Cho ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
- [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
- Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
- Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
- Cho ví dụ và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
- Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Về quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người vi phạm pháp luật
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự?
1 – Ví dụ về vi phạm pháp luật
Anh A, 30 tuổi và anh B, 25 tuổi, cùng bán thịt lợn quay ở chợ C. Do mâu thuẫn cá nhân trong việc tranh giành khách nên anh A đã cầm dao chặt thịt chém nhiều nhát vào tay anh B làm cho anh B bị thương nặng. Hành vi của anh A là vi phạm pháp luật, vì đó là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
2 – Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật, bao gồm các yếu tố: Lỗi, động cơ, mục đích vi phạm.
a – Lỗi
Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội đuợc thế hiện duới hai hình thức: Cố ý hoặc vô ý.
– Lỗi cố ý gồm hai loại là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp:
+ Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thục hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước đuợc hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước đuợc hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
– Lỗi vô ý cũng gồm hai loại là vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin:
+ Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.
+ Vô ý vì quá tự tỉn là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
Đối chiếu với lý thuyết đã nêu cho thấy, trong ví dụ trên, lỗi của anh A là lỗi cố ý trực tiếp, bởi vì, khi thực hiện hành vi cầm dao chém vào tay anh B nhiều nhát, anh A đủ khả năng nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, có thể thấy trước được hậu quả của hành vi đó là sẽ làm anh B bị thương, nhưng vì đang thù ghét, nóng giận nên anh A mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
b – Động cơ vi phạm pháp luật
Động cơ vi phạm pháp luật là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
Ở ví dụ trên, động cơ vi phạm pháp luật của anh A là trả thù do mâu thuẫn cá nhân.
c – Mục đích vi phạm pháp luật
Mục đích vi phạm pháp luật là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.
Trong ví dụ trên, mục đích vi phạm pháp luật của anh A là làm cho anh B bị thương để “dằn mặt”.
Trả lời