Chuyên mục: Công pháp quốc tế/ Quốc tế
Công ước Luật Biển 1982
Vấn đề xác định đường cơ sở cho các đảo và nhóm đảo theo Công ước Luật Biển 1982 – Phân tích thực tiễn đường cơ sở của Trung Quốc
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải theo Công ước Luật Biển 1982 và Luật Biển Việt Nam 2012
Bài viết nghiên cứu sâu chế độ pháp lý về “quyền đi qua không gây hại”(QĐQKGH) của tàu thuyền nước ngoài trong luật biển quốc tế, trong đó tập trung nghiên cứu nội hàm của khái niệm “đi qua không gây hại” được ghi nhận trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 (Công ước 1982), các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (TACLQT) cũng như pháp luật của một số quốc gia. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích chế độ pháp lý về ĐQKGH của tàu thuyền nước ngoài trong Luật Biển Việt Nam 2012 (LBVN 2012), thảo luận những vấn đề liên quan đến việc hiểu và áp dụng chính xác các quy định pháp luật hiện hành về quyền này.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Những quy định gây tranh cãi về quy chế pháp lý của các vùng biển theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Bên cạnh việc tổng quát hóa các nội dung cơ bản của UNCLOS, đặc biệt là các quy định liên quan đến phân định các không gian biển thành các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy và lãnh hải); thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) và vùng biển chung của cộng đồng (biển quốc tế và đáy đại dương), bài viết đã nêu và phân tích các quy định còn gây tranh cãi liên quan đến chế độ pháp lý của nội thủy; xác định đường cơ sở; chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; các thực thể địa lý trên biển và quy chế pháp lý của chúng.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc gia về các yếu tố, hoàn cảnh ảnh hưởng đến phân định biển
Bài viết phân tích các quy định của luật quốc tế về phân định biển để chỉ ra rằng: “hoàn cảnh đặc biệt” (theo quy định của Công ước luật biển năm 1982) đồng nghĩa với “hoàn cảnh liên quan” (theo luật tập quán quốc tế). Mặc dù, hoàn cảnh đặc biệt có vai trò quan trọng trong phân định biển nhưng luật quốc tế không định nghĩa cũng như không liệt kê danh sách các yếu tố nào được coi là hoàn cảnh đặc biệt. Thực tiễn quốc gia và án lệ quốc tế cho thấy, các hoàn cảnh ảnh hưởng đến phân định biển rất phong phú, đa dạng và có thể phân loại thành các yếu tố địa lý và phi địa lý. Bài viết kết luận: để việc phân định biển đạt được kết quả công bằng, các quốc gia phải tính đến tất cả các yếu tố đó và cũng có thể bỏ qua chúng, miễn là các bên hữu quan có thể chấp nhận được.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Quy chế pháp lý của các công trình và thiết bị nhân tạo theo luật biển quốc tế và liên hệ với hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông
Bài viết nghiên cứu quy chế pháp lý của các công trình, thiết bị trên biển theo quy định của luật quốc tế mà cụ thể là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Phần này cũng giới thiệu các khái niệm cơ bản về đảo nhân tạo để phân biệt chúng với các công trình, thiết bị nhân tạo. Phần tiếp theo của bài viết phân tích bản chất của việc xây dựng và lắp đặt các công trình thiết bị này của Trung Quốc trên biển Đông và tác động của những công trình thiết bị này đối với việc giải quyết tranh chấp giữa các bên trên biển Đông.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật Biển năm 1982 về lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường
Bài viết phân tích quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với lĩnh vực đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường tại vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, bài viết trình bày các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tài phán đối với hai lĩnh vực nói trên và việc thực thi quyền tài phán, bao gồm quyền kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam, quyền truy đuổi đối với các tàu thuyền vi phạm của lực lượng tuần tra kiểm soát trên biển và các biện pháp chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đánh bắt hải sản và bảo vệ môi trường biển.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế