Mục lục
Cho ví dụ về vi phạm pháp luật và phân tích chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật đó?
- [SO SÁNH] Phân biệt trách nhiệm pháp lý với các trách nhiệm xã hội khác
- Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi pham luật
- Trình bày các loại vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?
- Yếu tố đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật
- Cho ví dụ và phân tích mặt chủ quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích mặt khách quan của vi phạm pháp luật đó
- Cho ví dụ và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật đó
- Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
- Về quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính với người vi phạm pháp luật
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Áp dụng pháp luật tương tự là gì? Vì sao phải áp dụng pháp luật tương tự?
1 – Ví dụ về vi phạm pháp luật
Anh A, 30 tuổi và anh B, 25 tuổi, cùng bán thịt lợn quay ở chợ C. Do mâu thuẫn cá nhân trong việc tranh giành khách nên anh A đã cầm dao chặt thịt chém nhiều nhát vào tay anh B làm cho anh B bị thương nặng. Hành vi của anh A là vi phạm pháp luật, vì đó là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
2 – Phân tích chủ thể, khách thể của vi phạm pháp luật đó
a – Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân, Tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.
Chủ thể của vi phạm pháp luật trong ví dụ trên là anh A, vì anh A là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý bởi anh ta đã 30 tuối và trí tuệ phát triển bình thường, đồng thời đã thực hiện hành vi trái pháp luật là cầm dao chém vào tay anh B nhiều nhát đến mức làm anh B bị thương nặng.
b – Khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Khách thể của vi phạm pháp luật trong ví dụ trên là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe hay quyền tự do thân thể của anh B.
Trả lời