Sự ra đời của án lệ đã tác động tích cực đến hoạt động giải quyết vụ án và việc sử dụng án lệ trong đào tạo luật nói chung, đào tạo nghề luật nói riêng, đã được đặc biệt quan tâm. Dù còn những quan điểm khác nhau song việc sử dụng án lệ trong đào tạo các chức danh tư pháp đặc biệt là đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã đươc khẳng định và coi là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng án lệ trong đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Học viện Tư pháp.
Án lệ
Án lệ là gì?
1. "Thực tiễn xét xử một loại các vụ việc cụ thể, thể hiện trong các bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cao cấp nhất xử, được tập hợp thành các tập án lệ. Thực chất án lệ là sự vận dụng, áp dụng pháp luật thực định vào các trường hợp cụ thể, có tác dụng giúp việc tìm hiểu pháp luật, rèn luyện tư duy pháp lý. Trường hợp mà điều luật quy định không rõ, không đầy đủ thì án lệ là sự giải thích, bổ sung. Về nguyên tắc, án lệ không được coi là pháp luật. Nhưng do uy tín của toà án cao cấp, hoặc ở trường hợp có thiếu sót của luật như nói trên, án lệ trở thành căn cứ cho hoạt động xét xử của các tòa án đối với các vụ án tương tự. Dưới thời Pháp thuộc, án lệ của các tòa tư pháp hoặc tòa án hành chính (tòa án tư pháp cao cấp nhất là Toà thượng thẩm Hà Nội và Toà thượng thẩm Sài Gòn; tòa án hành chính cao cấp nhất là Tòa án hành chính Đông Dương và Tham chính viện nước Pháp) có vai trò là biện pháp giải thích, bổ sung luật pháp hiện hành bằng những bản án nguyên tắc (arrêts de principe). Như vậy án lệ được coi là một nguồn pháp luật. (Xt. Tiền lệ pháp)."
Nguồn: Từ điển Luật học - trang 12
Các bài viết về "Án lệ":
Áp dụng án lệ hay quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp đổi đất nông nghiệp
Trong quá trình các hộ gia đình được giao ruộng đất để sản xuất nông nghiệp, nhiều trường hợp đã tự nguyện đổi ruộng cho nhau thông qua nhiều hình thức như: thỏa thuận miệng, lập văn bản viết tay, văn bản có công chứng, chứng thực… Trong thực tế, nhiều trường hợp đã phát sinh tranh chấp và đã khởi kiện nhờ Tòa án giải quyết. Trong bài viết này, từ một vụ án đã được xét xử, chúng tôi xin nêu bình luận pháp lý về việc áp dụng pháp luật và quan điểm giải quyết của Tòa án.
Những phát triển mới của Luật Biển quốc tế dưới ánh sáng của một số án lệ gần đây
Chuyên mục: Quốc tế/ Công pháp quốc tế
Áp dụng án lệ – Nhu cầu tất yếu trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Hệ thống pháp luật án lệ Anh – Mỹ và việc áp dụng cho Việt Nam
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Án lệ là gì? Phân tích khái niệm tiền lệ pháp (Án lệ)
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật/ Pháp luật đại cương
Từ định hướng về Án lệ tại Việt Nam: Đề xuất cách viết án lệ theo kinh nghiệm của các quốc gia thông luật
Quyết định số 74/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao đã đặt ra cho các nhà làm luật, các nhà khoa học pháp lý, thẩm phán, luật sư trước một nhiệm vụ mới: tiếp tục nghiên cứu về án lệ trong các hệ thống pháp luật trên thế giới và hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ “phiên bản Việt” phù hợp và hiệu quả tại Việt Nam. Trên cơ sở những nét tương đồng và khác biệt, từ kinh nghiệm về án lệ của các quốc gia theo hệ thống luật, việc hiến kế viết án lệ tại Việt Nam được thực hiện. Những nội dung hiến kế sẽ xoay quanh các vấn đề về tên của án lệ và tuyển tập án lệ, nội dung của án lệ và nhân sự – yếu tố quan trọng cho việc xây dựng án lệ tại Việt Nam.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam
Án lệ trong tình hình mới – Nhìn lại định hướng phát triển án lệ của TANDTC
Thời gian gần đây, thuật ngữ án lệ đã chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc thừa nhận này đã đánh dấu thành công trong việc nâng cao hoạt động xét xử của Tòa án và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ghi nhận thuật ngữ án lệ vào luật không đồng nghĩa với việc mang bản chất án lệ của thông luật áp dụng vào Việt Nam. Bài viết nhằm đánh giá định hướng phát triển án lệ trong Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án “Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao” trong tình hình hiện nay. Bên cạnh đó, bài viết sẽ phân tích và kiến nghị các vấn đề cụ thể trong xây dựng và phát triển án lệ bao gồm phạm vi tạo lập án lệ, tính bắt buộc của án lệ, cách viết tên án lệ và tập hợp, công bố án lệ.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Kiến thức chung
Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống thông luật
Bài viết gồm 2 phần. Phần thứ nhất đề cập nguyên tắc án lệ trong hệ thống thông luật. Phần này tập trung phân tích các vấn đề: (1) thực hiện nguyên tắc án lệ dựa trên nguyên tắc các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau; (2) cơ chế vận hành của nguyên tắc án lệ; (3) tuân theo án lệ đòi hỏi sự bắt buộc và sự sáng tạo. Phần hai xem xét án lệ ở khía cạnh nguồn luật trong hệ thống thông luật. Nội dung phần này bao gồm: (1) xác định vị trí của nguồn luật án lệ trong hệ thống thông luật; (2) phân tích các đặc trưng cơ bản của nguồn luật án lệ so với nguồn luật văn bản pháp luật.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Bình luận án lệ 02/2016/AL: Đứng tên giùm người nước ngoài mua bất động sản
Tòa án nhân dân đã công bố 06 án lệ trong đó có 05 án lệ về lĩnh vực dân sự. Trong các án lệ này có án lệ liên quan đến trường hợp khá phổ biến là người nước ngoài (nhất là Việt kiều) nhờ người Việt Nam trong nước mua bất động sản tại Việt Nam. Bài bình luận này làm rõ án lệ vừa nêu.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam