh Châu Âu và Singapore – EUSFTA/ Châu Âu/ Singapore

Quy định về dược phẩm trong Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

29/04/2020 22/05/2021 ThS. Phạm Thị Hiền

Quy định về dược phẩm trong Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam - Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Bài viết tập trung làm rõ các quy định của Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam về dược phẩm và các vấn đề đặt ra cho pháp luật Việt Nam trên các khía cạnh: (i) giảm thuế đối với dược phẩm; (ii) quyền kinh doanh dược phẩm của thương nhân khu vực EU tại Việt Nam; (iii) các quy định về đăng ký dược phẩm và mua sắm Chính phủ về dược phẩm; (iv) quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ dữ liệu trong lĩnh vực dược phẩm.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Dược phẩm/ Hiệp định thương mại tự do – FTA/ Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam – EVFTA

Sự phát triển của tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

29/04/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Xuân Mỹ Hiền

Sự phát triển của tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Bài viết phân tích khái niệm, đặc điểm, mục đích cùng xu hướng phát triển của tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cụ thể là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Đối xử công bằng và thỏa đáng/ Hiệp định thương mại tự do – FTA/ 

Quyền tự do lập hội trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) và những thách thức đặt ra cho Việt Nam

26/04/2020 22/05/2021 ThS. Ngô Thị Trang

Quyền tự do lập hội trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) và những thách thức đặt ra cho Việt Nam

Trong số các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và đang tham gia, CPTPP và EVFTA là hai hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” với nhiều nội dung cam kết mới về lao động, trong đó có cam kết về quyền tự do lập hội. Bài viết phân tích các quy định về quyền tự do lập hội trong Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và chỉ ra những thách thức cho quá trình sửa đổi, bổ sung pháp luật của Việt Nam nhằm thực thi một cách thiện chí, có hiệu quả các hiệp định này.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Quyền tự do lập hội/ Hiệp định thương mại tự do – FTA

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA): Những điểm tiến bộ và thách thức khi thực thi

25/04/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Nhung

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA): Những điểm tiến bộ và thách thức khi thực thi

Từng tồn tại trong những hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư thế hệ đầu, ISDS đã trải qua vài thập kỉ cải tiến, gần đây nhất là cơ chế ISDS trong chương đầu tư trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada, giữa EU và Singapore, EU và Việt Nam (EVFTA), mà hiện nay là Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA). Lần đầu tiên trong lịch sử ISDS, xuất hiện một thiết chế thường trực (thường được gọi là tòa đầu tư) cho cả giai đoạn giải quyết ban đầu và giai đoạn phúc thẩm, là một trong nhiều nét đặc sắc của thiết chế này. Bài viết này phân tích đặc trưng của cơ chế ISDS trong Hiệp định IPA so với các cơ chế ISDS mà Việt Nam đã cam kết trước đây, phân tích những thách thức đặt ra khi thực thi và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Giải quyết tranh chấp/ Chính phủ/ Nhà đầu tư/ Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – EVIPA/ Hiệp định thương mại tự do – FTA

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và những thách thức với Việt Nam khi thực thi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

25/04/2020 22/05/2021 ThS. Hồ Thúy Ngọc

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và những thách thức với Việt Nam khi thực thi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang tới cho Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã có 10 nội dung trong lĩnh vực này được tạm hoãn thi hành nhưng các thách thức vẫn còn nguyên giá trị nghiên cứu. Bài viết phân tích các thách thức này gắn với những nội dung cụ thể trong chương 18 về sở hữu trí tuệ của CPTPP.

Chuyên mục: Quốc tế/ Sở hữu trí tuệ/ Thương mại 
Từ khóa: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP/ Hiệp định thương mại tự do – FTA/ Quyền sở hữu trí tuệ

Về khả năng thực thi các cam kết lao động trong hiệp định thương mại tự do (FTA) và một số thách thức đối với Việt Nam

25/04/2020 22/05/2021 TS. Lê Thị Thúy Hương

Về khả năng thực thi các cam kết lao động trong hiệp định thương mại tự do (FTA) và một số thách thức đối với Việt Nam

Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu tình hình phê chuẩn các công ước cốt lõi của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) từ phía Việt Nam để làm cơ sở nền tảng cho việc thực thi các cam kết về lao động đặt ra trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Hiện tại, Việt Nam còn ba công ước chưa phê chuẩn, trong đó đặc biệt quan trọng là Công ước số 87 về quyền tự do hiệp hội. Sau khi đánh giá một số thuận lợi mà Việt Nam có thể thụ hưởng nếu tham gia EVFTA, chúng tôi nhấn mạnh những thách thức mà Việt Nam sẽ đối mặt khi phê chuẩn các công ước cốt lõi còn lại của ILO và thực thi các cam kết lao động trong EVFTA, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị để bảo đảmkhả năng thực thi các cam kết này.

Chuyên mục: Lao động/ Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Cam kết lao động/ Hiệp định thương mại tự do – FTA

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • »

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng