• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

Bảo vệ quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

18/05/2020 23/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Leave a Comment

Bảo vệ quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo các quyền của con người; trong đó có quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Bộ luật Hình sự (BLHS) 1999 quy định Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tại Điều 125. Tuy nhiên, quy định của điều luật còn một số điểm hạn chế như thu hẹp phạm vi đối tượng tác động, chế tài không tương xứng với tính nguy hiểm của tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; BLHS của Nga, Đức, Trung Quốc, Thụy Điển, tác giả đưa ra các đề xuất sau: Thứ nhất, sửa đổi Điều 125 thành Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn, thư tín, điện thoại, điện tín hoặc dữ liệu của người khác; quy định chế tài theo hướng tăng nặng hơn. Thứ hai, tội phạm hóa thêm hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Cụ thể là “Tội xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người khác”.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Pháp luật quốc tế/ Quyền công dân/ Quyền đảm bảo bí mật an toàn thư tín điện thoại điện tín

Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999 theo Công ước về chống tra tấn

17/05/2020 23/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Leave a Comment

Hoàn thiện một số quy định của BLHS theo Công ước về chống tra tấn

Ngày 7/11/2013, Việt Nam đã ký Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn năm 1984 sau đây gọi tắt là CAT. Điều này đã thể hiện chủ trương cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện những thủ tục pháp lý cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của Công ước này. Khi Công ước được thực thi tại Việt Nam sẽ đặt ra các nghĩa vụ quốc gia, trong đó nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của Công ước, cụ thể là tội phạm hóa hành vi tra tấn vào pháp luật hình sự. Đây là nghĩa vụ quan trọng vì tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ nạn nhân và xây dựng chính sách để ngăn ngừa hành vi tra tấn. Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung phân tích quy định Điều 1 và Điều 4 của Công ước, đối chiếu với quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 để đánh giá mức độ tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với quy định công ước và tham khảo quy định của BLHS Liên bang Nga, Đức và Trung Quốc. Từ đó tác giả mạnh dạn đưa ra hai đề xuất cơ bản: một là tội phạm hóa hành vi tra tấn theo quy định của Công ước bằng cách quy định Tội tra tấn người khác trong khi thi hành công vụ quy định tại Chương các tội phạm về chức vụ; hai là bãi bỏ Tội dùng nhục hình quy định tại Điều 298 BLHS 1999.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế 
Từ khóa: Công ước chống tra tấn 1984/ Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự 1999 về các hình phạt chính không tước tự do

13/05/2020 23/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Leave a Comment

Hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do

Bài viết tập trung vào ba nội dung: xác định các định hướng chung và cụ thể cho việc hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do; đánh giá quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999, thực tiễn áp dụng và quy định của Dự thảo về các hình phạt chính không tước tự do; qua đó đề xuất các kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định của BLHS về các hình phạt chính không tước tự do.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung 
Từ khóa: Hình phạt/ Hình phạt chính/ Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)

Một số thành công và hạn chế trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về các hình phạt chính không tước tự do

07/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Leave a Comment

Một số thành công và hạn chế trong quy định của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không tước tự do

Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 được Quốc Hội khóa XIII thông qua vào ngày 27/11/2015, hiện nay đang chờ Quốc Hội khóa XIV rà soát các sai sót để ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung cho BLHS năm 2015, đồng thời sẽ xác định lại thời điểm có hiệu lực. Do vậy, nghiên cứu các điểm mới, đánh giá về mặt lý luận và kỹ thuật lập pháp các quy định của BLHS năm 2015 là điều cần thiết cho khoa học pháp lý hình sự trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các hình phạt chính không tước tự do là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình xây dựng BLHS năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, tác giả nghiên cứu các điểm mới của BLHS năm 2015 về các hình phạt chính không tước tự do quy định cho người phạm tội gồm hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất. Qua đó tác giả đánh giá những thành công, hạn chế của các quy định BLHS năm 2015 về các hình phạt này và kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLHS năm 2015.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung 
Từ khóa: Hình phạt/ Hình phạt chính/ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của Bộ luật Hình sự 2015 theo tinh thần của các Công ước quốc tế về quyền con người

03/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Leave a Comment

Hoàn thiện chính sách hình phạt trong quy định của BLHS năm 2015 theo tinh thần của các công ước quốc tế về quyền con người

Chính sách hình phạt là một trong những nội dung quan trọng nhất của chính sách hình sự, hoàn thiện chính sách hình phạt là yêu cầu và mục tiêu của pháp luật hình sự các nước. Trong xu thế chung nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người, phong trào cải cách chính sách hình phạt hay phong trào cải cách hình phạt (penal policy reform/ penal reform) bắt đầu từ châu Âu và ngày càng lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Quá trình cải cách hình phạt đã đặt ra những chuẩn mực quốc tế cho chính sách hình phạt trên cơ sở các công ước quốc tế về bảo đảm quyền con người. Trong bài viết, tác giả đưa ra các đánh giá về chính sách hình phạt thể hiện trong pháp luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, đồng thời đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo đảm quyền con người.

Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần chung 
Từ khóa: Chính sách hình phạt/ Hình phạt/ Quyền con người/ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Góp ý Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi hành án hình sự 2010 về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ

30/04/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Leave a Comment

Góp ý Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thi hành án hình sự 2010 về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ

Trong phạm vi bài, tác giả trình bày một số góp ý cho Luật Thi hành án hình sự (THAHS) và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật THAHS về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ cho phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của pháp luật hình sự quốc tế và một số nước.

Chuyên mục: Hình sự/ Thi hành án hình sự 
Từ khóa: Cải tạo không giam giữ/ Luật Thi hành án hình sự 2010

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng