Tuyển tập đề thi môn Luật Dân sự 2 – Những vấn đề chung về tài sản, quyền sở hữu, thừa kế, của chúng tôi được cập nhật qua mỗi học kỳ. Các bạn chú ý ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những đề thi mới nhất nhé!
- Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm
- Đề thi môn Tội phạm học hay nhất
- Đề thi Luật Hiến pháp nước ngoài
TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Luật Dân sự
1. Đề thi môn Luật Dân sự 1 – Những vấn đề chung về tài sản, quyền sở hữu, thừa kế
- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: HC38A
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Đỗ Văn Đại.
- Người đóng góp đề thi: Hằng Lương.
Lý thuyết
Đánh giá các nhận định sau dựa vào ba khía cạnh là văn bản, thực tiễn và quan điểm cá nhân.
1/ Cơ quan đại diện của một Bộ (như Bộ Tài nguyên và môi trường) tại miền Nam có tư cách pháp nhân. (5 điểm)
2/ Trong trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản và di sản cũng không đủ điều kiện để trở thành tài sản chung của những người thừa kế thì di sản được giao cho người thừa kế đang thực tế quản lý tiếp tục quản lý di sản. (5 điểm)
2. Đề thi môn Luật Dân sự 1 – Tài sản, quyền sở hữu và thừa kế lớp HS39 – 2015
- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: Hình sự K39
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Hoàng Thế Cường.
- Người đóng góp đề thi: bạn Thanh Nguyễn.
Nhận định
Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?
1/ Khi một tài sản được tạo thành do sự sáp nhập tài sản của nhiều người thì những người này là chủ sở hữu chung của tài sản được tạo thành. (1 điểm)
2/ Việc tạo ra tác phẩm văn học dựa trên việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học của tác giả khác sẽ không được bảo hộ theo pháp luật về quyền tác giả. (1 điểm)
3/ Nước khoáng nhãn hiệu “Lê Vinh” là xâm phạm nhãn hiệu “La Vie” đã được cấp văn bằng bảo hộ. (1 điểm)
4/ Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. (1 điểm)
Tài liệu tham khảo
Bài tập
1/ A cho B thuê một đôi bò để ông B cho bò cày ruộng thuê, lấy lúa. Con ông B để bò đi lạc mất. Ông C người làng khác đã phát hiện đôi bò trên và có thông báo cho hàng xóm được biết. Sau 8 tháng, bò sinh được 01 bò con, nhưng không thấy ai tới nhận, ông C đã bán đôi bò cho D và giữ lại bê con để nuôi. Hỏi: quyền sở hữu của ông A trong tình huống trên được bảo vệ bằng cách nào? Vì sao? Nêu hướng giải quyết? (2 điểm)
2/ A và B là vợ chồng, có 03 người con chung là C, D và E.
Năm 1984, ông A chung sống như vợ chồng với bà H và có 02 con chung là M (sinh 1986) và N (sinh 2002)
Tháng 03/2006, bà H chết không để lại di chúc.
Tháng 12/2007, tai nạn giao thông làm A chết và M bị thương nặng dẫn tới bị liệt toàn thân. Lúc còn sống, A có lập di húc để lại 1/2 tài sản của mình cho C, D và E. Sau khi A chết phát sinh tranh chấp về thừa kế giữa C, E và người đại diện hợp pháp của M và N về di sản thừa kế của H và A. Hãy chia di sản thừa kế (kèm theo giải thích) di sản của A và H, biết rằng: (4 điểm)
- D có đơn hợp lệ từ chối nhận di sản của A
- Tài sản chung của A và H là 600.000.000 đồng.
- Tài sản chung của A và B là 1.200.000.000 đồng.
- Cha mẹ A đều chết trước A.
3. Đề thi môn Luật Dân sự 1 – Tài sản, quyền sở hữu và thừa kế lớp QT40 – 2016
- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: Quốc tế Khóa 40
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Đang cập nhật.
- Người đóng góp đề thi: An An.
Nhận định
Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý (4 điểm)
1/ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có thể bị hạn chế, nếu pháp luật có quy định. (1 điểm)
2/ Người chưa thành niên có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. (1 điểm)
3/ Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền lập di chúc bằng văn bản dưới mọi hình thức. (1 điểm)
4/ Khi hai tài sản của hai chủ sở hữu sáp nhận với nhau thì tài sản mói hình thành là tài sản chung của hai chủ sở hữu đó. (1 điểm)
Bài tập
Bài 1
Trường tiểu học A muốn vận động các em học sinh tiểu học của trường ủng hộ nhân dân N.S làm cầu qua sông. Thể hiện nghĩa cử cao đẹp, theo sự vận động của nhà trường, nhiều thầy cô và học sinh của trường mang tiền đến ủng hộ. Em B, 11 tuổi là học sinh lớp 5 đã tự nguyện về nhà đập heo đất, lấy số tiền riêng của em để dành được từ nhiều năm qua gần 2.000.000 đồng, mang đến hiến cho quỹ trên của nhà trường. Cô T là hiệu trưởng nhà trường đã đồng ý nhận số tiền trên và lấy gương em A để biểu dương trước toàn trường.
Toàn bộ số tiền mà trường quyên góp được của các thầy, cô giáo và các em học sinh là 80.000.000 đồng (gồm cả tiền của em A đã ủng hộ) được chuyển đến đúng địa chỉ người được quyên góp. Được nhiều người đưa tin, biết được sự việc đó, ba mẹ em A đã đến trường đòi lại số tiền đó, ba mẹ A cho rằng gia đình muốn A giành dụm số tiền trên để rèn luyện nếp sống tự lập cho A nên không thể quyên góp được.
Theo quy định nào của Bộ luật dân sự, anh chị cho biết ba mẹ A có đòi lại được tiền hay không? Tại sao? (2 điểm)
Bài 2
Năm 1955, A kết hôn với B và có ba con chung là C, D và E. Ngoài ra, A còn sống chung như vợ chồng với T từ năm 1958 có hai con chung là P và Q. C có vợ là H và có con là M và N.
Năm 2009, T chết không để lại di chúc.
Năm 2012, A và C chết trong cùng một vụ tai nạn giao thông. Trước khi chết A có để lại di chúc với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho Q. Anh C chết không để lại di chúc.
Hãy chia di sản trong trường hợp trên. (4 điểm)
Biết rằng:
- Di sản của T là 300.000.000 đồng.
- Tài sản chung của A và B là: 1.240.000.000 đồng.
- Tài sản chung của C với H là: 800.000.000 đồng.
- Các con ông A đều đã thành niên và có khả năng lao động.
4. Đề thi môn Luật Dân sự 1 lớp QTL42 – 2018
- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: Quản trị luật khóa 42
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Hoàng Thế Cường.
- Người đóng góp đề thi: Bùi Thị Thùy Linh.
Nhận định
Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý
1/ Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ mười lăm tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
2/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản.
3/ Người xác lập giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.
4/ Quyền bề mặt phát sinh trên cơ sở luật định.
Bài tập
Bài 1
Công ty Hà Tâm có đại diện theo pháp luật là anh Hậu ký kết hợp đồng bán vật tư xây dựng cho anh Phúc để xây nhà với giá trị ghi trong hợp đồng là 1.000.000.000 đồng, hai bên thống nhất số tiền này có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng vật tư trên thực tế anh phúc lấy từ cửa hàng của Công ty Hà Tâm trong quá trình xây dựng. Thực hiện hợp đồng, Công ty Hà Tâm đã giao toàn bộ vật tư cần thiết cho anh Phúc để xây dựng công trình.
Sau khi việc xây nhà hoàn thiện, anh Hậu có ủy quyền bằng văn bản cho anh Tín là kế toán của Công ty Hà Tâm đến gặp anh Phúc để nhận tiền thanh toán đợt 1. Khi gặp anh Phúc, anh Tín nhận được 800.000.000 đồng và ký biên bản xác nhận số tiền anh Phúc còn nợ Công ty Hà Tâm là 200.000.000 đồng.
Một tháng sau, Công ty Hà Tâm có gửi thông báo đến anh Phúc tổng giá trị vật tư xây dựng trên thực tế anh Phúc đã mua là 1.100.000.000 đồng, do vậy số tiền mà anh Phúc còn nợ lại là 300.000.000 đồng. Anh Phúc không chấp nhận số tiền trên vì cho rằng đã ký biên bản xác nhận số nợ còn lại với anh Tín là 200.000.000 đồng.
Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của mình trong tình huống này. (2 điểm)
Bài 2
Ông A và B là vợ chồng có 03 người con chung là C, D và E đều sinh sống tại Sài Gòn trước năm 1975.
Năm 1976, do mâu thuẫn vợ chồng nên ông A bỏ nhà đi và chung sống với bà H ở Tiền Giang và có 02 người con chung là M (sinh năm 1975) và N (sinh năm 1980).
Đầu năm 2010, bà H chết không để lại di chúc.
Năm 2017, ông A và M bị tai nạn giao thông làm ông A chết và M bị thương tật nặng, mất hoàn toàn khả năng lao động. Lúc còn sống ông A lập di chúc hợp pháp để lại 1/2 tài sản của mình cho C, D và E. Hãy chia thừa kế cho trường hợp trên. (4 điểm)
Biết rằng:
- Tài sản chung giữa ông A và bà H là 600.000.000 đồng.
- Tài sản chung giữa ông A và bà B là 800.000.000 đồng.
- Chi phí mai táng của ông A hết 10.000.000 đồng.
- Cha mẹ ông A đều chết trước ông A.
5. Đề thi môn Luật Dân sự 1 lớp QT41 – 2018
- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: Quốc tế Khóa 41
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Đang cập nhật.
- Người đóng góp đề thi: dethiluat.com.
Nhận định
Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý
1/ Người bị liệt cột sống hoặc liệt hai chi là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. (1 điểm)
2/ Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt. (1 điểm)
3/ Người chiếm hữu ngay tình động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản thì phải trả lại tài sản đó khi chủ sở hữu đòi lại. (1 điểm)
4/ Việc cải tổ pháp nhân làm chấm dứt pháp nhân bị cải tổ. (1 điểm)
5/ Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định và có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. (1 điểm)
Bài tập
1/ Ông Năm trồng cây bưởi trên phần đất thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Tuy nhiên, cành cây bưởi (trên cành có trái) vươn sang phần đất nhà ông Sáu. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa hai ông. Ông Năm cho rằng cây của ông thì trái đó thuộc sở hữu của ông nên yêu cầu ông Sáu trả số bửi đã hái lại cho mình, còn ông Sáu cho rằng cành bưởi, trái bưởi nằm trên phần đất nhà ông thì ông có quyền chặt cành, hái những trái bưởi đó để sử dụng. Anh chị hãy giải quyết tranh chấp trên theo quy định của pháp luật? Giải thích? (2 điểm)
2/ Ông Minh (cha mẹ đã mât) kết hôn hợp pháp với bà Mai có 3 người con là: Trung là nhân viên văn phòng cho một công ty. Dũng là bác sĩ bệnh viện quận X và Cường là công nhân. Anh Cường có vợ là chị Hoa và có 02 người con là Xinh và Đẹp.
Trong thời gian chung sống, ông Minh và bà Mai tạo lập được khối tài sản chung trị giá 360.000.000 đồng. Ông Minh đã lập di chúc hợp pháp cho 02 cháu là Xinh và Đẹp được hưởng 1/2 tài sản của ông. Sau đó, tháng 02/2017, ông Minh chết và bà Mai (đã dùng tiền riêng) lo mai táng cho ông hết 20.000.000 đồng. Hãy chia thừa kế di sản của ông Minh biết rằng anh Dũng đã từ chối nhận di sản của ông Minh theo đúng thủ tục luật định. (3 điểm)
6. Đề thi môn Luật Dân sự 1 lớp TM41 – 2018
- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: Thương mại K41
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Đang cập nhật.
- Người đóng góp đề thi: dethiluat.com.
Nhận định
Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý
1/ Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. (1 điểm)
2/ Một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng một người chỉ được một người giám hộ. (1 điểm)
3/ Người chiếm hữu ngay tình động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản thì không phải trả lại tài sảnđó khi chủ sở hữu đòi lại. (1 điểm)
4/ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức là không bị hạn chế. (1 điểm)
Bài tập
Bài 1
Tháng 02 năm 2014, vợ chồng chị Hồng (người thu mua ve chai, phế liệu ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) mở thùng loa cũ trong đống phế liệu thì phát hiện 01 gói tiền Yên Nhật (có giá trị tương đương 900.000.000 đồng). Vợ chồng chị Hồng đã giao số tiền trên cho Công an quận Tân Bình giữ. Những ngày đầu khi công an mới tiếp nhận số tiền trên thì hàng chục trường hợp đến xin nhận là chủ sở hữu số tiền. Tuy nhiên, không ai chứng minh được mình là chủ sở hữu hợp pháp số tiền này. Tháng 04 năm 2014, Công an Quận Tân Bình ra thông báo công khai tìm chủ sở hữu.
Giải sử giải quyết tình huống trên theo BLDS năm 2015, theo anh chị, nếu không có chủ sở hữu đến nhận thì số tiền trên được giải quyết như thế nào? Giải thích?. ( 2 điểm)
Bài 2
Ông A kết hôn hợp pháp với bà Bình có 02 người con là Thịnh và Vượng. Anh Thịnh có vợ là chị Hồng, có 02 người con là Xuân và Thu. Anh Vượng có vợ là chị Khánh, có 02 người con là Phong và Phú.
Năm 2014, ông An lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của minh cho 02 người con là Thịnh và Vượng.
Ngày 15/01/2017, ông An và anh Vượng bị tai nạn giao thông chết cùng thời điểm. Sau đó, bà Bình cũng bị bệnh và chết ngày ngày 18/3/2017.
Hãy chia thừa kế trong tình huống trên. (4 điểm)
Biết rằng:
Tài sản chung của vợ chồng ông An và bà bình là 180.000.000 đồng.
Cha mẹ của ông An và bà Bình đều chết trước ông An, bà Bình.
Tài sản chung của anh Vượng và chị Khánh là 240.000.000 đồng.
7. Đề thi môn Luật Dân sự 1 lớp HS43B – 2019
- Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Lớp: Hình sự K43B
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật.
- Giảng viên: Nguyễn Nhật Thanh.
- Người đóng góp đề thi: bạn Nguyễn Nguyên.
Nhận định
Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?
1/ Nguồn của Luật dân sự là các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự. (1 điểm)
2/ Năng lực chủ thể của mọi cá nhân là như nhau. (1 điểm)
3/ Khi người đại diện của pháp nhân chết thì quan hệ đại diện của pháp nhân chấm dứt. (1 điểm)
4/ Chủ sở hữu không có quyền đòi lại động sản từ người chiếm hữu ngay tình nếu người này nhận được tài sản thông qua hợp đồng có đền bù. (1 điểm)
Lý thuyết
Theo một vụ việc đã được giải quyết của Tòa án thì Bitcoin không được xem là một loại hàng hóa để đem vào trong các giao dịch. (3 điểm)
Nêu nhận xét của các anh chị về việc có nên xem các loại tiền thuật toàn (tiền ảo) là tài sản dưới ba góc độ:
- Quy định của BLDS 2015
- Thực tiễn xét xử
- Quan điểm cá nhân
Bài tập
Ông An và Bà Bình là vợ chồng, họ có 02 người con là Chuyên và Dũng. Anh Chuyên có vợ là Hoa có các con là Mai và Nam. Anh Dũng có vợ là Khuê, để tránh tranh chấp sau này, An đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho hai người con là Chuyên và Dũng. Tháng 02/2018, anh Chuyên chết do tai nạn giao thông. Tháng 5/2018, ông An chết. Anh chị hãy chia thừa kế trong trường hợp trên, biết rằng
Tài sản của An và Bình là 600.000.000 đồng
Tài sản của Chuyên và Hoa là 360.000.000 đồng.
Di chúc của An là hợp pháp.
Trả lời