Công ty đại chúng (CTĐC) là một hình thức doanh nghiệp mở, có nhiều thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư do tính chất dễ dàng của việc chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, tính chất này cũng tạo ra sự phân tán trong cơ cấu cổ đông và làm hạn chế khả năng tham gia quản lý công ty của cổ đông. Phần lớn cổ đông đầu tư vào CTĐC không muốn hoặc không thể trực tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, để phát triển bền vững, CTĐC cần có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp và có quyền độc lập nhất định trong việc quyết định chiến lược kinh doanh, đầu tư của công ty. Làm thế nào để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của cổ đông khi họ không trực tiếp hoặc thậm chí không thể cử đại diện tham gia quản lý và điều hành công ty? Pháp luật về quản trị công ty đóng vai trò không nhỏ trong việc giải quyết mâu thuẫn này. Bài báo này phân tích một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề quản trị CTĐC ở Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quy định pháp luật về quản trị CTĐC ở nước ta.
Chuyên mục: Doanh nghiệp/ Chủ thể kinh doanh và phá sản/ Thương mại/ Luật Thương mại Việt Nam