Cách thức hình thành vị trí pháp lý của Chủ tịch nước
Tác giả: Phạm Quý Tỵ
Thiết chế Chủ tịch nước được quy định trong các bản hiến pháp đều do Quốc hội bầu ra. Hiến pháp năm 1946 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận; Hiến pháp năm 1959 quy định: Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra. Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhiệm kì của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa theo nhiệm kì của Quốc hội. Hiến pháp năm 1992 quy định: Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số Đại biểu Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. Hiến pháp năm 2013 kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về bầu Chủ tịch nước. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 có bổ sung quy định, người được bầu làm Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp.
Xem thêm bài viết về “Vị trí pháp lý“, “Địa vị pháp lý”
- Vị trí pháp lý của Nguyên thủ quốc gia trong các chính thể – TS. Phạm Quý Tỵ
- Vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản trong hệ thống chính trị Việt Nam – GS.TS. Lê Minh Tâm
- Địa vị pháp lý của Hội trong hoạt động xây dựng pháp luật – TS. Đỗ Minh Khôi
- Địa vị pháp lý của nhà giáo trong pháp luật Việt Nam hiện hành và định hướng hoàn thiện – PGS.TS. Nguyễn Văn Vân
Trong bộ máy nhà nước, ngoài thiết chế vị trí pháp lý Chủ tịch nước, Hiến pháp còn quy định chức danh Phó Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số Đại biểu Quốc hội. Phó Chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ. Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài, thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước, thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
Trình tự, thủ tục bầu Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước được tiến hành theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và nội quy kì họp của Quốc hội. Theo quy định tại Điều 8, Điều 53 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Xem thêm bài viết về “Chủ tịch nước”
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước theo Hiến pháp 2013 – TS. Phạm Quý Tỵ
- Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước theo Hiến pháp 2013 – TS. Phạm Quý Tỵ
- Vị trí, vai trò của chế định Chủ tịch nước trong các bản Hiến pháp – TS. Phạm Quý Tỵ
- Đánh giá chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013 – TS. Đỗ Minh Khôi
- Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) – LS. Hoàng Minh Hùng
Nguồn: Fanpage Luật sư Online
Trả lời