• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Giá trị lịch sử và hiện thực trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Giá trị lịch sử và hiện thực trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

08/03/2020 22/05/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Về “tài liệu gốc” bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • 2. Về bản Di chúc “đã được công bố chính thức” tháng 9 năm 1969 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Mình qua đời
  • 3. Một số nội dung cơ bản trong Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh
    • 3.1. Một là, vấn đề đoàn kết trong Đảng
    • 3.2. Thương yêu con người – một tư tưởng nhân văn sâu đậm trong Di chúc của Hồ Chí Minh
    • 3.3. Vấn đề về vai trò của thanh niên
    • 3.4. Vấn đề về chăm lo giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau

Di chúc của Hồ Chủ tịch là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tư do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp giải phóng loài người. Việc tiếp tục nghiên cứu, học tập, khẳng định giá trị lịch sử và ý nghĩa to lớn của Di chúc trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đến nay, giá trị lịch sử và hiện thực trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.

Giá trị lịch sử và hiện thực trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Về “tài liệu gốc” bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1965, Hồ Chí Minh viết bản Di chúc gồm ba trang, do chính Người đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Hồ Chí Minh và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ.

Năm 1968, Hồ Chí Minh viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm 6 trang viết tay.

Trong đó, Hồ Chí Minh viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tàng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Trong đó đoạn viết về chỉnh đốn lại Đảng và chăm sóc đối với thương binh, Hồ Chí Minh viết rồi lại gạch chéo; đoạn nói về xây dựng lại đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, chuẩn bị thống nhất đất nước, Hồ Chí Minh gạch dọc ở bên trái ngoài lề.

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • Bình luận bản án: Di chúc có công chứng, chứng thực
  • Bàn về quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Hướng sửa đổi quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong Bộ luật Dân sự 2005

Ngày 10-5-1969, Hồ Chí Minh viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay.

Các năm 1966, 1967 Hồ Chí Minh không có những bản viết riêng.

Xem thêm bài viết:

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống
  • Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa – văn nghệ

2. Về bản Di chúc “đã được công bố chính thức” tháng 9 năm 1969 sau khi Chủ tịch Hồ Chí Mình qua đời

Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Hồ Chí Minh viết năm 1965, trong đó có một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tương ứng Hồ Chí Minh viết năm 1968 và năm 1969. Cụ thể cơ cấu của bản Di chúc đã công bố chính thức như sau:

Đoạn mở đầu lấy nguyên văn toàn bộ đoạn mở đầu Hồ Chí Minh viết năm 1969, thay cho đoạn mở đầu Hồ Chí Minh viết năm 1965. Bút tích của Hồ Chí Minh về đoạn này đã được chụp lại và công bố đầy đủ năm 1969.

Phần giữa, từ đoạn nói về Đảng đến hết đoạn nói về phong trào cộng sản thế giới và nguyên văn bản Hồ Chí Minh viết năm 1965.

Đoạn “về việc riêng”, năm 1965 Hồ Chí Minh đặn đồ về việc tang và viết về hỏa táng, dặn để lại một phần tro, xương cho miền Nam; năm 1968, Hồ Chí Minh viết lại đoạn này dặn để tro vào ba hộp sành, cho Bắc, Trung, Nam mỗi miền một hộp. Ngoài ra còn viết bổ sung một đoạn nói về cuộc đời của bản thân như sau: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.

Bản Di chúc đã công bố lấy nguyên văn đoạn Hồ Chí Minh viết về bản thân năm 1968, trừ đoạn nói về hỏa táng.

Đoạn cuối, từ chữ “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu…” cho đến hết là nguyên văn đoạn Hồ Chí Minh viết năm 1965. Về đoạn này, năm 1968 và năm 1969 Hồ Chí Mỉnh không sửa lại hoặc viết thêm.

Trong bản Di chúc đã công bố, các đoạn đều lấy nguyên văn bản gốc, chỉ có một câu có sửa lại. Bản Di chúc năm 1965 Hồ Chí Minh viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa”; Bản Di chúc công bố chính thức năm 1969 sửa lại là: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài”.

Việc chọn bản Di chúc Hồ Chí Minh viết năm 1965 để công bố chính thức là đúng đắn, vì đây là bản duy nhất được viết hoàn chỉnh, có chữ ký của Hồ Chí Minh và bên cạnh có chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ.

Lấy đoạn mở đầu Hồ Chí Minh viết năm 1969 thay cho đoạn mở đầu Hồ Chí Minh viết năm 1965 là hoàn toàn hợp lý vì Người qua đời năm 1969, và nội dung bản năm 1969 cũng phong phú hơn.

Đoạn “về việc riêng”, bổ sung thêm phần Hồ Chí Minh viết năm 1968 vào bản Hồ Chí Minh viết năm 1965 là rất cần thiết, để phản ánh được cuộc đời đẹp đẽ, trong sáng, vì dân vì nước của Hồ Chí Minh.

Mặt khác, có một số câu Hồ Chí Minh viết rồi lại xóa, hình như Người đang cân nhắc, chưa coi là đã xong hẳn, chưa thật rõ ý Người là thế nào. Vì vậy sau khi Hồ Chí Minh qua đời chưa thể đưa vào Di chúc công bố chính thức bấy giờ.

3. Một số nội dung cơ bản trong Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đặt bút viết chúc ngày 10/5/1965, khi đó Người đã bước sang tuổi 75, vào tuổi “xưa nay hiếm”, nói như nhà thơ Đỗ Phủ (đời Đường – Trung Quốc). Trong 3 năm sau đó, cứ từ mồng 10/5 đến 20/5, hàng ngày Người chọn giờ đẹp nhất (tức là 9 giờ sáng) để chỉnh sửa bản chúc – tài liệu đặc biệt bí mật, như cách Người gọi.

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh tới truyền thống đoàn kết của Đảng, về thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, về việc giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, về sự đoàn kết của Đảng với phong trào cộng sản thế giới. Người chú trọng vai trò của thế hệ trẻ, lớp người kế tục sự nghiệp của dân tộc và việc cần thiết bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Đối với nhân dân lao động, Người căn dặn “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”,…

Bấm like fapage Luật sư Online – iluatsu.com: tại đây

3.1. Một là, vấn đề đoàn kết trong Đảng

Trong Di chúc đề lại, điều đầu tiên Hồ Chí Minh nói về Đảng, Hồ Chí Minh căn dặn: Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải “giữ gìn        sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Trong Di chúc Hồ Chí Minh viết: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Hồ Chí Mình cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết trong Đảng: “Không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vì Đảng ta cầm quyền, không dân chủ trong Đảng thì làm sao dân chủ trong dân được. Bác dạy phải thường xuyên phê bình, phát triển đoàn kết, tức là không phải hôm nay làm, mai không làm”.

3.2. Thương yêu con người – một tư tưởng nhân văn sâu đậm trong Di chúc của Hồ Chí Minh

Lòng thương yêu con người của Hồ Chí Minh trong Di chúc rất rộng lớn, bao hàm mọi người, mọi tầng lớp và đến mọi con người.

Lòng thương yêu con người của Hồ Chí Minh không phải là sự thương hại, “ban phát” từ bên trên, mà là sự cảm thông sâu sắc, sự biết ơn, trân trọng con người và niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của con người.

Lòng thương yêu con người của Hồ Chí Minh không chỉ là sự quan tâm, chăm sóc mà còn là sự nhắc nhở chăm lo cải tạo và xây dựng con người, nhằm giải phóng con người.

Lòng thương yêu con người của Hồ Chí Minh không chỉ là sự quan tâm, tin tưởng, giáo dục động viên mà còn phải hành động, làm những việc thiết thực, đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của con người.

Thương yêu con người phải biết trân trọng, bảo vệ những thành quả lao động của con người, phải tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian của nhân dân.

3.3. Vấn đề về vai trò của thanh niên

Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, đất nước độc lập, thống nhất, Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên chủ tương lai của nước nhà”.

Hồ Chí Minh ví tuổi thanh niên là mùa xuân của xã hội: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, thanh niên là người kết nối quá khứ với tương lai: “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.

3.4. Vấn đề về chăm lo giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau

Hồ Chí Minh xem giáo dục là công việc xây dựng con người, là sự nghiệp trồng người, là làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người, đào tạo nên những công dân tốt và cán bộ tốt. Người nhấn mạnh: “Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hoá. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”.

Đề cao vai trò của giáo dục đối với việc hình thành, phát triển nhân cách con người, Người viết: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là những con người Việt Nam phát triển toàn diện, một thế hệ kế tiếp vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đủ đức và tài, trong đó lấy đức làm gốc.

Để có những con người phát triển toàn diện, hài hoà, theo Hồ Chí Minh, trong giáo dục – đào tạo phải thực hiện tốt phương châm: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh còn đề cao vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Theo Người: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng đặt ra: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”./.

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Bàn về quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Bàn về quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015
Bình luận bản án: Di chúc có công chứng, chứng thực
Bình luận bản án: Di chúc có công chứng, chứng thực
Hướng sửa đổi quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong Bộ luật Dân sự 2005
Hướng sửa đổi quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trong Bộ luật Dân sự 2005

Chuyên mục: Tư tưởng Hồ Chí Minh Từ khóa: Di chúc

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống
Next Post: Cơ sở hình thành và xác lập mô hình “Nhà nước mới” ở Việt Nam »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng