• Trang chủ
  • Hiến pháp
  • Hình sự
  • Dân sự
  • Hành chính
  • Hôn nhân gia đình
  • Lao động
  • Thương mại

Luật sư Online

Tư vấn Pháp luật hình sự, hành chính, dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, ly hôn, thừa kế, đất đai

  • Kiến thức chung
    • Học thuyết kinh tế
    • Lịch sử NN&PL
  • Cạnh tranh
  • Quốc tế
  • Thuế
  • Ngân hàng
  • Đất đai
  • Ngành Luật khác
    • Đầu tư
    • Môi trường
 Trang chủ » Mua bán hàng hóa quốc tế

Mua bán hàng hóa quốc tế

Về Điều 6 Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

16/05/2020 23/05/2021 ThS. Huỳnh Thị Thu Trang & ThS. Lê Tấn Phát

Về Điều 6 Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Điều 6 Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho phép các bên có thể loại bỏ hoàn toàn việc áp dụng Công ước này. Vấn đề đặt ra là các bên có thể loại bỏ một cách ngầm định không hay phải quy định một cách rõ ràng trong hợp đồng. Điều 6 không cho ta câu trả lời. Rủi ro pháp lý cho các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là ở đây bởi lẽ các bên có thể phải đứng trước nguy cơ bị áp dụng một nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng khác với ý chí ban đầu chỉ vì không cẩn trọng trong việc thỏa thuận loại bỏ Công ước Vienna. Nghiên cứu về cách thức các bên (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) vận dụng Điều 6 và việc các Tòa án và/hoặc trọng tài quốc tế ghi nhận hiệu lực Điều 6 Công ước Vienna cho thấy các bên có thể loại bỏ Công ước Vienna một cách ngầm định nhưng vẫn phải đủ rõ ràng.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Công ước Vienna 1980 – CISG/ Hợp đồng/ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế/ Mua bán hàng hóa quốc tế

Biện pháp giảm giá trong mua bán hàng hóa quốc tế phân tích từ Điều 50 Công ước Vienna 1980

08/05/2020 23/05/2021 ThS. Nguyễn Chí Thắng

Biện pháp giảm giá trong mua bán hàng hóa quốc tế phân tích từ điều 50 Công ước VIENNA 1980

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, giảm giá là một trong nhiều biện pháp được người mua áp dụng khi người bán giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Thực tế, nếu giá thị trường của hàng hóa được giao có biến động, người mua sẽ quyết định lựa chọn giữa biện pháp giảm giá thay vì yêu cầu bồi thường thiệt hại. Biện pháp giảm giá vẫn còn là một chế định khá mới mẻ trong pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam; trong khi Điều 50 Công ước Vienna 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định khá chi tiết về biện pháp này. Bài viết sẽ giới thiệu và phân tích biện pháp giảm giá được quy định tại điều 50 CISG. Đồng thời, bài viết cũng so sánh quy định này giữa CISG với pháp luật Việt Nam.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Giảm giá/ Mua bán hàng hóa quốc tế/ Công ước Vienna 1980 – CISG

Bàn về khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 3 của Công ước Vienna 1980

08/05/2020 23/05/2021 ThS. Lê Tấn Phát & Nguyễn Hoàng Thái Hy

Bàn về khái niệm Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 3 của Công ước Vienna 1980

Tính linh hoạt và khái quát cao của quy phạm tại Điều 3 Công ước Vienna nhằm mục đích mở rộng phạm vi điều chỉnh của Công ước này đến các loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất hỗn hợp. Tuy nhiên, mặt khác quy định này cũng dẫn đến hệ quả việc áp dụng và giải thích không thống nhất phạm vi áp dụng Công ước Vienna về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG). Thông qua việc phân tích các tiêu chí của quy định trên, tác giả cố gắng tìm ra xu hướng giải thích một cách chung nhất phạm vi áp dụng theo nội dung (ratione materiae) của CISG.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Công ước Vienna 1980 – CISG/ Hợp đồng/ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế/ Mua bán hàng hóa quốc tế

Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất theo Công ước VIENNA 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Lý luận và thực tiễn xét xử

07/05/2020 22/05/2021 ThS. Nguyễn Thị Lan Hương & ThS. Phạm Thị Hiền

Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất theo Công ước VIENNA 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Lý luận và thực tiễn xét xử

Mặc dù Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) có quy định về bồi thường thiệt hại từ Điều 74 đến Điều 78, thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề này cho thấy một số dạng thiệt hại không được quy định rõ ràng trong Công ước. Ví dụ như vấn đề bồi thường thiệt hại do tổn thất tinh thần, bồi thường thiệt hại do danh tiếng thương mại bị ảnh hưởng hoặc bồi thường thiệt hại do mất lợi thế thương mại, được gọi chung là các thiệt hại phi vật chất. Bài viết trình bày khía cạnh pháp lý và thực tiễn của việc bồi thường thiệt hại phi vật chất thông qua phân tích các văn bản pháp luật có liên quan, có tham khảo quan điểm của các cơ quan chuyên môn và thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này nhằm đảm bảo mục tiêu áp dụng thống nhất Công ước tại các quốc gia thành viên.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Bồi thường thiệt hại/ Công ước Vienna 1980 – CISG/ Hợp đồng/ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế/ Mua bán hàng hóa quốc tế

Hiệu lực của hợp đồng theo Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “khoảng xám” cho xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia?

26/04/2020 22/05/2021 TS. Trần Thị Thuận Giang & ThS. Lê Tấn Phát

Hiệu lực của hợp đồng theo Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “khoảng xám” cho xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia?

Vấn đề hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế được quy định trong Công ước Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) thông qua tuyên bố minh thị tại Điều 4 CISG. Theo đó, Công ước không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng, trừ trường hợp có quy định khác rõ ràng được nêu trong Công ước. Tuy nhiên, trên thực tế áp dụng, có những vấn đề pháp lý không rõ có thuộc về vấn đề hiệu lực của hợp đồng (từ đó dẫn đến không thuộc phạm vi áp dụng của CISG) hay không, ví dụ vấn đề về yếu tố đối ứng và vấn đề hiệu lực về mặt hình thức của hợp đồng. Chính vì những “lỗ hổng” như vậy, cơ quan tài phán thường dựa vào pháp luật quốc gia mình với lý do CISG không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng. Đây là một biểu hiện của hiện tượng xu hướng quay về áp dụng pháp luật quốc gia hay thực sự cơ quan tài phán đã áp dụng đúng nguyên tắc giải thích CISG tại Điều 7 CISG? Vấn đề này sẽ được phân tích thông qua bài viết.

Chuyên mục: Quốc tế/ Thương mại/ Thương mại quốc tế 
Từ khóa: Hiệu lực/ Hợp đồng/ Công ước Vienna 1980 – CISG/ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế/ Mua bán hàng hóa quốc tế

Primary Sidebar

Tìm kiếm nhanh tại đây:

Tài liệu học Luật

  • Trắc nghiệm Luật | Có đáp án
  • Nhận định Luật | Có đáp án
  • Bài tập tình huống | Đang cập nhật
  • Đề cương ôn tập | Có đáp án
  • Đề Thi Luật | Cập nhật đến 2021
  • Giáo trình Luật PDF | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | MIỄN PHÍ
  • Sách Luật PDF chuyên khảo | TRẢ PHÍ
  • Từ điển Luật học Online| Tra cứu ngay

Tổng Mục lục Tạp chí ngành Luật

  • Tạp chí Khoa học pháp lý
  • Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
  • Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
  • Tạp chí Kiểm sát
  • Tạp chí nghề Luật

Chuyên mục bài viết:

  • An sinh xã hội
  • Cạnh tranh
  • Chứng khoán
  • Cơ hội nghề nghiệp
  • Dân sự
    • Luật Dân sự Việt Nam
    • Tố tụng dân sự
    • Thi hành án dân sự
    • Hợp đồng dân sự thông dụng
    • Pháp luật về Nhà ở
    • Giao dịch dân sự về nhà ở
    • Thừa kế
  • Doanh nghiệp
    • Chủ thể kinh doanh và phá sản
  • Đất đai
  • Giáo dục
  • Hành chính
    • Luật Hành chính Việt Nam
    • Luật Tố tụng hành chính
    • Tố cáo
  • Hiến pháp
    • Hiến pháp Việt Nam
    • Hiến pháp nước ngoài
    • Giám sát Hiến pháp
  • Hình sự
    • Luật Hình sự – Phần chung
    • Luật Hình sự – Phần các tội phạm
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Luật Tố tụng hình sự
    • Thi hành án hình sự
    • Tội phạm học
    • Chứng minh trong tố tụng hình sự
  • Hôn nhân gia đình
    • Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam
    • Luật Hôn nhân gia đình chuyên sâu
  • Lao động
  • Luật Thuế
  • Môi trường
  • Ngân hàng
  • Quốc tế
    • Chuyển giao công nghệ quốc tế
    • Công pháp quốc tế
    • Luật Đầu tư quốc tế
    • Luật Hình sự quốc tế
    • Thương mại quốc tế
    • Tư pháp quốc tế
    • Tranh chấp Biển Đông
  • Tài chính
    • Ngân sách nhà nước
  • Thương mại
    • Luật Thương mại Việt Nam
    • Thương mại quốc tế
    • Pháp luật Kinh doanh Bất động sản
    • Pháp luật về Kinh doanh bảo hiểm
    • Nhượng quyền thương mại
  • Sở hữu trí tuệ
  • Kiến thức chung
    • Đường lối Cách mạng ĐCSVN
    • Học thuyết kinh tế
    • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
    • Lý luận chung Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử Nhà nước – Pháp luật
    • Lịch sử văn minh thế giới
    • Logic học
    • Pháp luật đại cương
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Triết học

Quảng cáo:

Copyright © 2023 · Luật sư Online · Giới thiệu ..★.. Liên hệ ..★.. Tuyển CTV ..★.. Quy định sử dụng