Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những nghĩa vụ cơ bản khi đương sự khởi kiện và tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án. Trong các hệ thống pháp luật khác nhau, nghĩa vụ chứng minh và mức độ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự có sự khác biệt. Bài viết tập trung nghiên cứu và làm rõ nghĩa vụ chứng minh và các mức độ chứng minhcủa đương sự trong tố tụng dân sự theohệ thống pháp luật Anh – Mỹ, so sánh với pháp luật một số quốc gia khác và từ đó đưa ra những bình luận việc thực hiện các mức độ chứng minh trong hệ thống này.
Hệ thống thông luật - Common Law
Hệ thống pháp luật án lệ Anh – Mỹ và việc áp dụng cho Việt Nam
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật
Từ định hướng về Án lệ tại Việt Nam: Đề xuất cách viết án lệ theo kinh nghiệm của các quốc gia thông luật
Quyết định số 74/QĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao đã đặt ra cho các nhà làm luật, các nhà khoa học pháp lý, thẩm phán, luật sư trước một nhiệm vụ mới: tiếp tục nghiên cứu về án lệ trong các hệ thống pháp luật trên thế giới và hiến kế cho việc xây dựng và áp dụng án lệ “phiên bản Việt” phù hợp và hiệu quả tại Việt Nam. Trên cơ sở những nét tương đồng và khác biệt, từ kinh nghiệm về án lệ của các quốc gia theo hệ thống luật, việc hiến kế viết án lệ tại Việt Nam được thực hiện. Những nội dung hiến kế sẽ xoay quanh các vấn đề về tên của án lệ và tuyển tập án lệ, nội dung của án lệ và nhân sự – yếu tố quan trọng cho việc xây dựng án lệ tại Việt Nam.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp nước ngoài/ Hiến pháp Việt Nam
Tổng quan phương pháp giảng dạy qua án trong chuyên ngành luật từ các nước trong hệ thống thông luật và dân luật
Phương pháp giảng dạy qua án đã được các trường chuyên ngành luật trên thế giới áp dụng từ rất lâu. Mục đích của phương pháp giảng dạy qua án là buộc sinh viên phải đọc, phân tích và làm sáng tỏ vụ án. Ngoài ra, sinh viên cũng được yêu cầu đưa ra kết luận của bản thân về phán quyết của tòa về vụ việc đó. Bài viết này giới thiệu về phương pháp giảng dạy qua án (case method) đồng thời có so sánh với phương pháp nghiên cứu tình huống (case study mehod). Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập cách sử dụng bản án trong giảng dạy và nghiên cứu ở một số nước theo hệ thống thông luật và dân luật.
Chuyên mục: Học luật/ Phương pháp giảng dạy
Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống thông luật
Bài viết gồm 2 phần. Phần thứ nhất đề cập nguyên tắc án lệ trong hệ thống thông luật. Phần này tập trung phân tích các vấn đề: (1) thực hiện nguyên tắc án lệ dựa trên nguyên tắc các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau; (2) cơ chế vận hành của nguyên tắc án lệ; (3) tuân theo án lệ đòi hỏi sự bắt buộc và sự sáng tạo. Phần hai xem xét án lệ ở khía cạnh nguồn luật trong hệ thống thông luật. Nội dung phần này bao gồm: (1) xác định vị trí của nguồn luật án lệ trong hệ thống thông luật; (2) phân tích các đặc trưng cơ bản của nguồn luật án lệ so với nguồn luật văn bản pháp luật.
Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước – Pháp luật