Mục lục
Tuyển tập Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
- Đề thi môn Luật Tố tụng dân sự
- Đề thi môn Thi hành án dân sự
- Đề thi môn Luật Dân sự 2 – Tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa kế
- Đề thi môn Hợp đồng dân sự thông dụng
- Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
1. Đề thi lớp Chất lượng cao AUF 38 – 2016
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Môn: Giao dịch dân sự về nhà ở
- Thời gian làm bài 75 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
- GV ra đề: ThS Chế Mỹ Phương Đài
Nhận định – 4 điểm
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (Yêu cầu giải thích không quá 10 dòng/1 nhận định, phần viết dư không được chấm điểm)
1 – Góp vốn là một trong các phương thức xác lập quyền sở hữu nhà ở theo pháp luật Việt Nam.
2 – Quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị hạn chế về số lượng nhà ở và thời hạn được quyền sở hữu.
3 – Hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản và phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.
4 – Nhà ở được xây dựng hợp pháp sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu khi chủ đầu tư có yêu cầu.
Tự luận – 2 điểm
Ông A thuộc diện 2/TV, là chủ sở hữu căn nhà số 1, đường X, quận Y, thành phố H. Năm 1978 căn nhà này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định quản lý nhưng thực tế gia đình ông A vẫn tiếp tục ở trong nhà này. Đầu năm 2010, ông A thực hiện việc bán nhà nhưng cơ quan chức năng không cho phép với lý do nhà ở thuộc diện bị nhà nước quản lý nên không được tiến hành các giao dịch.
Ý kiến của cơ quan này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao?
Bài tập – 4 điểm
Bà Bích là chủ sở hữu căn nhà số 10, đường T, thành phố N. Ngày 02/08/2015 bà Bích bán nhà cho ông Hùng với giá 4 tỷ đồng. Hai bên đã giao nhận 400 triệu đồng tiền cọc đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng. Ngày 15/08/2015 hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng và cùng ngày ông Hùng đã thanh toán tiếp 2 tỷ 800 triệu đồng. Hai bên thống nhất sẽ giao nhận nhà và giấy tờ sở hữu sau khi hoàn thành thủ tục trước bạ và đăng bộ vào ngày 15/09/2015. Tuy nhiên, vào ngày 28/08/2015, do chập mạch điện nên đã xảy ra hỏa hoạn làm nhà bị tiêu hủy.
Hỏi:
1 – Sự kiện hỏa hoạn có phải là rủi ro không? Giải thích?
2 – Bà Bích hay ông Hùng là người phải chịu thiệt hại này? Giải thích?
3 – Nếu ông Hùng không đồng ý tiếp tục việc mua bán nhà, đòi lại số tiền đã thanh toán, còn bà Bích không đồng ý trả lại số tiền này thì tranh chấp giải quyết như thế nào cho phù hợp pháp luật? Giải thích?
2. Đề thi lớp Hành chính 36A – 2017
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Môn: Giao dịch dân sự về nhà ở
- Thời gian làm bài 75 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
- GV ra đề: ThS Chế Mỹ Phương Đài
Nhận định – 5 điểm
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
1 – Chủ sở hữu nhà ở có quyền tự do thực hiện mọi giao dịch liên quan đến nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
2 – Hợp đồng mua bán nhà ở không tuân thủ hình thức, thủ tục luật định thì không đương nhiên vô hiệu.
3 – Quyền sở hữu nhà được chuyển từ bên bán sang cho bên mua nhà kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nhà phát sinh hiệu lực pháp luật.
4 – Bên thuê mua nhà ở xã hội không có quyền chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở xã hội khi chưa trả hết tiền thuê mua.
5 – Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu thì hợp đồng đặt cọc để bảo đảm cho việc mua bán nhà ở cũng vô hiệu theo.
Bài tập – 5 điểm
Ông A cho anh B thuê nhà thời hạn 3 năm, có lập hợp đồng bằng giấy tay, đề ngày 02.02.2012. Thực hiện hợp đồng được 2 năm (đến 02.02.2014) thì giữa các bên xảy ra tranh chấp. Hãy nêu ngắn gọn về hướng giải quyết và nêu căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp cho từng tình huống sau:
1 – Mái nhà bị dột, cửa sổ bị mục và hư, nhiều đèn chiếu sáng bị hỏng không sử dụng được. B yêu cầu A sửa chữa tất cả các hư hỏng trên. Nhưng A từ chối vì cho rằng người phải sử chữa là B (2,5đ).
2 – Do giá cho thuê nhà tăng và C muốn thuê nhà của A, nên A lấy lí do hợp đồng chưa làm đúng hình thức luật định để yêu cầu B trả lại nhà thuê, nhưng B không đồng ý (2.5đ)
Lưu ý: Các tình huống trên là hai tình huống độc lập, SV phải trả lời cả hai câu trên.
3. Đề thi lớp Chất lượng cao 37D – 2017
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Môn: Giao dịch dân sự về nhà ở
- Thời gian làm bài 90 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Tự luận – 3 điểm
Anh chị với tư cách là người mua hãy soạn thảo một hợp đồng mua bán máy tính.
Lý thuyết – 3 điểm
Anh chị với tư cách là người mua nhà ở thì cần quan tâm đến những vấn đề gì để hạn chế rủi ro.
Bài tập – 3 điểm
Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ tạo lập được một căn nhà ở tại số 123 đường X quận Y thành phố H, do anh A đứng tên chủ sở hữu. Ngày 01/09/2014 anh A bán nhà ở cho anh C với giá 1 tỷ đồng, hợp đồng đã được công chứng vào ngày 10/09/2014. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì ngày 30/09/2014 chị B là vợ của anh A phản đối và yêu cầu Tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì cho rằng anh A bán nhà không có sự đồng ý của mình. Anh C cho rằng một nửa căn nhà là của anh A nên hợp đồng có giá trị một nửa.
Theo anh chị tranh chấp này giải quyết như thế nào, biết rằng giá nhà ở lúc giải quyết tranh chấp tăng lên 1,5 tỷ đồng. Nêu cơ sở pháp lý.
4. Đề thi lớp Thương mại 39 – 2018
- Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
- Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
- Thời gian làm bài 90 phút
- Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL
Nhận định – 4 điểm
Anh chị hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau đây. Nêu cơ sở pháp lý?
1 – Mọi thỏa thuận hợp pháp của các bên liên quan đến nhà ở là giao dịch dân sự về nhà ở.
2 – Khi một bên chủ thể trong hợp đồng mua bán nhà ở vi phạm nghĩa vụ thì phải bồi thường cho bên bị vi phạm.
3 – Khi bên thuê nhà ở vi phạm một trong những nghĩa vụ của mình thì bên cho thuê có quyền đươn phương hủy bỏ hợp đồng.
4 – Hợp đồng về nhà ở bị lừa dối thì đương nhiên vô hiệu.
Lý thuyết – 3 điểm
Với tư cách là người mua nhà ở Anh chị hãy soạn thảo một hợp đồng mua bán nhà ở sao cho đảm bảo tính pháp lý, tính chặt chẽ, logic và khoa học.
Bài tập – 3 điểm
Anh A và chị B là hai vợ chồng, họ tạo lập được một căn nhà ở tại số 123 đường X quận Y thành phố H, do anh A đứng tên chủ sở hữu. Ngày 01/09/2014 anh A bán nhà ở cho anh C với giá 1 tỷ đồng, hợp đồng đã được công chứng vào ngày 10/09/2014. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì ngày 30/09/2014 chị B là vợ của anh A phản đối và yêu cầu Tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì cho rằng anh A bán nhà không có sự đồng ý của mình. Anh C cho rằng một nửa căn nhà là của anh A nên hợp đồng có giá trị một nửa.
Theo anh chị tranh chấp này giải quyết như thế nào, biết rằng giá nhà ở lúc giải quyết tranh chấp tăng lên 1,5 tỷ đồng. Nêu cơ sở pháp lý.
Trả lời