Chuyên mục: Môi trường
Pháp luật quốc tế
7 Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế
Chuyên mục: Công pháp quốc tế/ Quốc tế
Bảo vệ quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo các quyền của con người; trong đó có quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 quy định Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tại Điều 125. Tuy nhiên, quy định của điều luật còn một số điểm hạn chế như thu hẹp phạm vi đối tượng tác động, chế tài không tương xứng với tính nguy hiểm của tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; BLHS của Nga, Đức, Trung Quốc, Thụy Điển, tác giả đưa ra các đề xuất sau: Thứ nhất, sửa đổi Điều 125 thành Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín hoặc dữ liệu của người khác; quy định chế tài theo hướng tăng nặng hơn. Thứ hai, tội phạm hóa thêm hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Cụ thể là “Tội xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người khác”.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam
Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Haiyang Shiyou 981 tại vùng biển của Việt Nam và những vấn đề pháp luật quốc tế
Từ đầu tháng 5 năm 2014 Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Việt Nam cần kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, trong đó có biện pháp kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế để bác bỏ đường chín đoạn do Trung Quốc tự áp đặt trong Biển Đông.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và việc thực thi tại các nước Bắc Âu
Các quốc gia Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Ireland, Na Uy và Thụy Điển) được xem là những thành viên đầu tiên tham gia Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (International Convention on Civil and Political Rights – ICCPR). Mặc dù vậy, trong một số nội dung về quyền con người, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp hình sự, các quốc gia châu Âu nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng đã và đang phải đứng trước những thách thức trong khuôn khổ công nhận lẫn nhau về một số chuẩn mực liên quan đến quyền của người bị buộc tội và nạn nhân của tội phạm được ghi nhận trong Công ước. Tìm hiểu những vấn đề đó tại các nước Bắc Âu chính là nội dung của bài viết này.
Chuyên mục: Hình sự/ Quốc tế/ Tố tụng hình sự
Quyền con người về an sinh xã hội trong pháp luật quốc tế và Việt Nam
Quyền được hưởng an sinh xã hội là một quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Mặc dù còn nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc xác định nội dung, song nhìn chung, những nghiên cứu về quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội đều thể hiện qua các bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống an sinh xã hội quốc gia như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội… Với sự phát triển về nhận thức quyền an sinh xã hội và những cải cách mạnh mẽ đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay, quyền con người trong pháp luật an sinh xã hội lại có những điểm mới trong tiếp cận về quan điểm, về nội dung cũng như mở rộng các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền. Bài viết đề cập những vấn đề cơ bản, nhận diện nội dung, nêu lên những hạn chế và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật an sinh xã hội Việt Nam trên phương diện đảm bảo quyền con người.
Chuyên mục: An sinh xã hội/ Dân sự/ Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Pháp luật quốc tế, Châu Âu về hòa giải trong lĩnh vực hình sự và kinh nghiệm cho Việt Nam
Hòa giải nói chung và hòa giải trong tố tụng hình sự nói riêng mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị buộc tội và bị hại. Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã ghi nhận chế định hòa giải nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Bài viết trình bày những vấn đề lý luận; phân tích pháp luật quốc tế, pháp luật châu Âu về hòa giải trong tố tụng hình sự; phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hòa giải, đánh giá thực tiễn áp dụng; đưa ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả thực hiện hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.