Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Về quyền dân sự của công dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam 2013
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013) đánh dấu bước phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam. Bài viết này giới thiệu những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 về cơ cấu và hình thức thể hiện; về chế độ chính trị; chính sách kinh tế – xã hội; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về bộ máy nhà nước; về hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước theo Hiến pháp 2013
Bài viết này tập trung giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về hai thiết chế hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước mới được quy định trong Chương X Hiến pháp sửa đổi 2013 – một chương hoàn toàn mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam như: sự cần thiết phải nâng tầm hiến định, mô hình và cách thức quy định trong Hiến pháp trên cơ sở so sánh, đối chiếu với Hiến pháp các quốc gia trên thế giới.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Những điểm mới của chương “Chính phủ” trong Hiến pháp 2013
Bài viết này tập trung phân tích những điểm mới của Chương “Chính phủ” trong Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung) về vị trí, tính chất của Chính phủ; về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; về chế độ làm việc và cơ chế chịu trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở những điểm mới đó, bài viết đã nêu ra một số ý kiến cho việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ phù hợp với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Điểm mới của Hiến pháp 2013 về “quyền con người” và “quyền công dân”
Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” của Hiến pháp năm 2013 là chương có số điều nhiều nhất, nhiều đổi mới cả về nội dung quy định, cả về cách thức thể hiện so với Hiến pháp năm 1992. Bài viết trình bày những điểm mới cơ bản trong chương này theo các tiêu chí: tên chương, vị trí của chương, bố cục các nhóm quyền trong chương, tư duy (nguyên tắc) lập hiến, một số quyền mới, một số quyền cơ bản của công dân được sửa đổi, bổ sung và quy định lại. Trong đó, tác giả phân tích ý nghĩa của một số điểm mới và nêu lên kiến nghị để triển khai thi hành những điểm mới trong chương này.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Một số điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Luật này đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức chính quyền địa phương, kế thừa những nội dung hợp lý và sửa đổi, bổ sung những điểm bất cập, hạn chế trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số năm 2013. Bài viết phân tích một số điểm mới cơ bản của Luật này.
Chuyên mục: Hành chính/ Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Luật Hành chính Việt Nam
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội: Thực trạng và kiến nghị
Bài viết phân tích hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam, đánh giá những bất cập trong các quy định của pháp luật về các hoạt động này, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện, đổi mới, nâng cao tính khả thi của hoạt động này ở nước ta.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam