Điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản dẫn đến khó khăn đặc biệt trong khi thực hiện hợp đồng, hay ngắn gọn hơn là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, (tiếng Anh là hardship clause,) là chủ đề nghiên cứu, tranh luận khá nhiều trong lĩnh vực thương mại nói chung, thương mại quốc tế nói riêng, do sự thiếu hụt, chưa hoàn thiện quy định pháp luật và khác biệt trong tư duy pháp lý của các bên tham gia hợp đồng, dẫn đến nhiều tranh chấp khi thực hiện hợp đồng. Từ việc phân tích, bình luận một vụ việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bài viết góp phần nhận diện một số khía cạnh pháp lý về hoàn cảnh thay đổi cơ bản (hardship) ở khía cạnh pháp luật và thực tiễn áp dụng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Về Điều 6 Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điều 6 Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho phép các bên có thể loại bỏ hoàn toàn việc áp dụng Công ước này. Vấn đề đặt ra là các bên có thể loại bỏ một cách ngầm định không hay phải quy định một cách rõ ràng trong hợp đồng. Điều 6 không cho ta câu trả lời. Rủi ro pháp lý cho các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là ở đây bởi lẽ các bên có thể phải đứng trước nguy cơ bị áp dụng một nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng khác với ý chí ban đầu chỉ vì không cẩn trọng trong việc thỏa thuận loại bỏ Công ước Vienna. Nghiên cứu về cách thức các bên (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) vận dụng Điều 6 và việc các Tòa án và/hoặc trọng tài quốc tế ghi nhận hiệu lực Điều 6 Công ước Vienna cho thấy các bên có thể loại bỏ Công ước Vienna một cách ngầm định nhưng vẫn phải đủ rõ ràng.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Bàn về khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 3 của Công ước Vienna 1980
Tính linh hoạt và khái quát cao của quy phạm tại Điều 3 Công ước Vienna nhằm mục đích mở rộng phạm vi điều chỉnh của Công ước này đến các loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất hỗn hợp. Tuy nhiên, mặt khác quy định này cũng dẫn đến hệ quả việc áp dụng và giải thích không thống nhất phạm vi áp dụng Công ước Vienna về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG). Thông qua việc phân tích các tiêu chí của quy định trên, tác giả cố gắng tìm ra xu hướng giải thích một cách chung nhất phạm vi áp dụng theo nội dung (ratione materiae) của CISG.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất theo Công ước VIENNA 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Lý luận và thực tiễn xét xử
Mặc dù Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) có quy định về bồi thường thiệt hại từ Điều 74 đến Điều 78, thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề này cho thấy một số dạng thiệt hại không được quy định rõ ràng trong Công ước. Ví dụ như vấn đề bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần, bồi thường thiệt hại do danh tiếng thương mại bị ảnh hưởng hoặc bồi thường thiệt hại do mất lợi thế thương mại, được gọi chung là các thiệt hại phi vật chất. Bài viết trình bày khía cạnh pháp lý và thực tiễn của việc bồi thường thiệt hại phi vật chất thông qua phân tích các văn bản pháp luật có liên quan, có tham khảo quan điểm của các cơ quan chuyên môn và thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này nhằm đảm bảo mục tiêu áp dụng thống nhất Công ước tại các quốc gia thành viên.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế
Hiệu lực của hợp đồng theo Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “khoảng xám” cho xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia?
Vấn đề hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế được quy định trong Công ước Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) thông qua tuyên bố minh thị tại Điều 4 CISG. Theo đó, Công ước không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng, trừ trường hợp có quy định khác rõ ràng được nêu trong Công ước. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng, có những vấn đề pháp lý không rõ có thuộc về vấn đề hiệu lực của hợp đồng (từ đó dẫn đến không thuộc phạm vi áp dụng của CISG) hay không, ví dụ vấn đề về yếu tố đối ứng và vấn đề hiệu lực về mặt hình thức của hợp đồng. Chính vì những “lỗ hổng” như vậy, cơ quan tài phán thường dựa vào pháp luật quốc gia mình với lý do CISG không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Đây là một biểu hiện của hiện tượng xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia hay thực sự cơ quan tài phán đã áp dụng đúng nguyên tắc giải thích CISG tại Điều 7 CISG? Vấn đề này sẽ được phân tích thông qua bài viết.
Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế