Cơ sở hình thành và xác lập mô hình “Nhà nước mới” ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
- Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống
- Giá trị lịch sử và hiện thực trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước mới Việt Nam
1.1. Cơ sở thực tiễn và sự khảo nghiệm
Từ thực tiễn hình thái nhà nước Việt Nam đương thời: nhà nước phong kiến Việt Nam và nhà nước tư sản (dưới sự cai trị của chính quyền tư sản-thực dân Pháp) đã gây ra cho nhân dân một cuộc sống cơ cực về kinh tế, bị chà đạp về nhân phẩm,… Hồ Chí Minh đi đến khẳng định: nhà nước của Việt Nam sau khi giành được độc lập không mang bản chất phong kiến và tư sản.
Tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: Cách mạng Mỹ năm 1776, Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và các kiểu, các hình thức nhà nước mà những cuộc cách mạng này xây dựng sau khi cách mạng thành công, Hồ Chí Minh đi đến kết luận: đó là những cuộc cách mạng chưa đến nơi, chưa triệt để.
Nghiên cứu cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Người nhận định đây là cuộc cách mạng triệt để và đến nơi, đưa lại quyền lợi thật sự cho nhân dân lao động. Hồ Chí Minh kết luận: Cách mạng Việt Nam nên theo Cách mạng Tháng Mười Nga, đó là cuộc cách mạng xác lập hình thái nhà nước trong đó quyền lực thuộc về số đông người.
Chính mô hình nhà nước đó đã gợi ý cho Hồ Chí Minh về một kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai.
1.2. Cơ sở lý luận
Văn hóa chính trị của Việt Nam trong lịch sử: Các bộ sử lớn của dân tộc như Đạỉ Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, các Bộ luật nổi tiếng như Hình Thư (đời Lý), Quốc triều hình luật (đời Lê) cùng với tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” tiếp thu được ở Nho giáo,… là cơ sơ văn hóa chính trị đầu tiên của Hồ Chí Minh trên con đường tìm kiếm một mô hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi giành được độc lập.
Các giá trị văn hóa chính trị của loài người: Hồ Chí Minh kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và phát triển các tinh hoa văn hóa phương Đông trong tổ chức, quản lý xã hội, đặc biệt là triết lý “đức trị”, “nhân trị”, “chính danh định phận” của Nho gia (Khổng Tử); thuyết “kiêm áỉ” và các nguyên tắc thượng đồng, thượng hiền, phi công của trường phái Mặc gia; tư tưởng “pháp trị” của trường phái Pháp gia (Hàn Phi Tử: thưởng thật hậu và phạt thật nặng; sức mạnh của dân, của đất nước và xu thế lịch sử),… cũng như các quan niệm về chính trị, xã hội của các đại biểu phương Đông khác; tiếp thu, chọn lọc, phê phán tinh hoa văn hóa tư sản trong vấn đề tổ chức, hoạt động của nhà nước của các đại biểu tiêu biểu ở phương Tây như: Đêmôcrít (cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ y như là tự do quý hơn nô lệ; nhà nước là trụ cột của xã hội; cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức), Platon (tiếp thu những giái trị hợp lý trong quan niệm của Platon về nhà nước lý tưởng); tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sang Pháp như: J.J.Rouseau (Khế ước xã hội), C.L.Montesquieu (Tinh thần pháp luật),… nhất là quan niệm về bản chất của dân chủ, nhân đạo của nhà nước, quan niệm về xây dựng nhà nước pháp quyền,..và sau khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết về nhà nước và nhà nước vô sản trong xây dựng nhà nước Việt Nam mới.
2. Hồ Chí Minh với việc xác lập nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
Lúc đầu Hồ Chí Minh đưa ra mô hình nhà nước công nông binh theo mô hình Xô viết, ý tưởng này được thể hiện trong Chánh cương vắn tắt năm 1930: “dựng ra chính phủ công nông binh”. Từ thực tiên cách mạng cho thấy hình thức chính quyền Xô viết chưa thật phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam. Về sau, Người chủ trương xây dựng mô hình nhà nước dân chủ cộng hòa như Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tám (5/1941) chủ trương: “không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xô viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa”.
Trong Thư gửi đồng bào toàn quốc, tháng 10/1944, Hồ Chí Minh viết: “Chúng ta trước hết phải có một cái cơ cấu đại biểu cho sự chân thành đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quân dân ta. Mà cơ cấu ấy thì phải do một cuộc Toàn quốc đại biểu Đại hội gồm tất cả các đảng phái cách mệnh và các đoàn thể ái quốc trong nước bầu cử ra. Một cơ cấu như thế muốn đủ lực lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo công việc cứu quốc, kiến quốc, ngoài thì giao thiệp với các hữu bang”. Đó là một bước chuyển sáng suốt của Hồ Chí Minh, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân tộc phù hợp với sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, với bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Nhà nước dân chủ tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam châu Á, đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước Việt Nam mới trong lịch sử dân tộc: Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, một nhà nước thể hiện quyền lực của nhân dân lao động./.
Trả lời