Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại. Theo đó, nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc về bảo đảm quyền con người, hiểu một cách đơn giản nhất nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội là: Một người sẽ không bị coi là có tội nếu họ không bị kết án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật. Đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cũng như luật sư tham gia phiên tòa phải luôn quán triệt và tuân thủ triệt để nguyên tắc này trên thực tiễn, nhằm tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư cho thấy còn nhiều hoạt động của luật sư bào chữa cho người bị buộc tội đã không được các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tôn trọng và bảo đảm, theo đó nguyên tắc suy đoán vô tội thực sự chưa được đảm bảo.
Luật sư
Đạo đức của luật sư trong hoạt động quảng cáo ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong quá trình hành nghề, luật sư có thể thực hiện hoạt động quảng cáo về dịch vụ pháp lý mà mình cung cấp để thu hút thêm khách hàng, xây dựng thương hiệu cho cá nhân, tổ chức thực hành nghề luật. Do đặc thù của nghề nghiệp, luật sư không những phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo, mà còn phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Từ những phân tích về hoạt động quảng cáo và quy tắc đạo đức của luật sư trong hoạt động quảng cáo của một số quốc gia trên thế giới, bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng và thi hành Quy tắc đạo đức về quảng cáođược quy định tại Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư do Hội đồng Luật sư toàn quốc ban hành năm 2019.
Sử dụng án lệ trong đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Sự ra đời của án lệ đã tác động tích cực đến hoạt động giải quyết vụ án và việc sử dụng án lệ trong đào tạo luật nói chung, đào tạo nghề luật nói riêng, đã được đặc biệt quan tâm. Dù còn những quan điểm khác nhau song việc sử dụng án lệ trong đào tạo các chức danh tư pháp đặc biệt là đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đã đươc khẳng định và coi là xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Bài viết đề cập tới thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng án lệ trong đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư tại Học viện Tư pháp.
Đổi mới việc tổ chức triển khai đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại Học viện Tư pháp
Kỹ năng mềm là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong cuộc sống. Những kỹ năng này tuy không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật trực tiếp để xử lý công việc nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để có thể thành công trong nghề nghiệp, nhất là các nghề nghiệp đòi hỏi sự giao tiếp, tương tác trực tiếp với con người như nghề nghiệp của thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho học viên trong chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư và đưa ra những định hướng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.
Lịch sử phát triển Nghề luật sư ở Việt Nam
Nghề luật sư cũng như các nghề luật khác, bên cạnh kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, cần nhận thức đúng đắn về chức phận nghề nghiệp, được đặt trong sự vận hành thống nhất của các thể chế tư pháp, tố tụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường pháp lý và các yếu tố tác động khác đến hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam. Để có thể tham gia cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, từng bước xây dựng uy tín, hình ảnh, thương hiệu cá nhân của mỗi luật sư hay tổ chức hành nghề, điều quan trọng là cần hiểu biết sâu sắc về những đặc điểm và sự khác biệt trong hoạt động hành nghề luật sư ở Việt Nam trong mối tương quan về nghề luật sư ở một số nước phát triển.
Cơ sở pháp lý về hoạt động bào chữa của Luật sư trong quá trình tham gia giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Trong quá trình tham gia giải quyết các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, luật sư cần thực hiện các hoạt động bào chữa để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình. Cơ sở pháp lý để luật sư căn cứ vào đó nhằm thực hiện hoạt động bào chữa của mình, đó chính là các quy định của pháp luật về quyền bào chữa, quyền và nghĩa vụ pháp lý của luật sư, quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các cơ sở pháp lý cụ thể dưới góc độ luật tố tụng hình sự và luật hình sự.
Marketing đối với Luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tính đến hết năm 2020, cả nước có hơn 4.000 tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS)4 và 15.107 luật sư5. Số lượng này vẫn ngày càng tăng nhanh dẫn đến sự cạnh tranh trong thị trường pháp lý ngày càng khốc liệt. Nếu không thực hiện tốt các hoạt động marketing, luật sư và TCHNLS có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút, tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường. Thực tế cho thấy, các luật sư chưa thực sự chú trọng trau dồi các kiến thức, kỹ năng về hoạt động marketing. Bên cạnh đó, khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều thách thức đặt ra cho các luật sư để sử dụng hiệu quả các công cụ marketing hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động marketing đối với luật sư và TCHNLS là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ nhận diện và phân tích về đặc điểm, vai trò, cơ hội và thách thức đối với luật sư và TCHNLS khi thực hiện hoạt động marketing trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng marketing cho Luật sư và Tổ chức hành nghề luật sư – Nhu cầu cấp thiết tại Việt Nam
Bên cạnh vai trò là công cụ giúp luật sư và tổ chức hành nghề luật sư (TCHNLS) xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu, mối quan hệ với khách hàng, marketing còn là công cụ giúp cho luật sư và TCHNLS hiểu rõ, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường, duy trì được sự kết nối với đối tác, đồng nghiệp. Tuy nhiên, để marketing có thể phát huy những vai trò nêu trên, trước hết luật sư và TCHNLS cần có kiến thức và kỹ năng nhất định về marketing. Nếu thiếu những kiến thức, kỹ năng cơ bản về marketing thì có thể dẫn đến tác dụng ngược, gây ảnh hưởng bất lợi đến thương hiệu của luật sư và TCHNLS. Thông qua việc đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng marketing của luật sư và TCHNLS tại Việt Nam hiện nay, tác giả bước đầu đưa ra những nhận định bước đầu về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng marketing của luật sư của TCHNLS tại Việt Nam hiện nay.
Nhận diện các sai phạm, vướng mắc trong hoạt động nhận, thực hiện dịch vụ pháp lý của Luật sư hành nghề trong Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam
Dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật luật sư năm 2006 (đã sửa đổi bổ sung năm 2012) bao gồm các hoạt động: Tham gia tố tụng; tư vấn pháp luật; đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và thực hiện dịch vụ pháp lý khác. Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, luật sư đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội; góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một bộ phận các luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư chưa thực hiện tốt các quy định của Luật luật sư và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động nghề nghiệp luật sư. Bài viết phân tích, nhận diện các sai phạm, vướng mắc trong hoạt động nhận, thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế các sai phạm, vướng mắc của luật sư trong quá trình hành nghề.
Các bước để trở thành Luật sư ở Việt Nam
Chuyên mục: Cơ hội nghề nghiệp