Trách nhiệm pháp lý là gì? Phân tích khái niệm trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
- Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
- Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
- Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Về quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người vi phạm pháp luật
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự?
1 – Trách nhiệm pháp lý là gì?
Thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” có thể được xem xét theo nhiều nghĩa, dưới nhiều góc độ.
Trong phạm vi môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, trách nhiệm pháp lý chủ yếu được xem xét dưới góc độ là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật, gắn liền với vi phạm pháp luật.
Dưới góc độ này, trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi thể hiện qua việc chủ thể này phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ.
Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu làm bài thi khi Quy chế thi không cho phép nên bị Giám thị B lập biên bản vi phạm và ra Quyết định đình chỉ thi, như vậy có nghĩa là sinh viên A đã phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
2 – Phân tích các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý theo nghĩa này có một số đặc điểm sau đây:
– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với vi phạm pháp luật.
Những hành vi tuy có thể gây ra những thiệt hại nhất định cho xã hội nhưng nếu không bị coi là vi phạm pháp luật (chẳng hạn, hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng) thì không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý.
Trong ví dụ nêu trên, sinh viên A phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý vì đã vi phạm pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lý thể hiện thái độ, phản ứng của nhà nước và xã hội mà cụ thể là thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
Vì thế, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật.
Trong ví dụ trên, sinh viên A phải gánh chịu một hình thức kỷ luật là bị đình chỉ thi và bị điểm không.
– Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc chủ thể này phải gánh chịu những thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do, thậm chí cả về tính mạng… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.
Ví dụ: Nếu người vi phạm bị phạt tiền là họ phải chịu thiệt hại về tài sản, còn nếu họ bị phạt tù thì vừa phải chịu sự thiệt hại về tự do vì “một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, vừa phải chịu sự thiệt hại về nhân thân, họ bị coi là đã có tiền án, vừa phải chịu thiệt hại về tài sản vì ở trong tù thì không thể kiếm tiền được…
– Trách nhiệm pháp lý là một loại nghĩa vụ pháp lý đặc biệt, phát sinh khi có vi phạm pháp luật.
Chủ thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý bắt buộc phải thực hiện những xử sự nhất định trước một chủ thể khác, có thể là nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích bị xâm hại.
Ví dụ: Chủ thể phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác vừa phải chịu hình phạt do Tòa án quyết định, vừa phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định nên được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Nhà nước bằng quyền lực của mình, bắt buộc chủ thể phải thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh trách nhiệm pháp lý của mình.
Ví dụ: Trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự và Nhà nước phải thiết lập ra các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra… để bảo đảm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Trả lời