Luật doanh nghiệp (LDN) năm 2020 đã có những thay đổi nhất định về khái niệm và cơ cấu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) so với LDN năm 2014. LDN năm 2020 xác định DNNN dựa trên cơ sở chia tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ khác nhau từ 50 % trở lên đến 100 % hoặc dựa trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên ở các loại hình doanh nghiệp. Sự thay đổi này đã mở ra nhiều cơ hội hơn cho DNNN khi tham gia vào thị trường kinh doanh thương mại với các loại hình doanh nghiệp tư nhân khác. Bài viết này sẽ làm rõ hơn những điểm mới về DNNN tại LDN năm 2020 về cả khái niệm và cơ cấu tổ chức, trên cơ sở so sánh với LDN năm 2014 và mô hình doanh nghiệp nhà nước tại một số quốc gia Châu Á, từ đó đưa ra những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi luật.
Trung Quốc
Về việc ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Nghiên cứu so sánh về Cơ cấu tổ chức của Viện Kiểm sát giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Tư tố trong tố tụng hình sự của Trung Quốc
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự
Quy chế pháp lí của các đảo, thực thể khác và tính vô hiệu của yêu sách Đường chín đoạn trên Biển Đông theo Phán quyết Trọng tài trong vụ Phi-lip-pin kiện Trung Quốc
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Vấn đề xác định đường cơ sở cho các đảo và nhóm đảo theo Công ước Luật Biển 1982 – Phân tích thực tiễn đường cơ sở của Trung Quốc
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Văn minh Trung Quốc
Chuyên mục: Lịch sử văn minh thế giới
Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam
Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của 50 học giả uy tín là giáo sư, tiến sĩ, luật sư, nhà nghiên cứu đến từ các nước Mỹ, Nga, Italia, Thụy Sĩ, Hungari, Bungari, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Singapore, Ba Lan và hơn 250 khách mời là các giảng viên, các nhà nghiên cứu, luật gia, luật sư của Việt Nam đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các công ty, hội, đoàn của Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Giao dịch giữa các bên có liên quan trong nhóm công ty – một công cụ để thực hiện hành vi thao túng dưới dạng thâu tóm hoặc trợ giúp và kinh nghiệm từ Trung Quốc
Bài viết nhằm nghiên cứu một hiện tượng ở Trung Quốc khi các công ty mẹ với tư cách của cổ đông chi phối sử dụng các giao dịch giữa các bên có liên quan trong nhóm công ty để thực hiện hành vi thâu tóm hoặc trợ giúp nhằm thao túng thị trường tài chính Trung Quốc. Kết quả cuối cùng vẫn là việc các cổ đông chi phối đạt được lợi ích của mình thông qua những giao dịch loại này, để lại những ảnh hưởng bất lợi đối với cổ đông nhỏ. Quy định điều chỉnh đối với các công ty niêm yết chủ yếu tác động đến việc thực hiện hành vi thâu tóm hoặc trợ giúp, bao gồm (i) các chính sách về đối xử đặc biệt và (ii) việc khống chế tỷ lệ cổ phần không giao dịch được nắm giữ bởi các cổ đông chi phối có vốn góp nhà nước. Việc nghiên cứu tính chất đặc thù của các công ty niêm yết ở Trung Quốc giúp hiểu rõ động cơ của các cổ đông chi phối khi thực hiện hành vi thâu tóm và trợ giúp. Mục tiêu của bài viết là rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiện hành vi thâu tóm hoặc trợ giúp của các công ty niêm yết ở Trung Quốc cũng như các biện pháp và/ hoặc giải pháp được áp dụng ở Trung Quốc để kiểm soát vấn đề này.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Thương mại
Học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại: Giá trị lịch sử và ý nghĩa đương đại
Pháp trị là học thuyết chính trị – pháp lý tiêu biểu của Trung Hoa cổ đại, gồm những quan niệm được đề xuất, bổ sung và hoàn thiện bởi các đại biểu mà đại diện là Hàn Phi Tử nhằm lý giải thực trạng, nguyên nhân biến động xã hội trong bối cảnh lịch sử đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc và đề xuất đường lối chiến lược trị nước lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu nhằm xây dựng quốc gia phong kiến Trung Quốc thống nhất, trật tự, kỷ cương và thịnh trị.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lịch sử Nhà nước – Pháp luật