• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật

[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật

15/09/2020 18/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh 24 Comments

Mục lục

  • 1. Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật lớp Dân sự 35 – 2013
  • 2. Đề thi lớp Dân sự 39 – 2016
  • 3. Đề thi lớp Hành chính 39 – 2017
  • 4. Đề thi lớp Hình sự 40 – 2018
  • 4. Đề thi lớp Quốc tế 41 – 2019

Tuyển tập Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật

Tuyển tập Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật

  • Đề thi môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Đề thi môn Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
  • Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
  • Đề thi môn Lịch sử văn minh thế giới
  • Đề thi môn Logic học
  • Đề thi môn Xã hội học đại cương
  • Đề thi môn Pháp luật về Kinh doanh bất động sản
  • Đề thi môn Luật Đất đai
  • Đề thi môn Luật Môi trường

1. Đề thi môn Lý luận nhà nước và pháp luật lớp Dân sự 35 – 2013

Cập nhật ngày 06/7/2013.
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu
  • GV ra đề: ThS Đỗ Thanh Trung

Trắc nghiệm – 3 điểm

Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi

Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin thì Nhà nước không phải là hiện tượng bất biến nghĩa là:

A – Nhà nước sẽ tiêu vong

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • [TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Ngân sách nhà nước
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lý luận định tội
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Án lệ và Tập quán pháp
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật thi hành án dân sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Thi hành án hình sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Xã hội học pháp luật - đại cương

B – Nhà nước không thay đổi

C – Nhà nước luôn vận động và phát triển theo sự thay đổi của điều kiện kinh tế – xã hội

D – Nhà nước không tồn tại mãi mãi

Câu 2: Chức năng nhà nước mang tính chủ quan vì chức năng của nhà nước:

A – Do điều kiện kinh tế xã hội quy định

B – Xuất phát từ bản chất nhà nước

C – Quyết định ý chí của giai cấp cầm quyền

D – Tất cả đều sai

Câu 3: Đặc trưng cơ bản của cơ quan nhà nước là:

A – Được thành lập trên cơ sở pháp luật

B – Thực hiện quyền lực theo thẩm quyền luật định

C – Bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước

D – Tất cả đều đúng

Câu 4: Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước XHCN phản ánh:

A – Bản chất dân chủ của nhà nước XHCN

B – Sự thống nhất về mặt tư tưởng của sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

C – Để cao dân chủ trực tiếp trong tổ chức và bộ máy nhà nước

D – Tính khoa học tuyệt đối trong tổ chức và bộ máy nhà nước

Câu 5: Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt nghĩa là

A – Quyền lực nhà nước là loại quyền lực duy nhất trong xã hội

B – Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng áp đặt ý chí đối với toàn xã hội

C – Nhà nước chỉ bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

D – Tất cả đều đúng

Câu 6: Vai trò của bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật là:

A – Mô hình hóa ý chí của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

B – Bảo đảm tính hợp lý của quy phạm pháp luật

C – Xác định phạm vi tác động của quy phạm pháp luật

D – Tất cả đều sai

Câu 7: Quy phạm pháp luật cấm thường thiếu:

A – Bộ phận giả định

B – Bộ phận chế tài

C – Bộ phận quy định

D – Có thể một trong ba bộ phận trên

Câu 8: Giải thích pháp luật thông thường xuất hiện ở:

A – Hoạt động xây dựng dự thảo luật

B – Hoạt động sửa đổi luật

C – Hoạt động áp dụng pháp luật

D – Tất cả a,b,c

Câu 9: Quan hệ pháp luật không thể hình thành nếu thiếu:

A – Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật

B – Quy phạm pháp luật

C – Sự kiện pháp lý

D – Tất cả a,b,c

Câu 10: Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố:

A – Phản ánh lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được

B – Do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật

C – Cả A và B

D – Tất cả đáp án đều sai

Phần II – Nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao (4 điểm)

1 – Chức năng nhà nước quy định bản chất nhà nước.

2 – Áp dụng tương tự pháp luật là hoạt động nhằm khắc phục lỗ hổng của pháp luật.

3 – Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không thể trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật.

4 – Vi phạm pháp luật có thể là một loại sự kiện pháp lý

Tự luận – 3 điểm

1 – Phân tích nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.

2 – Chọn một trong hai câu sau:

  • Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
  • Trình bày vấn đề hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật?

2. Đề thi lớp Dân sự 39 – 2016

Cập nhật ngày 26/5/2016.
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Đề thi môn: Lý luận nhà nước và pháp luật.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu
  • GV ra đề: ThS Đỗ Thanh Trung

Trắc nghiệm – 4 điểm

Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi

Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng với tính chất của cơ quan đại diện và lập pháp

A – Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.

B – Cơ quan lập pháp không là cơ quan đại diện.

C – Cơ quan lập pháp và cơ quan đại diện là một.

D – Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp.

Câu 2: Cơ quan nhà nước nào thích hợp với chức năng bảo vệ pháp luật:

A – Tòa án

B – Chính phủ

C – Quốc hội

D – Nguyên thủ quốc gia

Câu 3: Nhà nước liên minh là:

A – Một loại của hình thức cấu trúc nhà nước.

B – Sự liên kết giữa các nhà nước.

C – Một dạng đặc biệt của nhà nước liên bang.

D – Liên minh giữa các cơ quan nhà nước.

Câu 4: Nội dung nào không phải là đặc điểm của quyền lực trong xã hội thị tộc:

A – Quyền lực có mục đích vì toàn thể xã hội

B – Quyền lực thực hiện một cách dân chủ

C – Quyền lực có tính giai cấp

D – Quyền lực do cư dân tự tổ chức và thực hiện

Câu 5: Chọn nội dung không đúng với cách thức hình thành nhà nước theo quan điểm Marxit:

A – Sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội

B – Thông qua các hoạt động xây dựng, bảo vệ các công trình trị thủy.

C – Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.

D – Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Câu 6: Mức độ thể hiện tính giai cấp của nhà nước tùy thuộc vào:

A – Hình thức cấu trúc nhà nước

B – Bộ máy nhà nước

C – Phương pháp thực hiện chức năng nhà nước

D – Mức độ mâu thuẫn giai cấp

Câu 7: Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì:

A – Không thể hiện bản chất của giai cấp bị trị

B – Thể hiện bản chất giai cấp bị bóc lột

C – Không thể hiện bản chất giai cấp

D – Thể hiện bản chất giai cấp thống trị

Câu 8: Chức năng của nhà nước là những mặt (phương diện) hoạt động:

A – Của nhà nước nhằm điều hòa lợi ích giai cấp và duy trì trật tự xã hội.

B – Của nhà nước nhằm duy trì sự thống trị về giai cấp.

C – Cơ bản của nhà nước mang tính thường xuyên, liên tục và ổn định.

D – Cơ bản của nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội.

Câu 9: Thu thuế dưới dạng bắt buộc là việc:

A – Nhà nước buộc các chủ thể trong xã hội phải đóng góp tài chính.

B – Dùng vũ lực đối với các cá nhân tổ chức trong việc thu thuế.

C – Các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng thuế cho nhà nước.

D – Nhà nước kêu gọi các cá nhân tổ chức đóng góp tài chính.

Câu 10: Nội dung nào không phổ biến với việc hình thành nguyên thủ quốc gia:

A – Được bổ nhiệm

B – Do nhân dân bầu ra

C – Thế tập (cha truyền, con nối)

D – Do Quốc hội bầu ra

Nhận định và giải thích – 4 điểm

1 – Thẩm quyền là một trong những yếu tố căn bản để phân biệt cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội.

Đáp án: So sánh và Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác

2 – Đặc trưng của chế độ đại nghị là nghị viện không thể thành lập và giải tán Chính phủ.

3 – Nhà nước tư bản chủ nghĩa không còn là nhà nước nguyên nghĩa mà chỉ là nhà nước nửa nhà nước.

4 – Nhà nước quản lý ít nhất là tốt nhất.

Tự luận – 2 điểm

Chứng minh rằng, khi chức năng của nhà nước có thay đổi thì bộ máy có thể thay đổi?

3. Đề thi lớp Hành chính 39 – 2017

Cập nhật ngày 22/3/2017.
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Đề thi môn: Lý luận nhà nước và pháp luật.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu
  • GV ra đề: ThS Đỗ Thanh Trung

Trắc nghiệm – 4 điểm

Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi

Câu 1: Giai đoạn nào cần phải làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật

A – Phân tích tình tiết của vụ việc

B – Ra văn bản áp dụng pháp luật

C – Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật

D – Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng

Câu 2: Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự thể hiện:

A – Tính xác định chặt chẽ về hình thức

B – Tính quy phạm phổ biến

C – Tính bắt buộc

D – Tính được bảo đảm bằng nhà nước

Câu 3: Năng lực hành vi của cá nhân được thừa nhận bởi:

A – Tổ chức.

B – Pháp luật

C – Chính cá nhân

D – Tất cả đáp án đều sai

Câu 4: Quy phạm pháp luật là:

A – Quy tắc cộng đồng mang tính bắt buộc

B – Những quy tắc xử sự do cá nhân tự đặt ra

C – Những quy tắc xử sự do tổ chức đặt ra

D – Quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành

Câu 5: Pháp nhân là:

A – Tập thể

B – Cá nhân

C – Chủ thể đáp ứng điều kiện luật định

D – Tổ chức hợp pháp

Câu 6: Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế có nghĩa là sự thống nhất:

A – Trong xây dựng và thực hiện pháp luật

B – Của pháp luật

C – Trong hoạt động của nhà nước

D – Về lãnh thổ

Câu 7: Tìm điểm giống nhau giữa hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

A – Được quy định trong một văn bản

B – Tính hệ thống

C – Có cùng số ngành luật

D – Bộ luật là thành phần

Câu 8: Hình thức pháp luật nào thường gắn với việc thực hiện quy phạm trao quyền:

A – Áp dụng pháp luật

B – Sử dụng pháp luật

C – Thi hành pháp luật

D – Tuân thủ pháp luật

Câu 9: Chọn đáp án phù hợp với trách nhiệm pháp lý:

A – Cơ sở thực tế là vi phạm pháp luật

B – Là chế tài

C – Chỉ áp dụng với người từ đủ 18 tuổi trở lên

D – Là sự thực hiện cưỡng chế

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng với chế tài:

A – Chế tài là hình phạt cho hành vi vi phạm

B – Chế tài chính là cưỡng chế

C – Là biện pháp dự kiến áp dụng cho hành vi vi phạm

D – Là việc thực hiện biện pháp cưỡng chế của nhà nước

Nhận định và giải thích – 4 điểm

1 – Quy pháp pháp luật khác với quy phạm xã hội ở tính quy phạm phổ biến.

2 – Nội dung quy phạm cấm yêu cầu chủ thể phải thực hiện hành vi hành động.

3 – Áp dụng pháp luật là quá trình tổ chức cho các chủ thể thực hiện pháp luật.

4 – Hành vi hợp pháp, hành động có thể là sự kiện pháp lý.

Tự luận – 2 điểm

So sánh phương pháp điều chỉnh bình đẳng thỏa thuận và quyền uy phục tùng?

4. Đề thi lớp Hình sự 40 – 2018

Cập nhật ngày 06/01/2018.
  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Đề thi môn: Lý luận nhà nước và pháp luật.
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu

Trắc nghiệm – 4 điểm

Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi

Câu 1: Chính phủ là cơ quan:

A – Xét xử.

B – Lập pháp.

C – Hành pháp.

D – Kiểm tra, giám sát.

Câu 2: Quan điểm nào cho rằng nhà nước có nguồn gốc từ bên ngoài xã hội:

A – Thần quyền

B – Khế ước xã hội

C – Bạo lực

D – Gia trưởng

Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây không phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức khác:

A – Là một bộ phận của Bộ máy nhà nước.

B – Có thẩm quyền (Quyền lực nhà nước).

C – Tính tổ chức, chặt chẽ.

D – Thành viên là những cán bộ, công chức.

Câu 4: Mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội Việt Nam là:

A – Kiềm chế, đối trọng

B – Phụ thuộc, phối hợp

C – Cân bằng, kiểm tra

D – Độc lập, giám sát

Câu 5: Chức năng của nhà nước là hoạt động nhằm:

A – Bảo đảm lợi ích giai cấp thống trị

B – Thực hiện mục tiêu của nhà nước.

C – Thực hiện nhiệm vụ xã hội.

D – Thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.

Câu 6: Sự thống trị giai cấp là cơ sở cho việc để nhà nước trở thành công cụ:

A – Áp đặt ý chí giai cấp bị trị đối với toàn xã hội

B – Biến ý chí của xã hội thành ý chí của nhà nước

C – Thực hiện chuyên chính của giai cấp vô sản

D – Thực hiện hoạt động cưỡng chế chuyên nghiệp

Câu 7: Hệ thống cơ quan phổ biến trong các nhà nước là:

A – 5

B – 4

C – 2

D – 3

Câu 8: Chế độ chính trị dân chủ không tồn tại trong nhà nước:

A – Cộng hòa tổng thống.

B – Chuyên chế.

C – Cộng hòa đại nghị.

D – Quân chủ.

Câu 9: Về mặt lý thuyết, nhà nước xã hội chủ nghĩa là:

A – Một hình thức tổ chức quyền lực.

B – Giai đoạn quá độ của nhà nước tư bản

C – Một kiểu nhà nước mới.

D – Một hình thức nhà nước mới.

Câu 10: Đảng là một:

A – Tổ chức xã hội

B – Cơ quan nhà nước

C – Tất cả đáp án đều sai

D – Thiết chế của hệ thống chính trị

Nhận định và giải thích – 4 điểm

1 – Trong công xã nguyên thủy không tồn tại hệ thống quản lý và quyền lực.

2 – Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.

3 – Chức năng của nhà nước là nhiệm vụ của nhà nước.

4 – Đặc trưng của hình thức chính thể quân chủ là nhà vua đóng vai trò nguyên thủ quốc gia.

Tự luận – 2 điểm

Hãy giải thích tại sao nhà nước có tính xã hội? Liên hệ với Việt Nam?

Đáp án:

  • Phân tích tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước
  • Tính xã hội của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4. Đề thi lớp Quốc tế 41 – 2019

Cập nhật ngày 08/6/2019.
  • Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
  • Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật.
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu

Trắc nghiệm – 4 điểm

Chọn một đáp án đúng nhất và làm bài vào tờ giấy thi

Câu 1: Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là:

A – Khả năng chủ thể tự chịu trách nhiệm

B – Những biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật

C – Cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm, pháp lý

D – Trạng thái tâm lý của chủ thể vi phạm pháp luật

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không là hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa:

A – Tiền lệ pháp

B – Văn bản áp dụng pháp luật

C – Tập quán pháp

D – Văn bản quy phạm pháp luật

Câu 3: Nội dung nào sau đây không là đặc điểm của quy phạm pháp luật:

A – Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

B – Tính bắt buộc chung

C – Được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế

D – Tính quy phạm

Câu 4: Điểm giống nhau giữa hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

A – Được quy định trong một văn bản

B – Tính hệ thống

C – Có cùng số ngành luật

D – Bộ luật là thành phần

Câu 5: Bộ phận quy định trong quy phạm pháp luật nêu:

A – Nghĩa vụ chủ thể phải thực hiện

B – Cách thức xử sự của chủ thể

C – Hậu quả bất lợi dự kiến áp dụng

D – Lựa chọn ứng xử của chủ thể

Câu 6: Trường hợp nào xuất hiện hiệu lực hồi tố (trở về trước) của văn bản:

A – Trách nhiệm pháp lý mới

B – Trách nhiệm pháp lý rõ ràng hơn

C – Trách nhiệm pháp lý nặng hơn

D – Không có trách nhiệm pháp lý

Câu 7: “Các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh” phù hợp với nội dung của trường hợp áp dụng pháp luật nào:

A – Sự giám sát, kiểm tra của Nhà nước

B – Tổ chức cho chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ

C – Áp dụng các hình thức xử phạt

D – Sự giải quyết tranh chấp

Câu 8: Nội dung nào không thuộc thành phần của cấu trúc ý thức pháp luật:

A – Ý thức pháp luật cá nhân

B – Ý thức pháp luật nhóm

C – Ý thức xã hội

D – Ý thức pháp luật thông thường

Câu 9: Quyền pháp lý là khả năng:

A – Xử sự

B – Buộc thực hiện

C – Bị yêu cầu

D – Bắt buộc xử sự

Câu 10: Năng lực pháp luật xuất hiện ở pháp nhân khi:

A – Được thành lập hợp pháp

B – Xin phép hoạt động

C – Khi bắt đầu thực hiện các giao dịch

D – Tất cả đáp án đều sai

Nhận định và giải thích – 4 điểm

1 – Pháp luật có thể được hình thành theo con đường nhà nước thừa nhận.

2 – Giả định của quy phạm pháp luật là một bộ phận nêu phạm vi tác động của quy phạm pháp luật.

3 – Tính toàn diện là tiêu chí đánh giá sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

4 – Tuân thủ (tuân theo) pháp luật có thể được thực hiện bằng hành vi hành động.

Tự luận – 2 điểm

Trình bày vai trò của sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật?

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
[TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề thi môn Logic học - Tuyển sinh sau đại học
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề thi môn Logic học – Tuyển sinh cao học luật
Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
Tuyển tập Đề thi môn Luật Lao động có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Lao động
Tuyển tập Đề thi môn Giám sát Hiến pháp có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giám sát Hiến pháp
Tuyển tập Đề thi môn Logic học có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Logic học

Chuyên mục: Kiến thức chung/ Lý luận Nhà nước - Pháp luật Từ khóa: Đề thi Luật

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lịch sử văn minh thế giới
Next Post: [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Logic học »

Reader Interactions

Comments

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Phan Ngọc Trâm says

    09/12/2020 at 10:26 Sáng

    Cho em xin file với ạ. Em cảm ơn

    Trả lời
    • LS. Hoàng Minh Hùng says

      09/12/2020 at 11:40 Sáng

      Chào Trâm!
      Mình gửi sách qua mail cho bạn rồi nhé!

      Trả lời
  2. Nhất Khanh says

    09/01/2021 at 5:00 Chiều

    Cho em xin file đề thi này với ạ. Em cảm ơn nhiều!

    Trả lời
    • LS. Hoàng Minh Hùng says

      15/02/2021 at 2:45 Chiều

      Chào bạn!
      Mình gửi sách qua mail cho bạn rồi nhé!

      Trả lời
  3. Trâm says

    10/01/2021 at 5:09 Chiều

    cho em xin file vs ạ

    Trả lời
    • LS. Hoàng Minh Hùng says

      15/02/2021 at 2:45 Chiều

      Chào bạn!
      Mình gửi sách qua mail cho bạn rồi nhé!

      Trả lời
  4. Yến Thi says

    19/01/2021 at 1:07 Chiều

    cho em xin file có đáp án ạ

    Trả lời
    • LS. Hoàng Minh Hùng says

      15/02/2021 at 2:51 Chiều

      Chào bạn!
      Mình gửi sách qua mail cho bạn rồi nhé!

      Trả lời
  5. Phương Thảo says

    05/02/2021 at 5:57 Chiều

    cho em xin file với ạ. em cảm ơnnn

    Trả lời
    • LS. Hoàng Minh Hùng says

      15/02/2021 at 3:00 Chiều

      Chào bạn!
      Mình gửi sách qua mail cho bạn rồi nhé!

      Trả lời
  6. Nguyễn Ngọc Hùng says

    06/03/2021 at 1:12 Chiều

    Cho em xin file và đáp án ạ em cám ơn nhiều ạ hihi

    Trả lời
    • LS. Hoàng Minh Hùng says

      07/03/2021 at 8:57 Chiều

      Chào bạn!
      Mình gửi sách cho bạn qua email rồi nhé!
      Bạn kiểm tra Mail nhé! Nếu chưa nhận được báo mình gửi lại nha!

      Trả lời
      • Nguyễn Ngọc Hùng says

        20/03/2021 at 10:05 Sáng

        Em chưa nhận đc ạ anh gửi lại em với ạ

  7. Lê Na says

    15/03/2021 at 10:45 Chiều

    cho em xin file có đáp án với ạ

    Trả lời
  8. Nam says

    17/03/2021 at 10:22 Chiều

    cho em xin file đáp án với ạ

    Trả lời
  9. Gấm says

    21/04/2021 at 12:32 Sáng

    Cho e xin file có đáp án với nha

    Trả lời
  10. Nhung says

    17/09/2021 at 11:28 Sáng

    Cho em xin file có đáp án với ạ, em cảm ơn

    Trả lời
  11. hoài thương says

    12/11/2021 at 10:35 Sáng

    cho em xin file đáp án với ạ

    Trả lời
  12. ANH TÚ says

    12/11/2021 at 2:21 Chiều

    cho em xin file đáp án được không ạ

    Trả lời
  13. Lan Anh says

    12/11/2021 at 5:02 Chiều

    Cho em xin file đề này với ạ

    Trả lời
  14. Dũng says

    17/11/2021 at 8:58 Chiều

    mình xin đáp án với ạ

    Trả lời
  15. Ngân says

    01/12/2021 at 1:15 Chiều

    Cho em xin file với ạ

    Trả lời
  16. Nguyễn Minh Trà says

    16/12/2021 at 10:22 Sáng

    Cho em xin file ạ! Em cảm ơn ad nhiều!

    Trả lời
  17. Vân says

    23/12/2021 at 9:06 Chiều

    Cho em xin fike đáp án với ạ.
    Em cảm ơn ạ!

    Trả lời

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2022 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng