Theo nguyên tắc của tố tụng trọng tài thì “phán quyết trọng tài là chung thẩm”, tức là có hiệu lực ngay kể từ ngày ban hành phán quyết. Tuy nhiên, vẫn có một cánh cửa để phá vỡ phán quyết trọng tài, đó là thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án. Bài viết đề cập đến một trong những bất cập của phán quyết trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 (Luật TTTM năm 2010) trong quá trình xét xử các vụ án tại Tòa án, đó là ai có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài. Thực tiễn cho thấy, một số quy định của pháp luật về vấn đề này còn tồn tại những bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu hoàn thiện. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả phân tích, chỉ ra một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng quy định của pháp luật về chủ thể có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Từ đó đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật.
Phán quyết trọng tài
Thực tiễn công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam/ Thi hành án dân sự
Quy chế pháp lí của các đảo, thực thể khác và tính vô hiệu của yêu sách Đường chín đoạn trên Biển Đông theo Phán quyết Trọng tài trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Luận bàn về các nguyên nhân của tình trạng hủy phán quyết trọng tài ở Việt Nam hiện nay
Trong thời gian gần đây, nhiều phán quyết trọng tài đã bị Tòa án tuyên hủy, chiếm tỷ lệ cao trong số đơn yêu cầu; tình trạng này đã tác động tiêu cực đến hoạt động của trọng tài thương mại ở Việt Nam và quyền lợi của các doanh nghiệp. Bài viết luận bàn về các nguyên nhân của tình trạng hủy phán quyết trọng tài và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Căn cứ hủy phán quyết trọng tài liên quan đến chứng cứ và sự khách quan của trọng tài viên trong tố tụng trọng tài – Bất cập và hướng hoàn thiện
Điểm d khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định về Luật Trọng tài thương mại ngày 20/3/2014 quy định về căn cứ hủy phán quyết trọng tài liên quan đến chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng Trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết trọng tài và căn cứ hủy phán quyết trọng tài liên quan đến sự khách quan của Trọng tài viên trong tố tụng trọng tài làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài. Quy định này tuy có chứa đựng một số “nhân tố hợp lý” nhưng lại chưa thật sự toàn diện. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hai căn cứ hủy phán quyết trọng tài trên để chỉ ra những bất cập và đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật hiện hành của Việt Nam với mục đích góp phần khắc phục những khó khăn còn tồn tại liên quan đến vấn đề này.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Quy chế pháp lý của các thực thể lúc nổi lúc chìm trong luật biển quốc tế: Liên hệ từ phán quyết trọng tài vụ Philippines – Trung Quốc
Bài viết nghiên cứu về quy chế pháp lý của các thực thể lúc nổi lúc chìm trong luật biển quốc tế, trong đó làm rõ khái niệm và phân biệt chúng với các thực thể địa lý trên biển. Bài viết cũng làm rõ quy chế pháp lý của chúng được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (Công ước 1982) và giá trị pháp lý của chúng trong việc xác định các vùng biển, giới hạn các quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia liên quan. Trên cơ sở liên hệ với Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Philippines và Trung Quốc, bài viết phân tích những tác động từ phán quyết liên quan đến các thực thể lúc nổi lúc chìm đối với Việt Nam.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Nguyên tắc bảo mật trong trọng tài đầu tư quốc tế và bình luận về sự bảo mật trong các tranh chấp đầu tư của Việt Nam
Bàn về ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài nói chung và trọng tài đầu tư quốc tế nói riêng so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên liên quan thường chú trọng đến tính chất bảo mật của phương thức này. Sự bảo mật thể hiện rõ nét nhất ở việc không công khai nội dung phán quyết trọng tài, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt nếu các bên tranh chấp đồng ý công khai nội dung phán quyết hoặc theo yêu cầu tố tụng khác đòi hỏi phải công khai phán quyết trọng tài. Điều này giúp các bên tranh chấp tránh dư luận1 từ cộng đồng quốc tế, cộng đồng xã hội tại chính quốc gia mình nhằm bảo vệ được bí mật thương mại và uy tín của mình trong hoạt động kinh doanh, đầu tư quốc tế. Bài viết này nhằm (1) phân tích tính bảo mật trong các điều ước quốc tế có ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đầu tư, (2) phân tích sự bảo mật trong các tranh chấp đầu tư chống lại Việt Nam và (3) bình luận.
Chuyên mục: Quốc tế/ Đầu tư/ Đầu tư quốc tế
Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài – Vụ án dân sự hay việc dân sự
Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là một vấn đề rất quan trọng trong việc thực thi phán quyết trọng tài và được giải quyết tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Thông qua bài viết này, tác giả sẽ trình bày vấn đề liên quan đến việc xác định bản chất của thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là vụ án dân sự hay việc dân sự.
Chuyên mục: Dân sự/ Thi hành án dân sự/ Tố tụng dân sự