• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Tội phạm học

[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Tội phạm học

06/12/2019 17/04/2021 ThS. LS. Phạm Quang Thanh 1 Comment

Mục lục

  • 1. Đề thi môn Tội phạm học lớp Hành chính – Hình sự khóa 38 – 2016
  • 2. Đề thi Tội phạm học lớp Chất lượng cao 39D – 2016
  • 3. Đề thi môn Tội phạm học lớp CJL-Khóa 38 – 2016
  • 4. Đề thi Tội phạm học lớp Hành chính K39 – 2016
  • 5. Đề thi môn Tội phạm học lớp Quản trị luật K37 – 2017
  • 6. Đề thi Tội phạm học lớp Hình sự 40 – 2017
  • 7. Đề thi môn Tội phạm học lớp Chất lượng cao 40D – 2018
  • 8. Đề thi Tội phạm học lớp Chất lượng cao hành chính tư pháp 40D – 2018
  • 9. Đề thi môn Tội phạm học lớp Dân sự 40A – 2018
  • 10. Đề thi Tội phạm học lớp Dân sự 41 – 2019
  • 11. Đề thi Tội phạm học lớp Hình sự – Hành chính K42A

Tuyển tập đề thi môn Tội phạm học của chúng tôi được cập nhật qua mỗi học kỳ. Các bạn chú ý ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những đề thi mới nhất nhé!

đề thi môn Tội phạm học

1. Đề thi môn Tội phạm học lớp Hành chính – Hình sự khóa 38 – 2016

Cập nhật ngày 05/01/2016.

 

  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Hành chính – Hình sự khóa 38
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Lý thuyết

Trình bày khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. Theo anh chị việc nghiên cứu khía cạnh nạn nhân có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

Xem thêm tài liệu liên quan:

  • [TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Án lệ và Tập quán pháp
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Khoa học điều tra hình sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Xã hội học pháp luật - đại cương
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Logic học
  • [CÓ ĐÁP ÁN] Đề thi môn Logic học - Tuyển sinh cao học luật
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Lý luận định tội
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật thi hành án dân sự
  • [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Thi hành án hình sự

1/ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học không có mối liên hệ với nhau. (1 điểm)

2/ Tội phạm ẩn là tội phạm chưa bị người nào phát hiện. (1 điểm)

3/ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thay đổi chậm hơn nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. (1 điểm)

4/ Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong tội phạm học chỉ là một bộ phận của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự. (1 điểm)

5/ Nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm, các chủ thể có thể sử dụng tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa hoặc kịp thời phát hiện, xử lý sau khi tội phạm xảy ra. (1 điểm)

6/ Trong tội phạm học, phương pháp thống kê chỉ được sử dụng để dự báo sự thay đổi trong nhân thân người phạm tội. (1 điểm)

2. Đề thi Tội phạm học lớp Chất lượng cao 39D – 2016

Cập nhật ngày 12/12/2016.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: CLC 39D
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Lý thuyết

Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong bối cảnh tình hình tội phạm hiện nay ở Việt Nam. (4 điểm)

Xem thêm đề thi:

  • Đề thi môn Luật Tố tụng Dân sự
  • Đề thi môn Luật Hình sự phần các tội phạm
  • Đề thi môn Luật Hiến pháp Việt Nam

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Nhiệm vụ của Tội phạm học là dự báo sự xuất hiện của tội phạm mới. (1 điểm)

2/ Các thông số của tình hình tội phạm thể hiện bản chất, thuộc tính của tình hình tội phạm. (1 điểm)

3/ Phần rõ của tình hình tội phạm không phụ thuộc vào phần ẩn của tình hình tội phạm. (1 điểm)

4/ Có thể kết luận rằng phòng ngừa tội phạm giết người trên một địa bàn có hiệu quả khi thiệt hại về người giảm. (1 điểm)

5/ Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể luôn cho thấy lỗi của nạn nhân. (1 điểm)

6/ Dự báo tội phạm bằng phương pháp thống kê có thể sử dụng để dự báo dài hạn. (1 điểm)

3. Đề thi môn Tội phạm học lớp CJL-Khóa 38 – 2016

Cập nhật ngày 14/12/2016.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: CJL 38
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Lý thuyết

Theo anh chị, hoạt động dự báo tội phạm tại Việt Nam hiện nay có ý nghĩa gì và hoạt động này đang gặp những khó khăn nào? (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Trong tội phạm học, phương pháp quan sát được sử dụng độc lập trong mọi trường hợp. (1 điểm)

2/ Thuộc tính nguy hiểm là thuộc tính đặc trưng nhất của tình hình tội phạm. (1 điểm)

3/ Chỉ số thiệt hại là một trong những tiêu chí thể hiện tính nguy hiểm của tình hình tội phạm. (1 điểm)

4/ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm với nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể được nhận thức riêng biệt. (1 điểm)

5/ Hứng thú là một đặc điểm tâm lý mang tính bẩm sinh của người phạm tội. (1 điểm)

6/ Dự báo tội phạm bằng phương pháp thống kê có thể sử dụng để dự báo những tội phạm có độ ẩn cao. (1 điểm)

4. Đề thi Tội phạm học lớp Hành chính K39 – 2016

Cập nhật ngày 15/12/2016.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: HC khóa 39
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Lý thuyết

Trình bày ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học phải phù hợp với phương pháp luận của Tội phạm học. (1 điểm)

2/ Tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm có thể được nhận thức thông qua sự thay đổi về nhân thân người phạm tội. (1 điểm)

3/ Tội phạm ẩn nhân tạo (ẩn chủ quan) do người phạm tội tạo ra. (1 điểm)

4/ Hứng thú của người phạm tội luôn có sự khác biệt với hứng thú của người không phạm tội. (1 điểm)

5/ Nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng ngừa tội phạm chỉ hướng tới bảo vệ nạn nhân của tội phạm. (1 điểm)

6/ Dự báo tội phạm bằng phương pháp thống kê có thể sử dụng trong mọi trường hợp cần dự báo. (1 điểm)

5. Đề thi môn Tội phạm học lớp Quản trị luật K37 – 2017

Cập nhật ngày 25/04/2017.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Quản trị luật K37
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Lý thuyết

Anh chị hãy trình bày khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu có vai trò khác nhau trong nghiên cứu Tội phạm học. (1 điểm)

2/ Tỷ lệ ẩn của tội phạm phản ánh cơ cấu của tình hình tội phạm. (1 điểm)

3/ Bất kỳ hiện tượng xã hội nào tồn tại khách quan cũng là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. (1 điểm)

4/ Nếu không có tình huống, hoàn cảnh khách quan thuận lợi thì người phạm tội không thể thực hiện được tội phạm. (1 điểm)

5/ Đặc điểm định hướng giá trị của người phạm tội được hình thành hoàn toàn do bẩm sinh. (1 điểm)

6/ Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ bao gồm những biện pháp tác động đến con người phạm tội. (1 điểm)

6. Đề thi Tội phạm học lớp Hình sự 40 – 2017

Cập nhật ngày 15/12/2017.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Hình sự – Khóa 40
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Lý thuyết

Anh chị hãy phân tích tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhân thân của người phạm tội là người chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Cải tạo người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học. (1 điểm)

2/ Tính xã hội là thuộc tính đặc trưng nhất của tình hình tội phạm. (1 điểm)

3/ Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cần được nhận thức trong môi quan hệ tác động qua lại với nhau. (1 điểm)

4/ Việc nghiên cứu, đánh giá tội phạm ẩn chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận. (1 điểm)

5/ Có thể kết luận rằng hoạt động phòng ngừa đạt hiệu quả khi thống kê số vụ phạm tội, số người phạm tội giảm. (1 điểm)

6/ Dự báo tội phạm bằng số liệu thống kê có thể được sử dụng trong mọi trường hợp cần dự báo. (1 điểm)

7. Đề thi môn Tội phạm học lớp Chất lượng cao 40D – 2018

Cập nhật ngày 05/01/2018.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Chất lượng cao 40D
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
  • Giảng viên: Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh

Lý thuyết

Trình bày nội dung chính của một kế hoạch phòng ngừa tội phạm. Cho ví dụ. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1/ Phương pháp quan sát là phương pháp được sử dụng độc lập trong mọi trường hợp. (1 điểm)

2/ Cơ cấu của tình hình tội phạm là một loại thông số phản ánh tính nguy hiểm của tình hình tội phạm. (1 điểm)

3/ Tội phạm ẩn nhân tạo (ẩn chủ quan) có nguyên nhân từ phía người phạm tội. (1 điểm)

4/ Khía cạnh nạn nhân luôn tồn tại trong mọi nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. (1 điểm)

5/ Định hướng giá trị của người phạm tội mang tính bẩm sinh. (1 điểm)

6/ Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa trước không để cho tội phạm xảy ra. (1 điểm)

8. Đề thi Tội phạm học lớp Chất lượng cao hành chính tư pháp 40D – 2018

Cập nhật ngày 06/01/2018.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Chất lượng cao 40D
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
  • Giảng viên: Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh

Lý thuyết

Trình bày nội dung chính của một kế hoạch phòng ngừa tội phạm. Cho ví dụ. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1/ Phương pháp quan sát là phương pháp được sử dụng độc lập trong mọi trường hợp. (1 điểm)

2/ Cơ cấu của tình hình tội phạm là một loại thông số phản ánh tính nguy hiểm của tình hình tội phạm. (1 điểm)

3/ Tội phạm ẩn nhân tạo (ẩn chủ quan) có nguyên nhân từ phía người phạm tội. (1 điểm)

4/ Khía cạnh nạn nhân luôn tồn tại trong mọi nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. (1 điểm)

5/ Định hướng giá trị của người phạm tội mang tính bẩm sinh. (1 điểm)

6/ Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa trước không để cho tội phạm xảy ra. (1 điểm)

9. Đề thi môn Tội phạm học lớp Dân sự 40A – 2018

Cập nhật ngày 17/12/2018.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Dân sự 40A
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.

Lý thuyết

Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong bối cảnh tình hình tội phạm hiện nay ở Việt Nam. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Tội phạm học là ngành khoa học thực nghiệm. (1 điểm)

2/ Tính giai cấp là thuộc tính đặc trưng nhất của tình hình tội phạm. (1 điểm)

3/ Nghiên cứu tội phạm ẩn không có ý nghĩa trong hoạt động phòng, chống tội phạm trong thực tiễn. (1 điểm)

4/ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm với nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ tể không có mối liên hệ với nhau. (1 điểm)

5/ Phòng ngừa tội phạm có hiệu quả khi số vụ phạm tội giảm. (1 điểm)

6/ Dự báo tội phạm bằng số liệu thống kê có thể được sử dụng hiệu quả trong mọi trường hợp. (1 điểm)

10. Đề thi Tội phạm học lớp Dân sự 41 – 2019

Cập nhật ngày 03/07/2019.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Dân sự 41
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
  • Giảng viên: Cô Hà Minh.

Lý thuyết

Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân của người phạm tội. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đâu đúng hay sai? Tại sao?

1/ Phương pháp thống kê chỉ được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình tội phạm.

2/ Tính xã hội là thuộc tính đặc trưng nhất của tình hình tội phạm.

3/ Phòng ngừa tội phạm chỉ đạt được hiệu quả khi số vụ phạm tội bị phát hiện, xử lý giảm.

4/ Trộm cắp tài sản để tiêu xài là trường hợp phạm tội có nguyên nhân từ hứng thú lệch chuẩn.

5/ Hình phạt không được coi là biện pháp phòng ngừa tội phạm.

6/ Tình hình tội phạm trong quá khứ và hiện tại là thông tin duy nhất được sử dụng để dự báo tình hình tội phạm trong tương lai.

11. Đề thi Tội phạm học lớp Hình sự – Hành chính K42A

Cập nhật ngày 17/12/2019.
  • Trường: Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
  • Lớp: Hình sự – Hành chính K42A
  • Thời gian làm bài: 60 phút.
  • Sinh viên không được sử dụng tài liệu.
  • Giảng viên: Thầy Thanh
  • Người đóng góp: Thùy Nhật Anh

Lý thuyết

Phân tích khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. (4 điểm)

Nhận định

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1/ Phương pháp thống kê chỉ được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình tội phạm. (1 điểm)

2/  Tội phạm ẩn là tội phạm chưa được bất kỳ người nào phát hiện. (1 điểm)

3/ Tính xã hội là thuộc tính đặc trưng của tình hình tội phạm. (1 điểm)

4/ Bất kỳ tội phạm nào được thực hiện cũng có quá trình hình thành động cơ phạm tội. (1 điểm)

5/ Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nam phạm tội nhiều hơn nữ. Điều đó có nghĩa đặc điểm sinh học có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm. (1 điểm)

6/ Nạn nhân của tội phạm không phải là chủ thể phòng ngừa tội phạm. (1 điểm)

Chia sẻ bài viết:
  • Share on Facebook

Bài viết liên quan

Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
[TUYỂN TẬP] Đề thi Lý luận Nhà nước và Pháp luật – Tuyển sinh Cao học Luật
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề thi môn Logic học - Tuyển sinh sau đại học
[CÓ ĐÁP ÁN] Đề thi môn Logic học – Tuyển sinh cao học luật
Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giao dịch dân sự về nhà ở
Tuyển tập Đề thi môn Luật Lao động có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Lao động
Tuyển tập Đề thi môn Giám sát Hiến pháp có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Giám sát Hiến pháp
Tuyển tập Đề thi môn Logic học có đáp án
[TUYỂN TẬP] Đề thi môn Logic học

Chuyên mục: Hình sự/ Tội phạm học Từ khóa: Đề thi Luật

About ThS. LS. Phạm Quang Thanh

Sinh sống tại Hà Nội. Like Fanpage Luật sư Online - iluatsu.com để cập nhật những tin tức mới nhất bạn nhé.

Previous Post: « [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Tố tụng dân sự
Next Post: [TUYỂN TẬP] Đề thi môn Luật Hành chính Việt Nam »

Reader Interactions

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng