Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể chủ yếu, thực hiện quyền hành pháp và luôn đứng trước nguy cơ lạm quyền, tham nhũng, thiếu trách nhiệm trong quản lý. Thông thường, việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp được thực hiện qua hai kênh: kiểm soát của cơ quan nhà nước (kiểm soát bên trong) và kiểm soát của các thiết chế xã hội (Kiểm soát bên ngoài). So sánh việc kiểm soát thực hiện quyền hành pháp ở các nước và đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam là một công việc cần thiết.
Chức năng bào chữa, buộc tội và xét xử trong các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới
Trên thế giới tồn tại ba mô hình tố tụng hình sự (TTHS) là mô hình tố tụng tranh tụng, mô hình tố tụng thẩm vấn (TTTV) và mô hình tố tụng pha trộn. Sự tồn tại của chức năng bào chữa, buộc tội, xét xử ở ba mô hình này có những điểm khác biệt cơ bản. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự với mô hình tố tụng hình sự nhìn ở góc độ của phép duy vật biện chứng là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nhận thức và điều chỉnh một cách có ý thức mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự phù hợp với điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, pháp lý và lợi ích của Nhà nước trong đấu tranh chống tội phạm ở mỗi quốc gia trong quá trình phát triển lịch sử của mình chính là cách thức hình thành mô hình tố tụng hình sự ở quốc gia đó. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ sự tồn tại của các chức năng này trong từng mô hình tố tụng hình sự cụ thể.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư hiện nay – Một số vấn đề cần chú trọng từ góc độ thực tiễn
Đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam được chính thức ghi nhận tại Pháp lệnh luật sư năm 2001, với quy định về điều kiện để trở thành luật sư là phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư. Tuy nhiên, phải đến khi Học viện Tư pháp được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25/2/2004, việc đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam mới được thực hiện một cách chính quy, bài bản. Học viện Tư pháp cũng là nơi duy nhất trong cả nước đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực luật sư phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp và nhu cầu về luật sư của xã hội. Bài viết thể hiện quan điểm về một số khía cạnh đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay từ góc nhìn của người hành nghề thực tiễn.
Kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ của Thẩm phán trong xây dựng hồ sơ vụ án dân sự
Khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) quy định các biện pháp thẩm phán có quyền áp dụng trong giải quyết vụ án dân sự, trong đó có biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ. Điều kiện, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xem xét thẩm định tại chỗ được quy định cụ thể tại Điều 101 BLTTDS. Khi thực hiện kỹ năng áp dụng biện pháp xem xét, thẩm định tại chỗ thẩm phán phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mới đảm bảo được tính khách quan, hợp pháp của chứng cứ trong giải quyết vụ án dân sự.
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật
Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Với nhiều ưu thế như: việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo bí mật kinh doanh; phán quyết trọng tài là phán quyết cuối cùng, có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên và không những được thi hành trong nước mà còn cả ở 157 nước thành viên theo Công ước New York về Công nhận và Thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài năm 1958 mà Việt Nam là thành viên. Vì những ưu điểm này mà trong những năm gần đây phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập cần nghiên cứu và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản – Những vấn đề pháp lý và thực tiễn
Ngày 22 tháng 7 năm 2019, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý để đảm bảo ổn định thị trường bất động sản (BĐS). Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, tại một số địa phương xảy ra tình trạng doanh nghiệp BĐS vi phạm pháp luật về kinh doanh BĐS và pháp luật khác có liên quan như: Doanh nghiệp triển khai việc chuyển nhượng đất đai, thực hiện quy hoạch và dự án kinh doanh BĐS trái quy định; Phân lô, bán nền trên diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở; Mua bán, chuyển nhượng nhà, đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý… Thực trạng này gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế – xã hội và sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS. Bài viếtphân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra định hướng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới.
Đại diện của pháp nhân – Điểm tương đồng và khác biệt giữa Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành có liên quan
Trong hệ thống pháp luật tư Việt Nam, Bộ luật dân sự được coi là luật chung, làm cơ sở cho các ngành luật chuyên ngành để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật dân sự nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù thuộc ngành mình quản lý có hiệu quả. Nguyên tắc chung, giữa luật chung và luật chuyên ngành luôn luôn phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng thực tiễn. Do Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời sau một số luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật công chứng năm 2014, Luật luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung hợp nhất năm 2015 (Luật luật sư)… nên ít nhiều vai trò của luật chung bị ảnh hưởng và có một số nội dung luật chuyên ngành có liên quan bị xung đột. Bài viết nghiên cứu về chế định đại diện của pháp nhân, tiếp cận dưới góc độ một số vướng mắc cơ bản về đại diện trong mối quan hệ tương đồng, khác biệt và xung đột giữa quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành có liên quan.
Tháo gỡ những vướng mắc trong đấu giá bằng bỏ phiếu theo Luật Đấu giá tài sản
Luật đấu giá tài sản ra đời với nhiều quy định tiến bộ về hình thức đấu giá đã tạo ra bước tiến lớn trong hoạt động đấu giá tài sản ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế, quốc tế. Tuy nhiên sau hơn 03 năm triển khai áp dụng đã nảy sinh khá nhiều vướng mắc bất cập đối với hình thức đấu giá tài sản bằng bỏ phiếu. Chủ yếu những vướng mắc này là trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện các hình thức đấu giá: đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp, bỏ phiếu gián tiếp. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các hình thức đấu giá nêu trên theo Luật đấu giá tài sản và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Pháp luật về cho thuê đất khu công nghiệp
Phát triển khu công nghiệp là một tất yếu khách quan trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước cho các chủ đầu tư thuê đất khu công nghiệp để thực hiện hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng và cho các chủ đầu tư thứ cấp thuê lại. Khu công nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Vì thế, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về cho thuê đất khu công nghiệp góp phần rất lớn vào sử dụng hiệu quả đất khu công nghiệp. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về cho thuê đất khu công nghiệp, đánh giá ưu điểm, tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực này. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cho thuê đất khu công nghiệp. Những giải pháp này cũng đồng thời giúp cho việc sử dụng đất khu công nghiệp hiệu quả hơn.
Khó khăn, vướng mắc của cơ quan thi hành án dân sự trong việc đề nghị hủy, hủy một phần, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác thi hành án dân sự là hoạt động đưa bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành trên thực tiễn. Bài viết này chỉ đề cập đến phạm vi thi hành bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến nghĩa vụ thanh toán nợ giữa các đương sự; và cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản của người phải thi hành án là quyền sử dụng đất của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên sau khi thực hiện các quy trình thao tác nghiệp vụ thi hành án xong thì lại không thể hoàn tất việc người trúng đấu giá tài sản hoặc người nhận tài sản được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người dân và làm giảm đáng kể chất lượng công tác tổ chức thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự.