• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Trưng cầu ý dân

Trưng cầu ý dân

Trưng cầu ý dân ở Thái Lan: Nguyên lý tốt nhưng khó thực hiện

13/05/2020 21/05/2021 GS. Narin Jareonsubphayanont

Trưng cầu ý dân ở Thái Lan: Nguyên lý tốt nhưng khó thực hiện

Trưng cầu ý dân lần đầu tiên được đề cập trong Hiến pháp Thái Lan từ năm 1949. Và mặc dù trưng cầu ý dân được thể hiện trong hầu hết các Hiến pháp của Thái Lan sau đó nhưng chỉ có một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào tháng 8 năm 2007. Tuy cuộc trưng cầu ý dân lần đầu tiên được tổ chức thành công nhưng cho đến nay vẫn có nhiều nhà phê bình đặt vấn đề về tính hợp pháp của kết quả trưng cầu ý dân. Điều này là bởi nguyên lý về trưng cầu ý dân được đưa ra ở Thái Lan cách đây 60 năm với hy vọng giải quyết những vấn đề chính trị nhưng Thái Lan lại phải đối mặt nhiều hơn với những bất ổn chính trị nội tại mà hầu hết là các cuộc đảo chính. Do vậy, vấn đề đặt ra là: tại sao nguyên lý hay như vậy không thực hiện được? Để trả lời câu hỏi này, cần phải xem lại và thảo luận về những quy định trưng cầu ý dân trong các Hiến pháp trước đây và Hiến pháp Thái Lan hiện hành, pháp luật trưng cầu ý dân nói chung và những tài liệu pháp lý khác liên quan đến trưng cầu ý dân.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài 
Từ khóa: Trưng cầu ý dân/ Thái Lan

Trưng cầu ý dân Thụy Điển – tham gia trực tiếp trong nền dân chủ đại diện

13/05/2020 23/05/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Trưng cầu ý dân ở Thụy Điển – sự tham gia trực tiếp trong một nền dân chủ đại diện

Bài viết thảo luận về sự cân bằng giữa hai hình thức dành cho cử tri để thể hiện quan điểm của họ: Bầu ra một người đại diện trong các cuộc bầu cử và tham gia vào cuộc trưng cầu ý dân về một vấn đề cụ thể. Bài viết giải quyết những vấn đề trong mối liên hệ này từ thực tiễn của Thụy Điển từ quá trình dân chủ hóa vào khoảng những năm 1900 cho đến ngày hôm nay. Bài viết cũng đồng thời thảo luận những quy định hiến định và pháp lý chủ yếu ở quy mô quốc gia cũng như là ở quy mô địa phương.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài 
Từ khóa: Trưng cầu ý dân/ Pháp luật Thụy Điển

Trưng cầu ý dân tại Việt Nam và bình luận, góp ý dự thảo Luật Trưng cầu ý dân 2015

13/05/2020 23/05/2021 PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm Leave a Comment

Trưng cầu ý dân tại Việt Nam và bình luận, góp ý dự thảo luật trưng cầu ý dân

Bài viết đề cập một số vấn đề về chế định trưng cầu ý dân ở Việt Nam: (1) Hiến pháp và trưng cầu ý dân ở Việt Nam; (2) Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện trưng cầu ý dân ở Việt Nam và (3) Bình luận, góp ý về Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Trưng cầu ý dân/ Luật Trưng cầu ý dân 2015

Về thông tin, tuyên truyền trong dự thảo Luật Trưng cầu ý dân 2015 ở Việt Nam

13/05/2020 23/05/2021 TS. Thái Thị Tuyết Dung Leave a Comment

Vấn đề thông tin, tuyên truyền trong dự thảo luật trưng cầu ý dân ở Việt Nam

Mục đích của trưng cầu ý dân là muốn biết ý chí, nguyện vọng của người dân về những vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, nếu không có thông tin đầy đủ, khách quan thì cử tri quyết định lá phiếu của mình sẽ không chính xác. Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân có nhiều điều khoản liên quan đến vấn đề tuyên truyền thông tin và dành một chương riêng để đề cập việc tuyên truyền thông tin về những hoạt động chuẩn bị cho quá trình trưng cầu ý dân. Điều này xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, thông tin trong việc góp phần bảo đảm việc thực hiện trưng cầu ý dân được khách quan, hiệu quả và chính xác, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin. Bài viết đề cập vai trò của thông tin, tuyên truyền trong hoạt động trưng cầu ý dân và những góp ý cụ thể đối với dự thảo Luật Trưng cầu ý dân liên quan đến thông tin, tuyên truyền.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Trưng cầu ý dân/ Luật Trưng cầu ý dân 2015

Nhận định khả năng áp dụng pháp luật trưng cầu ý dân tại Việt Nam

13/05/2020 23/05/2021 PGS.TS. Nguyễn Văn Vân Leave a Comment

Nhận định khả năng áp dụng pháp luật trưng cầu ý dân tại Việt Nam

Trưng cầu ý dân là một khái niệm đa diện về bản chất chính trị – pháp lý và đa dạng về loại hình. Ở nhiều quốc gia, pháp luật trưng cầu ý dân thực thi sứ mệnh lịch sử – pháp lý là công cụ để mỗi người dân trực tiếp thực thi quyền và nghĩa vụ của mình, tham gia và tự chịu trách nhiệm vào quá trình ra quyết định đối với những vấn đề trọng đại của quốc gia. Ở một vài quốc gia khác, pháp luật trưng cầu ý dân bị lạm dụng cho những mưu đồ chính trị riêng hoặc vào các mục đích phản dân chủ, thiết lập và duy trì chế độ độc quyền, ươm mầm tư tưởng dân tộc cực đoan và chủ nghĩa phát xít. Để ngăn chặn và loại bỏ các mặt trái của trưng cầu ý dân, cần phải xem xét nguồn gốc, bản chất của trưng cầu ý dân và phân tích các loại hình trưng cầu ý dân cụ thể. Trên cơ sở đó có thể nhận diện tác động tích cực, dự báo các tác động tiêu cực cùng các khuyến nghị về các điều kiện kinh tế xã hội để đạo luật về trưng cầu ý dân phát huy hiệu quả, biến các mục tiêu, sứ mệnh vốn có của nó thành hiện thực.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Áp dụng pháp luật/ Trưng cầu ý dân

Trưng cầu ý dân và dự liệu các tác động không mong muốn

13/05/2020 23/05/2021 TS. Phan Nhật Thanh Leave a Comment

Trưng cầu ý dân và dự liệu các tác động không mong muốn

Trưng cầu ý dân được xem như một trong những hình thức dân chủ trực tiếp phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Trưng cầu ý dân là cơ chế mang tính pháp lý mà theo đó, nhân dân sẽ bỏ phiếu mang tính quyết định thông qua hay không thông qua một vấn đề. Thông thường, trưng cầu ý dân liên quan đến việc thông qua hiến pháp, sửa đổi hiến pháp hay thông qua một dự luật quan trọng nào đó. Ngoài ra, vấn đề được trưng cầu ý dân còn có thể là những chính sách quan trọng có liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; những vấn đề về độc lập dân tộc hay quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế đặc biệt quan trọng. Bài viết không đề cập mặt tích cực của trưng cầu ý dân mà tập trung đưa ra dự liệu các tác động không mong muốn khi trưng cầu ý dân bao gồm dự liệu về việc phân biệt đối xử, rủi ro chính trị và sự giới hạn quyền lực nhà nước, giới hạn quyền cơ quan đại diện và nguy cơ vi hiến đối với các vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Từ khóa: Trưng cầu ý dân

Giám sát tư pháp các cuộc trưng cầu ý dân ở Hoa Kỳ: Nguyên tắc quy trình chính trị và việc bảo đảm quyền con người

13/05/2020 23/05/2021 CTV. Linh Trang Leave a Comment

Giám sát tư pháp các cuộc trưng cầu ý dân ở Hoa Kỳ: Nguyên tắc quy trình chính trị và việc bảo đảm quyền con người

Bài viết trình bày sự phát triển của nguyên tắc quy trình chính trị ở Hoa Kỳ và vấn đề cốt lõi của nguyên tắc này là có thể sử dụng nó như một phần của việc giám sát tư pháp các cuộc trưng cầu ý dân khi chúng vi phạm quyền con người và các quyền hiến định cơ bản.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài 
Từ khóa: Trưng cầu ý dân/ Pháp luật Hoa Kỳ/ Quyền con người

Phạm vi và giới hạn của vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân

13/05/2020 23/05/2021 ThS. Đỗ Thanh Trung Leave a Comment

Phạm vi và giới hạn của vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân

Bài viết này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xác định các vấn đề hay đối tượng của một cuộc trưng cầu ý dân ở một số quốc gia trên thế giới. Thông thường, mỗi loại hình trưng cầu ý dân thường gắn với những vấn đề nhất định. Điều này cho phép sử dụng công cụ trưng cầu ý dân một cách hiệu quả hơn. Thông qua đó, bài viết cũng góp phần đưa ra một số kiến nghị liên quan đến việc xác định đối tượng và phạm vi trưng cầu ý dân một cách khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam 
Từ khóa: Trưng cầu ý dân

Bàn về “Phạm vi trưng cầu ý dân” trong Luật Trưng cầu ý dân 2015

13/05/2020 23/05/2021 TS. Nguyễn Thị Thiện Trí Leave a Comment

Bàn về "Phạm vi trưng cầu ý dân" trong Luật Trưng cầu ý dân 2015

Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân có nội dung hợp lý, bảo đảm khả thi là một nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử to lớn ở nước ta hiện nay. Trong đó “trưng cầu ý dân ở phạm vi nào” là một trong những nội dung quan trọng nhất để quyền được trưng cầu ý kiến của người dân được hiện thực hóa, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trên thực tế. Bài viết góp ý về nội dung quan trọng nêu trên, được quy định tại Điều 7 Dự thảo Luật.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Từ khóa: Trưng cầu ý dân/ Luật Trưng cầu ý dân 2015

Bàn đối tượng trưng cầu ý dân – Dự thảo Luật Trưng cầu ý dân 2015

13/05/2020 23/05/2021 PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp Leave a Comment

Về đối tượng trưng cầu ý dân

Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ thực tiễn xây dựng đất nước, để đáp ứng yêu cầu dân chủ hóa xã hội và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tất yếu cần có đạo luật về trưng cầu ý dân để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp. Đạo luật này cần thể hiện được tính chất dân chủ phổ biến của chế định trưng cầu ý dân nhưng cũng phải phù hợp với thể chế chính trị, truyền thống văn hóa – lịch sử và và điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể của Việt Nam. Tác giả bài viết quan niệm đối tượng trưng cầu ý dân là vấn đề quan trọng nhất của Dự luật Trưng cầu ý dân vì vậy cần có cách quy định phù hợp đề bảo đảm tính thận trọng.

Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam
Từ khóa: Trưng cầu ý dân/ Luật Trưng cầu ý dân 2015

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • »

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng