Chuyên mục: Dân sự
Tài sản
Rủi ro đối với tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam
Theo nguyên tắc chung, chủ sở hữu chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản. Tuy nhiên, cũng có quy định theo hướng chủ thể chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản không phải là chủ sở hữu. Bài viết phân tích Bộ luật Dân sự năm năm 2005 và Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về rủi ro xảy ra đối với tài sản, từ đó chỉ ra những bất cập và đề xuất hoàn thiện các quy định về rủi ro đối với tài sản trong pháp luật Việt Nam.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
Cung cấp thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình xác lập giao dịch dân sự nói chung và thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng. Đây là yêu cầu cần thiết để quyền lợi của mỗi bên được đảm bảo một cách công bằng. Xuất phát từ đặc điểm của mối quan hệ hôn nhân, nghĩa vụ cung cấp thông tin trong thỏa thuận về chế độ tài sản được nhìn nhận khác biệt với các giao dịch dân sự thông thường.
Chuyên mục: Hôn nhân gia đình
Quy chế pháp lý về tài chính, tài sản của hội trong Dự thảo Luật về Hội
Bài viết khảo sát các quy định pháp luật về chế độ tài sản, tài chính của hội trong Dự thảo Luật về Hội và so sánh với các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Bài viết cung cấp các cơ sở lý luận để xây dựng chế độ tài chính của hội theo nguyên tắc tự chủ tài chính; chấm dứt tình trạng ngân sách nhà nước bao cấp kinh phí hoạt động cho các hội. Bài viết nhận diện sự khác biệt về chế độ tài sản, tài chính của hội với các tổ chức kinh tế và kết luận rằng cần thừa nhận quyền hoạt động kinh tế nhưng phải thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ta, Luật về Hội phải quy định chi tiết về chế độ sở hữu đối với tài sản của hội.
Chuyên mục: Hiến pháp/ Hiến pháp Việt Nam/ Kiến thức chung
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam
Quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Quyền này có thể được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế tại Việt Nam hiện chưa có trường hợp nào quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Bài viết phân tích các nguyên nhân để từ đó đưa ra các kiến nghị tương ứng.
Chuyên mục: Sở hữu trí tuệ/ Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm – Kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài
Khi xác định loại thiệt hại được bồi thường do uy tín, nhân phẩm, sức khỏe hay tính mạng bị xâm phạm, Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) thừa nhận cả việc bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tổn thất về tinh thần. Thế nhưng quy định liên quan đến vấn đề bồi thường tổn thất về tinh thần không được nhắc đến ở phần nội dung tài sản bị xâm phạm. Như vậy, khi tài sản bị xâm phạm có thể được bồi thường tổn thất về tinh thần hay không? Bài viết tìm hiểu vấn đề này thông qua việc nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia và đề xuất các kinh nghiệm cho Việt Nam.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu
Bài viết phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu, nêu lên những điểm chưa hoàn thiện của các căn cứ này đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Chứng minh tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm theo pháp luật Hoa Kỳ – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trước khi xác định mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu, nguyên đơn phải cung cấp bằng chứng để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là có cơ sở và phù hợp với số tiền bồi thường mà nguyên đơn yêu cầu được hưởng. Bởi lẽ, tổn thất về tinh thần có thể là một trong những vấn đề khó khăn nhất để chứng minh vì chủ yếu là liên quan đến tâm lý. Cách hiệu quả nhất để chứng minh tổn thất về tinh thần của người bị xâm phạm là xem xét các biểu hiện của nó. Khi nộp đơn khởi kiện, lời khai về những biểu hiện này sẽ được xem xét như thế nào theo pháp luật Hoa Kỳ? Sau khi trả lời câu hỏi này, tác giả đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam khi giải quyết vấn đề này.
Chuyên mục: Dân sự/ Luật Dân sự Việt Nam
Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thể hiện sự phát triển một cách phù hợp của pháp luật hôn nhân và gia đình với thực tiễn kinh tế – xã hội. Hiện nay, chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại ngày càng được nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba liên quan đến quá trình phân chia này cũng là vấn đề được quan tâm, xem xét.
Chuyên mục: Hôn nhân gia đình
Quy định về “Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm” trong tố tụng hình sự
Chuyên mục: Hình sự/ Tố tụng hình sự