Thực hiện đường lối đổi mới và phát triển toàn diện đất nước, Đảng, Nhà nước ta, những năm vừa qua các doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước ngày càng phát triển, không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô về vốn, công nghệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đem lại, cũng có nhiều nguy cơ, thách thức đặt ra, trong đó có thách thức về môi trường. Một số pháp nhân thương mại trong sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng doanh thu… đã triệt để lợi dụng mọi kẽ hở pháp luật, yếu kém trong quản lý, tập trung khai thác lợi thế cạnh tranh bằng tài nguyên sẵn có, sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, công nhân có tay nghề thấp, nguyên liệu đầu vào giá rẻ… Hậu quả tất yếu là tài nguyên của quốc gia đang dần cạn kiệt, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, sức khỏe của người dân, cộng đồng bị ảnh hưởng, an ninh môi trường, an ninh đầu tư và tính bền vững của nền kinh tế đất nước bị đe dọa. Vì vậy, đã đến lúc pháp luật cần có những chế tài đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn các pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đồng thời khôi phục những thiệt hại đang hiện hữu… Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập đến trách nhiệm pháp lý hình sự đối với pháp nhân thương mại có hành vi gây ô nhiễm môi trường thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều được phát hiện và xử lý nghiêm trước pháp luật.
Ô nhiễm môi trường
Quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân và pháp nhân khi có tai nạn hàng hải gây ô nhiễm môi trường biển – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Ô nhiễm môi trường biển từ tai nạn hàng hải luôn để lại những hệ luỵ nghiêm trọng, chính vì vậy, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân và pháp nhân có liên quan cần được quy định rõ nhằm mục đích răn đe cũng như giúp các quốc gia ven biển thu hồi được các khoản phạt hay bồi thường thiệt hại để phục hồi môi trường biển. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng là những quốc gia ven biển, thành viên của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư năm 1978 (MARPOL)) và đều có những quy định liên quan đến trách nhiệm hình sự của việc gây ô nhiễm môi trường biển do tai nạn tàu thuyền. Trên nền tảng phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ và so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra những bình luận cũng như giải pháp sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam.
Quy định của pháp luật quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do rác thải
Chuyên mục: Môi trường
Thuế Carbon – Công cụ tài chính kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí – Bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam từ Nhật Bản
Chuyên mục: Luật Thuế/ Môi trường
Truất hữu tài sản nhà đầu tư trong trường hợp làm ô nhiễm môi trường
Truất hữu tài sản của nhà đầu tư nước ngoài (“NĐTNN”) ngày nay không còn là vấn đề của luật quốc gia, mà chủ yếu phải được xem xét từ góc độ luật quốc tế vì các quốc gia có rất nhiều cam kết quốc tế liên quan tới cơ chế bảo hộ đầu tư nước ngoài. Nhà nước sẽ bị coi là vi phạm cam kết bảo hộ đầu tư và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu tiến hành truất hữu (cho dù là trực tiếp hay gián tiếp). Tuy nhiên, đối với những trường hợp truất hữu do NĐTNN gây ô nhiễm môi trường, việc áp dụng quy tắc này sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ bởi những quy phạm của luật môi trường quốc tế. Nhà nước tiếp nhận đầu tư cần hiểu rõ yêu cầu của luật quốc tế đối với trường hợp này để có thể xây dựng và áp dụng chính sách pháp luật phù hợp và hiệu quả.
Chuyên mục: Đầu tư/ Môi trường/ Quốc tế/ Đầu tư quốc tế
Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm trong quá trình vận hành tàu thuyền – Pháp luật Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Hoa Kỳ và Việt Nam đều là quốc gia ven biển, thành viên của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (MARPOL)). Trong khi pháp luật Hoa Kỳ có những quy định tiến bộ và có khả năng áp dụng trên thực tế cao thì các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cần hoàn thiện. Trên nền tảng phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật Hoa Kỳ và so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra những bình luận cũng như giải pháp sửa đổi, bổ sung cho pháp luật Việt Nam.
Chuyên mục: Môi trường