Mục lục
Tuyển tập đề thi môn Lý luận định tội trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Chúc các bạn thi tốt!
- Đề thi môn Luật Hình sự 1 – Phần chung
- Đề thi môn Luật Hình sự 2 – Phần các tội phạm
- Đề thi môn Luật Tố tụng Hình sự
- Đề thi môn Thi hành án hình sự
- Đề thi môn Tội phạm học
TỪ KHÓA: Đề thi Luật, Lý luận định tội
1. Đề thi môn Lý luận định tội lớp Thương mại – Dân sự – Quốc tế 35
- Trường Đại học Luật TP. HCM
- Lớp: TM35 – DS35 – QT35
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên được sử dụng VBQPPL
Bài tập
Khoảng 11 giờ ngày 20/11, A chở B đến bãi giữ xe khu du lịch X chiếm đoạt xe máy. Quan sát thấy bãi xe máy dùng phấn ghi số trên xe khách, cả hai bàn nhau đem xe máy của A vào bãi gửi, sau đó thấy xe nào xịn hơn thì xóa số ghi trên xe đó rồi dùng phấn ghi số lại giống với số thẻ xe mình để lấy xe đem ra ngoài.
A chạy xe máy của mình đến gửi tại bãi giữ xe và nhận thẻ giữ xe số 3219 rồi đưa cho B. Khoảng 15 phút sau, B quay lại bãi giữ xe xóa số 3371 trên một xe máy hiệu Yamaha (trị giá mười năm triệu đồng) của anh D, ghi lại số 3219 giống như số thẻ xe mà B cầm. Tiếp đó, B ung dung trình thẻ cho nhân viên giữ xe và dắt xe ra, đến tiệm sửa khóa làm lại chìa khóa xe, rồi cùng A đem xe đi bán. Xong xuôi, A quay lại bãi giữ xe và báo với người giữ xe là bị mất thẻ xe và đề nghị người này cho lấy lại xe gắn máy. Vụ việc sau đó bị phát giác.
Câu hỏi
1 – Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước. (2 điểm)
2 – Tình tiết thực tế nào trong vụ án này có giá trị định tội đối với hành vi của A và B? (2 điểm)
3 – Dựa trên các tình tiết của vụ án, hãy nêu những cấu thành tội phạm (với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ việc này. (2 điểm)
4 – Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ này và giải thích tại sao? (2 điểm)
5 – Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A và B và giải thích tại sao? (2 điểm)./.
2. Đề thi Lý luận định tội lớp Hành chính – Hình sự 38B
- Đại học Luật TP. HCM
- Lớp: HC38B-HS38B
- Thời gian làm bài: 75 phút
- Sinh viên được sử dụng BLHS
Bài tập
Sau khi bàn bạc thống nhất sẽ tìm cơ hội để chiếm đoạt tài sản của chị Yến, nên Hải đi trước đến khu vực rừng phòng hộ chờ Mong.
Vào ngày 12/3, như thường lệ, Mong điều khiển xe ô tô chở chị Yến sang Campuchia để đánh bạc, đến chiều cùng ngày Mong chở chị Yến về Việt Nam. Khi xe của Mong đi đến khu vực rừng phòng hộ, thì Hải đón xe lại xin đi nhờ, Mong ngừng xe cho Hải đi cùng, được khoảng 2km thì chị Yến yêu cầu Mong dừng lại, chị Yến giao cho Mong giữ bộ túi xách bên trong có 70.000.000 đồng để đi vệ sinh. Khi chị Yến vừa đi vào chốt trực Kiểm lâm gần đó, thì lập tức Hải giật túi xách trên tay của Mong bỏ chạy vào rừng. Mong tri hô và giả vờ đuổi theo một đoạn rồi quay lại chở chị Yến đi trình báo cơ quan Công an. Sự việc sau đó bị phát giác.
Câu hỏi
1 – Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước? (2 điểm)
2 – Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối với hành vi của Hải và Mong? (2 điểm)
3 – Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của Hải và Mong trong vụ án này. (2 điểm)
4 – Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Hải và Mong trong vụ án này. (2 điểm)
5 – Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của Hải và Mong. (2 điểm)
3. Đề thi môn Lý luận định tội lớp Thương mại – Dân sự – Quốc tế 38A
- Đại học Luật TP. HCM
- Lớp: TM38A – DS38A – QT38A
- Thời gian làm bài: 75 phút
- Sinh viên được sử dụng BLHS
Đề thi này trùng đề thi với đề lớp TM-DS-QT35 nêu trên.
4. Đề thi môn Lý luận định tội lớp Hình sự 39-2
- Trường Đại học TP. HCM
- Lớp Hình sự 39-2
- Thời gian làm bài: 75 phút
- Sinh viên được sử dụng BLHS
Bài tập
Ngày 02/10, A cùng với B và C mang theo hung khí đi trên 2 chiếc xe gắn máy tìm đánh anh X để trả thù (do A đã có mâu thuẫn với anh X từ trước). Đang trên đường đi thì A phát hiện X đang chạy xe gắn máy hiệu Suzuki ở phía trước. X cũng phát hiện ra bọn A và thấy bọn A có 3 người nên X điều khiển xe bỏ chạy. Thấy X bỏ chạy nên A cùng B và C đuổi theo. X chạy được một đoạn thì xe bị chết máy nên X bỏ lại xe và tiếp tục chạy trốn. Lúc A cùng B, C chạy đến, do không thấy X nên A đã lấy chiếc xe Suzuki mà X để lại khởi động, nổ máy bỏ về cùng đồng bọn. Đi được một đoạn khoảng 500m thì xe Suzuki lại chết máy nên A cùng B, C dùng hung khí mang theo đập phá xe của X làm thiệt hại khoảng 15 triệu đồng.
Câu hỏi
1 – Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước? (2 điểm)
2 – Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối với hành vi của A, B và C? (2 điểm)
3 – Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của A, B và C trong vụ án này. (2 điểm)
4 – Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và C trong vụ án này. (2 điểm)
5 – Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A, B và C. (2 điểm)
5. Đề thi môn Lý luận định tội lớp Chất lượng cao 39D
- Trường Đại học TP. HCM
- Lớp Chất lượng cao 39D
- Thời gian làm bài: 75 phút
- Sinh viên được sử dụng BLHS
- GV ra đề: Cô Hồng.
Bài tập
Tối ngày 12/9, A vào một cửa hàng điện thoại di động giả vờ mua điện thoại. Chủ tiệm đem một chiếc điện thoại Nokia (trị giá 3 triệu đồng) đưa cho A xem. A xăm soi một lúc rồi bất ngờ bỏ chạy. Chủ tiệm rượt theo, bắt giữ được A.
Hỏi
1 – Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước?
2 – Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối với hành vi của A? (2 điểm)
3 – Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này. (2 điểm)
4 – Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong vụ án này. (2 điểm)
5 – Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A. (2 điểm)
6. Đề thi môn Lý luận định tội lớp Chất lượng cao 40D
- Trường Đại học TP. HCM
- Lớp Chất lượng cao 40D
- Thời gian làm bài: 75 phút
- Sinh viên được sử dụng BLHS
- GV ra đề: Cô Hồng.
Trùng đề thi Chất lượng cao 39D nêu trên.
7. Đề thi Lý luận định tội lớp Dân sự 41
- Trường Đại học TP. HCM
- Lớp DS41
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Sinh viên được sử dụng BLHS
- GV ra đề: Cô Ánh Hồng.
Bài tập
A (25 tuổi) là đối tượng nghiện ma túy. A có quen và yêu cô B (20 tuổi). Vào khoảng 17 giờ 00 phút ngày 20/8/2018, A đến rủ B đi chiếm đoạt tài sản của những người lái xe ôm. A và B thuê ông X là người lái xe ôm chở về Quận 2, do đã có ý định chiếm đoạt xe máy của ông X nên A đề nghị ông X đưa xe máy cho mình chạy và được ông X đồng ý. A lái xe, B ngồi giữa và ông X ngồi sau. Khi gần đến cầu Sài Gòn, A giả bộ cho xe lên lề nhưng không được và kêu ông X nhảy xuống đẩy. Khi ông X nhảy xuống xe thì A cho xe chạy luôn. Sau đó cả 02 đem bán xe được 7 triệu đồng và cùng chia nhau tiêu xài hết. Vụ việc sau đó bị phát giác.
Câu hỏi
1 – Để xác định đúng tội danh trong vụ án này, cần thực hiện các bước nào? Tóm tắt nội dung của từng bước? (2 điểm)
2 – Tình tiết thực tế nào trong vụ án có giá trị định tội đối với hành vi của A, B? (2 điểm)
3 – Nêu những cấu thành tội phạm (đối với các tội danh cụ thể) mà người tiến hành tố tụng cần dự kiến trước khi đưa ra kết luận về tội danh đối với hành vi của A, B trong vụ án này. (2 điểm)
4 – Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này. (2 điểm)
5 – Xác định cơ sở lý thuyết dùng để giải quyết tranh chấp tội danh đối với hành vi của A và B. (2 điểm)
GHI CHÚ: Nếu bạn có đề thi muốn chia sẻ hãy gửi cho chúng tôi qua email: iluatsu.com@gmail.com để chia sẻ cho các bạn học viên khóa sau nhé! Trân trọng!
Cho mình xin đáp án đề này được không ạ!
Khoảng 11 giờ ngày 20/11, A chở B đến bãi giữ xe khu du lịch X chiếm đoạt xe máy. Quan sát thấy bãi xe máy dùng phấn ghi số trên xe khách, cả hai bàn nhau đem xe máy của A vào bãi gửi, sau đó thấy xe nào xịn hơn thì xóa số ghi trên xe đó rồi dùng phấn ghi số lại giống với số thẻ xe mình để lấy xe đem ra ngoài.
A chạy xe máy của mình đến gửi tại bãi giữ xe và nhận thẻ giữ xe số 3219 rồi đưa cho B. Khoảng 15 phút sau, B quay lại bãi giữ xe xóa số 3371 trên một xe máy hiệu Yamaha (trị giá mười năm triệu đồng) của anh D, ghi lại số 3219 giống như số thẻ xe mà B cầm. Tiếp đó, B ung dung trình thẻ cho nhân viên giữ xe và dắt xe ra, đến tiệm sửa khóa làm lại chìa khóa xe, rồi cùng A đem xe đi bán. Xong xuôi, A quay lại bãi giữ xe và báo với người giữ xe là bị mất thẻ xe và đề nghị người này cho lấy lại xe gắn máy. Vụ việc sau đó bị phát giác.