Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam 2003 về quyền bào chữa của người chưa thành niên trên cơ sở các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Mô hình tư pháp người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) theo định hướng của Liên hợp quốc
Tư pháp người chưa thành niên là một trong những vấn đề được Liên hợp quốc (LHQ) rất chú trọng và quan tâm. Điều này được chứng minh bởi quá trình LHQ xây dựng và phát triển một mô hình tư pháp mang tính toàn diện, nhân văn và hiện đại, vì mục tiêu giáo dục, cải tạo và mở ra những cơ hội, điều kiện cho người chưa thành niên tái hòa nhập cộng đồng. Dựa vào mô hình chuẩn mực này, các quốc gia thành viên có thể so sánh, đánh giá, sửa đổi và phát triển hệ thống tư pháp người chưa thành niên phù hợp với những đặc điểm riêng biệt về văn hóa, xã hội và truyền thống pháp luật của nước mình. Bài viết trình bày lịch sử hình thành và phân tích những yếu tố cấu thành mô hình tư pháp người chưa thành niên của LHQ bao gồm: khung pháp lý; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; dịch vụ hỗ trợ; phòng ngừa tội phạm và xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Quyền của người chưa thành niên có sự tham gia của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức trong quá trình tố tụng hình sự
Quyền của người chưa thành niên có sự tham gia của đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức trong quá trình tố tụng hình sự là một trong những đặc quyền được ghi nhận bởi pháp luật Việt Nam và quốc tế. Phân tích những quy định cụ thể của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối chiếu với các nguyên tắc, tiêu chuẩn tương ứng của Công ước về quyền trẻ em và giải thích của Ủy ban quyền trẻ em, bài viết chỉ ra những hạn chế của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tố tụng đặc thù trên của người chưa thành niên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm giúp đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức hoàn thành vai trò trợ giúp tích cực và cần thiết cho người chưa thành niên trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự ở nước ta.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam
Quyền im lặng là một đảm bảo tố tụng của người bị buộc tội, được xây dựng trên cơ sở đặc quyền chống lại sự tự buộc tội. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành vẫn chưa ghi nhận trực tiếp quyền im lặng cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Thiếu sót này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bức cung, nhục hình và gây khó khăn cho việc thực hiện quyền bào chữa trong thực tiễn. Bài viết trình bày cơ sở lý luận, đặc điểm và nội dung của quyền im lặng theo pháp luật quốc tế và một số quốc gia; phân tích những quy định gián tiếp của pháp luật Việt Nam và những tranh luận liên quan đến quyền im lặng. Tác giả ủng hộ quan điểm nên trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự sắp tới.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) đã được Quốc hội khóa 13 thông qua vào ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016. Bộ luật đã thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và quy định của Hiến pháp năm 2013 theo hướng tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Trong bài viết, tác giả tập trung trình bày và phân tích một số điểm mới nổi bật của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về Phần thứ nhất – Những quy định chung.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Một số nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản trong phần khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về thủ tục tiến hành các giai đoạn tố tụng. Những sửa đổi, bổ sung này xuất phát từ chủ trương cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp của Đảng, đặc biệt là yêu cầu phải bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng làm căn cứ để ra phán quyết. Cơ quan lập pháp đã pháp điển hóa một số nội dung của các văn bản hướng dẫn thành những quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự mới, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; tạo sự đồng bộ, tránh trùng lặp với các ngành luật khác. Bộ luật còn chứa đựng một số quy định tiến bộ được xây dựng trên cơ sở tham khảo pháp luật của các nước phát triển và những điều ước quốc tế liên quan đến tố tụng hình sự mà Việt Nam là thành viên.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS năm 2015) đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi theo hướng nhân đạo, thân thiện, tôn trọng và bảo vệ đầy đủ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nổi bật là việc cơ quan lập pháp đã mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục đặc biệt này cho cả người bị hại và người làm chứng dưới 18 tuổi. Bên cạnh ưu điểm, những sửa đổi, bổ sung trên đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích, đánh giá những ưu khuyết điểm của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi; đồng thời đưa ra kiến nghị để khắc phục và phát triển.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Tìm hiểu về các hoạt động nghiệp vụ và hành vi gài bẫy theo Pháp luật Hoa Kỳ
Trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, cảnh sát Mỹ sử dụng một số biện pháp mang tính nghiệp vụ để xác định người thực hiện hành vi phạm tội hoặc tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhiều lý do trong đó có sự “hăng hái quá mức”, các nhân viên thực thi pháp luật đã cố ý thực hiện hành vi giăng bẫy nhằm bắt giữ đối tượng bị tình nghi. Các Tòa án ở Mỹ, đặc biệt là Tòa án tối cao, đã chấp nhận luận cứ bào chữa dựa trên lý do bị gài bẫy với những điều kiện và tiêu chuẩn nhất định. Điều này góp phần đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội và hợp pháp. Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề như: hoạt động nghiệp vụ, hành vi gài bẫy, so sánh hai vấn đề này, và trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự quốc tế
Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi trên cơ sở hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi
Tư pháp phục hồi xuất hiện trên thế giới vào khoảng những năm 1990 và nhanh chóng nhận được sự chấp nhận rộng rãi của các quốc gia tiên tiến vì những đặc điểm và mục đích tốt đẹp của nó. Liên hợp quốc cũng đã nghiên cứu và ban hành văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn về việc sử dụng tư pháp phục hồi trong lĩnh vực hình sự trên cơ sở phân tích, đánh giá các chương trình đã và đang được áp dụng bởi các quốc gia thành viên. Tham khảo mô hình của một số nước và dựa trên hướng dẫn của Liên hợp quốc, cơ quan lập pháp của Việt Nam đã ghi nhận các biện pháp mang đặc điểm của tư pháp phục hồi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với tên gọi là “biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự”. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích những hướng dẫn của Liên hợp quốc về tư pháp phục hồi; đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi; đề xuất một số kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về các biện pháp này.
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự