Mục lục
Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự? Các loại áp dụng pháp luật tương tự?
- [SO SÁNH] Phân biệt văn bản quy phạm với Văn bản áp dụng pháp luật
- Phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt động áp dụng pháp luật?
- Áp dụng pháp luật là gì? Đặc điểm của áp dụng pháp luật?
- Phân tích các hình thức thực hiện pháp luật?
- Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?
- Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý?
- Phân tích khái niệm nội dung quan hệ pháp luật?
- Phân tích khái niệm khách thể của quan hệ pháp luật
- Phân tích khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?
- [SO SÁNH] Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
1 – Áp dụng pháp luật tương tự là gì?
Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó.
2 – Lý do phải áp dụng pháp luật tương tự
Trong quá trình xây dựng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền thường cố gắng dự kiến đến mức tối đa các trường hợp điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống để kịp thời điều chỉnh. Song trong thực tế vẫn có những vụ việc pháp lý xảy ra cần phải giải quyết nhưng lại không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó.
Vì vậy, các chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết bằng cách áp dụng pháp luật tương tự.
Sở dĩ có tình trạng đó là vì những lý do sau:
– Do đời sống xã hội quá phức tạp mà khả năng nhận thức của con người chỉ có hạn nên không thể nhận thức được hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tế;
– Do các quan hệ xã hội phát triển quá nhanh, khi xây dựng pháp luật nó chưa xuất hiện nên các nhà làm luật không dự kiến việc điều chỉnh nó;
– Có trường hợp quan hệ đó chỉ là ngoại lệ nên không cần ban hành một văn bản riêng để điều chỉnh…
3 – Các loại áp dụng pháp luật tương tự
Áp dụng pháp luật tương tự có hai loại (hai hình thức) là áp dụng tương tự quy phạm pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật.
a – Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật
– Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.
Ví dụ: Giảng viên áp dụng quy phạm pháp luật quy định về xử lý sinh viên làm bài thi hộ nhau để xử lý những sinh viên làm bài kiểm tra hộ nhau.
– Điều kiện để áp dụng tương tự quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý cửa vụ việc, vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhưng có quy phạm điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy và phải xác định được một cách cụ thể quy phạm đó nằm trong điều, khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào.
b – Áp dụng tương tự pháp luật
– Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dựa trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật, ý thức pháp luật và lẽ công bằng.
– Điều kiện để áp dụng tương tự pháp luật bao gồm:
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc, vì nếu vụ việc không có tính chất pháp lý thì không cần giải quyết.
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được một cách chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó và cũng không có quy phạm pháp luật điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như vậy.
Trả lời