Xung đột lợi ích là tình huống khách quan xảy ra trong đời sống xã hội và có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Bài viết phân tích về mối quan hệ giữa xung đột lợi ích và tham nhũng. Nội dung quy định pháp luật phòng, chống tham nhũng về xung đột lợi ích từ nhận diện xung đột lợi ích đến phòng ngừa, kiểm soát và xử lý khi xảy ra xung đột lợi ích. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để pháp luật về xung đột lợi ích thực sự đi vào cuộc sống.
Chống tham nhũng
Một số tiêu chí cần thiết cho việc xây dựng cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của toàn Đảng, toàn dân. Để công tác PCTN đạt hiệu quả cao, Việt Nam cần nghiên cứu và học tập mô hình các cơ quan phòng, chống tham nhũng của các nước trên thế giới. Những nội dung Việt Nam cần chú trọng để xây dựng mô hình cơ quan PCTN hiệu quả, đó là: Cơ quan PCTN cần có vị trí độc lập, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt; được trang bị những điều kiện, phương tiện làm việc thuận lợi để kịp thời phát hiện và xử lý tham nhũng; đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác phòng, chống tham nhũng phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, liêm chính, có năng lực, trình độ, bản lĩnh…
Khái quát một số lí thuyết, cách tiếp cận về phòng, chống tham nhũng
Chuyên mục: Hành chính/ Luật Hành chính Việt Nam
Nhà nước phong kiến Việt Nam với công cuộc phòng chống tham nhũng
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
Thu hồi tài sản tham nhũng theo Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng: Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Thu hồi tài sản tham nhũng cùng với phòng ngừa tham nhũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng, chống tham nhũng toàn diện của bất kỳ quốc gia nào. Đây cũng là một trong những nội dung chính của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC). Vì vậy, bài viết sẽ khái quát về các yêu cầu chính của UNCAC về thu hồi tài sản tham nhũng; đánh giá chung về các quy định pháp luật và thực tiễn Việt Nam về thu hồi tài sản tham nhũng; từ đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực thi hiệu quả chế định thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam theo yêu cầu của UNCAC.
Chuyên mục: Hình sự/ Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam trong việc nội luật hóa quy định của Công ước Chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia về tội phạm hóa hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công
Năm 2012, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, trong đó quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tội phạm hóa hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu quy định của Điều 8 Công ước về hành vi tham nhũng để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp trong Bộ luật Hình sự sửa đổi.
Chuyên mục: Hình sự/ Luật Hình sự – Phần các tội phạm
Kiểm soát quyền lực và Liên hệ chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Tổ chức, vận hành và kiểm soát quyền lực là vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu về pháp lý và chính trị. Theo đó, sự bất cân xứng về quyền lực là nguyên nhân của tham nhũng. Với cách tiếp cận như vậy, bài viết này khảo sát mối quan hệ giữa kiểm soát quyền lực và tham nhũng, trên cơ sở đó đề xuất những gợi ý cho phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam