Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam
Đánh giá chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013
Nguyên thủ quốc gia là thiết chế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống chính trị. Hiến pháp Việt Nam được sửa đổi năm 2013 đã có những thay đổi nhất định trong quy định về nguyên thủ quốc gia. Bài viết này so sánh, đánh giá và nhận xét chế định nguyên thủ quốc gia trên cơ sở quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, các hiến pháp ở Việt Nam và kinh nghiệm lập hiến trên thế giới. Nội dung đánh giá chế định nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 2013 theo hai mặt cơ bản: thứ nhất, vị trí, vai trò của nguyên thủ quốc gia; thứ hai, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Mối quan hệ: Trưng cầu ý dân với quyền con người, quyền công dân
Trưng cầu ý dân và quyền con người là hai hiện tượng có mối liên hệ chặt chẽ, có tác động và ảnh hưởng qua lại một cách tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện hoàn thiện thể chế chính trị nói chung và trong quá trình xây dựng Luật Trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay nói riêng, hiểu biết về trưng cầu ý dân và mối quan hệ của nó với quyền con người, quyền công dân có ý nghĩa rất quan trọng. Bài viết nhằm xác định mối quan hệ giữa trưng cầu ý dân và quyền con người, quyền công dân trên cơ sở phân tích nội dung trưng cầu ý dân với tư cách là một biểu hiện quan trọng của dân chủ trực tiếp và một số đề xuất cho việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Địa vị pháp lý của Hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội vào hoạt động quản lý nhà nước là một xu thế phát triển của quản trị hiện đại. Trong điều kiện hiện nay, sự tham gia của các tổ chức xã hội thông qua hoạt động xây dựng pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết sẽ đánh giá địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội (không phải là thành viên của Mặt Trận tổ quốc Việt Nam) trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Kiến thức chung
Nhà nước kiến tạo phát triển – Những thách thức thể chế
Trong thời gian gần đây, một lượng nghiên cứu đáng kể gia tăng xung quanh chủ đề nhà nước kiến tạo phát triển. Nhà nước kiến tạo phát triển xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 20 và hiện nay được quan tâm về mặt học thuật cũng như thực tiễn ở Việt Nam. Bài viết giới thiệu những nét cơ bản về mặt khái niệm, mục tiêu, phương tiện của nhà nước kiến tạo phát triển và đưa ra những gợi ý cho quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật/ Pháp luật đại cương
Bàn về mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là một vấn đề khái quát và khó có sự thống nhất trong các quốc gia và giữa các quốc gia. Xác định mục tiêu giáo dục trong Luật Giáo dục là rất cần thiết bởi nó là cơ sở cho việc xây dựng chương trình giáo dục quốc gia, mục tiêu, chương trình và kế hoạch giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bài viết khảo sát mục tiêu giáo dục về mặt khoa học, từ thực tế và có những gợi ý cho quá trình hoàn thiện Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009).
Chuyên mục: Giáo dục
Kiểm soát quyền lực và Liên hệ chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Tổ chức, vận hành và kiểm soát quyền lực là vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu về pháp lý và chính trị. Theo đó, sự bất cân xứng về quyền lực là nguyên nhân của tham nhũng. Với cách tiếp cận như vậy, bài viết này khảo sát mối quan hệ giữa kiểm soát quyền lực và tham nhũng, trên cơ sở đó đề xuất những gợi ý cho phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam