Nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hoạt động trọng tài ngày càng được cải thiện cả về chất và lượng. Các tổ chức trọng tài trên phạm vi toàn cầu đã có nhiều nỗ lực đưa ra những sáng kiến, giải pháp đa dạng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động trọng tài. Những nỗ lực nêu trên xuất phát từ phía Chính phủ, từ các tổ chức trọng tài trong bối cảnh xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ. Trong 10 năm qua, hoạt động trọng tài Việt Nam khởi sắc với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động trọng tài Việt Nam, một số đề xuất về phương hướng phát triển hoạt động trọng tài Việt Nam trong thời gian tới đã được đưa ra nhằm phát triển hoạt động trọng tài theo hướng uy tín, linh hoạt, thân thiện, minh bạch và chất lượng.
Điểm mới của Luật
Quy định mới về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và một số kiến nghị
Trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp, bổ sung những quy định mới nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật thi hành án hình sự (THAHS) năm 2010, Luật THAHS năm 2019 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thi hành án hình sự, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về bảo đảm quyền con người, bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Bài viết nghiên cứu các quy định mới về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ trong Luật THAHS năm 2019, qua đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam và khuyến nghị
Kể từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành. Luật Doanh nghiệp năm 2020 kỳ vọng mang đến những thay đổi đáng kể đối với môi trường kinh doanh nói chung, cũng như đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư nói riêng. Bài viết phân tích, bình luận những điểm mới quan trọng trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị hữu ích đối với các nhà đầu tư, cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Những điểm mới về góp vốn trong Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 (Luật doanh nghiệp năm 2020) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, thay thế hiệu lực của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 (Luật doanh nghiệp năm 2014). So với Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 được đánh giá có nhiều điểm mới đáng chú ý. Bài viết này tác giả sẽ phân tích chỉ ra những điểm mới về góp vốn được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020, cụ thể như: (i) Tài sản góp vốn; (ii) Vấn đề định giá tài sản góp vốn; (iii) Thời hạn góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; và (iv) Bổ sung trường hợp không được góp vốn.
Những điểm mới về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật doanh nghiệp (LDN) số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 (LDN năm 2014) đã có những tác động tích cực trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, LDN năm 2014 còn một số tồn tại nhất định, trong số đó có những quy định bất cập về quản trị công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhận diện các bất cập đó, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (LDN năm 2020) đã có những quy định góp phần nâng cao cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, thành viên của công ty cổ phần, công ty TNHH, nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế. Bài viết này tập trung vào việc nhận diện, giới thiệu và luận giải một số điểm mới quan trọng trong quản trị công ty cổ phần, công ty TNHH theo LDN năm 2020.
Bình luận một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2020 của Việt Nam dù không có những sửa đổi, bổ sung mang tính bước ngoặt hay đột phá nhưng thật sự là những sửa đổi, bổ sung rất cần thiết và kịp thời, tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp (DN), các nhà đầu tư và cho cả các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đề cập và bình luận cũng như làm rõ những điểm mới cơ bản trong LDN năm 2020 về công ty cổ phần để phần nào nâng cao nhận thức cũng như hiệu quả thực thi đối với loại hình DN này.
Những điểm mới về đăng ký thành lập doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2020
Mặc dù không thể phủ nhận những tác động tích cực trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi của Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2014, nhưng thực tiễn sau 05 năm thực hiện LDN năm 2014 đã cho thấy tồn tại những bất cập nhất định. Vì vậy, LDN năm 2020 đã có những sửa đổi, bổ sung về đăng ký thành lập doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp, cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh, góp phần nâng xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam lên ít nhất 25 bậc theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Trong bài viết này, tác giả sẽ liệt kê và phân tích những điểm mới đáng chú ý của LDN năm 2020 về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Tổng quan những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những tác động tích cực trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Với tầm quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, LDN đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế và sự bình ổn xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực, một số nội dung của LDN năm 2014 qua hơn 5 năm triển khai thực hiện không còn phù hợp trong hoàn cảnh mới, tạo gánh nặng chi phí, lãng phí thời gian cho DN; một số nội dung cần được sửa đổi để phù hợp với Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 và các luật chuyên ngành có liên quan mới ban hành. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, phù hợp và bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới, nâng cao chất lượng tổ chức quản trị DN đạt chuẩn mực của thông lệ tại khu vực và quốc tế đặt trong chiến lược phát triển và hoàn thiện pháp luật Việt Nam, ngày 17 tháng 6 năm 2020 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua LDN năm 2020[3]. Bài viết khái quát về cơ sở xây dựng và ban hành LDN năm 2020 và những điểm nhấn về sự kế thừa, phát triển qua các quy định mới, quy định được sửa đổi, bổ sung trong LDN năm 2020[4].
Bình luận một số điểm mới về những quy định chung trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020
Bình luận một số điểm mới về những quy định chung trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 Tác giả: Nguyễn Văn Sinh [1] TÓM TẮT Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thông qua […]
Một số điểm mới về Hợp đồng đối tác công tư trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020
Quan hệ đối tác công tư (Public – Private Parnership) đang là hình thức được khuyến khích phát triển nhằm thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ công. Bài viết chỉ ra những nội dung mới về hợp đồng đối tác công tư (Public – Private Parnership contracts/Hợp đồng PPP) được quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) năm 2020 về chủ thể, nội dung, thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp về hợp đồng PPP. Các quy định về hợp đồng PPP trong Luật PPP cung cấp công cụ pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động của dự án PPP hiệu quả, an toàn và ngày càng phát triển, góp phần phát triển dịch vụ công, cơ sở hạ tầng của quốc gia.