• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Hiến pháp » Các loại hiến pháp trên thế giới

Các loại hiến pháp trên thế giới

16/09/2020 16/09/2020 LS. Đinh Quỳnh Trang Leave a Comment

Mục lục

  • 1. Hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn
    • 1.1. Hiến pháp thành văn
    • 1.2. Hiến pháp không thành văn
  • 2. Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại
    • 2.1. Hiến pháp cổ điển
    • 2.2. Hiến pháp hiện đại
  • 3. Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính
    • 3.1. Hiến pháp nhu tính
    • 3.2. Hiến pháp cương tính
  • 4. Hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa
    • 4.1. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa
    • 4.2. Hiến pháp tư sản chủ nghĩa

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 100 nước có Hiến pháp. Theo tiêu chí khác nhau, Các Hiến pháp có thể được phân thành nhiều loại: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp không thành văn, Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại, Hiến pháp nhu tính và Hiến pháp cương tính, Hiến pháp tư sản chủ nghĩa và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.

Phân loại hiến pháp - Các loại hiến pháp trên thế giới

  • Hiến pháp là gì? Hình thức, chức năng và vị trí của Luật Hiến pháp
  • Trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp Việt Nam – CÓ ĐÁP ÁN
  • 185 Nhận định đúng sai Luật Hiến pháp Việt Nam – CÓ ĐÁP ÁN
  • Ebook Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam pdf
  • Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
  • Đề thi Luật Hiến pháp nước ngoài

1. Hiến pháp thành văn và hiến pháp không thành văn

1.1. Hiến pháp thành văn

Hiến pháp thành văn tức là các quy định Hiến pháp được viết thành văn bản nhất định, thống nhất với các tên Hiến pháp, hiến ước, tuyên ngôn hoặc không thống nhất mà bao gồm nhiều văn bản. Dù là một hay nhiều văn bản, các Hiến pháp thành văn có thủ tục thông qua một cách chính thức và được tuyên bố là đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiện nay, tuyệt đại đa số các Hiến pháp đều là Hiến pháp thành văn.

1.2. Hiến pháp không thành văn

Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp thể hiện trong các quy phạm pháp luật, tập tục truyền thống, thông lệ, án lệ … Liên quan đến việc tổ chức quyền lực nhà nước. Chúng thường không được quy định thành văn bản riêng và không được tuyên bố hoặc ghi nhận là luật cơ bản của nhà nước. Hiện nay, còn một số ít các nước có loại Hiến pháp này là Anh, New Zealand…

Về ý nghĩa, Hiến pháp thành văn có tính long trọng hơn, còn Hiến pháp không thành văn lại thuận tiện hơn ở thủ tục thông qua và sửa đổi.

2. Hiến pháp cổ điển và hiến pháp hiện đại

2.1. Hiến pháp cổ điển

Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp được ban hành từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và những Hiến pháp tuy mới được ban hành gần đây song theo trường phái cổ điển. Trong những điều kiện lúc bấy giờ, các Hiến pháp nói chung là ngắn gọn, có nội dung chủ yếu là các quy định về phân chia quyền lực, ít các quy định về quyền tự do. Một số Hiến pháp cổ để vẫn tiếp tục tồn tại phải bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với tình hình hiện tại.

Ví dụ: Hiến pháp Mỹ là Hiến pháp đặc trưng cho Hiến pháp cổ điển, chỉ có 7 điều, tập trung vào việc quy định trình tự thành lập và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương như Quốc hội, Tổng thống và Toà án tối cao, mối quan hệ giữa liên bang và các tiểu bang, trình tự sửa đổi Hiến pháp nhưng Hiến pháp Mỹ không hề có điều nào nói về các đảng phái chính trị, mặc dù các đảng phái chính trị chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị của Mỹ.

Ngoài ra Hiến pháp của Vương quốc Na uy năm 1814, Vương quốc Bỉ 1831, Liên bang Thuỵ sĩ 1874… cũng là những Hiến pháp cổ điển. Riêng có một số Hiến pháp như Hiến pháp Aïo năm 1920, Ailen 1937, Thuỵ Điển năm 1932… tuy được ban hành gần đây nhưng nội dung không có gì tiến bộ (hiện đại) hơn những Hiến pháp cổ điển được thông qua trước đó hàng trăm năm.

2.2. Hiến pháp hiện đại

Hiến pháp hiện đại là những Hiến pháp phần lớn được ban hành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai với nội dung điều chỉnh được mở rộng. Trước cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ của các tầng lớp nhân dân lao động và cùng với sự ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa mà các Hiến pháp đó ngoài những quy định cổ điển như trước đây về tổ chức bộ máy nhà nước còn chứa đựng nhiều điều khoản có nội dung dân chủ, quy định thêm các quyền tự do của công dân như bầu cử, quyền có việc làm, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tham gia quản lý nhà nước…

Ví dụ: Các nước có Hiến pháp hiện đại là Pháp (Hiến pháp 1946, 1958), Nhật Bản (1948), CHLB Đức (1949)…

Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều thuộc Hiến pháp hiện đại.

Xét dưới bình diện là văn bản ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hội tồn tại ở thời điểm thông qua Hiến pháp, thì Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp ghi nhận mối tương quan lực lượng chính trị – xã hội của giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến; còn Hiến pháp hiện đại là văn bản pháp lý ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hội giữa giai cấp thống trị tư sản với một bên là nhân dân lao động.

3. Hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính

3.1. Hiến pháp nhu tính

Hiến pháp nhu tính là Hiến pháp có thủ tục thông qua bình thường như mọi đạo luật và có thể được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp, theo thủ tục thông qua các đạo luật bình thường.

Ví dụ: Hiến pháp của Vương quốc Anh.

3.2. Hiến pháp cương tính

Hiến pháp cương tính là Hiến pháp được thông qua bởi một cơ quan đặc biệt là Quốc hội lập hiến chứ không phải là cơ quan lập pháp hoặc toàn dân biểu quyết. Thủ tục thông qua hoặc sửa đổi Hiến pháp cũng được quy định chặt chẽ hơn. Chẳng hạn việc thông qua bình thường chỉ cần quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành thì đối với Hiến pháp phải có 2/3 hoặc 3/4 tổng số đại biểu, hoặc hơn thế nữa sau khi đã được Quốc hội thông qua thì dự án phải được nhân dân bỏ phiếu phúc quyết…

4. Hiến pháp tư sản và hiến pháp xã hội chủ nghĩa

Xét theo bản chất giai cấp, Hiến pháp có thể phân chia thành Hiến pháp tư sản và Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Hiện nay thế giới cũng chỉ tồn tại hai loại Hiến pháp này tương ứng với hai chế độ dân chủ.

4.1. Hiến pháp xã hội chủ nghĩa

Hiến pháp xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm chung sau:

  • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa thiết lập một chính thể mới – chính thể xã hội chủ nghĩa.
  • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa xác nhận rõ tính giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
  • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng mác-xít.
  • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ghi nhận, củng cố các cơ sở kinh tế xã hội của xã hội xã hội chủ nghĩa.
  • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ghi nhận, khẳng định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa xác định một cơ cấu tổ chức nhà nước dựa trên nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa và tập trung dân chủ, tức là phủ nhận học thuyết “tam quyền phân lập”.
  • Hiến pháp xã hội chủ nghĩa là đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

4.2. Hiến pháp tư sản chủ nghĩa

Hiến pháp tư sản chủ nghĩa có những đặc điểm sau:

  • Tất cả các Hiến pháp tư sản đều tìm mọi cách để che giấu bản chất giai cấp tư sản, nó luôn thể hiện quyền thống trị của mình dưới khái niệm “chủ quyền nhân dân”.
  • Tất cả Hiến pháp tư sản đều ghi nhận, củng cố quyền chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới những hình thức khác nhau.
  • Hai hình thức chính thể phổ biến thường được các Hiến pháp tư sản ấn định là quân chủ lập hiến (như Anh, Nhật, Thái Lan…) và cộng hòa (như Pháp, Mỹ…). Nhưng dưới hình thức chính thể nào thì cũng là sự thể hiện quyền thống trị của giai cấp tư sản.
  • Hiến pháp tư sản thường có một số quy định nhắm bảo đảm cho Hiến pháp được thực hiện. Trung tâm của những bảo đảm này là hoạt động của Toà án Hiến pháp hay Hội đồng Hiến pháp.
  • Hiến pháp tư sản thường thể hiện với những biến dạng khác nhau nguyên tắc “phân chia quyền lực “ và quy định một cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước bảo đảm quyền thống trị của giai cấp tư sản, tìm mọi cách loại trừ, hạn chế sự tham gia của nhân dân vào việc thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Hiến pháp tư sản đều có ghi nhận các quyền và tự do của công dân trong xã hội tư sản, trước hết là quyền và tự do cá nhân nhưng không phải các quyền và tự do này đương nhiên có được mà đó là thành quả đấu tranh kiên trì, quyết liệt của nhân dân lao động giành quyền sống và quyền tự do.

Like fanpage Luật sư Online tại https://www.facebook.com/iluatsu/

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Những nội dung mới của BLTTHS 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong TTHS
Những nội dung mới của BLTTHS 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong TTHS
Giám sát quyền lực nhà nước dưới triều đại Hậu Lê và những bài học cho việc xây dựng hệ thống giám sát quyền lực hiện nay
Giám sát quyền lực nhà nước dưới triều đại Hậu Lê và những bài học cho việc xây dựng hệ thống giám sát quyền lực hiện nay
Bảng so sánh Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 (So sánh các bản Hiến pháp Việt Nam)
[PHÂN BIỆT] So sánh các bản Hiến pháp Việt Nam
Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013)
Quốc hội là cơ quan gì? Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?
Quốc hội là cơ quan gì? Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam?
Các nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam hiện nay
Các nguyên tắc bầu cử ở Việt Nam hiện nay

Chuyên mục: Hiến pháp, Hiến pháp nước ngoài, Hiến pháp Việt Nam

Previous Post: « [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
Next Post: Tổ chức hành chính – lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • Cạnh tranh
  • Dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
  • Đất đai
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự (188)
    • Luật Hình sự – Phần chung (46)
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm (2)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Luật Tố tụng hình sự (59)
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Kiến thức chung
    • Lịch sử văn minh thế giới
  • Lao động (29)
  • Luật Thuế (11)
  • Lý luận chung Nhà nước & Pháp luật (123)
  • Môi trường (22)
  • Ngân hàng (9)
  • Pháp luật đại cương (15)
  • Quốc tế (137)
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế (1)
    • Công pháp quốc tế (22)
    • Luật Đầu tư quốc tế (16)
    • Luật Hình sự quốc tế (7)
    • Thương mại quốc tế (54)
    • Tư pháp quốc tế (6)
  • Thương mại (70)
  • Tội phạm học (4)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (7)

Thống kê: iluatsu.com

  • 10 Chuyên mục
  • 1051 Bài viết
  • 2989 Lượt tư vấn

Footer

Bình luận mới nhất:

  • NTN2k trong [EBOOK] Giáo trình Luật Thương mại quốc tế pdf
  • Đinh Thị Kim Ngân trong [EBOOK] Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam pdf
  • LS. Hoàng Minh Hùng trong [EBOOK] Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam pdf
  • LS. Hoàng Minh Hùng trong [EBOOK] Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam pdf
  • LS. Hoàng Minh Hùng trong [PDF] Tư duy pháp lý của Luật sư – Ebook

Bài viết mới:

  • [PDF] Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần chung 15/02/2021
  • Các bước để trở thành Luật sư ở Việt Nam 29/01/2021
  • [CÓ ĐÁP ÁN] Câu hỏi ôn tập môn Triết học 28/01/2021
  • Tăng cường thực thi pháp luật môi trường tại Việt Nam thông qua nội luật hóa Công ước Basel 1989 27/01/2021
  • Những nội dung mới của BLTTHS 2015 về bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong TTHS 26/01/2021

Giới thiệu:

Luật sư Online (https://iluatsu.com) là một web/blog cá nhân, chủ yếu chia sẻ tài liệu, kiến thức pháp luật, tình huống pháp lý và đặc biệt là tư vấn luật hoàn toàn miễn phí…  Hi vọng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều bổ ích trên website và đừng quên ghé thăm thường xuyên bạn nhé! Chúng tôi luôn: Tận tâm – Tận tình – Tận tụy!

Copyright © 2021 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng